Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Dân trí: Về thi TN Trung học phổ thông

Có thể thi xong tốt nghiệp THPT trong một ngày

(Dân trí) - “Với việc bố trí 8 môn thi tổ chức thi trong 2 ngày với 8 ca thi thì về lý thuyết học sinh có thể chỉ cần mất 1 ngày là có thể hoàn thành kì thi tốt nghiệp THPT” - lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết.
 >> Thi tốt nghiệp THPT 4 môn, tự chọn Ngoại ngữ

Như Dân trí đã thông tin, ngày 24/2, Bộ GD-ĐT đã chính thức đưa ra thông báo về kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014. Đối với kì thi tốt nghiệp THPT sẽ thi 4 môn gồm hai môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và hai môn tự trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lý, Lịch sử và Ngoại ngữ.
Do mỗi thí sinh chỉ thi 4 môn nhưng học sinh được tự chọn 2 môn nên Bộ sẽ phải tổ chức thi cả 8 môn vào 8 thời điểm khác nhau. Để giải quyết bài toán này Bộ GD-ĐT sẽ tổ chức mỗi buổi thi sẽ có hai ca thi ứng với hai môn khác nhau.
Chỉ cần 1 ngày học sinh có thể hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Chỉ cần 1 ngày, học sinh có thể hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tránh sự chồng chèo và rắc rối thì Bộ GD-ĐT tổ chức thi sẽ theo nguyên tắc mỗi học sinh có một số báo danh duy nhất trong suốt kỳ thi. Phòng thi sẽ được xếp theo môn, trong mỗi ca thi chỉ có 1 môn thi để tránh trường hợp thí sinh tự chọn 2 môn thi nhưng 2 môn đó lại diễn ra trong cùng một thời gian. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng chủ định xếp một buổi thi có 2 ca thi với 2 môn thuộc lĩnh vực khác nhau. Ví dụ một môn Khoa học xã hội thì thi với một môn thiên về tự nhiên như Văn - Hóa hoặc Văn - Lý. Thời gian nghỉ cho mỗi ca thi đảm bảo 75 phút.
Ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT, cho biết: Các môn Toán, Ngữ Văn, Địa lý, Lịch sử tiếp tục thi theo hình thức tự luận. Các môn Hóa, Lý, Sinh thi theo hình thức trắc nghiệm.
Đối với môn ngoại ngữ năm nay sẽ có phần viết luận bên cạnh phần thi trắc nghiệm. Tuy nhiên, thời gian thi vẫn giữ nguyên so với trước, cụ thể môn ngoại ngữ vẫn là 60 phút. Hiện tại Bộ GD-ĐT vẫn chưa xác định cụ thể phần trăm điểm cho phần tự luận và phần trắc nghiệm.
“Bộ GD-ĐT chỉ thay đổi môn Ngoại ngữ đối với kì thi tốt nghiệp THPT, đối với tuyển sinh ĐH, CĐ vẫn giữ nguyên, nghĩa là 100% trắc nghiệm” - ông Trinh cho hay.
Năm nay, tất cả các môn thi sẽ tăng cường câu hỏi mở để tiệm cận dần với việc thi 4 môn thành 4 bài thi dự kiến sẽ áp dụng bắt đầu từ 2015.
Theo dự kiến của Bộ GD-ĐT, từ năm 2015 kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được đổi mới theo hướng: chuyển dần từ 4 môn thi thành 4 bài thi; nội dung của mỗi bài thi bao gồm phần cơ bản (để đánh giá đúng và toàn diện năng lực của học sinh, tạo động lực để học sinh học, phát triển toàn diện) và phần nâng cao (nhằm phân loại học sinh, là một căn cứ để các trường ĐH, CĐ sử dụng trong tuyển sinh). Trên cơ sở đó hướng tới một kỳ thi đáp ứng cả yêu cầu xét công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ.
Bộ GD-ĐT sẽ sớm đưa dự thảo phương án thi từ năm 2015 để xin ý kiến nhằm hoàn thiện để công bố trước khai giảng năm học 2014 - 2015.
Trong buổi họp báo chiều 24/2, lãnh đạo Cục khảo thí cũng đã giải đáp những boăn khoăn về việc quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh lớp 12.
Về công nhận và xếp loại tốt nghiệp, theo Bộ GD-ĐT, năm nay sẽ kết hợp kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở lớp 12 với kết quả 4 môn thi để công nhận và xếp loại tốt nghiệp (theo trọng số đánh giá là 50% + 50%). Kết quả xét học bạ lớp 12 của thí sinh được đưa vào cơ sở dữ liệu phần mềm thi trước khi kỳ thi diễn ra và khi chốt rồi thì sẽ không thể thay đổi hay sửa chữa.
Những rắc rối có thể xảy ra
Với việc bố trí mỗi buổi thi sẽ thi 2 ca ứng với hai môn thi khác nhau dẫn đến tình trạng quá tải cho học sinh. Theo cách sắp xếp của Bộ GD-ĐT thì môn Văn có thể thi với Hóa hoặc Vật lý. Tuy nhiên hãy để ý đến thời gian thi của các môn. Đối với môn Ngữ Văn thì thời gian làm bài 150 phút và bắt đầu từ lúc 7h30, như vậy khoảng hơn 10h học sinh mới hoàn tất ca thi. Thời gian dự kiến nghỉ giữa các ca là 75 phút như vậy có thể ca thứ 2 để thi Hóa hoặc Lý diễn ra lúc 11h30 dẫn đến việc học sinh làm bài thi giữa trưa. Điều này sẽ không hợp lý đối với học sinh phổ thông khi các em chưa làm quen với việc thi thi ca kíp.
Cùng với việc bố trí thi ca kíp còn dẫn đến hậu quả phức tạp trong việc bố trí giám thị coi thi. Do học sinh chọn 2 môn thi tự chọn nên số lượng đăng ký sẽ không phân bố đều nên dẫn đến tinh trạng ở một Hội đồng thi ứng với một ca thi nào đó sẽ thừa nhiều phòng thi và giám thị coi thi. Tuy nhiên đang trong thời gian làm nhiệm vụ nên những cán bộ này vẫn phải ở trong Hội đồng thi. Như vậy xét về một thời điểm nào đó, giám thị không làm việc nhưng vẫn ở trong Hội đồng thi thì liệu có đảm bảo an toàn. Hơn hết là rất khó giám sát giám thị nào đang làm nhiệm vụ?
Việc thi ca kíp có thể dẫn đến thí sinh phải túc trực tại trường để chờ đợi ca thi của mình và điều dĩ nhiên là không thể tập trung trong Hội đồng thi (để đảm bảo an toàn của kì thi theo quy chế). Điều này đồng nghĩa các em phải lang thang ở khu vực phía ngoài và chắc chắn sẽ làm cho khu vực thi trở nên phức tạp hơn…
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT thì thời gian tới sẽ có thông tư và hướng dẫn về tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Tuy nhiên với những phức tạp có thể xảy ra mà đã nêu ở trên thì không dễ để dùng biện pháp kỹ thuật để xử lý.
Nguyễn Hùng

Chủ Nhật, 23 tháng 2, 2014

ST (Tin nhanh): Nhiều người đi lễ đang phỉ báng thần thánh

Nhiều người đi lễ đang phỉ báng thần thánh

Thương mại hóa việc xin - cho ấn đền Trần, rải tiền lẻ, ném tiền, trèo leo ban thờ để tranh lộc ở các lễ hội được đánh giá là 'phỉ báng thần thánh'.

Chiều 20/2, báo cáo nhanh về tổ chức, quản lý lễ hội đầu năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, lễ hội xuân đã đi vào nề nếp, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, từng cộng đồng dân cư hơn những năm trước. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội được các cấp ủy, chính quyền "thực hiện hiệu quả và cơ bản đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tham quan vãn cảnh của nhân dân".
Den-Tran-4756-1392980213.jpg
Khi phát ấn, nhà đền nhìn vào số lượng tiền khách đưa để chuyển lại số ấn tương ứng. Trung bình, mỗi lá ấn có giá 20.000 - 30.000 đồng. Ảnh: Nguyên Anh.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái Cho rằng, còn nhiều biến tướng trong nghi lễ và thực hành lễ hội xuân năm nay. Ông Ái nêu ví dụ về việc, đền Trần (Nam Định) phát số lượng ấn dựa theo số tiền người dân đưa.
"Đây là việc làm phản cảm và sai lệch ý nghĩa của lễ hội", ông Ái nói và yêu cầu các đơn vị liên quan của Bộ giảm tính thương mại trong việc xin - cho ấn đền Trần, đồng thời hướng dẫn người dân thực hành các nghi lễ trong di tích và lễ hội, dần xóa bỏ các tồn tại của mùa lễ hội Xuân 2014.
Một biến tướng khác của lễ hội được Cục phó Văn hóa cơ sở Vương Duy Bảo nêu ra là việc "liền anh, liền chị" ở Hội Lim (Bắc Ninh) bán trầu hay ngả khay nhận tiền của du khách.
"Cơ chế thị trường khiến người dân đi lễ luôn có quan niệm "mua-bán". Họ dùng tiền làm cầu nối, “hối lộ” thánh thần. Họ rải tiền lẻ, ném tiền, trèo leo ban thờ để tranh lộc như tại đền Trần (Nam Định). Những hành động này là thô thiển, phỉ bảng thánh thần, đi trái lại đạo lý", Cục phó Bảo nói.
Những tồn tại của mùa lễ hội Xuân 2014, theo ông Bảo là tất yếu bởi ý thức của người dân khi tham gia lễ hội chưa tốt. Việc tổ chức, quản lý lễ hội ở một số địa phương chưa đồng đều, chưa hiệu quả. Ví dụ, việc Ban quản lý Phủ Tây Hồ không nhắc nhở người dân đặt tiền lễ lung tung trên ban thờ hay để tình trạng ép giá gửi xe lên 10.000-50.000 đồng cũng là điều đáng trách.
"Khi thiếu đôn đốc, sao nhãng trong tổ chức, quản lý tức là Ban tổ chức đã đồng lõa với hành vi xấu", Cục phó Vương Duy Bảo nói thêm.
an-xin-den-ba-chua-kho-2540-1392980213.j
Ăn xin, ăn mày vẫn xuất hiện nhiều dọc đường vào đền Bà Chúa Kho. Ảnh: Quỳnh Trang.
Theo thống kê của các địa phương, lượng khách tham gia lễ hội Xuân vẫn tăng nhanh. Hội Chùa Hương (Hà Nội) đợt cao điểm mùng 1 đến mùng 10 Tết đón trên 300.000 khách, riêng ngày khai hội mùng 6 Tết đón gần 50.000 người; hội Yên Tử (Quảng Ninh) một ngày đón trên 300.000 khách và dự kiến năm nay đón 3 triệu khách; hội đền Trần (Nam Định) đón trên 100.000 khách; hội Phủ Dày đón trên 300.000, riêng đêm khai mạc chợ Viềng mùng 7 Tết đón khoảng 20.000 khách...
Công tác đảm bảo an ninh trật tự ở một số lễ hội được đánh giá chưa tốt, nạn ăn xin, cờ bạc, dùng người khuyết tật đi bán hàng tại Chùa Hương, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), đền Ông Hoàng Mười, đền Củi (Hà Tĩnh)... vẫn nhan nhản. Tình trạng xóc thẻ, lên đồng, khấn thuê... vẫn diễn ra ở Phủ Tây Hồ, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), đền Mẫu (Lạng Sơn)...
Theo Bộ Văn hóa, dịch vụ đổi tiền lẻ còn diễn ra khá phổ biến một số lễ hội; tiền lễ ở một số nơi chưa được thu gom kịp thời; hiện tượng cài, giắt và xoa tiền lên tượng, rải, ném tiền lẻ lên kiệu rước, xuống giếng vẫn còn. Ý thức người tham gia lễ hội chưa cao, dẫn tới tình trạng chen lấn, xô đẩy, xả rác bừa bãi. Việc tồn tại các hàng quán cạnh di tích, treo thịt gia súc, gia cầm sống gây phản cảm. Một số di tích, lễ hội trang trí nhiều đèn lồng Trung Quốc không phù hợp văn hóa Việt Nam.
Quỳnh Trang
 
Ý kiến bạn đọc (58)
Tôi đã đến đền Trần được 6 năm liên tục. Chưa bao giờ dám xin cho riêng tôi & người thân danh giá nhiều. Mọi năm xin ấn đền Bảo Lộc chỉ là tự nguyện hay 50.000 vnđ. Nhưng năm nay nhất định phải là 200.000 vnđ. Vậy cả nhiều nghìn người thì Thánh có tiêu được không? Có lẽ năm tới tôi phải nghĩ lại. Tu tại gia thôi. Không phải vì 200.000 vnđ mà vì bị xúc phạm với các Vua Trần.  
Bạn đã đúng bởi: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa. Phật tại "tâm" bạn ơi.
manhhoi2000 - 21 giờ trước
Với danh nghĩa"Truyền thống dân tộc", các ban tổ chức thực sự đang buôn thần bán thánh, còn người đi lễ là hối lộ thần thánh.Nếu quả có phật,thánh thần thì hẳn là các vị đi"lánh nạn" những ngày lễ hội đầu năm bát nháo, lếch thếch thế này.
Trucngon - 17 giờ trước
 
Khi mà các lễ hội như phát ấn Đền Trần hay Chùa Hương bị một số người lợi dụng để thu lợi , thì việc linh thiêng không thể còn. Những ai am hiểu ít nhiều về tâm linh thì đêu biết rằng: Chẳng có linh hồn nào, dù là thần thánh có thể an trụ được một nơi xô bồ, xô bộn những người sống. Chẳng có linh hồn nào trụ nơi ô uế do ăn uống, phóng uế và đầy rác rưỡi. Chẳng có linh hồn nào đi làm thuê để được hưỡng chút ít hương hoa cả. Thế cho nên đi tìm thần thánh trong lễ hội là chuyện làm vô ích.  
Có mấy lời muốn nói, quê tôi Nam Định, bao đời nay chúng tôi đều "Khai ấn đầu xuân". Chả hiểu sao từ khoảng năm 2005 trở lại đây người ta kéo nhau về dự đông thế, chứ ngày xưa chỉ có con cháu và cùng lắm thì có vị lãnh đạo tỉnh thôi
Hung Nguyen - 19 giờ trước
Bạn đến vía Bà chúa xứ chưa? Ở vía Bà còn có dịch vụ mướn heo quay để cúng Bà. Cúng xong, trả heo, người khác mướn cúng .... Nếu Bà thật sự linh thiêng, liệu có chứng cho cách buôn thần bán thánh như vậy không nhỉ?
 
Ngày nào còn mê tín là ngày đó dân trí còn thấp. Đây là một chuyện đáng buồn cho cả nước.
Tôi đồng ý voi ý kiến của bạn!
kiem - 21 giờ trước
Đi lễ chùa đền, xin ấn cầu mong may mắn gọi là mê tín sao???... bạn có biết như thế nào là mê tín ko???... đó là truyền thống dân tộc ta bao đời nay
MINH - 20 giờ trước
 
Đứng trước cổng chùa , chắp tay xá phật ba xá, tĩnh tâm cầu khẩn cho quốc thái dân an, cầu an cho bản thân và gia đình con cái hoặc người thân yêu của mình ... với tâm theo nhà Phật. Có nhất thiết phải " ném" tiền vào ...  
 
Lấy ấn về làm gì?!
chịu
ngocquymn - 20 giờ trước
 

Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Giếng cổ vùng Kinh Bắc ( Báo BN)

Giếng cổ vùng Kinh Bắc
Làng quê Việt xưa luôn gắn liền với hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình. Trong đó thì giếng nước gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân hơn cả. Giữa nhịp sống hiện đại ngày nay, những chiếc giếng cổ vẫn đang góp cho đời những dòng nước mát ngọt và là bộ phận không thể thiếu tạo nên những giá trị độc đáo rất riêng trong đời sống văn hóa vùng Bắc Ninh-Kinh Bắc.
Những mạch nguồn trong mát
Chưa có ai thống kê tại các làng quê Bắc Ninh hiện còn bao nhiêu giếng cổ, giếng nào là cổ nhất, độc đáo nhất... nhưng trong số đó nổi tiếng hơn cả có lẽ là giếng Ngọc tại thôn Viêm Xá, xã Hòa Long (thành phố Bắc Ninh). Giếng đã có tuổi đời hàng trăm năm gắn liền với di tích đền Cùng thờ hai nàng công chúa Tiên Dung và Thủy Tiên - con vua Lý Thánh Tông.
 
Giếng cổ ở chùa Dạm (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh) gắn với sự tích bà Tấm.
 
 
Miệng giếng Ngọc hình bán nguyệt nhưng lòng giếng hình vuông. Kiến trúc giếng khá độc đáo gồm 11 bậc gạch, 4 bậc đá và 1 bậc gỗ lim ở sát mép nước. Dưới lòng giếng là lớp đá ong tự nhiên sâu chừng 10m. Do nước giếng được hình thành từ những mạch nước ngầm chảy ra từ núi đá Kim Lĩnh lại được lắng qua hàng chục lớp đá ong tự nhiên nên rất trong. Người làng Diềm luôn tâm niệm nhờ uống nước giếng Ngọc mới có được giọng hát Quan họ “vang, rền, nền, nảy” trứ danh bậc nhất xứ Kinh Bắc. Đa số các hộ ngày nay vẫn giữ thói quen múc nước giếng để pha trà vì cho rằng trà pha xong bao giờ cũng thơm, xanh, ngọt hơn hẳn khi pha với thứ nước khác. Bởi thế mà dân làng vẫn truyền nhau câu ca: “Nước giếng Ngọc, trà Tân Cương/Như chàng Kim Trọng đẹp duyên Thúy Kiều”.
Một giếng cổ nổi tiếng khác của Bắc Ninh là giếng Gióng ở thôn Đại Bái, xã Đại Bái (huyện Gia Bình). Tương truyền khi thánh Gióng đánh giặc Ân đi qua đây đã dừng lại để uống nước. Xung quanh giếng có một vết lõm vừa bàn chân người được cho là bàn chân của Thánh Gióng để lại. Ngoài ra còn nhiều vết lỗ chỗ nhỏ ly ty khác vẫn được truyền tụng là vết nước trầu bắn do Thánh Gióng ăn trầu, nhả bã xuống. Đặc biệt, nguồn nước ở đây lúc nào cũng có màu đỏ như màu bã trầu nên người dân thường gọi là nước trầu. Vào dịp lễ hội (mùng 8-4 âm lịch), dân làng lại trang trọng tổ chức lễ rước nước. Sáng sớm, người ta múc đầy một chóe nước từ giếng lên đặt vào kiệu khiêng rước về đình làng, thờ cúng liên tục trong ba ngày rồi ban cho người dân. Không chỉ đơn giản là nguồn nước sinh hoạt, giếng Gióng đã trở thành một phần trong đời sống tâm linh của người dân nơi đây, gửi gắm niềm tin và tấm lòng hướng về tổ tiên, cội nguồn.
Giữ hồn giếng cổ
Các giếng cổ ở Bắc Ninh nằm rải rác tại các làng quê. Về cơ bản giếng có 3 kiểu dáng: Hình tròn (chiếm đa số), hình vuông hoặc trên tròn dưới vuông. Chất liệu để xây giếng chủ yếu là gạch, đá. Một số giếng có khung gỗ vuông (bằng lim) ở dưới thành gạch. Khung gỗ này giữ vai trò quan trọng bảo đảm tuổi thọ của giếng, giữ cho thành giếng ổn định lâu dài không bị sụt lún. Đặc biệt, nước ở các giếng này hầu hết đều rất trong và mát dù đã tồn tại qua hàng trăm năm.
 
Giếng Ngọc (thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh) nước vẫn trong xanh dù đã hàng trăm năm tuổi.
Ngày nay, có lẽ hình ảnh người dân múc từng gầu nước giếng làng gánh về nhà dùng thật hiếm gặp bởi nước máy, nước giếng khoan phổ biến. Nhiều giếng cổ vì thế bị xuống cấp, bị lãng quên. Nhưng giếng Ngọc và một số giếng cổ khác ở Bắc Ninh vẫn đang tồn tại như một mạch nguồn nhắc nhở người dân về bề dày lịch sử, văn hóa quê hương. Ông Nguyễn Văn Thư, một  bậc cao niên ở làng Viêm Xá cho biết: “Khi tôi sinh ra, giếng Ngọc đã có rồi. Nghe ông bà, cha mẹ kể lại thì giếng này đã có từ đời cụ kỵ. Tôi nhớ lúc còn bé vẫn theo mẹ ra giếng gánh nước về nhà dùng hàng ngày. Cả làng cùng tề tựu trò chuyện, ca hát, trẻ con đùa nghịch, trai gái hò hẹn… Giờ đã có nước máy nhưng dân làng vẫn lấy nước ở đây về pha trà, nấu cơm như một thói quen”.
Những chiếc giếng cổ đã đi vào tiềm thức của biết bao người dân mỗi làng quê. Trong đó có những sự tích, những câu chuyện kể và cả niềm tin vào những điều thiêng liêng. Chẳng thế mà nhiều nơi người ta lập cả một ngôi miếu nhỏ gần giếng để thờ thần giếng hay coi giếng như một vật phong thủy mang lại điềm lành cho làng… Du khách thập phương đến những nơi này cũng không ngần ngại múc một cốc nước ngọt lành từ giếng lên uống với ước mong về những điều tốt đẹp.
Những chiếc giếng cổ đã và đang song hành cùng lịch sử, văn hóa và đời sống của người dân xứ Kinh Bắc. Cuộc sống có hiện đại, tiện dụng đến đâu thì giếng làng luôn là một mảnh ghép không thể thiếu của hồn quê và sẽ trường tồn mãi với thời gian.
Thương Huyền

Bài viết về LÊ QUÝNH( Báo Bắc Ninh)

Lê Quýnh - Đại trung thần triều Lê
Làng Đại Mão trước cách mạng tháng Tám năm 1945 thuộc tổng Thượng Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, nay thuộc thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, người xưa có câu “Góp họ thành làng”, ở nơi đây từ xưa đến nay vẫn nổi tiếng là làng văn hiến, địa phương nổi danh đất học, vì có nhiều dòng họ hiếu học và khoa bảng đã xây nên nếp thuần phong mỹ tục của quê hương, do vậy đời phong kiến đã được phong là đất “Văn vật khả quan”.
Các tài liệu chữ Hán hiện còn lưu tại gia tộc họ Lê, thuỷ Tổ của họ Lê Doãn đến định cư lập nghiệp tại Đại Mão vào thời vua Lê Uy Mục (1505-1509), đến nay vào khoảng hơn 500 năm. Theo bia phả, tổ tiên họ Lê Doãn chủ yếu làm quan cho nhà Lê từ thời Lê Trung Hưng (Lê Trang Tông) cho đến thời Lê Mạt (Lê Chiêu Thống) trong khoảng thời gian 257 năm (1532-1789) dòng họ nối tiếp khoa bảng và kế tiếp nhau 7 thế hệ làm quan phục vụ cho triều Lê.
Do thấm nhuần tư tưởng Nho giáo và đạo Khổng nên bất kỳ ai trong dòng họ Lê Doãn được bổ nhiệm làm quan cũng đều tận tụy phục vụ triều đình, bao giờ cũng làm trọn đạo bầy tôi trung, với gia đình, họ hàng làng mạc các cụ luôn giữ trọn chữ Hiếu, chữ Đễ, chữ Kính và chữ Hòa.
Trong 7 thế hệ phục vụ triều đình nhà Lê, tiêu biểu có 11 người làm quan, trong đó Tổ hệ thứ 10: Lê Doãn Quýnh thường gọi là Lê Quýnh (con trai tiến sĩ Lê Doãn Giản) sinh năm Canh Ngọ (1750) đời vua Lê Hiển Tông, năm 21 tuổi được bổ làm Nho sinh ở Chiêu Văn Quán, nhờ phúc ấm của cha, được ban tước Hiển cung đại phu, năm Bính Ngọ (1786) cuối đời vua Lê Hiển Tông, Lê Quýnh giữ chức Tổng quản binh, vâng mệnh vua đi phủ dụ vùng Giang Bắc, khi trở về được phong tước Bá, năm ấy 37 tuổi.
Đến mùa Đông năm Đinh Mùi (1787) Chiêu Thống năm thứ nhất, nghĩa quân Tây Sơn chiếm được thành Thăng Long, vua Chiêu Thống chạy lên Lạng Giang, Lê Quýnh đem gia binh (lính địa phương) hộ giá vua. Vâng mệnh vua ông đi tìm Thái hậu, Hoàng hậu và Nguyên tử chạy lên Cao Bằng, mặc dù bị quân Tây Sơn truy đuổi nhưng ông vẫn đưa được cung quyến nhà vua sang phủ Nam Ninh - Trung Quốc, Lê Quýnh qua Quảng Đông theo đường biển về Vị Hoàng, Nam Định gặp vua được phong tước Trường Phái hầu.
Khi nhà Thanh cho Tôn Sĩ Nghị đem quân sang viện giúp vua Lê thì Lê Quýnh được vua ban kiếm ấn và giữ chức Tổng binh lương, sau đổi lại giữ chức Bình chương sự. Mùa xuân năm 1789 quân Tây Sơn đánh chiếm Thăng Long, thời gian này Lê Quýnh đang chữa bệnh tại quê nhà, quân Tôn Sĩ Nghị tan rã chạy về nước, vua Chiêu Thống và một số bầy tôi chạy sang đất Bắc, trong đó có Lê Doãn Tuấn là con trưởng Lê Doãn Thân, lúc này Lê Quýnh ở quê chữa bệnh mới khỏi, đã đứng ra chiêu mộ nghĩa sĩ, luyện tập binh lính chờ thời cơ khôi phục lại nhà Lê.
Được tin Phúc Khang An theo lệnh của vua Thanh vời gọi sang Trung Quốc gặp vua Chiêu Thống để tính chuyện khôi phục ngai vàng, Lê Quýnh cùng với em con ông chú ruột là Lê Doãn Trị và một số bầy tôi cũ của nhà Lê vào khoảng 13, 14 người, trong đó có cả người con trai thứ hai của Lê Quýnh là Lê Doãn Thuyên cùng bố và chú sang đất Thanh.
Đến đất Thanh mới rõ là vua và các bầy tôi tòng vong đã chịu cắt tóc, ăn mặc theo người Thanh, vua Thanh dụ dỗ nhóm Lê Quýnh phải làm theo vua Chiêu Thống, Lê Quýnh và cả nhóm không nghe ông nói: “Chúng tôi đầu có thể chặt chứ tóc không thể cắt, da có thể lột chứ quần áo không thể thay”. Nhưng để trọn đạo vua tôi, Lê Quýnh cho phép con trai là Lê Doãn Thuyên cắt tóc, mặc quần áo nhà Thanh thay cha để hầu vua, còn nhóm Lê Quýnh hơn 10 người, triều đình nhà Thanh dụ dỗ nhiều lần không được cuối cùng khép nhóm Lê Quýnh vào tội bất tuân (không chịu làm theo) và phân tán làm nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm bắt tù một nơi.
Bị giam ở ngục Yên Kinh cùng với Lê Doãn Trị, Trịnh Hiến, Lý Bình Đạo, nhóm 4 người này trên đường đi Yên Kinh gặp vua Càn Long đi tuần du, bị Càn Long thẩm vấn, qua sự đối đáp của Lê Quýnh vua Thanh đã phải thán phục và gọi nhóm 4 người là tứ nghĩa sĩ và khen ngợi Lê Quýnh là con người cương nghị, khí tiết. Chính lời khen này đã được đúc kết thành 4 chữ thờ ông “Tinh Trung Tráng Liệt”.
Sau khi được về nước Lê Quýnh đã đem theo hài cốt gia quyến vua Lê cùng các bầy tôi tòng vong về nước, an táng song vua Lê thì vua Gia Long mời các ông ra làm việc cho nhà Nguyễn, hai anh em ông từ chối và nói rằng: “Chúng tôi chỉ biết thờ một chúa”, hai ông xin về quê dạy học, làm thơ và mất tại quê nhà.
Trong thời gian ngồi tù lúc nào Lê Quýnh cũng nghĩ đến việc khôi phục ngai vàng nhà Lê, nghĩ tới quê hương đất nước, nghĩ tới mẹ già, điều này đã được thể hiện trong 3 tác phẩm lớn ông viết trong thời kỳ ở tù là: “Bắc hành tùng ký”; “Bắc hành lược biên”; “Bắc sở tự tình phú”. Và khí tiết còn được thể hiện trong 30 bài thơ ông làm trong suốt thời gian bị cầm tù.
Chính vì Lê Quýnh có khí tiết như vậy nên đến đời vua Tự Đức năm 1860, triều đình nhà Nguyễn đã tôn Lê Quýnh là nhân vật số 1 trong số 23 bầy tôi tiết nghĩa của nhà Lê và lập đền “Cố Lê Tiết Nghĩa từ” ở phía Tây thành Thăng Long, phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận (nay ở đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ - Hà Nội). Thứ tự các bài vị đều sắp đặt theo như lời bàn của Bộ. Chính giữa là linh vị của Trường Phái hầu Lê Quýnh, đặt thụy hiệu là “Trung Nghị”. Bên tả bày linh vị của 11 người, gồm: Đề lĩnh Nguyễn Viết Triệu; Thượng thư Bút phong Đình Giản; Đinh Võ hầu Trần Quang Châu; Trần Danh Kệ; Hữu thị lang Nguyễn Huy Diệu; Trấn thủ Lê Hân; Chỉ huy Lê Doãn Trị; Chưởng tứ bảo Lê Quí Thích; Nguyễn Hùng Trung; Lê Tùng, Tả tham chính Kinh Bắc; Bình vọng Lê Trọng Trường. Bên hữu bày linh vị của 11 người, gồm: Tĩnh nạn công thần Trần Danh Án; Thanh hình hiến phó sứ Tuyên Quang Nguyễn Đình Viện; Nội thị Nguyễn Quyên; Trần Đĩnh; Đốc đồng Nguyễn Quốc Đống; Địch quận công Hoàng Ích Hiểu; Nguyễn Đình Miên; Đoàn Thận Xưởng; Võ uý Nguyễn Trọng Du; Lê Thức; Cận quang hầu Phạm Như Tùng. Tất cả 22 người ấy đều được đặt thụy hiệu là “Trung Mẫn”.
Vua Tự Đức có tập thơ vịnh những bày tôi tiết nghĩa nhà Lê mỗi người 4 câu tứ tuyệt, Lê Quýnh được Tự Đức vịnh như sau:
Vô cô ninh tử bất ninh vu
Nghĩa dũng giai phi khởi trượng phu
Túng dị kim tàng tâm tự phẫu
Khẳng đồng Phan Nhạc thủ năng mô
(Trích trong Ngự chế Việt sử tổng vịnh)
Tạm dịch:
Khép tội “bất tuân” bắt ông tù
Khí tiết xứng danh đấng trượng phu
Ý chí là vàng xin tự phẫu
Noi gương Phan Nhạc sáng nghìn thu.
Cuộc đời và con người của Lê Quýnh được sinh ra và lớn lên khi đất nước xảy ra nhiều biến cố lịch sử, chúng ta thấy biết bao thương cảm khi rút ra từ đây một ý niệm rõ ràng và cụ thể về ông: Một người tài ba về văn chương, những tác phẩm của ông còn lưu lại là các tập “Bắc hành tùng kí”, “Bắc hành lược biên” và “Bắc sở tự tình phú”, có giá trị sử học và văn học; một đại trung thần của vương triều nhà Lê.
Nguyễn Văn Đáp

Sưu tầm trên TIN NHANH

8.000 lễ hội mỗi năm khiến người Việt tụt hậu

Người người trẩy hội, tệ nạn hoành hành, công sở vắng hoe, các xí nghiệp chỉ lo mất lao động…

Mùa xuân là mùa của lễ hội ở Việt Nam. Cả nước tưng mừng mở hội khiến cho không khí làm việc những ngày đầu năm vốn đã trầm lắng do trải qua một kỳ nghỉ Tết dài lại càng trở nên uể oải.
Chưa kể, số tiền bỏ ra để tổ chức các lễ hội là không hề nhỏ, trong khi đó rất nhiều hành động không đẹp vẫn lặp đi lặp lại tại các lễ hội qua nhiều năm.
Tuong-phat-Lim-2-5189-13924382-5804-5877
Người tham gia hội Lim nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật.
8.000 lễ hội là một con số khổng lồ, nếu chia trung bình mỗi ngày nước ta có đến hơn 20 lễ hội. Con người nếu chỉ ăn rồi đi chơi hội cũng không đủ thời gian chứ đừng nói đến việc đi làm.
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nước ta có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Và bản sắc chính của chúng ta có lẽ thể hiện qua con số khổng lồ 8.000 lễ hội ấ. 
Các cụ xưa có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè”… Trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, người nông dân hoàn toàn nghỉ ngơi trong mùa xuân, dành thời gian cho việc “ăn chơi”.  Nhưng giờ đây trong xã hội hiện đại, câu nói đó vẫn còn "nguyên giá trị". Với những dòng người tấp nập đổ đến các lễ hội, những công sở vắng hoe, các xí nghiệp chỉ lo mất lao động…
Đây là một lực cản lớn cho phát triển kinh tế, là thứ ghìm chân, khiến tác phong lao động người Việt không thể chuyên nghiệp. Trong lúc thế giới đang cạnh tranh rất mạnh mẽ mà chúng ta cứ mãi bám theo hội hè, cúng bái thì sẽ bị tụt hậu.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, đi đền chùa hay lễ hội ngày đầu năm là phong tục đẹp của nhân dân ta nhưng phải làm thế nào để điều đó không được ảnh hưởng tới công việc.
Bên cạnh việc gây lãng phí lớn, việc có quá nhiều lễ hội cũng là điều kiện cho những việc làm biến tướng, những hành động rất phi văn hóa nảy sinh. Du khách chen chúc nhau, thậm chí giẫm đạp, hàng quán thì nhếch nhác, người bán chèo kéo người mua… Tất cả tạo nên một bầu không khí hỗn độn, mất trật tự thay cho sự linh thiêng và yên bình của những lễ hội đầu xuân. Đó là bức tranh hiện thực nhất về tình hình lễ hội nước ta.
Đã lâu lắm rồi không còn những hình ảnh đẹp của mùa lễ hội đầu năm, đã lâu lắm rồi không còn xuất hiện cảnh người người nô nức trong trật tự. Giờ đây, khi trẩy hội, người ta thường phải mang cảm giác bực bội và mệt mỏi nhiều hơn là vui vẻ và hạnh phúc.
Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để "đánh bóng" cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn làm rất "nhiệt tình".
Ở chùa Bái Đính, ngôi chùa to, đẹp thuộc hàng nhất Việt Nam, năm nào người ta cũng bắt gặp hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật. Còn ởlễ hội chùa Hương, việc chen lấn, xô đẩy, cò mồi,… trở nên quá quen thuộc. Những việc này đã  tồn tại qua nhiều năm nhưng đến giờ vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong lễ khai ấn Đền Trần, ngoài cảnh “cướp ấn” quen thuộc thì chúng ta còn bắt gặp hình ảnh những người dân sẵn sàng trèo lên ban thờ để cầu may hay thi nhau dùng tiền để “đánh bóng” đồ thờ của đền. Chỉ cần đạt được mục đích của mình mà họ sẵn sàng làm những việc vô cùng phản cảm.
Chắc chắn những hình ảnh không mấy đẹp đẽ về lễ hội đầu xuân ở Việt Nam như vậy không hiếm gặp. Từ nguồn gốc là nơi hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui, lễ hội đã và đang dần bị biến tướng. Liệu đã đến lúc chúng ta nên hạn chế bớt các lễ hội không cần thiết?
Chắc chắn trong số gần 8.000 lễ hội hàng năm, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ bớt đi nhiều lễ hội không còn phù hợp. Số còn lại nếu có tổ chức thì cũng nên cân nhắc về quy mô và thời gian của lễ hội chứ có những hội kéo dài đến vài tháng trời, liệu có quá dài?
Lễ hội chính là sản phẩm của một nền văn hóa dân gian đa dạng, mà văn hóa thì vốn có tính tiếp biến, không bao giờ ngừng thay đổi. Việc loại bỏ bớt các lễ hội không còn phù hợp là việc hoàn toàn phù hợp với văn hóa và truyền thống của dân tộc.
Nguyễn Hoàng
Chia sẻ bài viết của bạn về các vấn đề đời sống, xã hội tại đây.
 
Ý kiến bạn đọc (56)
Lễ hội bây giờ biến tướng hết rồi. Đi đến đâu cũng chen lấn, xô đẩy, tiền vương vãi khắp nơi. Xã hội phát triển mà ý thức của một số người đang thụt lùi lại. Thiết nghĩ cuộc sống trong tay mình, có làm thì mới có ăn. May mắn chỉ đến với người biết phấn đấu.
minh khôi - 2 giờ trước
 
bài viết phiến diện quá, chả hiểu lễ hội ảnh hưởng tới công việc ở chỗ nào?. Người ta đã đi lễ hội được dĩ nhiên là phải sắp xếp được công việc, cứ cho như bận bù đầu thì ai dám bỏ việc đi chơi, rồi có thể bị ...  
Tôi cũng ko đồng ý với cách nhìn của tác giả. 8000 lễ hội mỗi năm, nhưng đâu phải ai cũng biết và cũng tham gia 8000 lễ hội này. Bản thân tôi, chỉ đi chùa vào dịp đầu năm và các dịp Rằm, còn lại thì chẳng tham gia ...  
Sơn - 2 giờ trước
Neu dung thoi gian di le hoi lam viec kiem tien thi cuoc song se tot dep hon rat nhieu. Ban noi dung nhung chi dung voi mot so it nguoi thoi. Nuoc My co le hoi nhu nuoc ta dau. Thanh than co giup ho dau ma nguoi la ...  
Van Do - 1 giờ trước
 
Bài viết rất hay
Hùng Vi - 2 giờ trước
hay gì nếu mất đi văn hoá truyền thống, hay gì khi khi HỌ nhìn VN họ nói Việt Nem?
 
Nhìn những cảnh bát nháo đó mà thấy buồn thực sự, người ta ngang nhiên hối lộ cả thánh thần, chà đạp đánh chửi nhau ngay tại chỗ linh thiêng nhất. Nếu các thánh thần có thực sự hiển linh không biết các Ngài có thấy buồn không nữa.
 
Đi lễ chùa thì chen lấn, tệ nạn, ăn cắp, bán thịt thú rừng thật chả ra làm sao. 1-2 tháng sau tết thì lễ chùa liên miên, bảo sao mà đất nước còn nghèo
Thang - 1 giờ trước
 
Chúng ta đang chìm trong văn hóa 4000 năm mà
Lo Viet Lac - 2 giờ trước
Văn hóa 4000 của nước Việt và sự tổ chức lễ hội nhí nhố để câu khách du lịch là 1 vấn đề khác nhau. Bạn hãy thận trọng lời comment nếu không muốn cho rằng bạn đã cố ý đánh đồng "văn hóa" và " thương mại " để hạ thấp bản sắc văn hóa Việt.
Hoàng - 1 giờ trước
 
Thật sự muốn vấn đề này chấm dứt rất dễ. Quan trọng là các cơ quan hành pháp, tư pháp vào cuộc hay không thôi. 
581140 - 2 giờ trước
 
cu nhu vay thi kg the co van hoa dc. chi la qua cuong tin ma thoi. can dep bo bot di le hoi thi moi co van hoa dc.
bano - 2 giờ trước
 
mình đồng tình với bài viết này, cứ suốt ngày hội hè thì kinh tế đất nước sao phát triển nổi
trung hậu - 1 giờ trước
 
TÔI RẤT ĐỒNG Ý VỚI BÀI VIẾT CỦA BAN: VỀ LỄ HỘI NÊN GIẢM BỚT, LỄ NÀO, HỘI NÀO ...KHÔNG MANG NHIỀU Ý THỨC VỀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỜI SỐNG... CHỈ MANG NHIỀU HÀNH VI VỤ LỢI .. . NHƯ TRÊN THÌ DẸP BỎ BỚT ĐỂ CHO DÂN ...  
 
Tác giả nói rất đúng, nước chúng ta nghèo một phần là do tổ chức quán nhiều lễ hội
Hoàng Thy - 1 giờ trước
 
Vấn đề chính là xem Việt Nam có việc làm không xuễ mà bỏ việc để tham gia lễ hội hay không. Chừng nào có việc mà không chịu làm hết sức thì hãy bàn!
Tuấn Anh - 2 giờ trước
 
những lễ hội ban nói ở đây toàn những lễ hội lớn không thể loại bỏ được, còn những lễ hội nhỏ cần loại bỏ thì rất ít người đi không ảnh hưởng gì, cái quan trọng ở đây là ý thức của người dân mà thôi.
tran vinh - 2 giờ trước
 
Trong tổng số 8000 lễ hội này mình nghĩ chắc miền Bắc chiếm khoảng 80%, quan niệm thật là lệch lạc, làm sao mà tiến bộ được....
Lucky Tran - 1 giờ trước
 
Các nước có lễ hội nhiều nhưng họ có tụt hậu đâu? Tụt hậu là do nguyên nhân cơ bản khác ?
Dân - 2 giờ trước
 
Tôi đang sống ở Bình Phước, Tỉnh này không có lễ hội gì , tôi thấy người dân đâu có sao, họ dùng tiền kiếm được để kiến thiết nhà cửa, kinh doanh và đi bãi biển du lịch... thật là văn minh và bổ ích thiết thực.
Mr Tài - 1 giờ trước
 
Các lễ hội đã trở thành các giá trị truyền thống của mỗi làng quê, có thể bây giờ nó đã một phần biến tướng không giữ lại được nét truyền thống trước đây nhưng không phải vì thế mà mọi người lên án, đòi xóa bỏ hoặc cắt bỏ ...  
Duong - 1 giờ trước
 
Vớ vẩn, chẳng ai bỏ việc để tham gia lễ hội cả, ai muốn tham gia lễ hội cũng đều sắp xếp được công việc của mình, bỏ việc để rồi nhịn đói à. Cứ cho mỗi năm có 8000 lễ hội, mỗi ngày có 20 lễ hội như tác ...  
 
đó là do lễ hội thì nhiều mà văn hóa thì ít. Giả sử chúng ta biết tận dụng cơ hội, biến những lễ hội này thì mùa du lịch thu hút du khách nước ngoài như nhiều nước đang làm thì thật tốt
mini - 1 giờ trước
 
Hoan toan nhat tri voi tac gia. Toi thay nhieu nguoi loi dung le hoi de lam nhung viec rat phan cam. Mong cac co quan quan ly xem xet trach nhiem cua minh khi to chuc le hoi.
 
tác giả nên xem lại ....8000 lễ hội tác giả có biết hết 8000 hay có tham gia hết 8000 lễ hội đó không...Nước ta có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có văn hóa và lễ hội riêng....8000 là con số tổng lại tất cả. Người dân tộc ...  
hoahocvui - 1 giờ trước
 
Nge thi co vẻ lãng phí.nhưng nhiêu khi lại khác con người còn bỏ tiền ra mua lại sự thoải mái huống chi đi hội
duonghoang - 1 giờ trước
 
Sao không có cái nhìn tích cực, coi đó là cơ sở làm nền móng để xây dựng và hoạch định phát triển nghành "công nghiệp không khói" -đó là kinh tế du lịch như Thái lan và các nước phát triển đã làm mà lại chỉ đưa ra những nhìn nhận phủ định ?
HDuong - 1 giờ trước
 
Vấn đề không phải nằm ở 8000 nghìn lễ hội, đừng có cái gì quản lý và làm không tốt thì cấm. Khi tôi là sinh viên, tôi là sinh viên nghèo, nên chỉ lo học hành, việc tham gia lễ hội chưa khi nào nghĩ tới. Khi tôi đi ...