Thứ Năm, 25 tháng 2, 2016

Thuận Thành tiếp nhận cây hoa anh đào

Thuận Thành tiếp nhận cây hoa anh đào

11h02 | 20/02/2016
73331c41c_sequence_01.still012.jpg
Ngày 21/2/2016 huyện Thuận Thành tổ chức lễ đón nhận 100 cây hoa anh đào do hiệp hội SAKURA Nhật Bản trao tặng. Tham dự buổi lễ có đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, hiệp hội hoa anh đào SAKURA, lãnh đạo bộ Khoa học công nghệ, và lãnh đạo huyện ủy, UBND huyện.
100 cây hoa anh đào mang thông điệp hòa bình được trồng tại khu di tích lăng và đền thờ Kinh Dương hứa hẹn sẽ đem lại một vườn hoa rực rỡ, mang đậm chất Nhật Bản trên quê hương Thuận Thành, đây cũng là hoạt động nhằm góp phần thắt chặt mối quan hệ hữu nghị Việt Nam Nhật Bản. Tiếp tục đóng vai trò bắc cầu nối giữa hai đất nước, hai nền văn hóa có nhiều nét tương đồng. Đại diện lãnh đạo huyện Thuận Thành đã gửi lời cảm ơn chân thành đến hiệp hội SAKURA, đồng thời hy vọng rằng với việc trồng thành công 100 cây hoa anh đào sẽ góp phần tạo cảnh quan môi trường cho khu di tích và thu hút nhiều hơn nữa du khách đến thăm quan.
Đức Thanh

Khai hội Kinh Dương Vương 2016

15h30 | 23/02/2016
eeef7c5e9_tvt.jpg
118a1b7d6_tq.jpg
Ngày 23/2/2016 tức ngày 16 tháng giêng năm Bính Thân, huyện Thuận Thành Long Trọng tổ chức khai hội Kinh Dương Vương năm 2016, kỷ niệm 4.895 năm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương khai sơn, sáng thủy. Về dự với buổi lễ có ông Trần Văn Túy, ủy viên trung ương Đảng, phó trưởng ban tổ chức trung ương, phó ban công tác cán bộ của Quốc Hội, đại diện một số bộ ngành trung ương, về phía tỉnh Bắc Ninh có ông Nguyễn Nhân Chiến, ủy viên trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh; ông Nguyễn Tử Quỳnh, phó bí thư, chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí lãnh đạo tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các Sở ban ngành của tỉnh; lãnh đạo huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thuận Thành, các ban ngành đoàn thể các địa phương trong huyện và đông đảo du khách gần xa.
Ngay từ đầu giờ sáng tại khắp các trục đường dẫn vào khu vực tổ chức lễ hội, đông đảo du khách gần xa đã tề tựu về đây chuẩn bị tham dự buổi lễ khai hội, công tác tổ chức tiếp đón các đồng chí lãnh đạo, trung ương, tỉnh được triển khai một cách chu đáo, các lực lượng chức năng làm tốt công tác đảm bảo trật tự, đảm bảo giao thông thông suốt. đúng 9h sáng chương trình khai mạc lễ hội kinh Dương năm 2016 chính thức được khai mạc, sau nghi thức đâng hương tại nội đền, thay mặt các đồng chí lãnh đạo huyện, đồng chí Nguyễn Tiến Hoàng, phó bí thư, chủ tịch UBND huyện khai mạc lễ hội.
73bf076c0_123.jpg
f900401bb_12705594_781872568624440_948512115541193589_n.jpg
Ngay sau diễn văn khai mạc. Thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Nguyễn Nhân Chiến, ủy viên trung ương, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch HĐND tỉnh đánh trống khai hội.
Lễ hội năm nay được tổ chức trong 3 ngày, từ 16 đến 18 tháng Giêng, tức ngày 23 đến 25-2 với các nghi lễ chính như rước bài vị Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương từ Á Lữ về Phú Mỹ; lễ rước nước; rước bài vị của các vị thành hoàng thôn Đồng Văn, Đồng Đoài, Đồng Đông lên lăng Kinh Dương Vương. Rước bài vị Lạc Long Quân, Âu Cơ từ Đền đến Lăng Kinh Dương Vương…Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa phong phú, bên cạnh các loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc như hát Quan họ trên thuyền, hát Chèo, hát Tuồng, Trống quân, Ca trù, múa rối nước... nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống cũng được khôi phục và đưa vào trong lễ hội phục vụ nhân dân và du khách như kéo co, đập niêu, đu tiên… một số môn thể thao được duy trì tổ chức như tổ tôm điếm, cờ tướng, bóng chuyền, vật... Ngoài ra, Ban tổ chức lễ hội còn trưng bày giới thiệu những sản phẩm nghề truyền thống của địa phương như gốm Luy Lâu, tranh Đông Hồ, tương Đình Tổ, gà Hồ, nem Bùi...
Nhân dịp này Tổng cục lưu trữ số 4 đã trao tặng phiên bản mộc triều Nguyễn về thủy tổ Kinh Dương Vương, đây cũng là một trong những chứng cứ quan trọng ghi nhận sự tồn tại và phát triển của thời đại Kinh Dương Vương.
04fe4fe9a_still011.jpg
Lễ hội Kinh Dương Vương được tổ chức nhằm nâng cao giá trị truyền thống lịch sử văn hóa và hướng tới hình thành tuyến du lịch gắn với các di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng ở Thuận Thành như: chùa Dâu và Thành cổ Luy Lâu; chùa Bút Tháp, Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương; làng tranh Đông Hồ và nhiều làng nghề thủ công truyền thống khác của huyện nên các phương án chuẩn bị cho lễ hội đều được huyện tiến hành cẩn trọng, chu đáo, bảo đảm lễ hội được diễn ra văn minh, lành mạnh.
Đức Thanh-Quốc Hoàn

Thứ Ba, 23 tháng 2, 2016

 CLB THƠ  ĐẠI MÃO
Kỷ niệm Ngày Thơ VN năm Bính Thân

           Trong không khí ấm áp đầu xuân, mừng làng xóm quê hương vừa tổ chức một cái tết vui tươi, an toàn, tiết kiệm và tổ chức trọng thể Ngày Xuân Tế Tổ ở các dòng họ; ngày 20 – 02 - 2016 tại Nhà Văn hóa thôn, CLB Thơ ca Đại Mão (được thành lập từ hơn 10 năm, hiện có 34 thành viên) tổ chức sinh hoạt nhân Ngày Thơ Việt Nam  năm Bính Thân. Các ông Lê Doãn Thanh, Lê Nho Đằng, Nguyễn Hữu Hy đại diện cho lãnh đạo địa phương, ông Lê Đình Ngạn thay mặt BCN thư viện thôn được mời  tham dự .
      
           Tham gia CLB Thơ ca Đại Mão, các thành viên đều quan niệm: làm thơ, đọc thơ là một thú chơi thanh nhã, để thêm phần sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình và quê hương, đất nước, đồng thời góp phần tham gia thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngay làng xã mình. Mọi người hào hứng tham dự các buổi sinh hoạt CLB, các buổi giao lưu thơ; nhất là hôm nay, được dự buổi sinh hoạt nhân ngày Thơ Việt Nam xuân Bính Thân.

          Mở đầu buổi sinh hoạt, ông Nguyễn Hữu Kim Chủ nhiệm CLB đánh giá tóm tắt một số hoạt động của CLB trong năm 2015 : đã tổ chức kỷ niệm 11 năm thành lập CLB, xuất bản cuốn Miền quê Văn Hiến; đã tổ chức sáng tác, tuyển chọn được 5 câu đối để khắc trên cổng Đình làng… Định hướng trong năm 2016 - năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, bầu cử Quốc hội khóa mới, địa phương cũng có nhiều sự kiện đáng phấn khởi như hoàn thành việc tân tạo cổng Đình và tu bổ Khu Di tích lịch sử Đình làng…- CLB Thơ ca tiếp tục tìm hiểu, sáng tác nhằm tuyên truyền cổ động, phát huy những phong tục tốt đẹp của làng quê, tìm hiểu về lịch sử Chùa Sùng Ân, về tên tuổi, lịch sử làng Đại Mão…
           
           Sang phần tọa đàm, giao lưu và xướng họa thơ ca, Ông Nguyễn Đình Hiệu  dẫn chương trình để mọi thành viên trình bầy những tác phẩm mới nhất của mình với các thành viên CLB. Nhiều bài thơ đã nói lên niềm vui phấn khởi, tin tưởng trước thành công của Đại hội Đảng lần thứ XII, mừng Xuân, mừng quê hương ngày càng đổi mới. Nhiều bài thơ động viên mọi người, con cháu trong các gia đình, thôn xóm sống  học tập và làm việc có trách nhiệm với gia đình và việc chung của thôn quê.

          Nội dung các bài thơ đều phong phú, súc tích; đề cập đến nhiều vấn đề trong nước và địa phương. Thể loại thơ đa dạng, nhưng nhiều hơn vẫn là Thơ Đường luật. Từng người trình bày (và khiêm tốn nghe khen, chê). Ông Nguyễn Đình Hiệu còn trình bày bài thơ tặng một Hội đồng niên trong làng bằng cách hát.

           Chưa có điều kiện để giới thiệu nhiều bài thơ hay đã được trình bày  trong buổi sinh hoạt này, chúng tôi chỉ xin phép giới thiệu một vài bài để các bạn tham khảo.

-         Bài thơ mừng thành công Đại hội Đảng:

                                Bài thơ MỪNG THÀNH CÔNG ĐẠI HỘI XII
                                                         Tác giả : Lê Doãn Cấp

Chào mừng Đại hội khóa Mười Hai,
Lựa chọn ủy viên đủ Đức, Tài.
Đoàn kết, phát huy Dân chủ mới,
Kỷ cương Đổi mới chẳng hề phai
‘‘ Dĩ dân vi bản’’ nên ghi nhớ,
Đạo đức Bác Hồ luôn dọi soi.
Thế giới ngợi ca nền đất Việt,
Năm châu sùng ái khắp muôn nơi.
                                            3-2-2016


-         Hai bài thơ xướng và được nhiều người họa lại:

                                Bài thơ                TÌNH XUÂN
                                                                            Tác giả : Lê Nho Nùng

Sáng xuân chim gáy gụ hiên nhà,
Tin báo bạn hiền đã đáo gia.
Rượu tết miệng bình tay mới rót,
Trà xuân kênh ấm nước vừa pha.
Đường thi sâu lắng tình như đã…
Lục bát hào hoa cảnh tựa là…
Sôi nổi qua mùi nguồn chửa cạn,
Vời trông thi tửu đượm lòng ta.


                                Bài thơ                THÚ CHƠI
                                                                            Tác giả : Lê Nho Nùng

Bẩy sáu mùa xuân đã đến rồi
Thơ còn vương vấn lắm ai ơi!
Đêm đêm thưởng nguyệt gom vài tứ,
Sớm sớm nhìn hoa gạn mấy lời.
Mưa nắng nhớ hoài sen hạ thắm
Hàn ôn in đậm cúc thu rơi.
Nâng lên dặt xuống thơ còn vụng
Nhưng vẫn nặng lòng với thú chơi.

                         ****
            Gần như tất cả mọi thành viên trong CLB đều được trình bầy thơ mình sáng tác, được đọc và được nghe thơ. Buổi giao lưu kết thúc bằng tiệc trà đầm ấm, thắm tình thi hữu của những người cùng một làng quê miền Bắc Ninh - Kinh Bắc ngày một đổi mới.
                                                                                                      Người đưa tin: Lê Đình Ngạn
                                        ---------------------------------------------











Thứ Hai, 22 tháng 2, 2016

NĂM ĐÔI CÂU ĐỐI Ở CỔNG ĐÌNH LÀNG ĐẠI MÃO

NĂM ĐÔI CÂU ĐỐI
                                   CỔNG ĐÌNH LÀNG ĐẠI MÃO
         Đình làng Đại Mão thờ thần Thành Hoàng là một Thiên thần: LẠC THỊ  ĐỆ NHỊ ĐẠI VƯƠNG – Hiển hiện từ thời Lạc Long Quân, cùng với thôn Thụy Mão ( xã Mão Điền)  thờ Đệ Nhất Đại Vương, thôn Đông Miếu thờ Đệ Tam Đại Vương.
         Đình  còn thờ Tam Vị Đại Vương – từ xưa có đôi câu đối :
·         Thiên đãng Thánh Thần khai Bách Việt
·         Địa xưng Văn Hiến ngưỡng Tam Linh
Nghĩa là: - Ngài Lạc Long Quân đã khai sinh ra các dòng họ của dân tộc Việt Nam./-  Đức Tam Vị đã độ trì cho làng Đại Mão trở thành làng Văn Hiến.
    Đại Mão từ xưa đã là một làng có nhiều người hiểu sâu học rộng, có  nhiều người tài. Ở cột đồng trụ của Đình làng, từ xưa còn có một đôi câu đối khác, vế thứ hai hãnh diện nêu lên: “ Uất nhiên anh tuấn vực, vi cơ, vi quan, vi đống lương trụ thạch, tự hương đảng lập hồ Triều đình” (Đại Mão là một quê hương của các bậc anh tuấn, hiền tài rất yên vui. Từ người làm quan cho đến người trực tiếp lao động trên các lĩnh vực, góp phần xây dựng nên cơ quan các cấp của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định ).
                                                               ***
   Năm 2015, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, của các ban, ngành liên quan đến Di tích Lịch sử văn hóa Đình Đại Mão, dưới sự lãnh đạo của Chi Bộ và Ban quản lý cơ sở thôn, toàn dân đã đồng tâm tân tạo Cổng Đình, sửa sang sân Đình và một số hạng mục khác.
   Mong nối tiếp những nét đẹp truyền thống của quê hương, cùng những đôi câu đối đáng tự hào  nói trên, tại cột Cổng Đình mới tân tạo cần có những đôi câu đối mới.
Nhận trách nhiệm trước Đảng, trước Dân; Câu Lạc bộ Thơ ca Đại Mão mở cuộc thi sáng tác và đã góp ý, chỉnh sửa, tuyển chọn được năm đôi câu đối. Có thể coi đây là công trình tập thể của CLB Thơ ca Đại Mão đóng góp về mặt tinh thần với công trình văn hóa của quê hương. Các câu đối này đã  được lãnh đạo và nhân dân cho phép khắc lên Cổng Đình nhằm động viên mọi người con quê nhà kế thừa, phát huy truyền thống ; giữ gìn bản sắc văn hóa của miền quê văn hiến .
        Chúng tôi xin trân trọng  giới thiệu nội dung các câu đối nói trên:
1- Đôi câu đối thứ nhất: khắc tại phía trước của cột chính:
·         Thiên địa độ trì, Di tích hương đình linh hách trạc.
·         Thánh Thần phù hộ, Trung Thôn văn hiến hiển thanh phương.
Dịch nghĩa:   -Trời đất hòa quyện khí thiêng liêng độ trì cho Di tích lịch sử Văn hóa đình làng Đại Mão thờ Thành Hoàng rất linh thiêng.
                        - Thánh Thần linh thiêng đã phù hộ cho Trung Thôn, tức thôn Đại Mão, được các vùng xung quanh ca ngợi là một miềnVăn Hiến, tốt đẹp từ xưa tới nay.
2- Đôi câu đối thứ hai:   Là một đôi câu đối nôm, khắc đối diện ở hai cột cổng chính, nội dung nêu lên nhân dân Đại Mão thờ phụng rất chu tất để nhớ Thần Thành Hoàng. Ngoài Thành Hoàng có công “ hộ quốc tý dân”, ở Đình còn tôn thờ, nhớ tới công lao của các Anh hùng Liệt Sỹ và những người con trung hiếu của quê hương đã từ trần. Giống như trước đây làng và các dòng họ thường " lập hậu" cho 1 số các cụ; nay làng "lập hậu" cho các Liệt Sỹ và những người dân của quê hương đã một lòng, một dạ vì nước vì dân , vì quê hương yêu dấu:
     Uống nước nhớ nguồn, hương khói muôn đời thờ Bách Noãn.
·         Tri ân công đức, xóm làng một dạ nhớ tiền nhân.
3- Đôi câu đối thứ ba:
     Tại hai cột ở trụ pháo, tức hai cột ở ngay hai đầu của dãy cổng đình, được khắc với nội dung:
·         Đại Mão trọng cương thường, truyền thống thi thư tiếp dẫn
·         Trung Thôn lưu phúc địa, vĩnh thừa văn vũ ưu đa
Dịch nghĩa:  - Đại Mão là quê hương vốn trọng đạo lý cương thường, một quê hương có bề dày về học tập.
-                 Quê hương Trung thôn được hưởng hồng phúc của Thần Thành Hoàng và của tiền nhân để lại, luôn có người tài giỏi.
         Một quê hương như bài Mục dục của làng có câu: “Hiền tài tể tể” “Văn học bân bân”. Cầu mong cho làng có nhiều người tài giỏi, do có được học tập một cách hoàn hảo. Phải chăng, đây là mục tiêu, là tuyên ngôn của làng đề ra, nên cứ từ đời nọ kế tiếp đời kia, ngày một nhân lên trên con đường học vấn, phát triển tốt đẹp cả văn và võ.
4- Đôi câu đối thứ tư:
        Để thường xuyên nhắc nhở mọi người dân trong thôn thấy vị Thần Thành Hoàng làng thờ, cũng như khách thập phương đến tưởng niệm, chiêm ngưỡng tại ngôi đình của quê hương biết  Đình làng Đại Mão đã thờ vị thần có công gì đối với nước, với dân? Tại cửa Đông hay còn gọi là hữu môn, tức đi vào đình là cửa bên tay phải đọc đôi câu đối thấy được vị Thần đình làng thờ là:
·         Thánh đức hữu công khai quốc Việt
·         Thần uy linh quyết trấn sơn hà
Dịch nghĩa :
-                 Đức Thánh đã có công khai phá, mở mang bờ cõi, sinh ra cộng đồng người Việt.
-                  Vị Thần đình làng thờ rất linh thiêng, luôn luôn gìn giữ giang sơn, gấm vóc của dân tộc Việt Nam.
5- Đôi câu đối thứ năm:
          Khắc tại cửa bên Tây, hay còn gọi là tả môn, thông thường là cửa ở trong đình nhìn thấy khi ra về. Để mọi người ra về luôn nhớ rằng: Đình Đại Mão có từ xa xưa, to đẹp nhất vùng chứ không phải bây giờ mới có. Do hoàn cảnh lịch sử, Đình đã bị tiêu hủy năm 1949 phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1995, sau 46 năm mới được tái tạo.
           Từ đó, hàng năm  Đình được tu bổ ngày càng khang trang, bề thế thêm. Thần Thành Hoàng đã phù hộ, độ trì cho xóm làng cũng ngày một giàu đẹp, bền vững mãi mãi. Bởi vậy, hai cột ở cửa bên Tây khắc đôi câu đối:
·         Đại Mão đình, tái tạo khang trang lưu tích cổ
·         Trung Thôn địa, kiến hưng tú lệ trụ thiên thu
            Đôi câu đối  trên  nêu lên cảnh quan ở chốn đình trung và nơi dân cư thôn Đại Mão sinh sống hàng ngày, hăng say học tập, hăng say lao động cả chân tay cũng như lao động trí óc trên bước đường đổi mới, nhằm xây dựng nông thôn mới; cùng cả nước xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp văn minh như mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
                                                           ***
           Vì các đôi câu đối trên đều được trình bầy bằng chữ Hán - Nôm, xin được giới thiệu để các em, các cháu hiểu thêm và tự hào với truyền thống quê nhà. Phải chăng để có  được những  truyền thống tốt đẹp, phải có sự cố gắng liên tục của nhiều thế hệ  tham gia dựng xây nên?
             Các em, các cháu hãy chung tay phát huy và đắp xây truyền thống ấy.

                                                                                    Tháng  12  năm  2015
                                                                                  NGUYỄN HỮU KIM
                                                                         Chủ nhiệm CLB Thơ Ca Đại Mão


ĐỪNG ĐỢI CÓ TIỀN MỚI BÁO HIẾU CHA MẸ

ĐỪNG ĐỢI CÓ TIỀN MỚI BÁO HIẾU CHA MẸ VÌ HỌ KHÔNG ĐỢI ĐƯỢC BẠN Đ

ĐỪNG ĐỢI CÓ TIỀN MỚI BÁO HIẾU CHA MẸ VÌ HỌ KHÔNG ĐỢI ĐƯỢC BẠN ĐÂU!

Nếu mỗi năm bạn gặp cha mẹ được một lần, vậy thì năm nay, cha mẹ bạn đã bao nhiêu tuổi rồi? Bạn còn được bao nhiêu năm để trở về chăm sóc họ? Đừng để quá muộn rồi mới ân hận, hối tiếc...


H.A - là người đàn ông thành đạt, hiện đang sở hữu một chuỗi nhà hàng ẩm thực tại Trung Quốc. Anh vốn là một người Việt gốc Hoa, sinh ra ở một miền quê nghèo của Việt Nam. Cha mẹ anh ta đều là nông dân, một chữ bẻ đôi cũng không biết, nhưng bà mẹ lại nhìn xa trông rộng. Năm H.A 18 tuổi, giành được suất học bổng tại trường Đại học Vũ Hán (Trung Quốc), bà đã cắn răng, thắt lưng buộc bụng gom góp hết tiền của trong nhà, rồi vay thêm hàng xóm một ít tiền cho con xa quê, ra nước ngoài học tập. Không ngờ, lần ra đi đó cũng là lần cuối H.A nhìn thấy cha mẹ. Sau 10 năm bôn ba nơi xứ người giành nhiều vinh quang và thành công, khi trở về đã không còn ai chung vui với thành quả mà anh đã đạt được. 
báo hiếu cha mẹ
Có người hỏi H.A"Nếu năm 18 tuổi anh không được xuất ngoại để du học thì kết quả sẽ như nào?". Câu trả lời của anh ta khiến tất cả mọi người đều bất ngờ: "Nếu tôi không đi học, suốt thời gian mười năm khốn khổ đó, cha mẹ tôi sẽ không mất đi...".
Nói rồi nước mắt anh chảy ròng ròng vì hối hận...
Anh kể, trong suốt 10 năm dài đằng đẵng ấy, anh luôn hết sức phấn đấu học thật giỏi, nỗi khát khao thành công luôn dâng lên trong lòng anh. Bởi chỉ có như thế mới có thể báo đáp công ơn của cha mẹ và cho họ một tuổi già được sống trong sung sướng. Nhưng sự đời đâu như ý người, khi quay trở về, cha mẹ anh đã ra đi mà không kịp đợi anh về. Từ đó dù cuộc đời có vẻ vang đến đâu, cuối cùng cũng không cách nào bù đắp được những nuối tiếc vì cha mẹ đã không còn.
Tôi nhớ đến một người bạn cách đây không lâu từ Hoa Kỳ trở về. Nhận được điện thoại của anh ta tôi cảm thấy bất ngờ vì anh này cả công việc và học tập đều rất thuận lợi. Chúng tôi cho rằng anh ta định cư ở Hoa Kỳ là điều đương nhiên, nhưng sau cùng anh lại quyết định về nước. 
Bạn tôi nói, anh vốn định định cư luôn bên đó, cha mẹ cũng rất ủng hộ quyết định ấy, nhưng dần dần, anh ấy không thể nào yên tâm được. Những người bạn bên cạnh anh, lần lượt vội vàng về nước, không phải vì họ nhận được điện thoại báo cha mẹ ốm nặng phải vội về thăm nom, mà là nhận được tin họ qua đời... Không gì đau đớn hơn khi không được nhìn mặt cha mẹ một lần sau cùng, dù có tiền muôn bạc vạn cũng có ý nghĩa gì đâu khi cha mẹ không còn trên cõi đời này nữa. Người này nói nên về sớm ở bên cha mẹ, người kia nói nếu cha mẹ còn, thế nào tôi cũng dốc lòng thờ phụng, nhưng âu cũng là chuyện đã rồi... 
Lúc ấy anh mới cảm thấy bản thân thật may mắn vì cha mẹ còn khỏe cả, nhưng điều may mắn này liệu có kéo dài mãi mãi được không? Anh ấy bắt đầu sợ nhận được điện thoại trong nước, sợ nhấc điện thoại lên, tin báo lại là tin dữ ấy. Nhiều năm gần đây, cha mẹ dốc toàn lực giúp đỡ, chi viện cho anh học tập, để anh trở thành niềm kiêu hãnh của gia đình. Nhưng đứa con làm cha mẹ kiêu hãnh này, từ  năm 18 tuổi đến nay học tập và làm việc ở nước ngoài, những ngày ở với cha mẹ chỉ đếm trên đầu ngón tay, họ mỗi ngày một già đi mà anh chưa từng bưng cho họ một chén nước, nấu cho họ một bát cháo, giặt áo cho họ  lấy một lần? 
báo hiếu cha mẹ
Tết chỉ về khi bạn trở về...

Thứ Ba, 16 tháng 2, 2016

Vị tướng khai sinh đất Sài Gòn

Vị tướng khai sinh đất Sài Gòn

Hơn 300 năm trước Nguyễn Hữu Cảnh lập phủ Gia Định, tập hợp lưu dân khai khẩn vùng đất quạnh hiu, hoang vắng lập nên Sài Gòn ngày nay.
Sài Gòn trải qua hơn 300 năm lịch sử, khá trẻ so với nghìn năm văn hiến của dân tộc, song hiện là thành phố năng động và là đầu tàu kinh tế của cả nước. Từ mảnh đất đồng không mông quạnh xưa, TP HCM hiện có 10 triệu người, hàng loạt cao ốc và đường phố luôn tắc nghẽn bởi mật độ dân cư cao.
Người mang gươm mở cõi đặt nền móng cho sự định cư lâu dài của người Việt vào những ngày tháng 2, hình thành lên vùng đất trù phú bậc nhất từng được ví như Hòn ngọc Viễn Đông, là danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh. Ông tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, sinh năm 1650 ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay là huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật.
vi-tuong-khai-sinh-dat-sai-gon
Chân dung danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: S.T
Thuộc dòng dõi con nhà tướng, tổ tiên là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc - người khai quốc công thần thời nhà Đinh - Nguyễn Hữu Cảnh cũng là cháu đời thứ 9 của Nguyễn Trãi - người khai quốc công thần nhà Lê. Sinh ra trong gia đình truyền thống, lớn lên ở thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh nên tài năng của Nguyễn Hữu Cảnh sớm bộc lộ.
Ở tuổi đôi mươi, Nguyễn Hữu Cảnh nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Ông theo cha chinh chiến khắp nơi, lập nhiều công lao nên Chúa Nguyễn phong cho chức Cai cơ. Người có vóc dáng hùng dũng, da ngăm đen, sinh năm Dần nên dân gian gọi ông bằng biệt danh "Hắc Hổ". Lịch sử cũng ghi nhận ông từng nhiều lần đem quân dẹp nhà Chiêm Thành quấy nhiễu phương Nam.
Thời đó (thế kỷ XVII) vùng đất Nam Bộ vẫn hoang vu, như nhà truyền giáo Alexandre de Rhode mô tả là "quạnh hiu, hoang mạc" và "không có vật gì thuộc về sự sống". Còn trong cuốn Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn nói rằng: "Từ các cửa biển Cần Giờ, Soài Rạp, cửa Tiểu, cửa Đại trở lên toàn là rừng rậm hàng nghìn dặm".
Giống như toàn vùng Nam Bộ, Sài Gòn là nơi bôn tẩu, ẩn nấp của những phe phái thất thế, tranh giành quyền lực. Cư dân nhiều khu vực đến sinh sống tản mát hoặc là nơi lánh nạn. 
Tháng 2 năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn tên Phúc Chu phong làm Kinh lược sứ lãnh thổ miền Đông. Vị thống soái lập ra phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long (xứ Đồng Nai, có dinh Trấn Biên) và Tân Bình (từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ, có dinh Phiên Trấn). Đây cũng là cột mốc được lấy làm năm khai sinh vùng Sài Gòn - TP HCM ngày nay.
Sau khi lập phủ, ông chiêu mộ lưu dân 5 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên vào khai khẩn đất hoang. Người Hoa (con dân nhà Minh) không quy phục nhà Thanh sang lánh nạn được chúa Nguyễn cho cư trú tại đây cũng góp phần gầy dựng Sài Gòn thuở ban sơ.
vi-tuong-khai-sinh-dat-sai-gon-1
Đình thờ Nguyễn Hữu Cảnh ở Đồng Nai. Ảnh: Báo Đồng Nai.
Về vấn đề này, trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức viết rằng, đầu thế kỷ 18, đất Gia Định rộng 1.000 dặm, dân số được hơn 40.000 hộ (200.000 người). Cư dân đa số là người gốc Việt, số còn lại là người Hoa và Khmer sinh sống bằng nghề buôn bán, làm rẫy.
Để quản lý đất đai và số nhân khẩu này, Nguyễn Hữu Cảnh đặt các bộ phận trông coi mọi việc khá khoa học. Chẳng hạn như chức Ký lục (chuyên quản lý về hành chính, thuế khóa); Lưu thủ (quân sự); Cai bộ phụ trách về công tác tư pháp. Ngoài ra, giúp việc cho các quan là các Xá Ty và một số đơn vị vũ trang.
Với những người Hoa rời bỏ quê hương sang lánh nạn, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Tên gọi Minh Hương cũng thành tên gọi chung cho người Hoa ở Sài Gòn từ thời điểm đó, họ xem mảnh đất này như quê hương mới. Người Minh Hương giỏi thương thuyền đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các khu mua bán sầm uất như Chợ Lớn ngày nay.
Để đảm bảo thương mại phát triển, giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông. Nguyễn Hữu Cảnh lấy khu chợ nổi Nhà Bè làm trung tâm giao dịch, thông thương với cù lao Phố (Đồng Nai), Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào dễ dàng. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển.
Tổ chức bộ máy chính quyền từ cấp dinh, trấn cho đến tận các thôn, xã dần được thống nhất. Nhà nước quản lý đất đai, hộ khẩu, thu thuế và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên. Sài Gòn - Gia Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất mới.
Sau khi gầy dựng và ổn định được vùng Sài Gòn - Gia Định, năm 1699, Nguyễn Hữu Cảnh được cử đem quân xuống ổn định khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi cư dân Việt ở đây thường xuyên bị cướp phá.
Tháng 4 năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh bị nhiễm bệnh ở cù lao Sao Mộc (chợ Mới, An Giang), hai chân tê bại, ăn uống không được. Khi quân về đến Mỹ Tho thì ông mất. Nhân dân vùng đất mới khai phá từ người Việt đến Hoa, Chăm… đều nhớ ơn, lập đền thờ, bài vị nhiều nơi.
vi-tuong-khai-sinh-dat-sai-gon-2
TP HCM khởi công xây đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh. Ảnh: T.S
Đánh giá về công trạng Nguyễn Hữu Cảnh, nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng cho rằng ông là người khai cơ, lần đầu bố trí hệ thống nhà nước trên đất Sài Gòn - Gia Định. "Dân lưu tán được thừa nhận là công dân của nước Việt, ruộng đất khai hoang được vào sổ bộ chính thức, dân chúng coi ông như người đại diện của tổ quốc. Việc Nguyễn Hữu Cảnh thực hiện là kết quả của nguyện vọng đã xuất hiện và nung nấu nhiều trăm năm”.Hiện, tên ông được đặt cho con đường dẫn vào trung tâm Sài Gòn.
Mới đây, UBND TP HCM khởi công xây dựng đền thờ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh tại Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc (quận 9). Đền có diện tích hơn 7.400 m2, công trình gồm các hạng mục: khối đền chính, nhà điều hành, cổng tam quan, văn bia, hồ nước, giao thông nội bộ, kè bảo vệ... Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 82 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố.
Sơn Hòa

Người phụ nữ chính là phong thủy, vận khí của gia đình


Người phụ nữ chính là phong thủy, vận khí của gia đình

Người đàn ông có thể là trụ cột và là người làm ra của cải vật chất nuôi gia đình. Nhưng nếu thiếu bàn tay của người phụ nữ chính chắn, đôn hậu thì tất cả những gì gầy dựng được ấy chưa chắc sẽ giữ được.
Một cô gái 18 tuổi bất chấp sự phản đối của gia đình đã kết hôn với một triệu phú 57 tuổi! Sau khi người vợ đầu tiên của người triệu phú qua đời, ông đã kết hôn với một sinh viên đại học 18 tuổi, mỗi tháng đưa cô tiền chi tiêu đến 100 nghìn nhân dân tệ (khoảng 338 triệu vnd). Cô gái lại quen biết một quản lý khách hàng của công ty bảo hiểm, nên đã mua bảo hiểm trị giá hơn 1 triệu NDT (khoảng hơn 3 tỷ vnd).
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Sau một lần đầu tư kinh doanh thất bại, tất cả tài sản của người đàn ông giàu có này đã bị tịch thu để trả nợ, sau khi về nhà ông buồn bã nói với cô gái: “Anh đã bị phá sản rồi, không có sức để nuôi em nữa, thậm chí đến cả xe của em cũng đã bị tịch thu, em hãy đi tìm một người đàn ông khác để kết hôn đi!”. Cô gái nói: “Anh vẫn còn yêu em chứ?”
Người đàn ông trả lời: “Anh đã không đủ điều kiện để yêu em nữa”.
Cô gái nói tiếp: “Em đã mua bảo hiểm 1 triệu NDT, em được biết là khoản tiền này sẽ không thể bị đóng băng, không thể tịch thu, nếu có việc gấp cần dùng vẫn có thể vay khẩn cấp, chúng ta có thể sử dụng số tiền này để bắt đầu lại từ đầu, ngày mai hãy cùng em đi lấy”.
Sau đó, người đàn ông này đã dùng số tiền 1 triệu NDT cho vay biến thành số tiền 50 triệu NDT chỉ trong một vài năm sau. Người đàn ông thành công này sau khi đã trải qua  kinh nghiệm sương gió đã nói: “Tôi có một người vợ ngu ngốc. Tôi vốn có hai giỏ trứng, người vợ ngốc nghếch của tôi đã bí mật lấy ra 2 quả mỗi ngày để giấu ở một nơi khác!
Đột nhiên một ngày, hai giỏ trứng này đều bị vỡ hết, cô vợ đã đưa cho tôi những quả trứng mà mỗi ngày bí mật lấy ra để giúp tôi thu về được hai giỏ trứng gốc như ban đầu…! Vậy bạn có phải là “người vợ ngốc nghếch” không? Bạn có hy vọng muốn có một “người vợ ngốc nghếch” như vậy không?
Trong văn hoá truyền thống của Trung Quốc, chữ “ 安(an)” là một từ có nhiều ý nghĩa nội hàm
Chữ “安 (an)” bao gồm chữ “女(nữ)” ở dưới và bộ phía trên chữ nữ mang ý nghĩa tượng trưng cho gia đình. Điều đó để nói với phái mày râu rằng: phụ nữ chính là ngôi nhà của họ, như vậy tâm của họ mới có thể an định, mới cảm thấy ấm áp từ trong tâm.
Cổ ngữ có nói: “Thê hiền phu an” ( tạm dịch: có người vợ hiền thì người chồng mới có thể  an tâm lập nghiệp). Câu nói này có vẽ như đã giải thích sâu sắc ý nghĩa của chữ “安 (an)” này.
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Người phụ nữ chính là phong thủy của gia đình
Một gia đình nếu muốn có được hạnh phúc, bình an,  thế hệ tương lai có thể thành tài. Tất cả những thứ này đều có quan hệ mật thiết tới mọi hành vi của người phụ nữ làm chủ trong gia đình. Đối đãi với người chồng và con cái trong gia đình như thế nào, đều liên quan rất lớn.
Người phụ nữ có tâm và thân ngay thẳng, nhân từ, tốt bụng, sẽ mang lại cho gia đình và thế hệ tương lai phúc đức vô tận, giúp  tránh những điều không tốt hay tai ương cho gia đình.
Nếu như bà chủ trong gia đình có những tư tưởng xấu trong tâm, hành vi sai trái, không có lòng hiếu kính cha mẹ, gian dâm nghịch lý… sẽ làm cho gia đình mất đi sự an định, không chỉ gây nguy hại cho bản thân mình, mà còn mang lại tai hoạ cho gia đình.
Vì vậy, người xưa thường nói: “một người phụ nữ tốt sẽ mang tới thịnh vượng cho ba thế hệ, người phụ nữ xấu sẽ làm hại đến ba thế hệ”.
Người phụ nữ ăn mặc sạch sẽ, chỉnh tề nhà cửa sẽ thường xuyên ngăn nắp, gọn gàng. Ngược lại, người phụ nữ ăn mặc nhếch nhác, cẩu thả thường sẽ biến căn nhà thành  một mớ hỗn độn, bừa bãi, khiến cho tâm trạng cũng không được thoải mái.
Người phụ nữ hay kì kèo tính toán, bụng dạ hẹp hòi, hay sinh chuyện thì gia đình sẽ không có ngày nào được bình yên. Ngược lại, người phụ nữ mà tâm tính thoải mái, rộng lượng, thông tình đạt lý, tài vận của gia đình chắc chắn sẽ thịnh vượng, già trẻ lớn bé trong nhà đều có được sức khỏe tốt.
Người phụ nữ tốt, không phải là về sắc đẹp, mà là một trái tim đẹp.
Một người vợ tốt, không phải là về ngoại hình, mà là về nội tâm.
Một người phụ nữ đức hạnh, tuổi càng cao thì trông lại càng phúc tướng.
Người phụ nữ mà không có đức hạnh, càng về già, càng xấu xí hơn.
Một gia đình cần dựa vào người phụ nữ thấu tình đạt lý thì việc kinh doanh của gia đình mới sớm có ngày thành công!
Gia đình mà có người phụ nữ mới được gọi là một gia đình đầy đủ.
Có người phụ nữ, gia đình mới có được tiếng cười và hạnh phúc lâu dài!
Chồng và con, một người cần bàn tay chăm sóc của người vợ, một người cần sự yêu thương ân cần của người mẹ!
Có thể nói:

Người đàn ông như cột trụ của ngôi nhà, là xương sống chính. Còn người phụ nữ, chính là phong thủy, vận khí của gia đình!