Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Giải mã Di chúc Bác Hồ

Giải mã Di chúc Hồ Chí Minh

- Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà năm nay chúng ta kỷ niệm 45 năm là bản được công bố trong lễ truy điệu Người ngày 9/9/1969 tại Hội trường Ba Đình.

Vì sao để ngày mất 3/9?

Còn nguyên văn các bản viết Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ngày mất chính thức của Người nhưng phải tới hơn 20 năm sau mới được công bố (căn cứ vào Thông báo số 151-TB/TW ngày 19/8/1989 “của Bộ Chính trị về một số vấn đề liên quan đến Di chúc và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Tổng bí thư khóa VI của Đảng Nguyễn Văn Linh ký).

Theo thông báo trên, “Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời lúc 9 giờ 47 phút ngày 2/9/1969, ngày Quốc khánh của nước ta nên để ngày Bác mất không trùng với ngày vui lớn của cả dân tộc nên Bộ Chính trị quyết định công bố Chủ tịch Hồ Chí Minh mất vào lúc 9 giờ 47phút ngày 3/9/1969”.

Những trăn trở

Theo hồi ký của ông Vũ Kỳ, thư ký riêng của Bác, 9 giờ ngày 11/5/1968, Bác ngồi vào bàn, trước bản Di chúc đã viết năm 1965. Nếu nói về hình thức văn bản thì bản di chúc Bác viết năm 1965 đã hoàn thành.
di chúc, Hồ Chí Minh
Các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến thăm Bác những ngày Bác ốm năm 1969.Ảnh tư liệu
Nhưng cũng giống như ba văn bản cực kỳ quan trọng viết trong những thời điểm có tính bước ngoặt của lịch sử đất nước: “Tuyên ngôn độc lập” năm 1945, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” năm 1946, “Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước” năm 1966, cứ còn thời gian là Bác còn sửa chữa, thêm bớt.

Ngoảnh nhìn về quá khứ, nghĩ sâu về tương lai, trông trước, trông sau, trông Bắc, trông Nam, trông cả địa cầu, dự kiến những thăng trầm có thể xảy ra trong từng bước đi của lịch sử, đó là tầm vóc của một vĩ nhân: “Tháng 5 năm 1968, khi xem lại thư này, tôi thấy cần phải viết thêm mấy điểm, không đi sâu vào chi tiết.

Thông báo ngày 19/8/1989 của Bộ Chính trị cho biết: “Những điều viết thêm năm 1968 chưa công bố là vì năm 1969 còn đang tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mỹ, Bộ Chính trị Ban chấp hành trung ương (khóa III) dự định đến một thời điểm thích hợp sẽ công bố những điều chưa được công bố trong bản Di chúc của Bác.”

Đó là lý do hơn 20 năm sau ngày Bác mất, toàn văn các bản viết di chúc của Người mới được công bố.

Di chúc 1965 và những nội dung được sửa

Bản Di chúc công bố trong lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đó được chọn là bản Di chúc được viết năm 1965, được đánh máy có chữ ký của Bác và chữ ký chứng nhận của Bí thư thứ nhất Ban chấp hành TƯ lúc bấy giờ Lê Duẩn và có thay thế bằng một số đoạn viết các năm sau; cũng có một chỗ sửa chữa lại.

Cụ thể, lấy đoạn mở đầu Bác viết năm 1969 thay cho đoạn mở đầu Bác viết năm 1965.

Đoạn viết Về việc riêng, lấy nguyên văn Bác viết về bản thân năm 1968 trừ đoạn nói về hỏa táng.

Theo Thông báo và theo nhận thức của nhiều người thì sự thay thế hai đoạn trên là hợp lý , trung thực vì đều lấy từ các bản Bác viết năm 1968-1969

Nhưng bản Di chúc đã công bố năm 1969 đã sửa một câu trong bản Di chúc Bác viết năm 1965 như sau: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ có thể còn kéo dài mấy năm nữa” thành “Cuộc chống Mỹ có thể còn kéo dài”.

Cần lưu ý bản viết năm 1969, Bác vẫn để nguyên, điều này theo nhiều nhà nghiên cứu thì Bác viết như thế là có sự cân nhắc, có tính toán thể hiện khả năng dự báo thiên tài của nhà chiến lược Hồ Chí Minh, giống như tháng 2/1942 Bác đã viết “1945 Việt Nam độc lập”.

Dự báo khoa học không phải làm cho người ta lạc quan tếu mà ngược lại, trong lúc cực kỳ khó khăn, nó lại là sự kích thích động viên rất lớn.

Bản Di chúc đã công bố năm 1969 đoạn viết “Về việc riêng” bỏ hẳn đoạn Bác viết năm 1965 yêu cầu thi hài được đốt đi, nói chữ là “hỏa táng”.

Về việc riêng, bản viết năm 1968 Bác đã nhắc lại yêu cầu được hỏa táng và chôn cất ngắn gọn như sau: “Tôi yêu cầu thi hài tôi được đốt đi, tức là “hỏa táng”. Tôi mong rằng cách “hỏa táng” sau này sẽ được phổ biến. Vì như thế đối với người sống đã tốt về mặt vệ sinh, lại không tốn đất ruộng. Khi ta có nhiều điện, thì “điện táng” càng tốt hơn.

Tro thì chia làm ba phần, bỏ vào ba hộp sành. Một hộp cho miền Bắc. Một hộp cho miền Trung. Một hộp cho miền Nam.

Đồng bào mỗi miền nên chọn một quả đồi mà chôn hộp tro đó. Trên mả, không nên bia đá tượng đồng, mà nên xây một ngôi nhà giản đơn, rộng rãi chắc chắn, mát mẻ, để những người đến thăm viếng có chỗ nghỉ ngơi.

Nên có kế hoach trồng cây trên và chung quanh đồi Ai đến thăm thì trổng một vài cây làm kỷ niệm. Lâu ngày, cây nhiều thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp. Việc săn sóc nên giao phó cho các cụ phụ lão”.

Đã xin phép Bác…


Về vấn đề không thực hiện yêu cầu được hỏa táng trong Di chúc Người thì thông báo của Bộ Chính trị ngày 19/8/1969 giải thích là “theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, Bộ Chính trị Ban chấp hành TƯ Đảng (khóa III) thấy cần thiết phải giữ gìn lâu dài thi hài của Bác để sau này đồng bào cả nước, nhất là đồng bào miền Nam, bè bạn quốc tế có điều kiện tới viếng Bác, thể hiện tình cảm sâu đậm đối với Bác. Chính vì lẽ đó mà chúng ta đã xin phép Bác về điểm này được làm khác với lời Bác dặn” .

Trên tinh thần ấy, 45 năm đã qua thi thể Người vẫn được Đảng và Nhà nước ta không tiếc công sức, tiền của, trí tuệ để bảo quản, giữ gìn và tu bổ theo định kỳ hàng năm.

Lăng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được xây dựng trang nghiêm đối diện với hội trường Ba Đình lịch sử - nơi Người đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và cũng là nơi Đảng, Nhà nước và nhân dân ta làm lể truy điệu, vĩnh biệt Người.

Từ bấy đến nay đã có một Bộ tư lệnh ngày đêm canh giữ bảo vệ Lăng theo nghi thức cao nhất của quốc gia.
Nhiều năm qua, nhất là từ khi Bộ Chính trị cho công bố nguyên văn các bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều đồng bào ta từ thành thị đến nông thôn, nhiều cán bộ, đảng viên đã làm theo Di chúc của Người là khi qua đời thực hiện nghi thức an táng tại đài hóa thân hoàn vũ. Tin chắc rằng rồi đây điện táng sẽ là hình thức phổ biến của nhân dân ta.
Trần Đình Huỳnh (nguyên Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng)

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Loạt ảnh về bản chất cuộc sống

Loạt ảnh về bản chất cuộc sống khiến bạn suy ngẫm



20 hình ảnh về cách con người đối xử với nhau, hay bản chất của thành công là những điều khiến chúng ta phải giật mình.



Người giơ tay về phía bạn chưa chắc đã thực lòng muốn cứu bạn.



Đôi khi cuộc sống có nhẹ nhàng thoải mái hay không là dựa vào việc bạn lựa chọn con đường như thế nào.



Những thiết bị công nghệ hiện đại do con người tạo ra sẽ hủy diệt môi trường sống của chính chúng ta.



Con người tự lừa dối, huyễn hoặc bản thân trước tai họa mình gây ra.



Sự chênh lệch giàu nghèo, bóc lột là vấn nạn thời nào cũng có.



Cuộc sống khốn khó của những người nghèo khổ.



Dù rừng là lá phổi xanh của Trái Đất nhưng điều đó cũng không ngăn cản được con người chặt phá để kiếm lợi.



Rừng xanh dần bị con người biến thành than củi.



Sự thờ ơ lan dần trong cộng đồngkhiến người ta không còn đức tin.



Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra.



Người nghèo khổ phải quỳ gối phục tùng kẻ quyền quý và mạng sống lúc nào cũng bị đe dọa.



Thành công đôi khi bị đánh đổi bởi phút chốc chán nản.



Đến một ngày, cuộc sống của con người sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ.



Có một ngày, bạn cảm thấy cuộc sống thật gian nan, nhưng như vậy thì thành quả gặt hái có thể sẽ rất to lớn.



Nắm trong tay nhiều tài nguyên đến đâu không quan trọng. Nếu bạn không biết cách sử dụng thì vĩnh viễn không bao giờ là đủ.



Phương hướng không đúng thì càng cố gắng càng gian nan.



Không cần bảo thủ quy tắc, dám sáng tạo mới có thể đánh bại đối thủ.



Phiền muộn, trầm cảm như cái bóng vô hình ngày càng lớn dần rồi bóp nghẹt con người.



Đến một ngày, con người sẽ chỉ còn sống với những thứ tự mình tạo ra.



Có những thứ không là gì với người này nhưng lại rất có giá trị với người khác.
Văn Hiến tổng hợp

Thứ Sáu, 22 tháng 8, 2014

ST trên báo NLĐ : Sống cùng nhịp thở biển Đông

Thứ Hai, 18 tháng 8, 2014

Khánh thành tu bổ Đình Làng

        Tin về Lễ Khánh thành tu bổ Đình Làng 

         Quê hương Đại Mão chúng ta vốn có lịch sử lâu đời hàng nhiều trăm năm, từ lâu đã được nhân dân các vùng xung quanh tôn vinh là một miền quê văn hiến.
Đại Mão xưa có nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa - tâm linh. Một trong những công trình có giá trị là Đình Làng. Đình trước đây do các bậc tiền nhân tạo dựng, có kiến trúc độc đáo, đặt trên địa thế cao đẹp trước cửa làng, đã là một công trình văn hóa - tín ngưỡng, góp phần giáo dục kỷ cương, luân thường, đạo lý, khích lệ con em nhân dân cần cù trong lao động, chăm chỉ học hành. Năm Kỷ Sửu 1949, Đình Làng đã  bị đốt để thực hiện tiêu thổ kháng chiến, góp phần làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và xây dựng nông thôn mới, năm 1995 Chi bộ Đảng và nhân dân trong thôn đã quyết định xây dựng khu Trung tâm Văn hóa Đình Làng gồm nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục Đình Làng đã được xây dựng trên nền móng của Đình xưa.
Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa của Đình Đại Mão, ngày 05 tháng 10 năm 2009, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định số 1489 QĐ- UBND, theo Quyết định đó Đình Làng Đại Mão đã được xếp hạng là một Di tích Lịch Sử - Văn hóa cấp tỉnh.

 Trải qua 20 năm, do nhiều nguyên nhân, tòa thượng điện và hậu cung đã xuống cấp nghiêm trọng, cần phải tu bổ, tôn tạo lại theo hướng kiên cố nhưng vẫn giữ được nét cũ.
        Căn cứ vào đề nghị của Ban quản lý di tích lịch sử Đình Làng Đại Mão, Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra, xem xét thực tế và đã lập hồ sơ thiết kế dự toán thi công. Sở Văn hóa - Thể thao du lịch tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý di tích tỉnh  Bắc Ninh đã phê chuẩn và ra Quyết định tiến hành thi công tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đình Làng Đại Mão. Ban Chỉ đạo, Ban xây dựng tu bổ Đình được thành lập.

           Sau ngày Hội Làng, ngày 26 tháng 2 năm Giáp Ngọ ( 26 tháng Ba năm 2014 ), Lễ khởi công tu bổ, tôn tạo Đình được tổ chức.
           Để xây dựng hạng mục được hoàn chỉnh theo dự toán thiết kế - thi công, cần phải có nguồn kinh phí lớn, trong đó nguồn chủ yếu từ xã hội hóa. Vì vậy, ngay từ trước tết Giáp Ngọ, Ban công tác Mặt trận thôn đã  kêu gọi các cụ, các ông, các bà, các anh chị em, các dòng họ trong thôn, các đơn vị tập thể, các công ty, các nhà doanh nghiệp, các con em của quê hương Đại Mão đang công tác, học tập hoặc sinh cơ lập nghiệp ở mọi miền trong nước hay ở nước ngoài hãy chung tay góp phần xây dựng tu bổ Đình Làng; một công trình văn hóa - phúc lợi tập thể, một công trình biểu tượng của quê hương.
          Đáp lại lời kêu gọi trên, nhiều tập thể, cá nhân đã tích cực tham gia hảo tâm công đức để có kinh phí xây dựng Đình. Đến đầu tháng 8 năm 2014, đã có 943 tập thể, cá nhân tham gia, trong đó UBND xã hỗ trợ 20 triệu đồng, BQL thôn trích quỹ hỗ trợ 30 triệuđồng. Ban Nghi Lễ Đình trích tiền lễ hàng năm của dân 30 triệu để góp phần tu bổ. Nhiều cá nhân tích cực công đức  với mức tương đối khá như Ông Lê Đình Đạt 10 triệu, ông Lê Đình Thanh 5 triệu và một ban thờ giá trị 9,5 triệu đồng; ông Lê Nho Dương, Lê Đình Chuyền 3 triệu; các ông Nguyễn Hữu Thịnh, Lê Doãn Vĩnh, Lê nho Cù, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Đăng Khanh, Đỗ Tuấn Anh, Đỗ Trọng Hà, Đỗ Thắng Hải, Nguyễn Đình Ba, Lê Nho Ích… 2 triệu đồng. Nhiều tập thể cá nhân ủng hộ từ 1 triệu đồng trở lên. Tất cả 17 cửa họ trong thôn đều tham gia đóng góp. Tổng số tiền hảo tâm, hỗ trợ đến ngày 12/8 là 543.146 ngàn đồng ( trong đó có hơn 8 triệu đồng tiền lãi, do  số tiền đã có chưa dùng đến ngay, Ban Xây Dựng đem gửi tiết kiệm mà có). Số tiền nói trên đến nay cơ bản đã sử dụng hết.

          Đến ngày 12 tháng 8 năm 2014 ( 19 tháng Bảy Giáp Ngọ), địa phương tiến hành sơ kết, tạm tổ chức hoàn thành công trình, bàn kế hoạch tổ chức Khánh thành.




Trong Hậu cung mới




Đồng chí BT Chi bộ và đ/c Trưởng thôn đang kiẻm tra việc sắp xếp trong Đình mới


Ban thờ phía đông có Danh bia Liệt sĩ


Ở hai bên Tòa Thượng Điện có 2 Ban thờ : Thờ những người con Trung-Hiếu của quê hương đã từ trần
và các liệt sĩ của Quê hương

Thủ từ năm Giáp Ngọ Nguyễn Hữu Quả, Ông Nguyễn Hữu Phúc trong Ban Nghi Lễ Đình
cùng bảo vệ, thợ xây


          Theo kế hoạch của BQL thôn và Ban Xây dựng, Lễ Khánh Thành  Tu Bổ Đình Đại Mão - hạng mục Tòa Thượng Điện, Hậu cung sẽ được  tổ chức vào ngày   02 tháng 09  năm 2014 ( tức ngày  09 tháng 8  năm Giáp Ngọ, cùng với dịp Thu tịch ( đình đám) truyền thống của địa phương.

          Từ nay đến ngày nói trên, mọi công việc xây dựng các công trình phụ trợ, vệ sinh thu dọn… vẫn được tiến hành, và phụ thuộc vào kinh phí cho phép.

Ông Hoạch trước Bia tưởng nhớ tiền nhân


Từ trong làng nhìn ra Đình : Chưa xây được bờ ao


          Việc làm bia ghi tên các cá nhân, tập thể ủng hộ từ 0,5 Triệu đồng trở lên  đã và đang làm tiếp. Bia ghi tên các tập thể, cá nhân ủng hộ đến hết ngày 3-9-2014 ( 10 tháng 08 Giáp Ngọ ). Sau ngày đó, mọi sự ủng hộ vẫn được ghi vào Sổ Vàng của địa phương. Ban tổ chức trân trọng kính mời quý khách quan tâm đến địa phương và con em quê hương xa gần về dự Lễ.


Ao vuông phía đông Đình

" Ao làng đã nở hoa sen" - sự kiện chưa có từ trước tới nay
          Đình Làng được tu bổ xong, cảnh quan  khu Trung tâm văn hóa Đình Làng sạch đẹp làm cho tất cả mọi người con của quê hương, dù sống xa hoặc ở ngay quê đều vui mừng, phấn khởi. Đình  Làng Đại Mão đã và sẽ mãi là biểu tượng văn hóa – tâm linh của quê ta, tượng trưng cho sức mạnh đoàn kết của cộng đồng, một nét son của  một miền văn hiến.
                                                                                              Tin, ảnh : Lê Đình Ngạn
         

.                                    -----------------------------------

Chủ Nhật, 17 tháng 8, 2014

ST tại TIN NHANH VIỆT NAM

Con gái GS. Ngô Bảo Châu góp ý về một kỳ thi chung

Ngô Thanh Hiên, con gái GS. Ngô Bảo Châu từng học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ) cho biết, ở cấp ba, mỗi năm em chỉ phải học và thi vài môn, trong đó Lịch sử là môn bắt buộc.
Ngô Thanh Hiên cho biết, khi học phổ thông tại trường Laboratory của ĐH Chicago (Mỹ), em phải học 6-7 môn nhưng theo kiểu cuốn chiếu, mỗi năm học và thi kết thúc một vài môn, không qua được môn nào thì học lại môn đó. Khác với Việt Nam là 3 năm cấp ba đều học và thi 11 môn, trượt một môn sẽ tuột lớp và học lại tất cả các môn khác.
Với hầu hết trường THPT tại Mỹ, học sinh đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp khi đạt được một số điểm nhất định. Trường của Thanh Hiên yêu cầu học sinh phải hoàn thành một số tín chỉ của các môn: Toán, Khoa học, Văn, Lịch sử, Ngoại ngữ, Nghệ thuật, Thể thao và một số môn tự chọn. Điểm trung bình của các môn này (GPA) sẽ được dùng làm một trong 3 yếu tố (gồm bài luận, điểm số kỳ thi chuẩn hoá quốc tế SAT hoặc ACT) để xét vào đại học. Học sinh có thể đăng ký bao nhiêu trường đại học tuỳ ý. Mỗi trường sẽ có một đề tài luận yêu cầu học sinh làm. 
ngo-thanh-hien1-2859-1408166655.jpg
Ngô Thanh Hiên, con gái GS Ngô Bảo Châu hiện học tại ĐH Chicago, Mỹ chia sẻ, thời phổ thông chỉ phải học 6-7 môn theo kiểu cuốn chiếu. Ảnh: NVCC.
Con gái GS. Ngô Bảo Châu chia sẻ, giáo dục Mỹ rất coi trọng kiến thức cơ bản. Họ luôn có sự đánh giá giúp học sinh có nền tảng các môn học chung một cách vững chắc trước khi vào đại học. Các bài thi ở hệ phổ thông vì thế một phần là để tìm ra mặt yếu kiến thức của người học và một phần để họ cố gắng cải thiện trong thời gian học. Các điều kiện, bài thi để vào được đại học là góp phần định hướng tương lai học sinh muốn làm công việc gì.
Theo Thanh Hiên, việc kết hợp 2 kỳ thi tốt nghiệp, ĐH làm một như đề xuất của Bộ GD&ĐT Việt Nam có thể đem lại cơ hội phát triển tốt cho nền giáo dục nước nhà, làm giáo viên thay đổi chương trình dạy. Tuy nhiên, nữ sinh này cũng cho rằng, Bộ nên xem xét kỹ lưỡng các phương án để xây dựng được một kỳ thi đánh giá được chính xác trình độ học sinh. Sự vội vàng thay đổi có thể tạo nên những kết quả không mong muốn hoặc thất bại nặng nề.
Trong ba phương án thi, Thanh Hiên phân tích phương án 2 và 3 (thi theo đề tổng hợp) gây dàn trải kiến thức. Em ví dụ, riêng môn Toán đã có các nội dung như: số học, hình học mặt phẳng, hình học không gian… mà ở Mỹ, mỗi nội dung ấy được học trong một năm. Như vậy, gộp tất cả 8-11 môn vào 4-5 bài thi sẽ khiến học sinh không biết ôn tập vào nội dung nào.
Ở phương án một, Thanh Hiên nhận thấy, nó chưa thể hiện được thế mạnh và sự tiến bộ của học sinh. Ví dụ, một số bạn giỏi các môn tự nhiên hơn môn xã hội nhưng phải thi cả 3 môn bắt buộc là Toán, Văn, Ngoại ngữ và chỉ được chọn một môn thì có thể chưa đánh giá được khả năng của người đó. "Thi đại học nên để học sinh hướng đến những môn thế mạnh của họ nhưng em chưa thấy điều đó ở phương án thứ nhất", Hiên nói.
Ngô Thanh Hiên cho rằng, nếu Bộ GD&ĐT Việt Nam tổ chức kỳ thi quốc gia chung chỉ để phản ánh học sinh được học những gì thì ngoài các môn chính cần thi như: Toán, Văn, Lịch sử, Khoa học nên bổ sung: Nghệ thuật, Ngoại ngữ, Thể thao… để học sinh lựa chọn môn yêu thích. Những môn thi bổ sung này sẽ giúp ích rất nhiều khi thí sinh nộp hồ sơ vào đại học. Bởi lẽ, để vào trường ĐH, ngoài thể hiện kiến thức cơ bản, học sinh cần chứng minh được kiến thức chuyên sâu ở lĩnh vực nào đó, thông qua các bài thi chuyên môn có độ khó cao.
Thanh Hiên hoàn toàn đồng tình với ý kiến của bố về việc nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp chứ không phải ĐH để đảm bảo được chất lượng nguồn nhân lực, tránh tiêu cực.
Con gái GS Ngô Bảo Châu đề xuất nên coi trọng môn học Lịch sử vì "nó giúp chúng ta hiểu biết về bản chất con người". Tuy nhiên, cần thay đổi cách dạy và học môn học này ở Việt Nam để học sinh thay vì sợ hãi, chán nản như hiện này sẽ hứng thú tìm tòi, nghiên cứu. 
Ở Mỹ, Lịch sử là một môn học bắt buộc. Song, môn học này được dạy theo cách: giáo viên dạy những sự kiện chung, kiến thức nền tảng, sau đó học sinh tìm tòi, nghiên cứu, đưa ra các câu hỏi và viết một bài nghiên cứu sâu cho cuối năm để nộp lại cho giáo viên chấm điểm.
Quỳnh Trang

Thứ Sáu, 8 tháng 8, 2014

Điểm sàn đại học từ 13 đến 18

Sáng 8/8, Hội đồng điểm sàn đã thống nhất mức điểm xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào 2014.
Sau hai giờ bàn bạc, Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào đã thống nhất ba mức xét tuyển. Theo đó, điểm sàn hệ đại học năm 2014 như sau: khối A, A1, C và D lần lượt có mức điểm sàn là 13, 14, 17. Khối B có mức điểm sàn là: 14, 15, 18.
Hệ cao đẳng có điểm sàn thấp nhất bằng mức thấp nhất của ĐH trừ đi 3 điểm. Khối B là 11 điểm, các khối khác 10 điểm. 
20140603-dethitoan-JPG-7259-1407466793.j

Điểm sàn được xác định nhiều mức để các trường lựa chọn. Ảnh: Quý Đoàn.
Theo thống kê của Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng, ở khối A, từ 18 điểm trở lên có 20% thí sinh, 16,5 điểm trở lên có 30%, từ 13,5 điểm trở lên có hơn 50% và từ 12,5 điểm trở lên có 60%.
Với khối A1, khoảng 20% thí sinh đạt 19 điểm trở lên, 30% từ 17,5 điểm, 50% từ 13,5. 
Khối B có 20% thí sinh đạt 18,5 điểm trở lên, 30% từ 17 điểm, 60% thí sinh 13-13,5 điểm.
Khối C có 20% thí sinh đạt 17 điểm trở lên, 30% từ 15,5 điểm, 60% từ 11,5 điểm. 
Khối D có 20% thí sinh đạt 18 điểm trở lên, 30% thí sinh từ 16,5 điểm và 60% thí sinh từ 12,5-13 điểm.
Hệ cao đẳng có trên 80% thí sinh đạt 10 điểm trở lên nên nguồn tuyển rất dồi dào.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, nhận xét chung của Hội đồng là hầu hết các khối thi có phổ điểm phân bố lý tưởng. Mức dịch chuyển cao nhất là 3 điểm ở khối A, A1, B. Khối C, D1 phổ điểm tương đương năm ngoái. Đường cong phổ điểm đều, không có dốc nên thuận lợi cho việc xác định ngưỡng xét tuyển, không có gia tăng đột ngột. Tuy lượng hồ sơ đăng ký giảm 20% nhưng số đến dự thi tương đương năm ngoái (1.050.000). Như vậy học sinh đã quyết tâm và có bản lĩnh ngay từ đầu.
"Mức điểm tối thiểu này sẽ đảm bảo được chất lượng đầu vào của các trường. Bộ khuyến khích trường nhóm giữa cân nhắc mức điểm phù hợp để xây dựng uy tín của trường nhưng cũng đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Các trường trong toàn hệ thống cần có sự chia sẻ với nhau", Thứ trưởng Ga nhắn nhủ.
Những năm trước, điểm sàn chỉ có một mức. Tham khảo điểm sàn qua 9 năm:
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
Khối A
15
13
15
13
13
13
13
13
13
Khối B
15
14
15
15
14
14
14
14
14
Khối C
14
14
14
14
14
14
14
14,5
14
Khối D
14
13
13
13
13
13
13
13,5
13,5
 


 
Ý kiến bạn đọc ()
Thật sự cho đến lúc này tôi vẫn chưa hiểu đưa ra 3 mức điểm sàn để làm cái gì ? Ngoại trừ các trường nhóm bét (thường không có đủ sinh viên, ít thí sinh dự thi, chất lượng thí sinh dự thi quá thấp) mới cần đến điểm ...  
Nguyễn - 2 giờ trước
Tôi vì điểm sàn mà k chuyển đc sang trường nv2 mà mình muốn. Dù điểm anh nhân đôi thừa điểm đỗ khoa anh của trường nhưng điểm sàn lại k đủ nên k đc vào trường.
huehue - 1 giờ trước
Bạn chưa bao giờ tham dự tuyển sinh thì phải >> là điều kiện bạn xét tuyển NV2, NV3 khi chuyển qua các trường khác.
Minhluan - 1 giờ trước
 
 tôi thấy phân chia như vậy chẳng để làm gì. Trường nào tốt hay trường nào dở nhìn vào mức điểm chuẩn như mọi năm là biết rồi.
gia khoa - 2 giờ trước
Nếu không có điểm sàn thì lượng sv đại học quá nhiều, dẫn đến tình trạng thừa thầy dốt thiếu thợ giỏi.
Dung - 49 phút trước
 
Tôi không hiểu chia ra vậy để làm gì? Trường nào thiếu thì vẫn lấy điểm thấp và ngược lại. Điểm sàn chỉ là hạn chế trường lấy điểm quá thấp vậy chia thành các mức để làm gì,
Hoang - 2 giờ trước
 
Tôi không hiểu.nếu lấy mức điểm sàn là 13 điểm thì cần 2 điểm sàn còn lại làm gì...
abc - 2 giờ trước
13 là khối A và A1; 14 là khối C và 17 là khối D chú ơi, họ đã dùng hai từ "lần lượt: mà chú không hiểu ! Vui nhé
Thanh Hà - 1 giờ trước
@Thanh Hà: Ko đọc ở dưới khối B cũng có 3 mức đấy à mà phán người ta ko hiểu.
cường - 1 giờ trước
 
Có cộng điểm ưu tiên chưa vậy ạ?
minh - 2 giờ trước
chỉ tính điểm trần thôi bạn ạ
dragon - 1 giờ trước
Đã bao gồm cả điểm ưu tiên (nếu có); nhưng 3 môn thi không có môn nào điểm 0.0 (không) đấy nhé
Thanh Hà - 1 giờ trước