Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Những quy định đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 11

Những quy định đáng chú ý có hiệu lực từ tháng 11

Dân trí Từ ngày 1/11 nhiều quy định mới như miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, gia cố tàu bọc vỏ thép được vay 70% giá trị nâng cấp, hạn tuổi tính hưởng trợ cấp với cán bộ quân đội, không được phát triển du lịch tại khu vực đảo Bình Ba, bồi dưỡng 2 triệu đồng nếu cung cấp thông tin hài cốt liệt sĩ,... bắt đầu có hiệu lực.


(Ảnh minh họa).
(Ảnh minh họa).

Miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Nghị định số 82/2015/NĐ-CP ngày 24/9/2015 quy định miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam có hiệu lực từ 15/11.
Theo quy định, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam muốn được miễn thị thực phải đảm bảo các điều kiện: Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị ít nhất 1 năm; có giấy tờ chứng minh là người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài là vợ, chồng, con của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc của công dân Việt Nam; không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh và tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 21 và Điều 28 của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
Nhiều chính sách cho lao động nữ
Nghị định 85/2015/NĐ-CP ngày 01/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ có hiệu lực từ ngày 15/11. Theo đó, nghị định này quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về chính sách đối với lao động nữ gồm: Đại diện của lao động nữ; quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ; cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ; quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai; giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động trong việc xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo; tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động nữ và chính sách hỗ trợ người sử dụng lao động.
Gia cố tàu bọc vỏ thép được vay 70% giá trị nâng cấp
Theo Nghị định 89/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014 về một số chính sách phát triển thủy sản có hiệu lực từ ngày 25/11, đối với trường hợp gia cố bọc vỏ thép, bọc vỏ vật liệu mới, mua ngư lưới cụ, trang thiết bị hàng hải, trang thiết bị khai thác, máy móc trang thiết bị bảo quản sản phẩm, trang thiết bị bốc xếp hàng hóa, chủ tàu được vay vốn ngân hàng thương mại tối đa 70% tổng giá trị nâng cấp với lãi suất 7%/năm, trong đó chủ tàu trả 3%/năm, ngân sách nhà nước cấp bù 4%/năm.
Hạn tuổi tính hưởng trợ cấp với cán bộ quân đội
Theo Thông tư 106/2015 có hiệu lực từ ngày 4/11 của Bộ Quốc phòng, hạn tuổi để tính hưởng trợ cấp đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu trước tuổi được quy định như sau: Đối với sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm: Cấp úy: 46 tuổi, Thiếu tá: 48 tuổi, Trung tá: 51 tuổi, Thượng tá: 54 tuổi, Đại tá: Nam 57 tuổi, nữ 55 tuổi,  cấp tướng: Nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi.
Đối với quân nhân chuyên nghiệp phục vụ tại ngũ ứng với cấp bậc quân hàm: Cấp úy: 46 tuổi, Thiếu tá: 48 tuổi, Trung tá, Thượng tá: 50 tuổi. Hạn tuổi nghỉ hưu đối với cán bộ làm công tác cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ hưởng lương như đối với quân nhân theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.
Chế độ ăn, nghỉ lao động trong ngày Lễ, Tết của phạm nhân
Nghị định 90/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 117/2011 của Chính phủ quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt chăm sóc y tế đối với phạm nhân có hiệu lực từ 27/11. Theo đó, về chế độ ăn, theo Khoản 1 Điều 42 Luật Thi hành án hình sự, phạm nhân được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau xanh, thịt, cá, đường, muối, nước mắm, bột ngọt, chất đốt. Đối với phạm nhân lao động nặng nhọc, độc hại theo quy định của pháp luật, thì định lượng ăn được tăng thêm. Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, phạm nhân được ăn thêm nhưng mức ăn không quá 5 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Thay đổi chế độ bồi dưỡng cho Công an làm việc với người nhiễm HIV
Từ ngày 1/11, theo Quyết định 43 của Thủ tướng quy định chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, chiến sĩ CAND trực tiếp làm công tác quản lý, giáo dục, khám chữa bệnh với người bị nhiễm HIV/AIDS được hưởng chế độ bồi dưỡng 500.000 đồng/người/tháng cho cán bộ y tế, trinh sát, trực trại, trực cơ sở, khám xét, giáo dục, giáo vụ, quản giáo, cảnh sát bảo vệ - cơ động tại các trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng và nhà tạm giữ…; được hưởng mức 400.000 đồng/người/tháng cho trưởng phân trại, phó phân trại, trưởng phân khu, phó phân khu, trưởng phân hiệu, phó phân hiệu; đội trưởng, đội phó...
Không được phát triển du lịch tại khu vực đảo Bình Ba
Theo quyết định đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh do Thủ tướng ban hành, có hiệu lực từ 6/11, UBND tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận có trách nhiệm đảm bảo an ninh, an toàn Căn cứ quân sự Cam Ranh thông qua các hoạt động chỉ đạo các cơ quan chức năng của tỉnh quản lý chặt chẽ người nước ngoài, người ở nơi khác đến và người Việt Nam định cư ở nước ngoài ra, vào khu vực bảo vệ và vành đai an toàn; không để người dân đến cư trú trái phép trong các khu vực nói trên.
Đồng thời bảo đảm các hoạt động kinh tế trong khu vực bảo vệ và vành đai an toàn không làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, công tác quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Các dự án đầu tư trên địa bàn các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận liên quan đến khu vực Căn cứ phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng trước khi trình Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Riêng khu vực mũi Hời, đảo Bình Ba, Hòn Chút không được tiến hành, phát triển các loại hình du lịch…
Bồi dưỡng 2 triệu đồng nếu cung cấp thông tin hài cốt liệt sĩ
Thông tư 148/2015 của Bộ Tài chính có hiệu lực từ ngày 1/11 quy định bồi dưỡng cho người cung cấp thông tin 2 triệu đồng đối với một thông tin được xác minh chính xác về hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin, không phụ thuộc số lượng hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin. Người xác minh thông tin này cũng được hưởng tiền công tác phí và tiền bồi dưỡng ngoài công tác phí theo quy định là 100.000 đồng/người/ngày.
Ngoài ra, thông tư cũng quy định hỗ trợ tối đa 1.750.000 đồng/mộ (đã bao gồm xây tạm vỏ mộ sau khi lấy mẫu hài cốt liệt sĩ để thực hiện giám định gien) để hoàn thiện mộ (cả bia) sau khi kết thúc việc xác định thông tin về hài cốt liệt sĩ trong trường hợp lấy mẫu hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin trong các nghĩa trang liệt sĩ.
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản
Có hiệu lực từ 1/11/2015, Nghị định số 76/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản. Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Kinh doanh bất động sản, bao gồm các nội dung về điều kiện của tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản; về các loại hợp đồng mẫu trong kinh doanh bất động sản; về chuyển nhượng hợp đồng thuê mua nhà, công trình xây dựng có sẵn; về chuyển nhượng hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai và về thủ tục chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản.
Quy định mới về đăng ký doanh nghiệp
Có hiệu lực từ ngày 1/11, Nghị định số 78/2015 quy định về đăng ký doanh nghiệp, thay thế Nghị định số 43/2010 và Nghị định số 5/2013.  Nghị định được ban hành để hướng dẫn chi tiết các điều, khoản liên quan đến đăng ký doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014; sửa đổi, bổ sung những hạn chế tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP; cụ thể hóa những đổi mới, cải cách trong công tác đăng ký doanh nghiệp đã được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp trong khâu gia nhập, hoạt động và rút khỏi thị trường.
Công bố định kỳ thông tin của doanh nghiệp nhà nước
Nghị định số 81/2015 của Chính phủ về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành ngày 5/11. Nghị định quy định về: yêu cầu thực hiện công bố thông tin; phương tiện và hình thức công bố thông tin; ngôn ngữ công bố thông tin; tạm hoãn công bố thông tin; điều chỉnh nội dung công bố thông tin; bảo quản, lưu giữ thông tin; công bố thông tin định kỳ của doanh nghiệp; công bố thông tin bất thường của doanh nghiệp; tổ chức thực hiện và điều khoản thi hành.
Thế Kha

Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

Khởi Công xây mới cổng Đình

ĐẤT VÀ NGƯỜI ĐẠI MÃO-TRUNG THÔN ( 18 )

           ĐẤT VÀ NGƯỜI ĐẠI MÃO -TRUNG THÔN kỳ 14 giới thiệu tin  quê hương Đại Mão xã Hoài Thượng tổ chức  khởi công xây dựng Cổng Đình mới
            Chuyên mục mong được tiếp tục đăng các  bài viết, hình ảnh của quý độc giả về mảnh đất và con người quê hương. Bài viết xin đánh máy và  gửi cho ông Lê Đình Ngạn, địa chỉ nganhttt@gmail.com

                                                                  %%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

                    
KHỞI CÔNG MỘT HẠNG MỤC
TRONG KHU DI TÍCH LỊCH SỬ TẠI QUÊ HƯƠNG
           
          Đình Làng Đại Mão đã có một lịch sử lâu dài. Đình làng xưa do ông cha ta tạo dựng có kiến trúc độc đáo, đặt trên địa thế cao đẹp trước cửa làng, đã  từng là một công trình văn hóa, tín ngưỡng, có tác dụng giáo dục kỷ cương, luân thường đạo lý; động viên con em và nhân dân chăm lao động, siêng học hành.  Quê hương ta đã có truyền thống ngàn năm văn hiến.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến; Đình Đại Mão đã bị đốt để không cho giặc đóng bốt tại Đình.
Thực hiện  đường lối đổi mới, xây dựng nông thôn mới, năm 1994 Chi bộ Đảng và nhân dân đã quyết định xây dựng khu Trung tâm văn hóa Đình Làng gồm nhiều hạng mục. Trong đó hạng mục một là Tòa Thượng điện Đình đã được xây dựng trên nền móng của Đình xưa. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trùng tu nhiều hạng mục đã được xây mới và tu bổ. Riêng hạng mục Cổng Đình đến nay chưa được xây dựng.





Căn cứ vào đề nghị của Ban quản lý di tích lịch sử Đình làng Đại Mão, Ban quản lý di tích Tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra xem xét thực tế và thẩm định hồ sơ thiết kế thi công có phê chuẩn việc xây dựng cổng Đình thôn Đại Mão.

Được sự nhất trí của Cấp ủy, Ban quản lý thôn Đại Mão và các cụ trong thôn, sau một quá trình chuẩn bị chu đáo hạng mục xây dựng Cổng Đình Đại Mão được khởi công xây dựng vào ngày hôm nay 23 tháng 10 năm 2015 (Tức ngày 11 tháng 9 năm Ất Mùi).
Tới dự Lễ Khởi công, có các ông Nguyễn Phấn Thuật BT Đảng bộ xã, ông Đỗ Duy Diệp Chủ tịch UBND xã, ông Lê Doãn Thanh BT Chi bộ, ông Nguyễn Hữu Hy Trưởng thôn  cùng  các đ/c cán bộ xã, thôn; đại diện các dòng họ, các cụ cao tuổi và nhiều đại biểu nhân dân trong thôn đã đến dự.
Đại diện nhà thi công có ông Nguyễn Khánh Hiếu- Giám đốc Công ty cổ phần kiến trúc và xây dựng.

Sau khi các cụ trong ban Nghi Lễ Đình làm lễ báo cáo Thành Hoàng Làng, Lê Khởi công được tổ chức ngay tại khu tiền tế Đình Làng. Ông Nguyễn Hữu Hy- Trưởng thôn đã thay mặt cơ quan chủ đầu tư báo cáo về dự kiến xây dựng Hạng mục Cổng Tam quan Đình và các công trình phụ trợ khác. Báo cáo cho biết: Cổng Tam quan sẽ được xây dựng với kinh phí khoảng trên 300 triệu đồng. Các hạng mục phụ trợ khác như tường rào, đổ nền mở rộng sân và lối đi, lát đường… khoảng trên 400 triệu đồng. Nhà nước hỗ trợ một phần, phần lớn còn lại sẽ nhờ sự hảo tâm đóng góp của nhân dân địa phương và những người con của quê hương sinh sống ở mọi miền đất nước cũng như ở nước ngoài. Phần thi công do Công ty ty cổ phần kiến trúc và xây dựng VIETSAKI thực hiện.
Ông Nguyễn Khánh Hiếu- Giám đốc Công ty thực hiện thi công đã hứa hẹn xây cất công trình đảm bảo kỹ mỹ thuật cũng như tiến độ thi công. Đại diện Ban Giám sát cũng hứa hẹn sẽ hoàn thành nhiệm vụ.
Ông Nguyễn Phấn Thuật đại diện lãnh đạo xã cũng đã phát biểu, động viên các thành phần tham gia xây dựng công trình.

Phần nghi lễ động thổ được tiến hành trang trọng đúng tại nơi sẽ xây Cổng Đình mới, phía Nam trước cửa Đình và Giếng Đình.








 Để hoàn chỉnh việc xây dựng cổng Đình thôn Đại Mão theo dự toán thiết kế cần có nguồn kinh phí lớn, trong đó nguồn chủ yếu từ xã hội hóa.  Ngay trong ngày Khởi công, nhiều tổ chức và cá nhân  ở quê đã ủng hộ công trình gần 50 triệu đồng. Ban công tác mặt trận thôn kêu gọi các cụ, các ông, các bà, các dòng họ trong thôn, các đơn vị tập thể, các công ty, các nhà doanh nghiệp, các con em của quê hương Đại Mão đang công tác, học tập hoặc sinh cơ lập nghiệp ở mọi miền đất nước hay ở nước ngoài hãy hướng về một công trình  biểu tượng của quê hương, có sự hảo tâm để góp phần xây dựng  một công trình của làng quê văn hiến.

                                                                               Tin, ảnh:    LÊ ĐÌNH NGẠN











Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1972

Tân giáo sư trẻ nhất Việt Nam sinh năm 1972

Dân trí Theo công bố của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2015 là Nguyễn Văn Hiếu - giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sinh năm 1972. Tân phó giáo sư trẻ tuổi nhất đợt này là nhà giáo Hồ Khắc Hiếu, sinh năm 1984, ĐH dân lập Duy Tân.
 >> Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 2

Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước vừa công bố Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2015. Theo thống kê, trong 522 nhà giáo vừa được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2015 thì tỉ lệ giảng viên đại học chiếm tuyệt đại đa số. Cụ thể, tỷ lệ giảng viên trực tiếp chiếm 82,37%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là 17,62%. Tỷ lệ giảng viên thỉnh giảng là cán bộ quản lý chiếm 4,21%. Số lượng nhà giáo nữ chiếm gần 25%, có 5 ứng viên là người dân tộc thiểu số. So với năm trước, các chỉ số này đều tăng.
Tỉ lệ GS, PGS ở TPHCM và các tỉnh thành khác đều tăng lên. Cụ thể. Số lượng nhà giáo được công nhận đạt chuẩn GS, PGS năm 2015 khu vực TPHCM chiếm 18%, các tỉnh thành khác chiếm 19%, còn lại là ở Hà Nội. Số GS, PGS từ 50 tuổi trở xuống chiếm gần 62%, từ 40 tuổi trở xuống chiếm hơn 23%.
Độ tuổi trung bình của 522 tân giáo sư, phó giáo sư là 48 tuổi (năm trước là 49 tuổi). Độ tuổi trung bình của 52 tân giáo sư là 56,87 tuổi (năm trước là 58 tuổi), của 470 tân phó giáo sư là 46,64 tuổi (năm trước là 48 tuổi). Như vậy, trong những năm trở lại đây đội ngũ giáo sư, phó giáo sư mới ngày càng được trẻ hóa.
GS Trần Văn Nhung, Tổng Thư ký Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước cho biết: Trình độ ngoại ngữ của các ứng viên năm nay cũng tốt hơn nhiều, có người nói được 2, 3 ngoại ngữ. Đặc biệt, số ứng viên bảo vệ tiến sĩ ở nước ngoài theo các Đề án 322, Đề án 911 là những người trẻ, giỏi, có nhiều công bố quốc tế, ngoại ngữ tốt, có tác phong khoa học. Ứng viên các lĩnh vực Khoa học công nghệ, Y học có nhiều công bố quốc tế. Có người có 50 bài báo đăng trên các tạp chí khoa học uy tín.
Theo danh sách công bố, giáo sư trẻ tuổi nhất năm 2015 là Nguyễn Văn Hiếu - giảng viên trường ĐH Bách khoa Hà Nội, sinh năm 1972. Lĩnh vực Y học có nhiều tân GS nhất với 9 người, kế tiếp đến là Khoa học An ninh với 6 người, Nông nghiệp 4 người…Thượng tướng Tô Lâm – Thứ trưởng Bộ Công an cũng được phong chức danh giáo sư đợt này.
Trong 470 tân phó giáo sư thì người trẻ tuổi nhất đợt này là nhà giáo Hồ Khắc Hiếu, sinh năm 1984, ngành Vật lý, ĐH dân lập Duy Tân.
Nguyễn Hùng
(Email hungns@dantri.com.vn)

LỜI KÊU GỌI HẢO TÂM XÂY DỰNG CỔNG ĐÌNH THÔN ĐẠI MÃO

BAN CTMT THÔN ĐẠI MÃO
     
                                                       LỜI KÊU GỌI HẢO TÂM

                                                XÂY DỰNG CỔNG ĐÌNH THÔN ĐẠI MÃO
                                          

    Kính thưa: Các cụ, các ông, các bà cùng toàn thể các dòng họ trong thôn.
       Thưa các đơn vị tập thể.
Đình Làng Đại Mão đã có lịch sử lâu đời. Đình làng xưa Ông, Cha ta tạo dựng có kiến trúc độc đáo, đặt trên địa thế cao đẹp trước cửa làng. Là công trình văn hóa tín ngưỡng, có tác dụng giáo dục, kỷ cương, luân thường, đạo lý; khích lệ con em nhân dân hiếu học và đã trở thành quê hương có truyền thống ngàn năm văn hiến.
Công trình văn hóa ấy trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân ta đã thực hiện tiêu thổ kháng chiến góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Thực hiện đường hướng đổi mới đất nước, xây dựng nông thôn mới, năm 1994 chi bộ Đảng và nhân dân đã quyết định xây dựng khu trung tâm văn hóa Đình Làng gồm nhiều hạng mục. Trong đó hạng mục một là Đình làng đã được xây dựng trên nền móng của Đình xưa. Trải qua hơn 20 năm xây dựng và trùng tu nhiều hạng mục đã được xây mới và tu bổ, do điều kiện thực tế của địa phương hạng mục cổng Đình đến nay chưa được xây dựng.
Căn cứ vào đề nghị của Ban quản lý di tích lịch sử Đình Làng Đại Mão, Ban quản lý di tích Tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra xem xét thực tế và thẩm định hồ sơ thiết kế thi công có phê chuẩn việc xây dựng cổng Đình thôn Đại Mão.
Được sự nhất trí của Chi ủy, Ban Quản lý thôn Đại Mão và các cụ trong thôn, hạng mục xây dựng Cổng Đình thôn Đại Mão được khởi công xây dựng vào ngày  23 tháng 10 năm 2015 (tức ngày 11 tháng 9 năm Ất Mùi).
Hoàn chỉnh việc xây dựng cổng Đình thôn Đại Mão theo dự toán thiết kế cần có nguồn kinh phí lớn, trong đó nguồn chủ yếu từ xã hội hóa. Vậy ban công tác mặt trận thôn kêu gọi các cụ, các ông, các bà, các dòng họ trong thôn, các đơn vị tập thể, các công ty, các nhà doanh nghiệp, các con em của quê hương Đại Mão đang công tác, học tập hoặc sinh cơ lập nghiệp ở mọi miền đất nước hay ở nước ngoài hãy hướng về một công trình công đức – phúc lợi tập thể mà có sự hảo tâm để góp phần xây dựng công trình biểu tượng của làng quê Văn Hiến.
Quê hương Đại Mão rất vinh hạnh được đón nhận tấm lòng hảo tâm, công đức của mọi người, mọi nhà, các dòng họ, các đơn vị tập thể. Thời gian tiếp nhận hảo tâm bắt đầu từ ngày 23 tháng 10 năm 2015 (tức ngày 11 tháng 9  năm Ất Mùi). Mọi tấm lòng hảo tâm liên hệ gặp các ông: Nguyễn Đình Yên, Nguyễn Đình Bốn, Lê Nho Nha, Lê Nho Gía.
Địa điểm và thời gian tiếp nhận hảo tâm tại phòng làm việc của cấp ủy, BQL thôn vào các ngày trong tuần.
Số tiền hảo tâm từ 500.000đ trở lên được ghi vào Bia Công đức của địa phương.
        Ban Công tác Mặt trận thôn xin kính chúc các cụ, các ông, các bà, các dòng họ và con em trong thôn, các đơn vị tập thể có một sức khỏe dồi dào, toàn gia đình an khang thịnh vượng, góp phần xây dựng quê hương Đại Mão ngày càng giàu đẹp, văn minh.

                                                  Đại Mão, ngày 23 tháng 10 năm 2015
                                                        T/M BCT MẶT TRẬN THÔN
                                                                      TRƯỞNG BAN

                                                                               Lê Nho Đằng

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam

Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam

Tuyến cao tốc 2 tỷ USD này dài hơn 105 km với mặt đường được trải lớp tạo nhám dày 5 cm cho phép chạy tối đa 120 km/h. Gần khu dân cư có hệ thống tường cách âm giảm tiếng ồn.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Ngày 26/9/2015, sau khi thông xe thêm 52,5 km (Km 21+500 - Km74+00) từ nút giao QL 39 (Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đến nút giao QL10 (thuộc xã Quang Trung, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng), cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (quốc lộ 5B) đã đưa được 75 km đường vào khai thác.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Trong ảnh là điểm đầu của cao tốc tại địa phận Hà Nội, nơi giao cắt với đường vành đai 3 (đường dẫn lên cầu Thanh Trì) và quốc lộ 5 tạo thành một vòm cầu khổng lồ hình móng ngựa.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Ðiểm đầu cách mố bắc cầu Thanh Trì hơn 1 km, điểm cuối là đập Ðình Vũ, quận Hải An (Hải Phòng). Cao tốc có 6 km chạy qua Hà Nội, 26 km qua Hưng Yên, 40 km qua Hải Dương và 33 km qua Hải Phòng.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Ðây là cao tốc đầu tiên của Việt Nam xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Dự án được khởi công từ tháng 5/2008, dự kiến hoàn thành và thông xe toàn tuyến vào ngày 6/12/2015. Tổng mức đầu tư 45.487 tỷ đồng, từ nguồn vốn vay của Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB).
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Hiện tại, đường đã thông từ nút giao QL 39 (Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) đến gần điểm cuối của cao tốc. Sau khi hoàn thành hơn 20 km đầu tuyến và 10 km cuối tuyến, sẽ rút ngắn thời gian lưu thông giữa Hà Nội và Hải Phòng từ 2,5 giờ xuống còn xấp xỉ 1,5 giờ.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Ngày 1/10, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng bắt đầu thu phí với mức thấp nhất 110.000 đồng/lượt, cao nhất 600.000 đồng/lượt tùy loại xe. Trong ảnh là trạm thu phí quốc lộ 39.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Cao tốc mới có tổng chiều dài toàn tuyến 105,5 km, quy mô 6 làn xe chạy, 2 làn dừng khẩn cấp, chiều rộng mặt cắt ngang bình quân 100 m, mặt đường rộng từ 32,5 đến 35 m. Ngoài ra còn có hơn 60 m đường gom hai bên, chủ yếu phục vụ làm đường dân sinh, lắp đặt hàng rào chống gia súc gia cầm đi vào. Dự kiến, cây xanh cũng được trồng dọc tuyến đường vào cuối năm 2015.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Tại các nút giao lớn sẽ có thêm 1-2 làn đường nhập làn cho các phương tiện.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Dải phân cách giữa lòng đường được đúc bằng bê tông, cao hơn 1 m, có gắn phản quang. Điều này không chỉ để dòng phương tiện đi ngược chiều tránh được đèn pha của nhau mà còn hạn chế tối đa việc chạy băng ngang đường của người dân. Tại các nút giao và một số điểm kỹ thuật, dải phân cách được thay thế bằng các thiết bị có thể tháo rời đóng mở, chủ yếu làm từ vật liệu như tôn lượn sóng, nhựa...
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Vận tốc tối đa trên tuyến cao tốc này là 120 km/h, khoảng cách tối thiểu giữa các xe là 100 m. Các loại ôtô có tốc độ thiết kế dưới 60 km/h, xe máy, xe thô sơ không được đi vào đây. Mặt đường cao tốc được sử dụng lớp tạo nhám có độ ma sát lớn (dày 5 cm phủ trên bề mặt bê tông nhựa) để đảm bảo an toàn cho xe chạy tốc độ cao. Vì vậy, chủ dự án khuyến cáo tài xế phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn và lốp xe trước khi lưu thông vào đường cao tốc.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Số điện thoại đường dây nóng đặt dọc hành lang cao tốc phục vụ những trường hợp cấp cứu khẩn cấp hoặc các sự cố nghiêm trọng khác.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Một số trạm dừng nghỉ bắt đầu được xây dựng phục vụ nhu cầu tiếp nhiên liệu, ăn uống, vệ sinh...
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Trên quãng đường hơn 100 km này có 54 cầu lớn, nhỏ, 108 cống chui dân sinh, 9 nút giao liên thông lớn.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Trong đó có nhiều cầu lớn như cầu Thanh An, Lạch Tray, Thái Bình... Trong ảnh là cầu Thanh An bê tông cốt thép dài 1,2 km, rộng 33 mét được đánh giá đẹp nhất toàn tuyến. Cầu bắc qua sông Văn Úc, nối liền hai huyện An Lão (Hải Phòng) và Thanh Hà (Hải Dương).
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Cầu Thái Bình có hệ thống cách âm độc đáo được lắp đặt tại các tuyến cao tốc hiện đại trên thế giới. Đây là tường cách âm lần đầu được sử dụng tại Việt Nam. Những tấm cách âm đặt dọc hai bên cầu sẽ hút toàn bộ tiếng ồn của các phương tiện để tránh làm phiền khu dân cư sinh sống ngay cạnh đường cao tốc.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Vẻ đẹp của cao tốc tại nút giao quốc lộ 10 - nút giao lớn và quan trọng nhất toàn tuyến.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Trạm thu phí cuối tuyến có 18 làn đường (trạm thu phí chính) ở phía trước cầu Lạch Tray và cách điểm cuối gần đập Đình Vũ khoảng 10 km. Các phương tiện có thể chuyển hướng đi từ đây (đường Phạm Văn Đồng) tới Đồ Sơn chỉ trong khoảng 10 km với 20 phút chạy xe.
Toàn cảnh cao tốc Hà Nội - Hải Phòng hiện đại nhất Việt Nam
Trạm thu phí này có cả làn thu tự động lẫn nhân viên trực tiếp phát thẻ thu tiền. VIDIFI cho hay, doanh nghiệp này đang áp dụng mức phí tiêu chuẩn 1.500 đồng/km.
Bản đồ toàn tuyến cao tốc. Điểm đầu dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2015.
Bản đồ toàn tuyến cao tốc. Hơn 20km còn lại (đoạn đứt quãng) dự kiến hoàn thành tháng 12/2015.
(Theo Anh Tuấn - Mạnh Thắng/ Tri thức)

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2015

TPHCM chờ Bộ Chính trị phân công Bí thư Thành ủy

TPHCM chờ Bộ Chính trị phân công Bí thư Thành ủy

Dân trí Ngày 17/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ X bế mạc. Đại hội đã thống nhất để sau Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Bộ Chính trị sẽ phân công một Ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư Thành ủy TPHCM.

Theo đó, Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X gồm 69 người. Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ TP khóa X đã bầu Ban Thường vụ Thành ủy gồm 15 người.
Các Phó Bí thư gồm: ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; ông Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy; bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân Thành phố; ông Tất Thành Cang, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy.

Ngày 17/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ X đã bế mạc sau 4 ngày làm việc (ảnh: Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM)
Ngày 17/10, Đại hội Đại biểu Đảng bộ TPHCM lần thứ X đã bế mạc sau 4 ngày làm việc (ảnh: Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM)
Đề cương kết quả đại hội ghi rõ: “Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã báo cáo Bộ Chính trị về phương án nhân sự và được Bộ Chính trị đánh giá cao về công tác chuẩn bị phương án nhân sự. Theo quy định, việc giới thiệu nhân sự bầu chức danh Bí thư Thành ủy thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị. TPHCM là đô thị đặc biệt, một trung tâm kinh tế lớn của Vùng, cả nước, có vị trí chính trị rất quan trọng của cả nước, việc chuẩn bị nhân sự Bí thư Thành ủy gắn với công tác chuẩn bị nhân sự Bộ Chính trị khóa XII của Đảng. Việc để sau Đại hội XII phân công đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị làm Bí thư Thành ủy là đúng quy định, quy trình công tác nhân sự của Đảng”.

Sau 4 ngày làm việc, đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X (ảnh: Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM)
Sau 4 ngày làm việc, đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ TPHCM khóa X (ảnh: Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM)

Trong thời gian chờ có Bí thư Thành ủy khóa X, ông Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM khóa IX được Bộ Chính trị phân công chỉ đạo Thành ủy TPHCM. Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy điều hành hoạt động của Thành ủy TPHCM.
Đại hội cũng đã bầu Ủy ban Kiểm tra Thành ủy gồm 13 người. Ông Trần Vĩnh Tuyến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy khóa X. Đại hội cũng bầu Đoàn Đại biểu Đảng bộ TPHCM gồm 35 đại biểu chính thức và 3 đại biểu dự khuyết, cùng với 7 đại biểu đương nhiên tham dự Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XII của Đảng.

Trong thời gian này, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM khóa IX chỉ đạo Thành ủy TPHCM; ông Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM khóa X điều hành hoạt động của Thành ủy TPHCM.
Trong thời gian này, ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành ủy TPHCM khóa IX chỉ đạo Thành ủy TPHCM; ông Võ Văn Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM khóa X điều hành hoạt động của Thành ủy TPHCM.

Tại phiên bế mạc, Đại hội cũng đã thông báo Báo cáo chính trị, dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X. Theo đó, Đại hội đã thảo luận góp ý kiến dự thảo Báo cáo chính trị, dự thảo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố TPHCM lần thứ X, đã có 162 đại biểu góp ý với 172 lượt góp ý, 642 ý kiến. Đa số ý kiến thống nhất với dự thảo Báo cáo chính trị. Các góp ý tập trung vào nhiệm vụ, giải pháp phát triển thành phố nhanh và bền vững, có chất lượng sống tốt, chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho nhân dân, xây dựng Đảng bộ Thành phố thật trong sạch vững mạnh.
Về đánh giá chung, đa số ý kiến đồng tình với nhận định, đánh giá chung kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX. Về mục tiêu, hầu hết ý kiến đánh giá mục tiêu tổng quát trong nhiệm kỳ được xây dựng tương đối toàn diện, có tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên cần có lộ trình và giải pháp hiệu quả hơn.
Về các chỉ tiêu chủ yếu, hầu hết ý kiến thống nhất cao với 14 chỉ tiêu chủ yếu. Tuy nhiên, cần có lộ trình, kế hoạch thực hiện và các giải pháp đồng bộ, quyết tâm của cả hệ thống chính trị thành phố. Đồng thời, phải tiếp tục kiến nghị Trung ương cho thành phố có cơ chế đặc biệt để huy động mọi nguồn lực cho sự phát triển, quản lý đối với một đô thị đặc biệt.

14 chỉ tiêu chủ yếu của Đảng bộ TPHCM khóa X (2015 – 2020)
1. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) bình quân hàng năm từ  8% - 8,5% (tính theo GDP thì tăng hơn 1,5 lần mức tăng trưởng GDP bình quân của cả nước), chuyển dịch cơ cấu theo định hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp và thủy sản; trong đó tỷ trọng của dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm từ 56% đến 58%.
2. Tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP bình quân hàng năm từ 35% trở lên.
3. Tổng vốn đầu tư xã hội chiếm bình quân khoảng 30% GRDP.
4. GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 9.800 USD.
5. Đến năm 2020, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đạt 85% trong tổng số lao động làm việc.
6. Trong 5 năm, tạo việc làm mới cho 625.000 lao động (bình quân 125.000 lao động/năm), tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4,5%.
7. Đến cuối năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng so với đầu năm 2011 là 3,5 lần; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình “Giảm nghèo bền vững” giai đoạn 2016 - 2020 bình quân 1%/năm.
8. Đến cuối năm 2020, đảm bảo nước sạch cho 100% hộ dân.
9. Đến cuối năm 2020, tổng diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 40 triệu m2 và diện tích nhà ở bình quân đầu người đạt 19,8 m2/người.
10. Đến cuối năm 2020, đạt 300 phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi).
11. Đến cuối năm 2020, đạt tỷ lệ 20 bác sỹ/10.000 dân, 42 giường bệnh/10.000 dân.
12. Đến cuối năm 2020, xử lý chất thải y tế và nước thải công nghiệp đạt 100%.
13. Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh năm sau cao hơn năm trước theo hướng ngày càng thực chất hơn; kéo giảm tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng yếu kém xuống dưới 0,5%/năm.
14. Về năng lực quản lý của bộ máy chính quyền, phấn đấu Thành phố trong nhóm 5 (năm) địa phương dẫn đầu cả nước về xếp hạng chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR-index).

Tùng Nguyên