Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Chuyện tre ( Báo Nhân Dân )

Chuyện tre
Thứ tư, 20/08/2014 - 11:33 AM (GMT+7)
[+] Cỡ chữ: Mặc định    
Một đoạn phố bán tre ở Hà Nội.
Một đoạn phố bán tre ở Hà Nội.
Quê hương ta

Núi ngát

Sông đầy

Bát ngát

Làng tre

Ruộng lúa

(Hữu Loan)
Các yếu tố cấu thành một cái làng Bắc Bộ: cổng làng, cây đa, ao làng, đình làng và hẳn nhiên không thể thiếu bụi tre bao quanh làng. Thân thuộc và gần gũi, từ công cụ sản xuất đến đồ dùng hằng ngày, người Việt Nam và tre gắn bó tự bao giờ.
Hai thanh tre (loại tre già, tre già bà Lim) để giữ nhịp trong cổ nhạc, tre - nhạc cụ.
Một đôi đũa tre cộng với một con dao bài thành một cái bùa trừ tà ma ngày em bé chào đời. Tre già măng mọc. Một đôi đũa tre dựng đứng để nối Trời với Đất trên bát cơm cuối cùng cho người đã khuất là cũng trọn tình sinh tử với nhau.
Không cần ngọc ngà, 64 quẻ thẻ bằng tre cũng đủ linh thiêng xem hung cát trọn một kiếp người. Chẳng có lửa nào đượm bằng lửa đóm tre ngâm.
Một nền văn hóa tre hay tín ngưỡng tre cũng là có thể.
Họ hàng nhà tre rất đông. Giám mục François Puginier, phụ trách xây dựng Nhà Thờ Lớn Hà Nội hồi cuối thế kỷ 19 đã tổng kết có đến 32 loại tre trong một công trình nghiên cứu độc đáo của ông.
Cuộc sống ngày càng náo nhiệt, ồn ào, xô bồ. Thời hiện đại có vẻ như đang là thời của inox, nhôm nhựa rồi các loại chất liệu giả như giả đá, giả gỗ, giả gốm, giả mây tre (thực chất là bằng nhựa). Sự lên ngôi của các chất liệu này kèm theo với nó là lối sống chuộng hình thức, xanh xanh đỏ đỏ, lòe loẹt đẹp mắt là được. Không cần gì phải ăn chắc mặc bền hoặc tốt gỗ hơn tốt nước sơn nữa. Không bàn chuyện sai đúng, có lẽ chỉ nên coi đó là sự dịch chuyển của những giá trị sống để tùy thì, để tồn tại, để phù hợp. Nhưng rõ ràng tính nhân văn của chất liệu và phương thức chế tác thông qua đồ dùng không có. Chả nhẽ cái gì cũng tiện, cũng tạm bợ, đại khái cho xong? Khỏi cần phải hỏi và trả lời, chỉ đặt hai đồ dùng cạnh nhau là đủ. Một cái rá vo gạo đan bằng tay bằng tre với một cái rá sản xuất hàng loạt bằng máy bằng nhựa. Một cái bát bằng gốm vuốt tay, vẽ tay với một cái bát sắt đột dập bằng máy. Một bộ bàn ghế gỗ với bộ bàn ghế nhựa...
Nhưng thôi thời nào của đó.
Người sao của vậy.
8-2014
Thân thuộc và gần gũi, từ công cụ sản xuất đến đồ dùng hằng ngày, người Việt Nam và tre gắn bó tự bao giờ.

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ

Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ

Xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước, đồng tiền Việt Nam cũng đã trải qua những biến động thăng trầm. Cùng chiêm ngưỡng những tờ tiền đã và đang lưu hành tại Việt Nam theo dòng chảy thời gian!

Tiền giấy Việt Nam và những biến đổi qua các thời kỳ
Giấy bạc Đông Dương: Nếu không kể đến tờ tiền giấy thất bại của Hồ Quý Ly thì giấy bạc Đông Dương được xem là tờ tiền đầu tiên của Việt Nam. Đồng Đông Dương mệnh giá 100 đồng bạc được người Pháp phát hành và lưu thông trong thời gian từ 1885 đến năm 1954. Trên đó có in hình 3 thiếu nữ với trang phục truyền thống của Lào, Campuchia và Việt Nam.
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia
Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, tiền đồng cũng chính thức được in và lưu thông. Mặt trước tiền đồng có dòng“Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” in bằng chữ quốc ngữ, chữ Hán và hình Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mặt sau in hình Công – Nông – Binh. Các con số ghi mệnh giá theo số Ả-Rập hoặc chữ Hán, Lào, Campuchia.
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia
Tiền giấy do Ngân hàng Quốc Gia Việt Nam phát hành: Tiền giấy do Ngân hàng quốc gia Việt Nam được đưa vào sử dụng sau sắc lệnh 15/SL thành lập NHQG Việt Nam do Hồ Chủ tịch ký. 1 đồng ngân hàng đổi được 10 đồng tài chính (đồng Cụ Hồ) và gồm nhiều mệnh giá: 1, 10, 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. Hình thức tiền ngân hàng khá giống với trước đây và chỉ thay đổi về các bức hình in ở mặt sau cùng màu sắc ở mỗi mệnh giá tiền.
Tiền này được lưu hành chung ở 3 nước Việt Nam - Lào – Campuchia
Tiền giấy của Việt Nam Cộng Hoà:Từ 1954 đến 1975, nước ta bị phân chia thành hai hai miền Nam - Bắc, mỗi miền lại có một loại tiền riêng nhưng vẫn gọi chung là “tiền đồng”.
Hình động vật rất hay được chọn để in trên tờ tiền
Hình động vật rất hay được chọn để in trên tờ tiền
Hình động vật rất hay được chọn để in trên tờ tiền
Sau giải phóng đất nước 30.4.1975, tiền lưu hành ở miền Nam mất giá và được đổi tên thành tiền giải phóng. Đến năm 1978, sau khi Nhà nước ổn định và thống nhất về tài chính, tiền Việt Nam tiếp tục thay đổi.
Đồng 5 hào in cây dừa ở Bến Tre
Đồng 5 hào in cây dừa ở Bến Tre
Tờ 10 đồng in hình vụ thu hoạch mía
Tờ 10 đồng in hình vụ thu hoạch mía
Tiền đồng những năm 1985
Tiền đồng những năm 1985
Tiền giấy thế kỷ XX
Tiền giấy thế kỷ XX
Tiền giấy thế kỷ XX
Những tờ tiền mệnh giá 100 đồng, 200 đồng nay không còn được sử dụng, nhưng nó là ký ức quen thuộc đối với người dân Việt Nam.
Tiền giấy thế kỷ XX
Các tờ 10.000 đồng, 20.000 đồng, 50.000 đồng và 100.000 đồng cotton đã được thu hồi, thay thế bằng tờ polyme có cùng mệnh giá.
Tờ 20.000 đồng cũ (được phát hành năm 1990 cùng lúc với tờ 10.000 đồng)
Tờ 20.000 đồng cũ (được phát hành năm 1990 cùng lúc với tờ 10.000 đồng)
Tờ 50.000 đồng được phát hành ngày 15.10.1994
Tờ 50.000 đồng được phát hành ngày 15.10.1994
Tờ 100.000 đồng, mệnh giá cao nhất trong thời kỳ này phát hành ngày 1.9.2000
Tờ 100.000 đồng, mệnh giá cao nhất trong thời kỳ này phát hành ngày 1.9.2000
Tiền polyme hiện đại
Tiền polyme hiện đại
Tờ 100.000 đồng mới
Tờ 100.000 đồng mới
Tờ  500.000 đồng có giá trị cao nhất trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
Tờ  500.000 đồng có giá trị cao nhất trong hệ thống tiền tệ Việt Nam
Theo Phương Ánh
Lao Động

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Cuộc đời kể lại của cụ bà 22 năm sống chung với chuột

Cuộc đời kể lại của cụ bà 22 năm sống chung với chuột

(Dân trí) - Cụ Bà 82 tuổi sống cô quạnh không lấy một người thân, chẳng một mảnh đất cắm dùi, cũng chưa từng có cái gọi là giường. Cuộc sống ở nơi mà cụ gọi là cõi chết với đói khát, sống chung với lũ chuột ấy đã kéo dài suốt 22 năm...

Lấy đất làm giường
Cuộc đời của cụ Vũ Thị Hiền, 82 tuổi ở tại một khu đất hoang của phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng là một câu chuyện dài đầy ám ảnh.
Ở vào cái tuổi thượng thượng thọ ấy, đáng ra được vui vẻ quây quần bên con cháu thì cụ Hiền vẫn phải tha cái lưng còng kiếm miếng ăn qua ngày.
Nơi trú ngụ của cụ Hiền suốt 22 năm qua
Nơi trú ngụ của cụ Hiền suốt 22 năm qua
Theo lời kể thì Cụ Hiền xưa là một cô gái có nhan sắc, được trời phú cho nước da trắng và khuôn mặt nhỏ thanh tú. Cụ lấy chồng về tận Hà Nội và sinh hạ được 2 cô con gái. Nhưng đến năm 25 tuổi, cuộc hôn nhân của cụ tan vỡ, cụ bị đẩy ra đường với hai bàn tay trắng, đến 2 đứa con cũng bị nhà chồng bắt lại nuôi. Đau đớn, cụ trở lại Hải Phòng mong bám víu lấy quê hương để sống. Nhưng cha mẹ không còn, anh em thì đã yên phận.
Kể về cuộc đời mình, không lúc nào cụ không khóc: "Bà buồn lắm, 57 năm qua bà sống không bằng chết. Hai đứa con gái bà đứt ruột đẻ ra bà chưa một lần trở lại để được ôm nó vào lòng. Năm cô gái lớn 20 tuổi, chắc nó sắp đi lấy chồng, có về Hải Phòng gặp bà một thoáng rồi đi. Lần đấy bà chưa kịp nhìn rõ mặt con, nó đã biền biệt đến giờ". Ký ức về hai cô con gái bé bỏng trong suốt chừng ấy năm qua của bà mẹ bất hạnh này chẳng còn gì ngoài hai cái tên rất đẹp bà đặt cho con mình là Minh và Châu.
Người phụ nữ tốt bụng trong nhóm
Người phụ nữ tốt bụng trong nhóm Sống chia sẻ đã phát hiện ra cụ cùng một lũ chuột cống ở trong túp lều đổ nát
Cụ Hiền tâm sự: “Để có thể sống đến hôm nay, bà đã phải làm đủ mọi việc, từ công nhân thời vụ, trồng rau đến những công việc nặng nhọc như phụ hồ, bốc vác. Bao nhiêu người đặt vấn đề ghép nối lại để sống cảnh gia đình nhưng bà đều né tranh. Mình đã làm mẹ 2 lần nhưng chả giữ lại nổi 1 đứa con, lấy chồng làm gì nữa, sống cho qua ngày thôi”.
Đến tuổi ngoài 50, cụ Hiền cạn kiện về sức khỏe, không còn xông pha nơi cửa cảng, bãi thầu bốc vác, vôi vữa kiếm ăn được nữa, đành kiếm chỗ đất hoang dựng lều trú thân. Cái cụ gọi là "nhà" thực chất chỉ là những thanh tre cắm sơ sài, vây bằng những tấm tôn cũ. Mái nhà lợp tạm bợ bằng mái nhựa hỏng, manh áo mưa rách, cái chiếu cũ… Trong căn lều khoảng 10m2 ấy, “giường” của cụ chỉ là một mô đất cao hơn nền nhà chừng dăm phân với ngổn ngang những tấm vải cũ rách nát, bừa bãi lót tạm làm chiếu.
Nhận lũ chuột đói làm… bạn
“Trong 22 năm ở đây, bà thường sống chung với lũ chuột cống dị thường. Lúc đang ngủ chuột cắn mất cả ngón chân, rồi bò lên người. Ban đầu không dám ngủ, về sau bà phải dùng bao nilon quấn quanh người, dùng hai sợi dây chun buộc túm quần từ mắt cá chân đổ lên, bỏ mặc bàn chân cho lũ chuột”, cụ Hiền kể lại.
 
Thôi thì nó cắn mãi cụ cũng thành quen, mà xem ra lũ chuột lâu cũng lấy làm chán. Căn lều dột nát của cụ dần trở thành nơi lũ chuột cống trú ngụ, sinh sôi. Từ đó cụ nhắm mắt nhận chuột làm “bạn”!
Người phụ nữ tốt bụng trong nhóm
Đó giống như cơn ác mộng với nhiều người nhưng lại là chuyện thường tình với cụ trong suốt 22 năm qua. 82 tuổi, con mắt đã mờ, lưng đã còng nhưng dường như nỗi bất hạnh vẫn chưa buông tha cụ bà này. Hàng ngày để duy trì sự sống cụ phải đi tìm cái ăn. Cận cảnh bữa cơm của cụ thật không khỏi nhói lòng: trong cái nồi bé tí tẹo lõng bõng vài cọng dọc khoai nấu với nước lã để ăn cho qua bữa.
Bên trong túp lều dựng tạm
Bên trong túp lều dựng tạm
Cụ kể, em trai cụ sống ở đường Lạch Tray đã từng ngỏ ý đón cụ về nuôi cách đây 30 năm, nhưng vì thương em hoàn cảnh khó khăn, lại còn vợ yếu, con đông nên cụ Hiền đã từ chối. “Thôi thì ở đây một mình rau cháo qua ngày, hàng xóm láng giềng người ta thương ai cho gì thì ăn nấy. Cũng may là hàng xóm nhiều người tốt, bà cũng được cưu mang thêm bữa cơm để chờ ngày mà chết. Đêm nào bà cũng khóc vì nghĩ đến cảnh đời khó khăn bất hạnh của mình. Trong cuộc đời có ba nỗi bất hạnh mà người ta sợ nhất là đói, rét và sự cô độc thì mình có cả ba”, nói đoạn cụ Hiền lại rơi nước mắt.
Ước một đêm ngủ yên để ngày mai được chết
Chị Hà Thị Giang Thanh, Chủ tịch CLB Sống chia sẻ, Hội Doanh nghiệp trẻ Hải Phòng là người tình cờ phát hiện hoàn cảnh đáng thương của cụ Hiền. Chị cho biết: “Trong túp lều nằm sâu trong đám đất hoang um tùm cỏ dại và rác rưởi lại có một bà già tóc bạc trắng lom khom bước ra. Tôi không tin vào mắt mình, vội dừng chân lại. Hỏi thêm những người xung quanh ở gần đó mới vỡ ra thì bản thân đã không cầm được nước mắt”.
Chị Thanh đã mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu hoàn cảnh của cụ Hiền. Khi đề bạt về việc muốn được giúp đỡ, bà cụ đã thật thà nói với chị Giang Thanh: "Bà chỉ ước có một đêm ngủ yên giấc mà không bị chuột cắn thì ngày mai cụ có chết cũng mãn nguyện rồi”. Chị Giang Thanh đã có nhiều đêm mất ngủ để nghĩ cách giúp bà cụ. Ý tưởng xây cho cụ căn nhà nhỏ được hình thành. Chị đi gặp từng người bạn, từng tấm lòng để kể về cụ Hiền và ước mơ nhỏ nhoi của cụ.
Bên trong túp lều dựng tạm
Những con người xa lạ đã mạnh dạn đi mượn đất của phường, người góp gạch, người góp công chung tay xây cho cụ bà ngôi nhà nhỏ
Thế rồi từ câu lạc bộ Sống chia sẻ, nhóm Trái tim kết nối, Vì nụ cười trẻ thơ và nhiều cá nhân, tổ chức khác đã bắt đầu san sẻ những tấm lòng. Căn nhà nhỏ được dựng lên bằng chính những bàn tay của nhiều nhóm người không quen biết. Chưa đầy một tháng ngôi nhà đã hoàn tất, với đầy đủ công trình sinh hoạt khép kín sạch sẽ và khá khang trang.
Bên trong túp lều dựng tạm
Những con người này đã sẻ chia cùng cụ tấm lòng của mình. Ngày nhận chìa khóa ngôi nhà nhỏ khang trang, lần đầu tiên sau 22 năm cơ hàn, cụ Hiền cười rạng rỡ
Ngày CLB Sống chia sẻ, Hội Doanh nhân trẻ Hải Phòng trao chìa khóa cho cụ Hiền vào căn nhà mới là ngày cụ cười nói trở lại sau mấy chục năm qua. Cụ Hiền nói trong nấc nghẹn: “ Đêm nay bà được ngủ trong căn nhà của mình, thoát khỏi sự lo sự bị chuột cắn. Nếu ngày mai mà có quy tiên thì cũng đã mãn nguyện lắm rồi. Nói lời cảm ơn đến cộng đồng thiện nguyện tại Hải Phòng đã giúp bà e là chẳng bao giờ đủ”.
Hoài Anh

Nguy cơ tính đến năm 2050

4,3 triệu đàn ông Việt Nam có nguy cơ 'ế' vợ

VOV.VN -Mất cân bằng giới tính khi tỷ lệ sinh đã tăng từ 106,2 bé trai/100 bé gái năm 2000 lên 113,8 bé trai/100 bé gái năm 2013.
Nhân ngày Quốc tế Trẻ em gái (11/10), Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (DS- KHHGĐ), Bộ Y tế phối hợp với Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam đã khởi động chiến dịch “Chung tay giải quyết mất cân bằng giới tính khi sinh” vào sáng 23/9 tại Hà Nội.
Tại Việt Nam, mất cân bằng giới tính nghiêm trong hơn khi tỷ lệ sinh đã tăng từ 106,2 bé trai/100 bé gái năm 2000 lên 113,8 bé trai/100 bé gái năm 2013 và xu hướng này đang tiếp tục gia tăng. Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời, dự tính đến năm 2050, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một viễn cảnh dư thừa từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ để kết hôn.
Có nhiều bằng chứng ở châu Á và Việt Nam cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh chủ yếu là do việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, ưa thích con trai và xem thường giá trị trẻ em gái đã ăn sâu bám rễ trong các quan niệm văn hóa. Những tư tưởng truyền thống lâu đời này đã tạo nên những áp lực nặng nề đối với phụ nữ về việc phải sinh được con trai và ảnh hưởng cơ bản tới vị thế kinh tế, xã hội cũng như đời sống sinh sản và tình dục của người phụ nữ, liên quan tới sức khỏe cũng như sự sống còn của họ.

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc dân số Việt Nam trong tương lai, dẫn tới việc dư thừa nam giới trong xã hội. Các hậu quả về lâu dài rất nghiêm trọng: việc thiếu phụ nữ sẽ làm gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm hơn và có thể bỏ học để lập gia đình. Có thể sẽ có sự gia tăng về nhu cầu mại dâm, dẫn đến việc gia tăng tệ nạn buôn bán phụ nữ.
Việt Nam đã và đang thực hiện một số biện pháp nhằm xóa bỏ vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh đang ngày càng tăng, tăng cường tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của các nhóm đối tượng về hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh, tăng cường thực thi pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi. Tuy nhiên, cần thiết phải tăng cường hơn nữa cơ chế phối hợp liên ngành và thức đẩy sự tham gia của các tổ chức xã hội, bao gồm cả những nỗ lực nhằm giải quyết phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái, vốn đã ăn sâu bám rễ và là nguyên nhân chính dẫn đến việc lựa chọn giới tính trước khi sinh.
Cần phải có thêm nhiều nỗ lực hơn nữa để thay đổi quan niệm của mọi người về sự ưa thích con trai và các hành vi lựa chọn giới tính thai nhi, đặc biệt quan niệm của nam giới và trẻ em trai.
Phát biểu tại lễ khởi động chiến dịch, ông Arthur Erken, Trưởng Đại diện UNFPA tại Việt Nam cho rằng: “Nguyên nhân cốt lõi của vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh không nằm ở việc lựa chọn giới tính thai nhi, mà chính là do sự bất bình đẳng giới và xem thường giá trị phụ nữ. Hiện tượng lựa chọn giới tính trước khi sinh trở nên nghiêm trọng hơn bởi các giá trị truyền thống gia trưởng trong gia đình, đặc biệt là hệ thống gia đình phụ hệ cũng như thiếu quyền tự chủ của người phụ nữ về mặt tài chính và xã hội. Do đó, giải pháp của vấn đề không phải là tập trung vào giải quyết hiện tượng, mà vấn đề cần được giải quyết  trong bối cảnh rộng lớn của phát triển kinh tế, xã hội và quyền con người để xóa bỏ bất bình đẳng giới, đảm bảo nhân phẩm và các quyền con người của mỗi cá nhân, phụ nữ, trẻ em”.
Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về nguyên nhân và hậu quả của việc lựa chọn giới tính thai nhi do định kiến giới, cũng như kêu gọi nhiều nỗ lực hơn nữa từ các cơ quan có liên quan cùng chung tay để chấm dứt hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh – một trong các hình thức đối xử phân biệt giới./.
Lê Vũ/VOV.VN

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

ST : Những cách phạt con hư càng phạt càng…hỏng

Những cách phạt con hư càng phạt càng…hỏng

Nếu chị em nhìn thấy mình đã hành động giống với 1 trong 6 trường hợp dưới đây, chúng ta đã không khôn ngoan trong việc trị con hay “ăn vạ”.
Thời đại của những cô bé, cậu bé được chiều chuộng, cưng nựng quá đà đã không còn. Nhiều chị em cho rằng đối với trẻ nhỏ, việc dạy dỗ cần phải tuân theo nguyên tắc cứng rắn, không nhân nhượng thì mới có thể khiến con ngoan.
Chúng ta chê bà nội, bà ngoại đã quá chiều cháu và luôn tỏ ra bản thân là một người mẹ lý trí. Tuy nhiên, việc xử lý những tình huống khi con hư, quậy phá hay “ăn vạ” bằng cách áp dụng các hình phạt kỷ luật nếu không khéo cũng không tạo được tác dụng gì.
Nếu chị em nhìn thấy mình đã hành động giống với 1 trong 6 trường hợp dưới đây, chúng ta đã không khôn ngoan trong việc trị con hư.
Mất bình tĩnh và quát mắng con giữa chốn đông người
Không gì xấu hổ hơn cảnh tượng một bà mẹ mắng mỏ con giữa chốn đông người. Đầu tiên là la hét quát mắng nhưng rất có thể sau đó, đứa trẻ sẽ phải chịu vài phát đánh đòn. Cảnh tượng này không hiếm. Dưới con mắt con mọi người xung quanh, bà mẹ này chính xác là một người mẹ không biết dạy con.
Nhưng nguy hiểm hơn thế, việc dồn sự tức giận vào những lời quát mắng và cả hành động bạo lực với con trẻ, mẹ đang gián tiếp dạy con rằng: khi tức giận, ta có thể làm tổn thương người khác.
Cách xử lý thông minh dành cho các bà mẹ nóng tính: hãy hít một hơi thật sâu là lấy lại bình tĩnh trước khi định làm bất cứ việc gì.
Nói “Không được”, “Dừng lại”
Hẳn nhiều chị em sẽ ngỡ ngàng vì đây là câu nói phổ biến của tất cả phụ huynh khi muôn cấm con không được làm điều gì đó, như nghịch phá đồ trong siêu thị hay sờ vào ổ điện…
phạt, dạy con, phụ huynh
Đừng cấm con làm gì mà không có lý do. Trẻ sẽ tiếp tục thực hiện (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, các chuyên gia tâm lý trẻ em cho rằng, những câu nói ngăn cấm này không có tác dụng với trẻ nhỏ. Thay vì noi cho con biết những gì mẹ muốn con thực hiện, hãy đồng thời giải thích với con vì sao mẹ lại yêu cầu như vậy. Thay vì nói “không được túm tóc bạn”, hãy nói “con đang làm bạn đau bằng việc túm tóc bạn”. Thay vì nói “không cầm cái này”, hãy nói “nếu con cầm chiếc cốc này, nó có thể bị rơi vỡ và con sẽ phải đền rất nhiều”.
Ngoài ra, hãy sử dụng những lời khen tích cực nếu con nghe theo lời cha mẹ.
Cha mẹ “không chơi đúng luật”
Chúng ta dạy dỗ, giảng giải và thiết lâp với con rất nhiều quy tắc. Ví dụ như chúng ta luôn nói với con “vượt đèn đỏ là phạm pháp” hay “quát to với người khác là bất lịch sự”. Vậy nhưng đột nhiên vì một vài tình huống đăc biệt, do vội quá nên ta vượt đèn đỏ hay do quá bực tức, ta to tiếng với người khác ngay trước sự chứng kiến của con.
Khi đó, trẻ sẽ hiểu rằng bất cứ qui tắc nào cũng có thể bị “uốn cong”.
“Hối lộ” để con ngoan
Trẻ con ăn hết bát cháo, chịu khó ngồi ngoan hay trật tự khi đi chơi chỉ vì mẹ đã hứa sẽ thưởng cho con cái gì đó? Hoàn toàn không thể dạy con được gì từ cách làm này. Trẻ sẽ luôn hi vọng bản thân phải được thưởng mỗi khi làm được điều tôt.
Cách khác hiệu quả hơn: thay vì treo thưởng cho những hành vi tốt, các chuyên gia nói rằng phương pháp củng cố hành vi tốt là hiệu quả hơn. Thay vì nói “nếu đi siêu thị con ngồi yên thì mẹ sẽ mua kẹo cho con’, hãy thử: “ Mẹ rất tự hào về cách con cư xử ở siêu thị ngày hôm nay.Con là một cậu bé ngoan.Tương tự như vậy nếu trẻ hư, có thể nói “Cách con cư xử tại siêu thị như thế này khiến mẹ rất buồn.
Việc không thưởng cho con có vẻ hơi khắc nghiệt, nó sẽ giúp phát triển nhân cách trẻ.
Ra những hình phạt không thực hiện được
Mẹ yêu cầu con tắt máy tính và bé bỏ qua, tiếp tục chơi trò chơi. Vì vậy, mẹ doạ “Nếu con không rời khỏi máy tính ngay bây giờ, con sẽ không được xem tivi một tuần”. Sau đó, bé tiếp tục phớt lờ mẹ, mẹ thì phải buộc lòng tự tắt máy tính và quên luôn lời đe ban đầu là không có TV trong một tuần.
Một trường hợp đơn giản hơn: Khi đang ở siêu thị, mẹ yêu cầu đi về nhưng bé dứt khoát không nghe và lăn ra “ăn vạ”. Mẹ doạ “Nếu con không về thì mẹ về trước đây. Con ở lại một mình nhé”. Trẻ vẫn ngồi đó khóc và mẹ thì cũng không thể cứ thế bỏ đi. Lại một hình phạt chỉ là lời nói xuông được thực hiện. Lâu dần, trẻ sẽ nhận ra mẹ chỉ doạ thôi chứ không “dám” làm.
Cách thay thế: hãy lựa chọn những hình phạt thực sự làm được rồi mới nói với trẻ. Không có đàm phán. Nếu trẻ tuân theo, hãy động viên con.
Ra những hình phạt không phù hợp với từng “đối tượng”
Yêu cầu một bé gái đứng úp mặt để suy nghĩ về lỗi sai có thể phù hợp nhưng với một cậu nhóc thích chạy nhảy, việc bắt con đứng yên sẽ khiến hình phạt nhanh chóng bị thất bại. Tương tự, không thể mong đợi phạt một đứa trẻ 18 tháng cùng hình thức với cậu nhóc 4 tuổi.
Mẹ cần phân tích kỹ tính cách, khả năng của con trươc khi đưa ra hình phạt bởi không chỉ đơn thuần là phạt suông, trẻ cần học được điều gì đó qua việc này.
(Theo Khampha)

THƠ NGƯỜI LÀNG GIỮA (1 B)

THƠ NGƯỜI LÀNG  GIỮA (1 B)  - Đỗ Trọng Tầu

                 Làng Giữa có nhiều người làm thơ. Có thể là hay hoặc không hay ( tùy bạn nhận định).
                 Làm được thơ hay thì ai cũng muốn rồi! Chê thì dễ nhưng làm thì  hơi khó hay rất khó?
                 Nhiều người làm thơ để tâm tư, để mừng vui, để  giải tỏa nỗi niềm suy tư có khi chỉ để mình đọc.
                 Cũng có người muốn nhiều người đọc để được đồng cảm, sẻ chia; để được khen , để được chê…
                 Theo tôi, làm thơ  cần có ít nhiều  năng khiếu;  hiểu biết… và cũng là sở thích nữa.

                 Mời các bạn tham gia gửi bài cho  mục THƠ NGƯỜI LÀNG GIỮA. Bài gửi cho ông Lê Đình Ngạn ( Email:    nganhttt@gmail.com )

       Thơ Người Làng Giữa (1 B ) xin  được đăng một vài bài thơ của tác giả Đỗ Trọng Tầu hiện ở TP Bắc Giang họa bài thơ Mười năm vang tiếng thơ ca của tác giả Nguyễn Hữu Kim

                                 ĐƠN XIN GIA NHẬP CÂU LẠC BỘ THƠ ĐẠI MÃO

Kính gửi :  Cụ Nguyễn Hữu Kim Ông Nguyễn Đình Hiệu Cùng toàn thể hội viên của câu lạc bộ 
               Kính thưa Quý vị ! Đầu tiên cho phép tôi xin gửi tới Cụ Nguyễn Hữu Kim,Ông Nguyễn Đình Hiệu cùng toàn thể thi hữu trong Câu Lạc Bộ thơ Đại Mão lời kính chúc Quý vị có sức khỏe dồi dào và một đại gia đình hạnh phúc!
              Là một người con của quê hương Đại Mão,dù đi xa nhưng lòng vẫn hướng về quê hương,nơi chôn rau cắt rốn của mình, lại có sự đam mê thơ ca ,và được biết và đọc những vần thơ của Câu Lạc Bộ Thơ Đại Mão ta,tôi rất lấy làm vinh hạnh.
              Tôi có một nguyện vọng sâu sắc,một đam mê cháy bỏng là muốn được trở thành hội viên chính thức của Câu Lạc Bộ Thơ Đại Mão.Với một ít tài hèn sức mọn,cũng mong đóng góp được chút ít gì đó vào sự nghiệp phát triển chung của quê hương thông qua những vần thơ tâm huyết của mình. 
              Sẽ là một vinh dự vô cùng lớn lao đối với tôi,nếu được Quý vị ưng thuận là thành viên chính thức của Câu Lạc Bộ Thơ của quê hương. Tôi hứa sẽ gắng hết sức mình cho sự phát triển thơ ca của Câu Lạc Bộ. Được như vậy,tôi xin gửi tới Quý vị lời cảm ơn trân trọng nhất của tôi .
                                                                Bắc Giang ,ngày 23/9/2014    Người viết đơn : Đỗ Trọng Tầu

 THƠ MỪNG CÂU LẠC BỘ THƠ ĐẠI MÃO - LÀNG GIỮA -TRUNG THÔN-HOÀI THƯỢNG - THUẬN THÀNH -BẮC NINH 10 NĂM TUỔI
THƠ XƯỚNG HỌA
BÀI THƠ XƯỚNG ĐỂ HỌA
.
MƯỜI NĂM VANG TIẾNG THƠ CA
( 2004-2014)

Câu lạc bộ Thơ Đại Mão nhà
Mười năm qua sáng tác thơ ca:
“ Tri ân liệt sĩ ” danh thơm mãi
Thơ vịnh học đường gương sáng ra.
“ Dấu ấn xuân quê” lưu bản sắc
“ Miền quê văn hiến” giữ tinh hoa
Tham gia tuyển tập thơ đây đó
Hoa bút ngợi ca đất nước ta.
                              Ngày 19 tháng 5 năm 2014
                                NGUYỄN HỮU KIM

                    BÀI HỌA : SÁNG MÃI TÂM HỒN
                                                                              (Toàn A )
NHÂN DỊP 10 NĂM THÀNH LẬP HỘI THƠ LÀNG ĐẠI MÃO -THUẬN THÀNH -BẮC NINH,XIN GỬI LỜI KÍNH CHÚC SỨC KHỎE TỚI CÁC CỤ CAO TUỔI VÀ CÁC BẠN THƠ TRONG HỘI THƠ LÀNG TA !



Bày phô nghĩa nước với thương nhà
Tụ họp nhau cùng thỏa xướng ca !
Nhận diện tham quan...dùng bút tả...
Giúp người đương chức ...vạch đường ra !
Sớm để đem thơ bình giặc giã
Tối dành gieo vận nảy chồi hoa .
Mười năm sự nghiệp...Tình cao cả
Sáng mãi tâm hồn hội chúng ta !


                                                                                                          Đỗ Trọng Tầu,20/9/2014


Phải vun chăm 
(Bát âm ĂM)



Mừng CÂU LẠC BỘ đã mười năm :
"VANG TIẾNG THƠ CA "tựa ánh rằm !
"DẤU ẤN XUÂN QUÊ " tràn nghĩa đặm,
"TRI ÂN LIỆT SỸ " rạng tình đằm !
Tâm hồn ĐẠI MÃO ngời sắc thắm,
Phong cảnh GIỮA LÀNG ngợi khách thăm .
HOÀI THƯỢNG long lanh từ miệt thẳm,
TINH HOA VĂN HIẾN phải vun chăm...!


ĐỖ TRỌNG TẦU,21/9/2014




 BÀI HỌA II: LƯU DÀNH HẬU THẾ Mừng vui toàn thể hội thơ nhà Sức khỏe tràn đầy để xướng ca ! Mỗi sớm gieo vần, tươi thắm mãi Những chiều chọn ý , đẹp thêm ra ! Tám câu diệu ảo trời ,non ,nước Bảy chữ vi huyền cỏ ,lá ,hoa Cuộc sống thu vào trang giấy đỏ Lưu dành hậu thế ,mãn lòng ta ! Đỗ Trọng Tầu,23/9/2014

 BÀI HỌA III : ĐẠI MÃO - NHỮNG VIÊN NGỌC QUÝ Mười năm thành lập hội thơ nhà Tác phẩm in nhiều thỏa sức ca ! Nọ tập :"Hương quê" còn ngát mãi, Kìa dòng :"Dấu ấn..." tỏa thơm ra ! "Tri ân liệt sỹ" hồng viên ngọc, "Phong trào giáo dục..." đỏ mầu hoa . Sự sống vươn mình miền Văn Hiến, Thu vào sách quý ! Đẹp làng ta ! Đỗ Trọng Tầu,23/9/2014

 BÀI HỌA IV : MỘNG SỚM CÙNG NHAU Người xa,muốn nhập hội thơ nhà Tạm có mấy dòng gửi ngợi ca : Đại Mão vùng lên lui nghèo khó, Giữa Làng quyết chí sẽ giàu ra ! Cụ già phấn khởi ngâm câu phú, Trẻ nhỏ tưng bừng diện áo hoa ! Mộng sớm cùng nhau vui xướng họa, Mình đây,bạn đấy,đượm tình ta ! Đỗ Trọng Tầu 23/9/2014



 Sau đây là bài họa thứ 5 xin ra mắt trình hội :

                     BÀI HỌA V: XỨNG DANH MIỀN QUÊ VĂN HIẾN

Gửi đơn về nhập hội thơ nhà
Mong được duyệt liền góp sức ca...
 Nét đẹp quê hương vời ngợi mãi
 Điều hay xóm láng tỏ tường ra !
 Nền Nhân truyền thụ như cầm trứng
Gốc Đức vun trồng tựa hứng hoa .
Ngòi bút không ngừng gieo ý tốt
 Xứng danh Văn Hiến đất làng ta !

                                                                                               Đỗ Trọng Tầu ,23/9/2014

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Làng Giữa Khánh thành tu bổ Đình

LÀNG GIỮA KHÁNH THÀNH TU BỔ ĐÌNH

       Đại Mão ( Làng Giữa  hoặc Trung Thôn) vốn có lịch sử lâu đời  từ nhiều trăm năm, từ xa xưa  đã được nhân dân các vùng xung quanh tôn vinh là một miền quê văn hiến.
         Trước đây, làng Giữa có nhiều công trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa - tâm linh. Một trong những công trình có giá trị là Đình Làng do các bậc tiền nhân tạo dựng, có kiến trúc độc đáo, đặt trên địa thế cao đẹp trước  làng, đã là một công trình văn hóa - tín ngưỡng, góp phần giáo dục kỷ cương, luân thường, đạo lý, động viên nhân dân cần cù  lao động, chăm chỉ học hành. Năm Kỷ Sửu 1949, Đình Làng đã  bị đốt để  tiêu thổ kháng chiến, góp phần làm cho cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và xây dựng nông thôn mới, năm 1995 Chi bộ Đảng và nhân dân trong thôn đã quyết định xây dựng khu Trung tâm Văn hóa Đình Làng gồm nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục Đình Làng đã được xây dựng trên nền móng của Đình xưa.
        Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa của Đình Đại Mão, ngày 05 tháng 10 năm 2009, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định số 1489 QĐ- UBND, theo Quyết định đó Đình Làng Đại Mão đã được xếp hạng là một Di tích Lịch Sử - Văn hóa cấp tỉnh.

          Trải qua 20 năm, do nhiều nguyên nhân, tòa thượng điện và hậu cung đã xuống cấp nghiêm trọng, cần phải tu bổ, tôn tạo lại theo hướng kiên cố nhưng vẫn  phải giữ được nét cũ. Căn cứ vào đề nghị của Ban quản lý di tích lịch sử Đình Làng Đại Mão, Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra, xem xét thực tế và đã lập hồ sơ thiết kế dự toán thi công. Sở Văn hóa - Thể thao du lịch tỉnh Bắc Ninh, Ban quản lý di tích tỉnh  Bắc Ninh đã phê chuẩn và ra Quyết định tiến hành thi công tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đình Làng Đại Mão. Ban Chỉ đạo, Ban xây dựng tu bổ Đình được thành lập. Sau ngày Hội Làng, ngày 26 tháng 2 năm Giáp Ngọ (26 tháng Ba năm 2014), Lễ Khởi công tu bổ, tôn tạo Đình được tổ chức. Đến ngày 12 tháng 8 năm 2014 ( 19 tháng Bảy Giáp Ngọ), địa phương tiến hành sơ kết, tạm tổ chức hoàn thành công trình.

***

        Được sự nhất trí của Đảng ủy, UBND xã Hoài Thượng, ngày 2 tháng 9 năm 2014- đúng ngày mở cửa Đình trong dịp Đình Đám - theo tục lệ Xuân Thu nhị kỳ; cơ sở  thôn Đại Mão, BQL di tích Lịch sử Văn hóa Đình Đại Mão  tổ chức Lễ Khánh Thành tu bổ tôn tạo xây dựng Đình làng Đại Mão (hạng mục Tòa Thượng điện - Hậu cung).

        Ban tổ chức đã mời  Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Tỉnh Bắc Ninh, Lãnh đạo UBND Huyện, Lãnh đạo phòng văn hóa Huyện, Ban thường vụ Đảng ủy, Thường trực HĐND,UBND,UBMTTQ xã Hoài Thượng; Các cơ quan, công ty đóng trên địa bàn thôn Đại Mão; Ban chi ủy, Ban quản lý thôn, Ban Nghi lễ và thủ từ Đình Đại Mão; Đại biểu các thôn Thụy Mão, Đông Miếu; Các đồng chí trong  cán bộ thôn, ban công tác mặt trận, ban chấp hành các đoàn thể thôn Đại Mão; Các ban  xây dựng đình làng; Các dòng họ trong làng; Nhà sư trụ trì chùa , thủ nhang, khánh tiết chùa Sùng Ân, các cụ bà; Đội múa lân, đội trống, múa quạt; Cán bộ xã cư trú tại thôn và nhân dân thôn Đại Mão. Đông đủ các thành phần trên đã đến dự Lễ.

          Đúng 7h 30 phút, Lễ Khánh thành được tiến hành tại Sân đình.
Sau khi 2 ông trong Ban Nghi lễ Đình làng đánh 3 hồi 9 tiếng chống chiêng , một loạt pháo hoa giấy  nở tung giữa kỳ đài.



 Màn múa lân do các anh thanh niên của Đội Lân Ngõ Dừa ( xóm 1) biểu diễn các tiết mục đặc sắc.



Sau khi  chào cờ, ông Phó trưởng thôn Nguyễn Hữu Hy tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu




  
 Vào nội dung chính, ông Nguyễn Đình Quế, trưởng thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Tu bổ xây dựng Đình đọc  Báo cáo tổng kết công tác xây dựng tu bổ tôn tạo đình làng.


Ông Nguyễn Hữu Chế, Phó Bí thư Chi bộ Đại Mão, Trưởng ban Công tác mặt trận thôn đọc Báo cáo kết quả  cuộc vận động nhân dân và các tổ chức tham gia góp tiền, góp của Tu bổ Đình. Từ ngày phát động hảo tâm, Ban chỉ đạo đã nhận được  sự ủng hộ của nhiều tập thể, cá nhân tham gia hảo tâm công đức để có kinh phí xây dựng Đình. Đến khi khánh thành, đã có 984 lượt tập thể, cá nhân tham gia, trong đó UBND xã hỗ trợ 20 triệu đồng, BQL thôn trích quỹ hỗ trợ 30 triệu đồng. Ban Nghi Lễ Đình trích tiền lễ hàng năm của dân 30 triệu để góp phần tu bổ. Nhiều cá nhân tích cực công đức  với mức tương đối khá như Ông Lê Đình Đạt 10 triệu, ông Lê Đình Thanh 5 triệu và một ban thờ giá trị 9,5 triệu đồng; ông Lê Nho Dương, Lê Đình Chuyền 3 triệu; các ông Nguyễn Hữu Thịnh, Lê Doãn Vĩnh, Lê nho Cù, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Đăng Khanh, Đỗ Tuấn Anh, Đỗ Trọng Hà, Đỗ Thắng Hải, Nguyễn Đình Ba, Lê Nho Ích… 2 triệu đồng. Nhiều tập thể cá nhân ủng hộ từ 1 triệu đồng trở lên. Tất cả 17 cửa họ trong thôn đều tham gia đóng góp. Tổng số tiền hảo tâm, hỗ trợ đến ngày 3 tháng 9 là 551.622.000 đồng  và nhiều hiện vật có giá trị 34.7000  đồng . Báo cáo cho biết : Giá trị công trình tổng hợp chi đến ngày 31/8/2014 = 528.097.000 đồng.


Các đ/c lãnh đạo ở các cơ quan tỉnh, huyện xã  đã phát biểu ý kiến, chúc mừng và động viên cán bộ, nhân dân địa phương












 Ghi nhận sự đóng góp của mọi người dân trong công việc tu bổ công trình Văn hóa – tâm linh - Di tích Lịch sử - Văn hóa của địa phương, ông Nguyễn Đình Hoạch đã thay mặt lãnh đạo thôn trao tặng phẩm kỷ niệm cho 14 cá nhân  đại diện cho những người có nhiều  công sức đóng góp cho công trình.

Bế mạc buổi Lễ, các đại biểu  vào tham quan Đình mới được tu bổ xong. 
Đội  múa trống, múa quạt, đội  Lân tiếp tục trình diễn các tiết mục chào mừng; Đội sinh tiền phục vụ lễ Tế Thành Hoàng của các cụ cao tuổi trong làng, báo cáo Thành Hoàng về công trình đã làm xong; cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, nhân sinh vật thịnh.


Mọi người dân trong thôn, quý khách xa gần đều phấn khởi tự hào vì mình đã ít nhiều tham gia đóng góp vào một công trình biểu tượng của làng quê Việt Nam, biểu tượng của một Làng văn Hiến miền Kinh Bắc.

                                                    Tin : Lê Đình Ngạn - Ảnh : Nguyễn Thị Thúy


                                              ---------------------------------