Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Sưu tầm giúp bạn cách chọn cây cảnh ngày tết

Giúp bạn cách chọn mai, đào, quất ngày Tết

Hoa đào, hoa mai hoặc cây quất không thể thiếu trong ngày Tết Nguyên Đán ở nước ta, vì loài hoa này đặc trưng cho không khí mùa xuân tươi đẹp, ấm áp.



Cách chọn hoa đào 

Cây đào được xem là tinh hoa của Ngũ hành, theo phong thủy cây này có thể trị bách quỷ nên khi đón năm mới ta thường thấy các gia đình hay trồng đào hoặc chưng bày một chậu đào trước cửa nhà. Hoa đào còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ.

Tên của các thế đào chủ yếu lấy theo chữ Nho như ngũ phúc, trực đổ, bạt phong, tam đa, long giáng…, còn hình dáng của các thế đào gợi lên ý nghĩa về biểu tượng cha - con, gia đình, các con vật trong truyền thuyết như long, phụng.

Khi chọn cần chú ý đào thế phải có đủ bộ tứ quý: hoa, nụ, lộc và quả, bởi đó là biểu tượng cho sự đề huề, ấm no của gia đình. Còn khi chọn đào cây cũng gần giống với đào cành là nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối.

Loại đào cành

Chọn cành to nhỏ tùy theo không gian trong nhà. Điều quan trọng nhất là tán đào phải tròn, các nhánh phân bố đều.

Không nên chọn cành có tán lệch và các nhánh đâm lên không cùng bắt đầu từ một điểm trên thân gốc. Bạn nên tìm mua loại cành có dăm nhỏ. Đào dăm nhỏ thường có nụ rất nhiều và mập mạp, khi hoa nở có cánh dày trông rất đẹp.

Cách Tết khoảng 3 - 5 ngày bạn mới nên mua đào để lúc đào nở hoa rộ sẽ vào đúng mấy ngày Tết. Khi đã mua được cành đào như ý muốn, bạn nên đốt gốc đốt gốc, đốt cành hay nhúng ngay vào chậu nước nóng già 70 - 80 độ C để các chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài; trước khi cắm vào lọ và nhớ rằng nước phải sạch. 

Nên cho vào lọ vài viên thuốc vitamin B1, một chút kali để có dinh dưỡng nuôi hoa, hoa cũng tươi và lâu tàn hơn.

Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay, mục đích hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa.

Một mẹo khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm. Người chơi nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần để đào được bền. Ngược lại, muốn kích đào nở nhanh, người chơi có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, đảm bảo sau một đêm đào sẽ nở tung để đón đúng vào ngày mùng 1 Tết, để cầu mong cho gia đạo một năm mới nhiều may mắn.

cach-chon-dao-mai-ngay-tet-webphunu.net
Loại đào cây

Cũng nên mua các cây có dăm nhỏ và ngắn, các nhánh chính tạo nên dáng cây xuất phát từ một điểm trên thân, như vậy cây sẽ đẹp, cân đối.

Đào cây nở chậm hơn đào cành nên bạn phải chọn cây nở nhiều hoa vào lúc cận Tết. Nếu mua cây có ít hoa khi chỉ cách Tết vài ngày thì vào mấy ngày chính của Tết, cây đào sẽ kém sắc hoa.

Khi cho cây vào chậu, tuyệt đối không được tưới quá nhiều nước, bởi đào là loại ưa ít nước, độ ẩm vừa phải, nếu không nó sẽ chết vì thối rễ.
Cách chọn cây quất

Quất đẹp là cây phải đủ tứ quý, nghĩa là có dáng đẹp; Quả đẹp và đủ xanh, chín; Lá lộc xanh mơn mởn và đặc biệt có chút nụ hoa.

Nên mua và chọn cây quất tại vườn người trồng, vừa dễ chọn mà giá cả lại hợp lý. Hơn thế, lại chọn được cây quất tươi mới.

Chọn cây có dáng tự nhiên, không gò ép, gốc cứng cáp, thân thẳng.

Lá quất phải to, xanh và thưa, quả to tròn không sai lắm mới là quất đẹp. Nếu quất lá vàng nhỏ, quả bé thì vừa xấu, vừa có biểu hiện của hiện tượng thối rễ.

cach-chon-dao-mai-ngay-tet-webphunu.net

Chọn, đánh bầu được rồi, còn phải chú ý bảo vệ khi vận chuyển. Điều lưu ý đầu tiên là phải giữ thăng bằng, không đổ, lúc nào cũng nhẹ nhàng, không làm vỡ bầu, đứt rễ, rụng lá, rụng quả. Muốn vậy phải lấy nilon hoặc giấy bền bọc bầu trước khi vận chuyển, luôn giữ độ ẩm cho bầu từ 65% - 80%.

Còn khi sang chậu thì cần lót rơm hoặc xỉ xuống đáy chậu cho dễ thoát nước và không khí. Sau đó đặt cây vào giữa chậu rồi lấy đất bột chèn vào xung quanh. Trên cùng xếp lớp cuội trắng, đá nhỏ hoặc cát vàng. Tiếp theo là lấy gáo múc nước sạch tưới nhẹ vào gốc và bầu cho chóng liền thổ và " lại " cây.

Cách chọn hoa mai

Ngày xuân, người Bắc chọn chưng trong nhà những cành đào thắm tươi, những chậu quất trĩu quả thì người miền Nam lại chọn mai vàng rực rỡ. Để chọn một chậu mai như ý trong dịp xuân này bạn cần:

Dáng cành đẹp

Mai đẹp không chỉ ở hoa mà quý ở dáng cây. Nên chọn những cây nhánh đẹp cân đối. Vỏ đen tự nhiên, không đốm vảy nấm mốc. Không nên chọn cây quá nhiều nhánh, các nhánh to nhỏ chênh nhau quá nhiều.

Những cành mai có dáng đẹp, với các hình dáng một "lão mai" gốc to, da sần sùi, mọc rong rêu càng tốt, nhánh khẳng khiu và có thể có những hình thể như: Chân quỳ, hạc bay, phụng hoàng…

Ngoài những nét trên, người mua mai còn chú trọng đến sự phân chia các nhánh trên một gốc mai. Nhánh to, nhánh nhỏ, sự sắp xếp các nhánh. Có thể phân chia tên gọi tùy sự phong phú của các tay chơi mai chuyên nghiệp. Nhìn chung có các điểm cần chú ý khi lựa chọn một nhành mai: Các cành phân chia thứ lớp, bông rải đều, nhánh to khỏe, nhánh uyển chuyển, nụ mập, lá non vừa nhú.

Không nên chọn cây nhiều nụ

Tất nhiên là hoa càng nhiều thì cành mai trông càng đẹp, nhưng hãy nhớ rằng hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình. Hãy chọn cành hoặc cây mai có nụ vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ "bụ bẫm" để nở kịp ba ngày Tết.

cach-chon-dao-mai-ngay-tet-webphunu.net

Bông hoa mai đẹp, to, tròn

Cánh hoa mịn, đều nhau, không có cánh hoa bị tật. Màu sắc và độ to của hoa rất đa dạng, tùy vào sở thích mỗi người mà chọn lựa cho phù hợp, chứ đó không phải là tiêu chí chọn hoa mai đẹp.

Lá mai

Một cành mai đẹp không thể là cành mai trụi lá hoặc lá xanh um nhiều như hoa. Tốt nhất nên chọn cành mai nhiều hoa và nụ, điểm những chiếc lá non xanh mềm hoặc đỏ tía.

Chọn cây mai chắc gốc

Lấy tay lắc nhẹ thấy cây và đất ở gốc vững chắc là được. Lựa cây có nụ không bị héo, rũ cuống, vì bị héo chứng tỏ cây đang kiệt sức do thiếu nước, đứt rễ hoặc bị bệnh.

Nếu trên cành còn sót lại một vài chiếc lá cũ hoặc có thêm vài chiếc lá đã già xanh, hãy ngắt bỏ chúng, điều này sẽ giúp giảm sự thoát hơi nước của cành mai.

Khi mua về nên bọc giấy kín toàn bộ, và đem ngâm trong bể nước khoảng 3 - 4 giờ hoặc qua đêm nếu mai bị khô do mất nhiều nước. Sau đó đem cắm vào bình.

Lưu ý: Đừng "tham" cây có quá nhiều nụ: Tất nhiên là hoa càng nhiều thì cành mai trông càng đẹp, nhưng hoa có nở đẹp và lâu bền hay không còn tùy vào khả năng nuôi dưỡng của cành, cây, nhất là trong điều kiện chưng bình. Nên chọn cành hoặc cây mai có nụ nhiều vừa phải và phân bố đẹp trên cả cành. Các nụ hoa phải đủ "bụ bẫm" để nở kịp ba ngày Tết.

AloBacsi.vn
Theo Web Phụ nữ

Thứ Sáu, 24 tháng 1, 2014

TIN NHANH: Tìm hiểu về phong tục Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên đán bắt đầu từ ngày nào

23 tháng chạp, ngày ông Táo về chầu thiên đình để báo cáo với Ngọc Hoàng những điều tốt xấu trong năm qua ở trần thế, được xem là sự kiện báo hiệu mùa Tết. 
Theo giáo sư, tiến sĩ khoa học Trần Ngọc Thêm, Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Á nói chung, thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước. Do việc canh tác nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên nên người xưa đã phân chia thời gian trong một năm thành 24 tiết khí để tiện tính toán chu kỳ gieo gặt mùa màng. Trong đó quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng, tức là Tiết Nguyên đán, sau này gọi chệch là "Tết Nguyên đán". 
Phong tục gói bánh chưng, bánh tét là để nhớ về cội nguồn cũng như cầu mong cho năm mới mọi thứ sinh sôi nảy nở (như hạt nếp), no đủ, mọi sự thành công, vuông tròn, tốt đẹp.
Nhiều gia đình Việt Nam vẫn giữ phong tục gói bánh chưng, bánh tét để nhớ về cội nguồn cầu mong cho năm mới may lành, no đủ, và tốt đẹp. Ảnh: Kenny Nguyễn.
Tết Nguyên đán còn có tên gọi khác là Tết Cả (Tiết lớn nhất trong năm), Tết Ta (để phân biệt với tết Tây), Tết Âm lịch (phân biệt với Dương lịch), Tết cổ truyền, ngày nay được gọi vắn tắt là Tết.
Tết của người Việt được tổ chức vào ngày mồng 1 tháng 1 âm lịch. Song, dân gian quan niệm rằng trước khi đến ngày Tết chính thức, tất cả mọi thứ đều phải chuẩn bị thật sớm và mới, mong khởi đầu một năm mới may mắn và thành công. Do vậy, công việc sửa soạn cho ngày Tết thường bắt đầu trước một tuần, tức là từ ngày cúng ông Táo 23 tháng chạp. Đây được xem là sự kiện đầu tiên báo hiệu một mùa Tết nữa lại đến.
Không biết tự bao giờ những tập tục ngày Tết đã chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa cũng như tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Người dân tin rằng có một "ông Táo" vừa là thần bếp trong nhà, vừa là người ghi chép tất cả việc làm tốt xấu mà gia đình đã làm trong năm qua. Cứ hết chu kỳ 12 tháng, ông lại trở về thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ nghi lễ truyền thống tiễn ông Táo về trời như một phương thức tâm linh "có thờ có thiêng có kiêng có lành", với mong muốn đón một năm mới thịnh vượng, sung túc hơn.
Theo tập tục, lễ tiễn ông Táo về trời diễn ra vào trưa hoặc chiều 23 tháng Chạp âm lịch. Tùy theo từng vùng miền mà nghi thức và các lễ vật dâng cúng sẽ khác nhau. Thông thường lễ cúng gồm có nhang, nến, hoa quả, vàng mã, mão, cá chép để đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn lên thiên đìnhNgoài ra, một số gia đình ở nông thôn còn giữ truyền thống dựng cây nêu có gắn củ tỏi, xương rồng, hình nộm để chống lại quỷ dữ và trấn át những điềm gở.
Thời điểm bắt đầu một năm mới vào giờ Chính Tý (0 giờ 0 phút 0 giây mồng 1 tháng Giêng) là quan trọng nhất của Tết. Thời khắc này đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới nên được gọi là giao thừa. Đúng giờ đúng khắc, người dân thường làm hai mâm cỗ. Một mâm cúng gia tiên tại bàn thờ ở trong nhà mình và một mâm cúng thiên địa ở khoảng sân trước nhà. Nghi thức này mang ý nghĩa bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ đã qua để đón điều tốt đẹp của năm mới đang đến.
Ngoài ra vào đêm giao thừa, các gia đình thường nấu bánh chưng, bánh dầy và các món ăn thịnh soạn để dâng lên tổ tiên tạ ơn về một năm đã qua, đồng thời cầu mong ông bà tiếp tục phù hộ cho năm mới tốt lành, hanh thông. Theo phong tục, những ngày cuối năm và đầu xuân là thời gian c gia đình sum họp bên nhau, cùng đi thăm hỏi người thân, mừng tuổi các cụ già và lì xì cho trẻ con.
Kenny Nguyễ
n

Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

Báo Dân Trí: Chuyện về ông Táo

Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông

(Dân trí) - Hình tượng Táo quân đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian của nhiều nước Châu Á từ lâu. Theo quan niệm truyền thống, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép lại tất cả những việc làm tốt xấu của con người trong năm cũ.

Lễ cúng Táo quân trong đời sống văn hóa người Việt
Táo quân hay còn gọi là Vua Bếp đã tồn tại trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam từ lâu. Theo quan niệm truyền thống, ông Táo vừa là thần bếp trong nhà vừa là người ghi chép tất cả những việc làm tốt xấu mà con người đã làm trong năm cũ.
Vào ngày 23 tháng Chạp, ông Táo sẽ bay lên thiên đình báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những chuyện tốt xấu của gia chủ trong năm. Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành vào trưa hoặc chiều.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Lễ cúng gồm có hương hoa, nải quả, vàng mã (gồm hai bộ mũ - hài đàn ông, một bộ mũ - hài phụ nữ kèm theo ba con cá chép giấy, có gia đình cúng cá chép thật), bánh chưng, bánh dày và các món thịnh soạn để dâng lên các Táo cùng ông bà tổ tiên.
Theo sự tích ông Táo, cá chép sẽ đưa ông Táo vượt qua Vũ Môn để lên thiên đình gặp Ngọc Hoàng. Tập tục thả cá chép phóng sinh sau khi cúng là một nét đẹp văn hóa, ngụ ý “cá chép hóa rồng”, cá chép vượt Vũ Môn.
Hơn thế, trong tâm thức người Việt, cá chép vượt Vũ Môn hay “cá chép hóa rồng” còn là biểu tượng của sự thăng hoa, của tinh thần vượt khó, sự kiên trì, bền chí chinh phục khó khăn để đi tới thành công, biểu trưng cho sức mạnh tiềm ẩn, hướng đến một tương lai tốt đẹp.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Xưa kia, trong Tết ông Công ông Táo, người Việt cổ còn có phong tục dựng cây nêu. Vì từ ngày 23 tháng Chạp cho tới đêm Giao thừa sẽ vắng mặt Táo quân dưới trần gian nên ma quỷ thường lẻn về quấy nhiễu, vì vậy, người Việt cổ trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng là ngày “hạ cây nêu”.
Xưa kia có lệ: phàm những khoản vay mượn thiếu thốn trong dịp ấy người cho vay không được đi đòi, phải đợi ngày hạ nêu mới được hỏi. Đó thực ra là một nét sống rất nhân văn, tinh tế của ông cha ta khi xưa, những mong trong nửa tháng trước và sau Tết, dù nhà giàu hay nhà nghèo cũng có cái Tết bình an.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Cây nêu ngày xưa là một cây tre cao khoảng 5-6 mét. Ở ngọn treo nhiều thứ như vàng mã, xương rồng, tỏi ớt, hình nộm, lá dứa, bầu rượu, cá chép giấy, cờ vải, khánh nhỏ bằng đất nung… Mỗi khi gió thổi, những khánh này va vào nhau tạo thành tiếng leng keng nghe vui tai...
Người ta tin rằng những vật nhiều màu sắc treo ở cây nêu, cộng thêm tiếng động của khánh đất sẽ báo hiệu cho ma quỷ biết nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu... Vào buổi tối, người ta treo thêm một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.
Nguồn gốc ba vị Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam
Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ vốn tồn tại trong Lão giáo Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành huyền tích “hai ông một bà” gồm vị thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Người dân xưa nay vẫn quen gọi chung ba vị thần này là Táo quân hoặc ông Táo. Dân gian Việt Nam đã sáng tạo ra hẳn một tích truyện để nói về nguồn gốc của Táo quân. Sự tích Táo Quân được tóm tắt như sau:
Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh buồn phiền, hay cãi cọ nhau. Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ. Thị Nhi bỏ nhà ra đi, sau đó gặp và bằng lòng làm vợ Phạm Lang. Khi Trọng Cao hết giận vợ, nghĩ lại thấy mình có lỗi nên đi tìm vợ. Khi đi tìm vì tiền bạc đem theo đều đã hết cả, Trọng Cao đành phải đi ăn xin.
Khi Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, hai bên nhận ra nhau. Thị Nhi đưa Trọng Cao vào nhà, hai người trò chuyện, Thị Nhi tỏ lòng ân hận vì đã trót lấy Phạm Lang.
Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao thì khó xử, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra, sợ làm ảnh hưởng tới gia đình mới của Thị Nhi, nên bị lửa chết thiêu.
Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy sự tình như vậy liền nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo Trọng Cao. Phạm Lang quá bất ngờ, thấy vợ chết không biết tính sao, liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ.
Linh hồn của ba người lên gặp Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng thấy họ sống có tình có nghĩa, nên sắc phong làm Táo Quân, mỗi người giữ một việc: Phạm Lang làm Thổ Công, trông coi việc đất đai. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa.
Ba vị Táo quân chính là những vị thần định đoạt phúc đức cho gia đình. Phúc đức này có được do việc ăn ở đúng đạo lý của gia chủ mà nên. Người xưa thường có bàn thờ Táo quân riêng, đặt gần bếp, khi cúng phải nổi lửa lên cho bếp cháy rực. Tuy vậy, giờ đây, người ta giản tiện đi và thường cúng ông Táo ngay tại bàn thờ gia tiên.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Mâm cỗ cúng ngày 23 tháng Chạp là để tiễn Táo quân lên trời chầu Ngọc Hoàng, bẩm báo về những chuyện đã xảy ra trong một năm qua ở dưới trần gian. Mâm cỗ thịnh soạn thể hiện mong muốn của người dân rằng Táo quân dùng cơm xong sẽ “ấm lòng”, lên chầu sẽ tâu những điều tốt đẹp nhất với Ngọc Hoàng và báo cáo nhẹ đi những điều không nên không phải của gia chủ.
Việc làm này ở một khía cạnh nào đó giúp con người sống tốt hơn, tự ý thức lại những việc làm chưa đúng đắn trong năm cũ.
Táo quân trong văn hóa của các nước Châu Á khác
Hình tượng Táo quân và tục thờ cúng Táo quân ở Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng. Người Trung Quốc cũng cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Trong quan niệm của họ, phúc lộc mà gia chủ được ban cho trong năm mới cũng được quyết định phần nhiều bởi “bài báo cáo” của Táo quân với Ngọc Hoàng trên thiên đình.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Tuy vậy, Táo quân của người Trung Quốc chỉ có một ông một bà. Họ thường lập bàn thờ Táo quân trong bếp với tranh hoặc tượng của ông Táo - bà Táo. Vào ngày 23 tháng Chạp, người ta thường bôi mật ong lên tranh hoặc tượng của Táo quân với ý là Táo quân ăn mật ong xong sẽ “ngọt giọng” hơn và bẩm tâu những điều tốt đẹp về gia chủ lên Ngọc Hoàng.
Ở Trung Quốc, thay vì cúng cá chép, người ta thường cúng nước và chút cỏ khô, coi đây là thức ăn cho ngựa của Táo quân. Theo quan niệm của họ, ngựa mới là con vật đưa Táo quân lên trời.
Người Nhật có nam thần Daikokuten là vị thần chủ sự chuyện nhà cửa, bếp núc và tài lộc của gia chủ. Ở Nhật, mỗi khi dịp năm mới đến, người ta thường bày bán những bức tượng thần Daikokuten - một biểu tượng của sự may mắn, thịnh vượng.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Vị thần này có khuôn mặt to lớn, nụ cười hể hả và thường được sơn màu nâu đen, có lẽ do thần luôn ở trong gian bếp mà bị “ám khói”.
Thần thường cầm theo một cái vồ bằng vàng, đây là cái vồ may mắn, mang lại tiền tài, thần hay được khắc họa ngồi trên chĩnh gạo và có những con chuột ở quanh bởi chuột trong văn hóa Nhật Bản hàm ý cho việc gia chủ có nhiều của ăn của để, chuột biết nên kéo tới “xin ăn”.
Người Hàn Quốc có nữ thần Jowangshin là vị thần lửa, vị thần của các gia đình. Xưa kia, phụ nữ Hàn Quốc thường là người đảm nhận việc cúng tế nữ thần Jowangshin nhưng về sau, tục lệ này mai một dần và giờ người Hàn Quốc không còn thờ vị nữ thần này nữa.
Chuyện “ông Táo” trong văn hóa dân gian Á Đông
Tuy vậy, nữ thần Jowangshin vẫn là một trông những vị thần “nổi tiếng” nhất trong văn hóa dân gian Hàn Quốc. Vị nữ thần này cũng khá giống với Táo quân của Việt Nam, bà là người ghi chép lại những chuyện tốt xấu xảy ra trong mỗi gia đình suốt một năm và sau đó lên thiên đình bẩm lại với Ngọc Hoàng.
Bích NgọcTổng hợp

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Lời chúc mừng năm Ngựa

Câu chúc Tết nào hay nhất cho năm Ngựa?

(Dân trí) - Đã thấy trong cái lạnh giá buốt mùi hương nếp thơm, đã thấy lá dong xốn xang bày bán... Tết cận kề và năm mới sắp sang. Chúc Tết được xem là một trong những nét văn hóa đẹp nhất của người Việt. Đón năm Giáp Ngọ, lời chúc nào sẽ là hay nhất?

Theo dân gian, với năm Ngựa, câu chúc "Mã đáo thành công" sẽ là câu chúc Tết hay nhất. Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả người làm kinh doanh, lẫn người chinh phục con đường quan lộ. Như vậy, Tết năm nay, bên cạnh lời chúc sức khỏe, bạn có thể gửi đến bạn bè, người thân, gia đình, câu chúc "Mã đáo thành công" cho một năm mới 2014 đầy hứa hẹn.
 
Dưới đây là những câu chuyện thú vị xung quanh câu chúc "Mã đáo thành công".
 
Lý giải câu chúc “Mã đáo thành công”
Lời chúc xuân hay nhất cho năm ngựa
“Mã đáo thành công” dịch nôm có nghĩa là “ngựa về ắt sẽ thành công” hay “có ngựa ắt sẽ thành công”. Ý nghĩa của câu chúc trên gắn liền với những lý giải như sau:
Xưa kia, ngựa là phương tiện đi lại thuận lợi nhất vì ngựa chạy nhanh, sức bền, thông minh, trung thành. Cuộc sống con người khi xưa rất gần gũi với loài ngựa. Ngựa cùng con người đồng cam cộng khổ trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, đi lại buôn bán và cả khi ra trận.
Mỗi lần đi làm ăn xa, ngựa cùng con người có khi đi cả năm cả tháng. Khi ra chiến trận, thường “đi mười về một”. Vì vậy, “mã đáo” - “có ngựa quay về” - chính là một hình ảnh ẩn dụ cho sự thành công bởi còn người là còn tất cả.
Lời chúc xuân hay nhất cho năm ngựa
Ngoài ra còn có một cách lý giải khác: Thời xưa, người Trung Quốc ở phương Bắc sinh sống trên các bình nguyên, đồng cỏ thường gia tăng số lượng gia súc trong đàn bằng cách thuần dưỡng ngựa hoang.
Đến mùa xuân, người ta thường thả ngựa nuôi trong nhà vào các cánh rừng để những con ngựa này dụ ngựa hoang trở về trang trại khi mùa đông khắc nghiệt kéo đến.
Một khi thả ngựa nuôi trong nhà ra thì có hai khả năng xảy đến: hoặc là ngựa của mình vĩnh viễn đi mất (có thể do bị thú dữ ăn thịt, có thể bị người ta bắt mất cũng có thể do nhập đàn với ngựa hoang và bỏ đi luôn...) hoặc là ngựa sẽ quay trở về và còn dẫn theo những con ngựa hoang khác.
Lời chúc xuân hay nhất cho năm ngựa
Vì vậy, hình ảnh ngựa quay về được coi là tượng trưng cho thắng lợi. Ít nhất, nếu ngựa về một mình, vậy là người chủ đã không mất nó, lúc này là “hòa vốn”. Nếu ngựa nhà còn dắt thêm ngựa hoang về cùng là đã bắt đầu “có lãi”.
Câu chúc “Mã đáo thành công” phù hợp với cả người làm kinh doanh, lẫn người chinh phục con đường quan lộ. Câu chúc này thường được dùng vào dịp năm mới, trong năm ngựa, lời chúc “mã đáo thành công” càng trở nên phù hợp và ý nghĩa.
Lý giải tranh phong thủy “Mã đáo thành công”
Lời chúc xuân hay nhất cho năm ngựa
Các bức tranh về ngựa vốn được xếp vào hàng những món đồ phong thủy. Nhiều người thường chọn hình tượng ngựa để trang trí trong nhà hay tại nơi làm việc bởi theo quan niệm truyền thống, ngựa là con vật trung thành, kiên nhẫn, bền bỉ, nhanh nhẹn và thường mang lại may mắn, tài lộc.
Một trong những món đồ phong thủy thường thấy về loài ngựa là bức tranh ngựa phi nước đại tượng trưng cho sự phát đạt về tiền tài hay thăng tiến về danh vọng. Ngựa phi nước đại còn hàm ý về sự đi xa, rất thích hợp với những người hay đi công tác, thường xuyên bôn ba đây đó.
Lời chúc xuân hay nhất cho năm ngựa
Nổi tiếng trong dòng tranh ngựa là bức “Mã đáo thành công” thường có tám con ngựa bởi tám - “bát” (八) - khá gần âm với từ “phát”, tức là phát đạt. Tranh phong thủy “Mã đáo thành công” được sử dụng rộng rãi trong đời sống bởi nó phù hợp với nhiều đối tượng, từ người làm ăn buôn bán, theo đuổi tiền tài cho tới người đang trên đường quan lộ, tìm kiếm danh vọng.
Ở tranh “Mã đáo thành công”, ngựa biểu trưng cho tốc độ. Thời cổ, khi chưa có động cơ tân tiến thì ngựa là loài vật chuyên chở có tốc độ cao hàng đầu. Câu nói “Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy” (Một lời nói ra, xe bốn ngựa cũng không đuổi kịp) đã cho thấy tốc độ ưu việt của ngựa hoặc xe ngựa chỉ thua tốc độ lan truyền của lời nói.
Lời chúc xuân hay nhất cho năm ngựa
Tranh vẽ tám ngựa còn được cho là bắt nguồn từ điển tích “Bát tuấn đồ” kể về tám con ngựa của Mục Vương bên Trung Quốc, là vị vua thứ năm của nhà Chu.
“Bát tuấn” (tám con ngựa) có tên Xích Ký, Đạo Ly, Bạch Mã, Du Luân, Sơn Tử, Cừ Hoàng, Hoa Lư và Duyên Nhĩ. Tương truyền, cỗ xe tám ngựa của Mục Vương đã chở nhà vua rong ruổi khắp đất nước để xem xét dân tình thế thái.
Chu Mục Vương được hậu thế tôn vinh là minh quân bởi ông đã có công giúp cho nhà Chu hưng thịnh trở lại. Hình ảnh tám ngựa có lẽ trở nên nổi tiếng cũng một phần nhờ điển tích lịch sử ấy.
Dòng tranh về ngựa thường có hai loại:
Ngựa phi ra biển
Ngựa phi ra biển: Ngựa tượng trưng cho hành hỏa trong ngũ hành, biển là nước nước tượng trưng cho hành thủy. Hỏa - thủy tương khắc. Ý nghĩa của bức tranh này là mong có một ý chí vươn lên phi thường.
Ngựa phi trên đồng cỏ
Ngựa phi trên đồng cỏ: Đây là bức tranh hợp với phong thủy. Ngựa mệnh hỏa, đồng cỏ gồm cả hai yếu tố mộc (cây cỏ) và thổ (đất đai). Bức tranh ngựa phi trên đồng cỏ là một vòng tròn tương sinh Mộc - Hỏa - Thổ. Treo bức tranh này, gia chủ sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi.
 
Bích Ngọc
Tổng hợp
THƠ NGƯỜI LÀNG  GIỮA ( 6D )

 Lê Nho Lãng 

                  Thơ Người làng Giữa (6-6B-6C) đã giới thiệu 1 số bài  thơ của tác giả Lê Nho Lãng ( có bài ký tên dưới bút danh Lương Nguyệt Anh ) - sinh 1930 - xóm 2 Đại Mão.
                  Xin mời bạn đọc thưởng thức một vài bài thơ của ông đăng trong tập “ Vui tuổi già “ do tác giả tự xuất bản.

               
便
               
Tiên tổ tự thành lập thác khai
Lực năng thiêm đức trí kiêm tài
Điền viên cảnh định an cư trú
Lạc lợi phương tầm tiện vãng lai
Thiên biến cục chiêm tằng liệu định
Lý lân tình hướng chủ hòa hài
Kiên tân trí quyết tùy thời thế
Điền dã tại cư lập trúc đài
         Văn Tiêu – Từ Sơn –Bắc Ninh

滿

Họa        Đọc thuận

Tiên tằng khởi nghiệp tự nguyên khai
Cốt cách năng thiêm đức trí tài
Viên cảnh tử tang thời độ quá
Uyển văn lan quế phúc trùng lai
Thiên cung lập vị do tâm định
Lý tử tình giao dữ chủ hài
Kiên chí tại nhân thời thế tạo
Điền thư cảnh lạc mãn khuê đài

                Đọc ngược
Đài khuê mãn lạc cảnh thư điền
Tạo thế thời nhân tại chí kiên
Hài chủ dữ giao tình tử lý
Định tâm do vị lập cung thiên
Lai trùng phúc quế lan văn uyển
Quá độ thời tang tử cảnh viên
Tài trí đức năng thiêm cách cốt
Khai nguyên sự nghiệp khởi tằng tiên




Tạm dịch:  Đọc thuận

Tổ tiên dựng nghiệp tự ngày xưa
Tài luyện đức tu mấy đã vừa
Vườn ruộng lánh qua “thời quá độ”
Buồng văn vẫn ấm “gió hay mưa”
Ở đâu âu cũng do mình định
Giao tiếp tình quê chớ ghét ưa
Bền trí thì nên xoay thế sự
Thư điền quyết trí nối nghiệp xưa
                           Thập Nhị Nhân

Tạm dịchĐọc ngược

Nhà đơn vẫn thú cảnh văn chương
Dựng thế do ta luyện trí cường
Giữ nếp tâm giao tình xóm cũ
An lòng gây dựng đất xa phương
Đã mong con cháu noi tiên tổ
Phải tạm lánh mình chốn ruộng nương
Tu đức luyện tài bồi  trí khí
Tổ tông khởi nghiệp đã soi đường
                                 Thập Nhị Nhân      
    
        
Chúc xuân Giáp Ngọ

Chúc  Đảng quang vinh vạn vạn xuân
Minh niên tùy bút chúc nhân quần
Xuân phong hòa khí nhân khang kiện
Địa lợi thiên thời ấp phú ân
Tài trí thanh niên tăng mẫn cán
Cao phong lão tráng ích tinh thần
Giang san cẩm tú nhân phong diễm
Xã hội phồn vinh cảnh sắc tân


             THƠ MỜI HỌA
                
I-                   XUÂN TÁM NHĂM

Khánh thọ tám nhăm rộn tiếng cười
Sáu tư tuổi Đảng rộn niềm vui.
Đò ngang cập bến đền ơn nước,
Vườn nhỏ gom hương trả nghĩa đời.
Gắn bó duyên tơ tình mãi nặng,
Đèo bòng nợ bút tứ khôn vơi.
Mười lăm năm nữa xin hoàn tất
Tuyển tập thơ xuân nộp cống trời.
                             
                                          II-             SONG THỌ
Song thọ đề huề xuân tám nhăm
Bâng khuâng hồi tưởng tuổi trăng rằm.
Cầu ao thuở ấy mơ loan phượng
Chén rượu đêm nao thỏa sắt cầm.
Lặn lội thân cò tròn nghĩa cả
Tung hoành vó ngựa vẹn tình thâm.
Xế chiều mái ấm vui gia cảnh
Lảnh lót chim ca khúc bổng trầm.
                                         Bắc Ninh tháng 10 – 2013                                                                                                                                                                                 
                                           VŨ THIỆP ( Bắc Ninh)


      HỌA THƠ VŨ THIỆP

                              I- XUÂN TÁM NHĂM

Tám mươi nhăm tuổi tiệc hoa cười
Thơ vẫn xuân mà chuyện vẫn vui.
Tuổi Đảng sáu tư mang nghĩa nước,
Vườn ươm xuân mãi để cho đời.
Lời vàng uẩn áo tình thêm nặng,
Thơ thép hàm dung tứ chẳng vơi.
Chúc cụ mỗi năm thêm mỗi tuổi
Thơ còn xuân mãi lộc ơn trời.

                                II- SONG THỌ

Sáu mươi năm trước tuổi hai nhăm
Hò hẹn cùng ai đón nguyệt rằm.
Lấp ló “ Văn Quân” nhòm cửa sổ
Bổng trầm “ Tư Mã” lẩy dương cầm.
Ơn nhà giữ vẹn công sơn thái
Nợ nước luôn tròn nghĩa hải thâm
Chén rượu tỉnh say bên gối lão
Nghe bà thủ thỉ giọng thanh trầm.   
                                                                                                                                                      
                                  Đại Mão, tháng Chín  năm Quý Tỵ
                                     LƯƠNG NGUYỆT ANH


          

                              ****************************************************************