Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Chuyện nghe được ( 4) : CHUYỆN VỀ TUỔI THỌ, TUỔI KHÔN

Chuyện nghe được ở nhà ông giáo Giáo ( 4 )   
                    
                               CHUYỆN VỀ TUỔI THỌ, TUỔI KHÔN
           
Như thường lệ, sáng nay sau khi đi bộ tập thể dục về, các cụ, các ông lại tập trung ở nhà ông giáo để uống nước trà và nói dăm ba câu chuyện.
Đầu tiên, cụ Lương giới thiệu một “ tác phẩm mới ” của cụ nói về tuổi già.
- Báo cáo các cụ, các ông, tôi cứ ngẫm ngợi về cái tuổi già, mới làm một bài thơ. Tôi đặt tên là Chuyện đời thường, xin đọc để các ông  cùng nghe. 
  
                            CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG
          Ngán thay
          Tuổi tác!
Con mắt lem nhem,
Đôi chân uể oải.
Gối mỏi lưng còng,
Mặt nhăn mặt nhó.

Hàm răng chiếc rụng, chiếc lay,
Mái tóc sợi đen sợi trắng.
Chân đi bước thấp bước cao,
Nghe chuyện, câu chăng câu chớ.

Nhìn bóng tưởng ma,
Trông gà hóa cuốc.
Việc nhà việc nước thờ ơ,
Câu phú câu thơ lạc lõng.

Chén rượu, chén trà,
Tri âm, tri kỷ.
Kể dăm ba chuyện cho vui,
Nói một vài câu tâm sự.
Tuổi trời cho “ viết mảo viết kỳ”,
Chốn trung đỉnh nào nêu, nào nóc…
Kẻ giầu sang tay bạc tay tiền,
Cửa công đức vung nhiều vung ít…
         Hỏi trần ai, ai trọng hơn ai?

          Các thính giả bắt đầu tham gia câu chuyện. Ông Sắc:
          - Bài thơ của cụ mang nét hài tự giễu mình của một người cao tuổi, nhưng cũng có nhiều nét rất thực về sức khỏe của người tuổi cao. Hôm qua các ông có xem  phim Tể tướng Lưu Gù? Có ông cụ tám mươi ba tuổi, gối mỏi lưng còng, tai nghễnh ngãng thế mà vẫn nhiệt tình hối lộ để được cất nhắc làm quan to hơn. Xem phim đó thật buồn cười các cụ nhỉ?
          Ông Hoa tiếp lời:
-Tôi thì cảm nhận thêm ý của cụ Lương. Đa phần trong giới già chúng ta, sức khỏe có giảm song cố gắng sống mẫu mực, xứng đáng là tuổi cao gương sáng. Nhưng ngay trong làng mình có một vài người tuổi cao, được mọi người trọng vọng  coi như nêu như nóc, cây đa cây đề nhưng chắc gì đã sống và cư xử để mọi người nể phục.  Tính gia trưởng, cứ cho rằng mình cái gì cũng đúng. Ở nhà, các con cháu nó nể; nhưng  đem cái tính ấy ra ngoài làng xã áp dụng thì có ai ưa. Đúng như câu thơ của cụ Lương, người già phải sống đứng mực, có đóng góp cho làng xã bằng trí, bằng sức, bằng tiền thì dân người ta sẽ quý trọng…

Câu chuyện kéo dài thêm về câu thơ Hỏi trần ai, ai trọng hơn ai? Làm thế nào để  người già được mọi người tôn trọng, vị nể… Ông giáo thấy chuyện lan man quá, lái sang chuyện khác:
- Báo cáo các cụ, hôm qua tôi vừa mượn được một cuốn sách nói về Y học và sức khỏe ở Thư viện làng Đại Mão mình, cuốn “ Bác sĩ tốt nhất là chính mình” của Nhà xuất bản Trẻ. Nó là  những lời khuyên bổ ích cho sức khoẻ của tất cả mọi người, trong đó có người già chúng ta. Cuốn này các cụ đọc được là tốt lắm đấy.
Tôi đọc cho các cụ một đoạn nói về tuổi thọ nhé! Theo nguyên lý sinh học, con người ta có thể sống tới 120 tuổi. Nhưng trên thực tế, con người đã mắc bệnh, tàn tật rồi tử vong trước thời gian đó. Vậy thì thật ra người ta có thể thọ đến bao nhiêu tuổi?
Theo Tổ chức Y tế thế giới, giai đoạn trung niên phải là trước tuổi 65, từ 65-74 là người cao tuổi trẻ, còn 75-90 tuổi mới chính thức là người già, 90 đến 120 tuổi mới là người cao tuổi già. Theo nguyên lý sinh học, tuổi thọ của động vật có vú gấp 5-6 lần so với giai đoạn sinh trưởng của chúng. Nếu giai đoạn sinh trưởng của con người được tính từ thời điểm mọc chiếc răng sau cùng ( từ 20-25 tuổi) thì tuổi thọ ngắn nhất phải là 100 tuổi, dài nhất là 150 tuổi, nên tuổi thọ bình quân được công nhận phải là 120 tuổi.
Trong suốt quá trình 120 năm đó, nếu chúng ta có thể giữ gìn sức khỏe, đạt tới tiêu chuẩn trước 70 không có bệnh tật, 80, 90 vẫn khỏe mạnh, thì sống tới 100 tuổi sẽ chẳng còn là ước mơ hão huyền, vì đó là quy luật sinh học bình thường… Nhưng sớm mắc bệnh, sớm tàn tật, sớm tử vong đã trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội thời nay.  
Tôi mới đọc sơ qua cuốn sách này. Nó là những lời khuyên bình dị của tác giả là một giáo sư người Trung Quốc tên là Hồng Chiêu Quang để phổ cập kiến thức phòng bệnh. Nghe nói ở Trung Quốc người ta tranh nhau mua cuốn sách này gửi cho bè bạn thân quen làm quà tặng các ông ạ!
Ông Vĩnh lên tiếng:
- Thế thì hôm nào đọc xong ông giáo cho tôi mượn đọc với nhé. mà tôi cũng phải bảo thằng cháu nó mua cho tôi một cuốn mới được. Nhưng các cụ ạ, liệu tất cả mọi người đều có muốn sống lâu cả không?

Ông Quang tiếp lời:
- Sao ông lẩn thẩn thế, ai mà chả muốn sống lâu?
Cụ  Vĩnh:
- Thế  mà hôm trước nói chuyện với cụ X, tôi thấy cụ nói : Tôi chán sống lắm rồi ông ạ. Tôi hỏi vì sao, có chuyện buồn à? Cụ có dịp tâm sự với tôi. Chả là các con của cụ  “ sùng đạo” và mê tín lắm! “ Mấy ai biết, ở nhà chúng coi tôi ra cái quái gì. Thế mà chúng nó chăm ra chùa lắm, tụng kinh niệm phật hay lắm, '' tôn sư - trọng đạo'' lắm!. Gặp chú sư trẻ ranh, nó cứ xưng một là con, hai là con. Nó có biếu tôi một đồng một cắc bao giờ, thế mà ra chùa nó cung kính đội  đĩa tiền lên đầu, quỳ xuống xưng con với sư, gọi là có tiền mừng tuổi thầy năm mới. Nghe chuyện mà tức, mà buồn nẫu ruột. Nhà đã đói ăn, chả có cả tiền đóng học cho con, thế mà chúng vay tiền đi mở phủ tốn hàng mấy chục triệu bạc, cúng bái linh tinh. Nhà tôi cứ đà này còn là khó khăn, còn là lụn bại. Ông bảo tôi không buồn sao được. Bảo con bảo cháu mãi không nghe, sống có vui vẻ sung sướng gì mà thiết sống?”

Ông Mỹ từ nãy chưa nói câu nào, bắt đầu góp chuyện:
- Ngày xưa các cụ có câu Đa thọ đa nhục. Nếu đúng là tuổi cao mà được sống mạnh khỏe, minh mẫn; con cháu ngoan ngoãn tử tế, làm kinh tế được, học hành giỏi giang ai chả thích sống lâu. Nhưng cũng có những gia đình, con cháu làm cho người già chán sống và chóng chết. Câu chuyện buồn của cụ X. làm tôi nhớ lại chuyện cụ Y làng bên. Nhà có duy nhất một anh con. Anh này có đến năm cháu gái, mong mãi đẻ thêm một đứa cháu trai. Cả nhà vui vì có cháu con nối dõi tông đường. Nhà đó cũng không phải là chiều chuộng cháu trai gì lắm đâu, thế mà nó cứ nghe hàng xóm, bạn bè xúi bẩy thế nào, " học tập" ở đâu mà cứ tưởng mình là ông giời, chăm ăn lười làm, học hành dốt nát. Gần đây nghe nói nó nghiện ma túy, phá phách nhà đến sạt nghiệp và cũng sắp chết rồi. Gặp chuyện như vậy ai còn thiết sống lâu?

Ông Hữu từ nãy chỉ ngồi im, giờ bắt đầu lên tiếng:
- Từ nãy các cụ toàn nói chuyện về sức khỏe và tâm lý tuổi già. Nghe  các cụ nói thì biết con người ta có thể sống rất già, đến 120 tuổi hoặc hơn, tùy theo thể trạng và tự chăm lo, cũng như được chăm lo sức khỏe của mình. Nhưng tôi hỏi các cụ, các ông : Đến tuổi nào thì con người ta khôn?

Ông giáo về hưu Lê Nho Sắc :
- Có lẽ căn cứ vào câu của các cụ xưa chăng? Tôi nghe kể rằng Khổng Tử đã kể lại các giai đoạn thành đạt của cuộc đời ngài như sau: "Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học, tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, và thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ"

 (Ta tới mười lăm tuổi mới chuyên chú vào việc học, ba mươi tuổi mới tự lập, bốn mươi tuổi mới thấu hiểu hết sự lý trong thiên hạ, năm mươi tuổi mới biết mệnh trời, sáu mươi tuổi mới có kiến thức và kinh nghiệm hoàn hảo để có thể phán đoán ngay được mọi sự lý và nhân vật mà không thấy có điều gì chướng ngại khi nghe được, và bảy mươi tuổi mới có thể nói hay làm những điều đúng theo ý muốn của lòng mình mà không ra ngoài khuôn khổ đạo lý). 

            Như vậy, có thể hiểu  Đức Khổng-Tử có ý nói rằng con người tới một lứa tuổi nào đó, khoảng 30 tuổi  mới có trí khôn đầy đủ, có khả năng nhận thức và thực hành những điều mà người chưa đạt đến lứa tuổi đó thì chưa nhận thức và thực hành được?.
Ông giáo Giáo lại tham gia tiếp chuyện:
- Tôi thì không cho là vậy! Bất kỳ ở tuổi nào con người cũng đã khôn. Dĩ nhiên người lớn tuổi hơn thường khôn hơn người ít tuổi, vì đã được dạy dỗ, giáo dục;
được truyền đạt kinh nghiệm nhiều hơn của những người đi trước. Và người đó cũng được thực hành, được đúc rút kinh nghiệm nhiều hơn của chính mình. Nhưng trong cùng một lứa tuổi, cũng có thằng khôn hơn do trời sinh ( năng khiếu bẩm sinh), do di truyền, do được sống ở môi trường có nhiều yếu tố và điều kiện để người ta học tập… Các ông  hay dùng từ thần đồng để chỉ những đứa trẻ thông minh, có tài năng vượt trội lúc trẻ, đúng không? Mãi đến gần đây, đọc báo tôi mới hiểu về gốc tích của hai chữ thần đồng. Nguyên do là thế này: Theo quan niệm phổ biến, “thần đồng” là những người xuất hiện khả năng đặc biệt, khác thường nào đó ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ. Những “thần đồng” thường có sự thông minh đặc biệt và trí nhớ siêu phàm.
Theo nghĩa Hán – Việt, “đồng” là đứa trẻ, “thần” khi là tính từ có nghĩa là “Kì lạ, huyền diệu, không phải tầm thường, bất phàm”. "Thần đồng" là “đứa trẻ có tài năng vượt trội”, hay nói cách khác là “đứa trẻ thông minh, tài giỏi khác thường”.
Trong các từ điển Tiếng Việt, định nghĩa phổ biến về “thần đồng” là “Đứa trẻ thông minh, năng khiếu khác thường”, hoặc “Trẻ thông minh đặc biệt”.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Thần đồng là một người khi ở tuổi còn nhỏ đã phát triển một hoặc nhiều kĩ năng vượt xa so với mức chuẩn ở tuổi đó. Một thần đồng thường là một trẻ em hoặc ít nhất cũng nhỏ hơn 18 tuổi, thể hiện được trình độ của một người trưởng thành được đào tạo cẩn thận trong một lĩnh vực đòi hỏi nỗ lực cao độ”. Trên thế giới và ở Việt Nam từng xuất hiện không ít “thần đồng”.
           Hạng Thác là một kỳ nhân của đất nước Trung Hoa thời xưa. Hạng Thác sống vào thời Khổng Tử (năm 551 – 479 trước Công nguyên), 7 tuổi đã thể hiện là một thiên tài. Tương truyền rằng Khổng Tử đã tôn Hạng Thác mới có 7 tuổi làm thầy và thực lòng học hỏi. Hạng Thác mất lúc mới 10 tuổi, được nhân dân lập đền thờ, tôn vinh bậc kỳ tài gọi là “Tiểu Nhi Thần”, nghĩa là Thần Nhi Đồng, gọi tắt là “Thần Đồng”. Chữ “thần đồng” cũng ra đời có từ ngày ấy để chỉ về những tài năng xuất chúng khi còn nhỏ tuổi…
          Ông Giáo kết luận : Vậy thì không nên xác định đến lứa tuổi nào đó người ta mới khôn. Ở lứa tuổi nào cũng có người khôn nhiều, người khôn ít, người chín chắn, người bộc tuệch…So là so với cùng lứa tuổi. Nhưng càng tuổi già trí tuệ có thể sẽ kém đi. Già mà vẫn dại là vì như thế!
         
           Ông Bốn từ đầu vẫn trầm ngâm, bây giờ mới góp vài câu chuyện:
          - Nghe các cụ, các ông nói, tôi vỡ vạc ra nhiều điều. Như vậy Đức Khổng có tổng kết về quy luật trưởng thành của bản thân khi đạt tuổi 30.40.50.60.70…và sau này người ta cho rằng cũng là của chung của mọi người. Nghe thế tôi càng  thương bà chị tôi! Chị  tôi có thằng con ngoài 30 tuổi rồi vẫn còn lông bông quá. Thằng đó lúc bé cũng xinh xắn, nhanh nhẹn thông minh. Thế mà càng lớn càng hỏng. Học hành chẳng ra làm sao, tức là chẳng được bằng cấp đỗ đạt gì. Lớn dần lên càng lêu lổng, lại còn cờ bạc nữa. Thua người ta hàng mất trăm triệu, mẹ phải bán đất trả nợ đậy cho con. Thế mà nó còn chưa biết rút kinh nghiệm, vẫn mong đánh bạc làm giàu, không muốn làm mà lại muốn ăn của người. Nhưng làm sao ăn được, mà chỉ làm công cốc cho người ăn. Bà, bố mẹ thì héo mòn mà nó có bao giờ hỏi han, gọi điện về thăm bà, thăm mẹ. Chẳng biết nó bao giờ khôn, bao giờ mới tự lập. Mấy nữa  bốn mươi tuổi, nó làm sao thấu hiểu hết sự lý trong thiên hạ như câu “ tứ thập nhi bất hoặc, rồi ngũ thập nhi tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận”…mà  Khổng Tử  đã tổng kết ?...
         
Thế đấy, những câu chuyện mà các ông nói với nhau ở nhà ông Giáo nhiều khi cứ lan man, có hôm có chủ đề, có hôm không. Các cụ nói chuyện với nhau đúng như câu trong bài thơ trên:
Chén rượu, chén trà,
Tri âm, tri kỷ.
Kể dăm ba chuyện cho vui,
Nói một vài câu tâm sự.

          Có người nói rằng mấy  cụ già rỗi thời gian, buôn chuyện. Tôi thì cho là không phải. Được dự thính những câu chuyện của các cụ, một số điều tôi lại thấy khôn ra./.


                                                                     LÊ TRUNG THÔN
     
                ****************************************  


Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

Nói tục chửi bậy: Sự đi xuống của văn hóa giao tiếp

Tôi không sinh ra ở Hà Nội nhưng tôi gắn bó tuổi trẻ với Hà Nội. Tôi yêu Hà Nội đến nỗi bật khóc khi hát về mảnh đất này.
Với tôi, Hà Nội đẹp từ vật chất đến văn hóa. Thanh bình biết bao nhiêu khi ngồi cạnh người yêu trong chiều thu, ấm áp biết chừng nào khi được nắm tay người bạn trai, bạn gái trong cái se lạnh của cơn gió đầu mùa. Đẹp là thế, lãng mạn là thế nhưng bỗng dưng bạn nghe thấy những lời thô tục từ cái miệng cũng những nam thanh nữ tú đất Hà thành? Tôi dám chắc ai cũng cảm thấy “tụt cảm xúc”.
nói tục, chửi bậy, văn hóa, giao tiếp
Tôi nhớ người Anh có câu rất hay: Nếu trái tim bạn là một đóa hoa thì sẽ tỏa ra những lời ngát hương. Còn tôi thì cho rằng: nếu đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn thì lời nói sẽ là cửa sổ của trái tim. Bạn có yêu thương, trân trọng nhau thì bạn mới có thể dành cho nhau những lời tốt đẹp. Tôi không nhận thấy sự bỗ bã trong cách nói chuyện thể hiện bạn là con người cởi mở. Các cụ dạy bảo con cháu rằng: “Đức hạnh biểu nghi” – tức là con người có đức hạnh sẽ biểu hiện ra bên ngoài ở cái nghi lễ, nghi thức. Không lời thô lỗ nào được xếp vào văn hóa tích cực cả.
Đấy là chưa nói, việc nói tục chửi bậy làm văn hóa của cả xã hội đi xuống. Khi bạn đã coi những lời thô tục kia như những lời nói bình thường thì nó rất nhanh chóng xâm nhập vào kho ngôn ngữ của gia đình bạn, xã hội mà bạn đang sống. Bạn nghĩ sao khi con bạn, cháu bạn nói những câu đó? Và đến khi nó bị “xã hội hóa” thì thật là tai hại. Bạn đã vô tình đầu độc tâm hồn của thế hệ sau. Con cháu chúng ta sẽ mất rất nhiều thời gian để chỉnh lại văn hóa giao tiếp cho chuẩn mực.
Lời hay ý đẹp sẽ giúp bạn thấy mình có văn hóa hơn, sống văn minh hơn. Đừng ai cổ súy cho những lời lẽ thô tục, thiếu văn hóa. Những lời đó chỉ thể hiện sự đi xuống của văn hóa mà thôi. Khi bạn biết xấu hổ với những cái xấu, cái tục thì bạn sẽ thấy mình đang đứng ở nấc thang mới.
ThS Văn hóa học Ngọc Minh

Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa

Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa

Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đã dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đòi lại. Đời tôi, đời các bạn chưa đòi được thì con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đòi lại”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định như vậy tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam vào sáng 17.5.

Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc đối thoại - Ảnh: Ngọc Thắng

Mặc dù là buổi đối thoại về khoa học công nghệ, song các nhà khoa học lại dành khá nhiều thời gian đặt câu hỏi cho vấn đề thời sự nóng bỏng: biển Đông. Là nhà khoa học, nhưng đồng thời cũng là chiến sĩ, giảng viên Nguyễn Quốc Định, Học viện Kỹ thuật quân sự, bày tỏ các nhà khoa học có tri thức không thể khoanh tay trước vấn đề của đất nước hiện nay, đặc biệt là vấn đề phức tạp tại biển Đông. “Giới khoa học và trí thức nên làm gì vào lúc này?”, anh Định đặt câu hỏi.
 
Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa - ảnh 2
Chống chủ nghĩa bành trướng
Bây giờ, chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hóa, những nhà khoa học chúng tôi hiểu rõ, những vấn đề phải đối mặt hiện nay giữa các quốc gia không phụ thuộc vào đường biên giới mà còn là vấn đề của toàn cầu. Là nhà khoa học, điều chúng tôi mong muốn là giữ mối quan hệ tốt với các nhà khoa học ở các nước, chúng tôi chống lại chủ nghĩa bành trướng.
Nhất định phải đòi lại Hoàng Sa - ảnh 3
GS Pierre Darriulat chuyên gia trong lĩnh vực hạt nhân
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng giới khoa học có thể làm nhiều việc. Cụ thể đối với việc Trung Quốc đem giàn khoan vào Việt Nam, các nhà khoa học là người có tri thức, có thể tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề chia sẻ với người thân, người xung quanh mình, bạn bè nghiên cứu, các tổ chức khoa học quốc tế hiểu về luật pháp quốc tế.
Trước tình hình phức tạp ở biển Đông, một nhà khoa học trẻ đến từ Đại học Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) băn khoăn: “Thực lực của Việt Nam thế nào? Chúng ta có đủ khả năng đương đầu giải quyết tình hình thực tế?”. Phó thủ tướng nói: “Sự kiện lần này không phải là sự kiện duy nhất trong quá khứ mà ngay cả tương lai, đất nước chúng ta luôn phải đương đầu với những thách thức như vậy. Chúng ta đã đứng vững như bây giờ, nhất định chúng ta sẽ giữ vững và bảo vệ được độc lập, chủ quyền trong tương lai. Tiềm lực còn rất yếu, trách nhiệm của chúng ta, nhà khoa học phải làm tốt hơn, nhà quản lý phải làm tốt hơn, có như vậy dân tộc mới mạnh”.
“Vàng chưa phải là quý nhất”
Trước câu hỏi khó của một nhà khoa học: “Phó thủ tướng đánh giá như thế nào về cái được gọi là “16 chữ vàng” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc? Việt Nam có nên xem xét thay đổi mối quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam và Trung Quốc?”. Không ngần ngại, Phó thủ tướng bày tỏ: Phía Việt Nam luôn thực tâm, chân thành và nỗ lực hết sức để phấn đấu xây dựng mối quan hệ dựa trên phương châm “16 chữ vàng”. Và Việt Nam mong phía Trung Quốc cũng như vậy. “Các bạn là nhà khoa học chắc biết hơn tôi, mà chẳng cần phải là nhà khoa học đâu, người dân cũng biết, vàng chưa phải là quý nhất, kim cương còn quý hơn vàng. Nhưng có thứ còn quý hơn cả kim cương nữa. Bác Hồ đã dạy 4 chữ độc lập, tự do. Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Vàng có kim cương quý hơn và có thể có nhiều thứ quý hơn kim cương. Nhưng trên hết, không có thứ gì quý bằng độc lập, tự do”.
Thu Hằng

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

"Vạn Lý Trường Thành" trên biển

Chiêm ngưỡng công trình "Vạn Lý Trường Thành" hùng vĩ trên biển

(Dân trí) - Công trình đê trên biển dài nhất thế giới được sách kỷ lục Guinness ghi nhận, là niềm tự hào của Hàn Quốc. Với diện tích tương đương khoảng 2/3 diện tích thủ đô Seuol, đê Saemangeum góp phần làm thay đổi diện mạo xứ Hàn.

Đê biển Saemangeum
- niềm tự hào của người Hàn
Đê biển Saemangeum - niềm tự hào của người Hàn
 
Đê Saemangeum là công trình quy mô lớn trên biển với diện tích 401 km2, chiều dài 33.9 km, nằm giữa biển Hoàng Hải và cửa sông Saemangeum. Công trình từng được cựu Thủ tướng Hàn Lee Myung-Bak so sánh với "Vạn Lý Trường Thành trên biển".
Trên đê
còn xây dựng riêng tuyến đường cao tốc
Trên đê còn xây dựng riêng tuyến đường cao tốc
 Đi xe dọc
đê ngắm bãi biển là trải nghiệm thú vị
 Đi xe dọc đê ngắm bãi biển là trải nghiệm thú vị
ch thủ đô Seoul khoảng 200 km về phía nam, đê biển có đường cao tốc ở phía trên nối liền bán đảo Byeonsan và thành phố Gunsan ở phía bắc tỉnh Jeolla. Công trình khổng lồ đã vượt qua đê Zuiderzee (xây xong năm 1933) của Hà Lan để trở thành đê biển dài nhất thế giới. Saemangeum biến nước thủy triều thành ngành công nghiệp sạch, tác động tích cực tới nhiều ngành như du lịch, nông nghiệp và môi trường.
 Đi xe dọc
đê ngắm bãi biển là trải nghiệm thú vị
 Đi xe dọc
đê ngắm bãi biển là trải nghiệm thú vị
Ngoài những tác dụng tích cực về kinh tế, nông nghiệp, đê Saemangeum mang lại nhiều lợi ích thúc đẩy du lịch
 
Hiện tại, Chính phủ Hàn Quốc đã chi khoảng 2.6 tỷ USD vào dự án. Công trình vẫn đang tiếp tục triển khai trong thời gian tới, dự kiến hoàn thành chính thức vào năm 2020 với khu phức hợp tự do kinh tế Saemangeum-Gunsan. Đặc biệt, việc nối liền giữa Gunsan và bán đảo Byeonsan sẽ góp phần thúc đẩy phát triển du lịch tổng hợp của toàn vùng. 
 
Huy Hoàng
Tổng hợp

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

Thơ Người Làng Giữa : Chuyện đời thường

 THƠ NGƯỜI LÀNG  GIA ( 6 E ) - Lương Nguyệt Anh
            
       Cụ Lương Nguyệt Anh - sinh 1930 - xóm 2 Đại Mão có một bài thơ mới,  tâm tư về  tuổi già và một vài suy tư về nếp sinh hoạt, cách cư xử (của người già); cũng như thái độ của mọi người  với người cao tuổi ở chốn đình trung.
       Trang tin Thư viện Giữa làng mong được tiếp tục đăng tin, bài của các bạn phản ánh các hoạt động của quê hương Làng Giữa. Tin bài, ảnh xin  gửi ông Lê Đình Ngạn- nganhttt@gmail.com.            
           
       CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

        Ngán thay
          Tuổi tác!
Con mắt lem nhem,
Đôi chân uể oải.
Gối mỏi lưng còng,
Mặt nhăn mặt nhó.

Hàm răng chiếc rụng, chiếc lay,
Mái tóc sợi đen sợi trắng.
Chân đi bước thấp bước cao,
Nghe chuyện, câu chăng câu chớ.

Nhìn bóng tưởng ma,
Trông gà hóa cuốc.
Việc nhà việc nước thờ ơ,
Câu phú câu thơ lạc lõng.

Chén rượu, chén trà,
Tri âm, tri kỷ.
Kể dăm ba chuyện cho vui,
Nói một vài câu tâm sự.
Tuổi trời cho “ viết mảo viết kỳ”,
Chốn trung đỉnh nào nêu, nào nóc…
Kẻ giầu sang tay bạc tay tiền,
Cửa công đức vung nhiều vung ít…
Hỏi trần ai, ai trọng hơn ai?

                                           19-06-2015
                                                               LƯƠNG NGUYỆT ANH

                                        *******************


 Chú thích :  1- Viết mảo viết kỳ : 90 tuổi, rồi 100 tuổi.

2-     Chốn trung đỉnh : Nơi cao nhất, ý nói ở chốn làng xã, đình trung.

Có thể gọi Đỗ Nhật Nam là “thần đồng”?

GIÁO DỤC ››

Có thể gọi Đỗ Nhật Nam là “thần đồng”?

Thường khi có một em nhỏ xuất hiện trên… mặt báo với lời giới thiệu “thần đồng”, là có những cuộc tranh luận lớn – nhỏ về việc em bé này đã xứng với “danh xưng” đó chưa.
Gần đây nhất là trường hợp của Đỗ Nhật Nam. Đã có không ít những tranh luận về việc có thể gọi Nhật Nam là “thần đồng” không, mà trong đó những ý kiến “nói không” cũng nhận được khá nhiều đồng cảm.
Ví dụ như ý kiến của một facebooker: “Thần đồng thì chưa phải. Em khá thông minh, học giỏi, giỏi. ngoại ngữ, cư xử như người lớn. Nhưng không có một thiên tài đặc biệt gì thì chưa thể gọi là thần đồng. Mình thấy khả năng nói làu làu một thứ tiếng nước ngoài là thường thôi. Các bạn Ấn Độ, Philippines, Singapore bạn nào chả nói tiếng Anh và một thứ tiếng nữa làu làu...”.
thần đồng, Hạng Thác, Đỗ Nhật Nam, Mozart
“Đứa trẻ tài năng vượt trội”
Theo quan niệm phổ biến, “thần đồng” là những người xuất hiện khả năng đặc biệt, khác thường nào đó ngay từ khi tuổi còn rất nhỏ. Những “thần đồng thường có sự thông minh đặc biệt và trí nhớ siêu phàm.
Theo nghĩa Hán – Việt, “đồng” là đứa trẻ, “thần” khi là tính từ có nghĩa là “Kì lạ, huyền diệu, không phải tầm thường, bất phàm”. "Thần đồng" là “đứa trẻ có tài năng vượt trội”, hay nói cách khác là “đứa trẻ thông minh, tài giỏi khác thường”.
Trong các từ điển Tiếng Việt, định nghĩa phổ biến về “thần đồng” là “Đứa trẻ thông minh, năng khiếu khác thường”, hoặc “Trẻ thông minh đặc biệt”.
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia: “Thần đồng là một người khi ở tuổi còn nhỏ đã phát triển một hoặc nhiều kĩ năng vượt xa so với mức chuẩn ở tuổi đó. Một thần đồng thường là một trẻ em hoặc ít nhất cũng nhỏ hơn 18 tuổi, thể hiện được trình độ của một người trưởng thành được đào tạo cẩn thận trong một lĩnh vực đòi hỏi nỗ lực cao độ”.
Trên thế giới và ở Việt Nam từng xuất hiện không ít “thần đồng”.
Hạng Thác là một kỳ nhân của đất nước Trung Hoa thời xưa. Hạng Thác sống vào thời Khổng Tử (năm 551 – 479 trước Công nguyên), 7 tuổi đã thể hiện là một thiên tài. Tương truyền rằng Khổng Tử đã tôn Hạng Thác mới có 7 tuổi làm thầy và thực lòng học hỏi. Hạng Thác mất lúc mới 10 tuổi, được nhân dân lập đền thờ, tôn vinh bậc kỳ tài gọi là “Tiểu Nhi Thần”, nghĩa là Thần Nhi Đồng, gọi tắt là “Thần Đồng”. Chữ “thần đồng” cũng ra đời có từ ngày ấy để chỉ về những tài năng xuất chúng khi còn nhỏ tuổi.
Nhạc sĩ thiên tài Mozart, người Áo, là một thần đồng có trí nhớ siêu việt, thần kỳ và óc sáng tạo phi thường. Năm 3 tuổi Mozart đã nghe hiểu được âm nhạc, 4 tuổi đánh được dương cầm, bắt đầu soạn nhạc từ khi lên 5 tuổi và viết được những bản nhạc hoà tấu vào năm 6 tuổi. 7 tuổi, Mozart đã tổ chức những buổi biểu diễn nhạc ở Paris. Năm 8 tuổi đã xuất bản những bản Sonat cho vĩ cầm. Lên 10 tuổi, tài năng âm nhạc của Mozart nở rộ và bắt đầu cho sự nghiệp sáng tạo…
Việt Nam thời phong kiến từng xuất hiện những “thần đồng” như Nguyễn Hiền, (1234-?), nguời làng Dương A, huyện Thượng Hiền, phủ Thiên Trường, nay là xã Nam Thắng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Năm 11 tuổi, Nguyễn Hiền đã nổi tiếng và được mệnh danh là “thần đồng”, nổi bật là việc thử tài ứng xử, thơ phú, ngụ ngôn, đố chữ của những người cho là học rộng, biết nhiều, trả lời với vua và đối đáp với sứ thần Trung Hoa. Nguyễn Hiền thi đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam.
Thế kỷ XIV có Đào Sư Tích (1350 - 1396), nguyên quán làng Cổ Lễ, huyện Tây Chân (sau đổi là Nam Chân), nay là Thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Giữa thế kỷ XX, ở Việt Nam xuất hiện một “thần đồng” về thơ ca là Trần Đăng Khoa… 
"Nên chấp nhận sự biến đổi của từ"
Đây là ý kiến của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học. Ông Hiệp khẳng định “Từ có cuộc sống riêng, có sự biến đổi chứ không phải đứng yên một chỗ”.
Theo ông Hiệp, nghĩa trước đây, “thần đồng” phải là một đứa trẻ đặc biệt, xuất chúng. Nhưng hiện nay, “thần đồng” đã và đang được dùng nhiều cho những trẻ không phải thiên tài như xưa, mà những bé xuất sắc hơn bạn đồng trang lứa một chút đã được dùng từ này.
“Nên có cái nhìn rộng mở đối với vấn đề này, khi trong một nghĩa nào đó chúng ta thấy chấp nhận được sự biến đổi của từ như vậy.
Nghĩa của từ qua thời gian luôn có sự thay đổi. Việc tập hợp những ngữ nghĩa mới đòi hỏi sự làm việc của các nhà ngôn ngữ,
Còn nếu đặt vấn đề là đúng hay chưa đúng với định nghĩa lâu nay trong từ điển, thì cũng phải nói rằng thường thì từ điển không theo kịp với sự biến đổi của cuộc sống”.
Ông Hiệp đưa ví dụ như từ “siêu”: "Hiện nay từ “siêu mẫu”, “siêu sao” xuất hiện rất nhiều, trong khi nếu cứ áp nghĩa của “siêu” như cũ thì sẽ chẳng được mấy người.
Hay từ “ngon” – trước đây chỉ dùng với hành động “ăn”, nhưng bây giờ  dùng rất rộng như “chạy xe ngon”, “làm bài ngon”…"
“Còn việc nói rằng nghĩa đó đã ổn định chưa, đã nên đi vào từ điển chưa, là do góc nhìn của mỗi người, mỗi nhà ngôn ngữ” – ông Hiệp chia sẻ quan điểm. “Trường hợp cụ thể ở đây, nếu bảo rằng từ “thần đồng” với nghĩa mở rộng như hiện nay đã đi vào ổn định chưa, thì cũng khó nói. Nhưng theo tôi, cách dùng từ “thần đồng” như hiện nay, mà cụ thể là trong trường hợp Đỗ Nhật Nam hay một số bé khác như báo chí đã đưa, là chấp nhận được”.
“Tôi thấy rằng, những người tâm huyết với ngôn ngữ thường khá bảo thủ. Sự bảo thủ này nhiều khi không phải là tích cực lắm đâu với chính sự phát triển của ngôn ngữ”.
Ngân Anh

  
Đánh giá:
Ý kiến bạn đọc (3)
Mới nhất | Thích nhất
Trần Anh1 giờ trước
Tôi thấy việc gì phải tranh luận về từ ngữ ở đây, cái quan trọng là gọi như vậy có tác dụng tích cực không? Vì đôi khi một đứa trẻ được gọi như vậy dẫn đến kiêu căng, sau đó chẳng phát triển, chỉ như ngôi sao lóe lên rồi vụt tắt. Hơn nữa thần đồng phải là sự xuất sắc tự nhiên còn nếu do có đầy đủ điều kiện thuận lợi để học hành và phát triển thì chưa xứng! 
An Nhien1 giờ trước
À, thật ra thì em ấy đâu cần 2 từ "Thần Đồng".
Trần Xuân Tùng2 giờ trước
Tôi đồng ý với quan điểm của GS.TS Nguyễn Văn Hiệp. Nghĩa của từ có sự biến đổi và chấp nhận được. Ví dụ trước đây "Tiến sĩ" là "Tiến sĩ khoa học", bây giờ chúng ta gọi "Phó Tiến sĩ" (trước kia) là "Tiến sĩ". Trước đây ở cấp học phổ thông, học sinh giỏi là hạng A1, A2 và có loại "Tiên tiến" và tỷ lệ nhỏ (5 đến 8% của lớp), bây giờ gọi chung là "học sinh giỏi", tỷ lệ thậm chí 70-80%. Tôi thấy gọi những trường hợp như Đỗ Nhật Nam là "thần đồng" là chấp nhận được vì chắc chắn Nam xuất sắc hơn nhiều bạn đạt danh hiệu "học sinh giỏi" bây giò ở các trường phổ thông.