Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2018

Đại tướng Phạm Văn Trà: 'Pol Pot chống phá Việt Nam từ năm 1972'

Trước khi nổ súng tấn công biên giới Tây Nam năm 1977, Pol Pot đã thực hiện rải rác các vụ sát hại người Việt từ năm 1972.



Chiều 28/12, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo Trung ương và Tỉnh ủy An Giang tổ chức hội thảo khoa học cấp quốc gia "40 năm ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979-7/1/2019)".
Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu tham luận. Ảnh: Phước Tuấn.
Đại tướng Phạm Văn Trà phát biểu tham luận. Ảnh: Phước Tuấn.
Là người tham luận đầu tiên, Đại tướng Phạm Văn Trà (nguyên Bộ trưởng Quốc phòng) khẳng định thực chất Pol Pot đã tiến hành các hoạt động chống phá Việt Nam từ năm 1972.
"Tôi vào Quân khu 9 từ năm 1963, theo dõi kỹ nên biết tình hình này. Không phải nghiễm nhiên Pol Pot chống chúng ta mà phải có một thế lực bên ngoài đứng đằng sau mới có đủ sức", tướng Trà quả quyết.
Ông cho hay, khi đó, Việt Nam đang tập trung cho chiến tranh chống Mỹ nên "chúng ta bỏ qua, cố gắng chịu đựng, thắng Mỹ rồi mới thương lượng với họ".
Năm 1972, nhiều đội quân của Quân khu 9 sang Campuchia đã bị Pol Pot giết hại. Sư đoàn 1 được tăng cường cho quân khu này, hoạt động chủ yếu ở An Giang, Hà Tiên cũng bị Pol Pot cho phá hủy một bệnh viện của đơn vị này ở Tà Keo.
Tướng Trà giải thích, đã hòa bình nhưng Bộ Tổng tham mưu quyết định thành lập Sư đoàn 330 từ nhiều đơn vị khác (mà ông là Sư đoàn phó Tham mưu trưởng) nhằm bảo vệ biên giới Tây Nam trước sự uy hiếp của Pol Pot.
"Năm 1972, tập đoàn giết hại nhiều người Campuchia vô tội và đánh chiếm biên giới nước ta. Sau hòa bình, Pol Pot - Ieng Sary đã ra Thổ Chu, Kiên Giang nói đưa gần 500 người dân vào đất liền. Nhưng sau đó chúng đã giết chết hết rồi đánh đảo Phú Quốc", ông Trà khẳng định.
Đại đội 9 (Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 18) phòng ngự tại chùa Xà Xía, Hà Tiên, Kiên Giang tháng 7/1978. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.
Đại đội 9 (Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 18) phòng ngự tại chùa Xà Xía, Hà Tiên, Kiên Giang tháng 7/1978. Ảnh: Báo Quân đội nhân dân.
Tham luận tại hội thảo, nhiều nhà nghiên cứu sử học và quân sự cho biết, từ những năm 60 của thế kỷ trước, Pol Pot - Ieng Sary từng bước thao túng quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Campuchia. Sau 30/4/1975, Pol Pot - Ieng Sary công khai coi Việt Nam là "kẻ thù số một, kẻ thù truyền kiếp", họ vừa tập trung phát triển lực lượng, vừa triển khai hàng loạt hoạt động gây hấn, thăm dò chiến tranh.
Đến cuối năm 1976, các cuộc tiến công của quân Pol Pot vào lãnh thổ Việt Nam ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, có nơi tiến sâu vào tới 15 km (Kiên Lương, Kiên Giang), làm cho tình hình biên giới Tây Nam hết sức căng thẳng. Chỉ tính từ tháng 4/1975 đến tháng 6/1977, Pol Pot đã xâm phạm biên giới Việt Nam trên 2.000 lần, gây tổn thất hơn 4.000 người.
Những cuộc tiến công của quân đội Pol Pot không phải là hành động bột phát mà được chuẩn bị kỹ lưỡng, mang tính hệ thống, hành động tàn bạo.
Chiến tranh biên giới Tây Nam chính thức mở đầu bằng sự kiện ngày 30/4/1977, quân Pol Pot sử dụng lực lượng cấp sư đoàn và lực lượng địa phương các tỉnh biên giới, bất ngờ đồng loạt tiến công xâm lược toàn tuyến biên giới của tỉnh An Giang.
Thiếu tướng Bùi Thanh Sơn, nguyên Trưởng Sư đoàn 320 (Quân khu 3) cho biết phạm vi không gian cuộc chiến tranh diễn ra ở địa bàn các tỉnh biên giới, nơi đối đầu trực tiếp giữa hai bên.
Pon Pot luôn luôn tập trung lực lượng mạnh, thời điểm cao nhất lên đến 23 sư đoàn bộ binh cùng các quân binh chủng mạnh, lực lượng các quân khu và tỉnh trên tuyến biên giới giáp Việt Nam. Tổng số quân cao nhất lên đến 120.000 với nhiều loại vũ khí hiện đại.
Thiếu tướng Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Phước Tuấn.
Thiếu tướng Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Phước Tuấn.
Không chỉ thực hiện quyền tự vệ, quân đội và nhân dân Việt Nam giúp người dân Campuchia thoát khỏi chế độ diệt chủng của Pon Pot - được đánh giá là "tàn bạo và kỳ lạ nhất trong lịch sử loài người".
GS Võ Văn Sen (nguyên Hiệu trưởng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM) cho rằng, 40 năm trôi qua nhưng khi nhắc lại thảm họa này, nhiều người vẫn còn bàng hoàng, căm giận.
"Họ tự đặt câu hỏi vì sao từ nửa sau thế kỷ 20, khi nền văn minh nhân loại đã đạt đến đỉnh cao lại có thể tồn tại một chế độ nô dịch, tự giết hại chính dân tộc mình, phá nát chính đất nước mình", ông Sen nói và cho biết đây vẫn là vấn đề mà giới chính trị và nghiên cứu thế giới tiếp tục tìm kiếm, lý giải.
Theo số liệu thống kê của Hội đồng Mặt trận đoàn kết xây dựng và bảo vệ tổ quốc Campuchia điều tra về tội ác của Pol Pot - Ieng Sary, từ năm 1975-1979, số người bị sát hại là hơn 2,7 triệu. Hàng nghìn trường học, bệnh viện, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị phá hủy.
"Nhà báo Wilfred G. Burchett đã thốt lên rằng xin hãy đừng bảo bất kỳ đứa trẻ Campuchia nào vẽ lại bức tranh cuộc sống dưới thời Pol Pot theo trí nhớ của nó. Thông thường, hình ảnh bao trùm bức tranh ấy là một gã thanh niên trong bộ đồ đen đang dùng roi quất ai đó trên công trường hoặc đang dùng gậy đập chết ai đó trên mép một hố chôn tập thể", Giáo sư Sen nói.
Thượng tướng Lê Chiêm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nói chỉ trong gần bốn năm tập đoàn Pol Pot - Ieng Sary đã xóa bỏ gần hết cơ sở, vật chất xã hội và đẩy dân tộc Khmer trước thảm họa diệt vong. Sự giúp đỡ của Việt Nam với Campuchia trước nạn diệt chủng này là "trong sáng, vô tư, chí tình chí nghĩa".
"Cùng với thời gian, sự giúp đỡ và tình đoàn kết giữa Việt Nam - Campuchia sẽ trở thành biểu tượng của tình đoàn kết quốc tế thủy chung, trong sáng", ông nói.
Hội thảo cũng tập trung phân tích những điểm mạnh cũng như hạn chế về mặt khoa học quân sự của Việt Nam trong chiến tranh biên giới Tây Nam, đồng thời đúc kết những bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng cho bối cảnh hiện tại.
Huy Phong - Mạnh Tùng

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Lịch các ngày nghỉ lễ năm 2019

Ngoài 10 ngày nghỉ chính thức theo Luật Lao động, dịp nghỉ lễ, Tết 2019 được kéo dài hơn do trùng với 14 ngày cuối tuần.   

Lịch các ngày nghỉ lễ năm 2019
Tiến Thành - Đoàn Loan


Thứ Ba, 20 tháng 11, 2018

Giai thoại về ông Trạng khai khoa

Giai thoại về ông Trạng khai khoa

16/11/2018 08:56 Số lượt xem: 424   
Trạng khai khoa Lê Văn Thịnh-người làng Bảo Tháp, trang Đông Cứu, huyện Gia Định, lộ Bắc Giang, tức là thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Ông đỗ đầu khoa Minh kinh Bác học năm 1075, đóng góp rất nhiều công lao trong cuộc chiến tranh chống nhà Tống xâm lược và bằng con đường ngoại giao khôn khéo đòi lại những vùng đất quân Tống lấn chiếm. Ông làm quan tới chức Thái sư. Nhưng rồi, mâu thuẫn thời đại đã đẩy ông vào thảm án sau 21 năm tận trung với nước, với dân, với triều đình. Ông bị đầy lên Thao Giang - ngọn nguồn của dòng Nhĩ Hà xa xôi, hiểm trở. Chỉ khi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan - mà theo dân gian đồn đại là chị họ (thúc bá chi tôn) của ông qua đời, ông mới được xóa tội, về quê chịu tang. Năm ấy ông đã 68 tuổi, sức khỏe suy kiệt sau 21 năm bị lưu đầy canh cánh nỗi oan và đau đáu lo cho sự thịnh suy của quốc gia Đại Việt. Vì thế khi về tới chợ Điềng thuộc làng Điềng, phủ Siêu Loại (nay là thôn Đình Tổ, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) ông đã trút hơi thở cuối cùng để lại niềm tiếc thương và những giai thoại đi cùng năm tháng. Thi hài ông được thiên táng giữa dòng sông Dâu chảy về trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Người dân thôn Đình Tổ kể lại rằng:
Vào buổi chiều ngày 24 tháng chạp năm Đinh Dậu (1117), chợ Điềng sắp tan thì có một cụ già cao gầy, tóc trắng như cước, bộ râu được giấu kín trong chiếc túi gấm sờn rách, thất thểu bước vào. Lúc này chợ chỉ còn một bà lão bán bánh đúc. Cụ lảo đảo, loạng choạng ngồi xuống. Bà lão bán bánh đúc biết ngay là người nhịn đói lâu ngày nên bẻ cho cụ một miếng bánh đúc to, còn đẩy về phía cụ một đĩa muối ớt. Cụ già mệt mỏi xua tay, ra hiệu không có tiền. Bà lão phải nói mãi cụ mới chịu ăn. Ăn xong cụ tỉnh táo dần, da dẻ đã hồng hào trở lại. Cụ cám ơn bà lão rồi hỏi thăm tình hình dân thôn. Bà lão hồ hởi, có sao nói vậy, còn kể kỹ càng về nghề bán bánh đúc của mình. Nghe xong, cụ bảo:
- Cám ơn bà đã bố thí bánh đúc cho tôi. Bánh đúc bà quậy ngon lắm. Nhưng bánh đúc mà chấm muối ớt là không phải vị. Bà nên làm một thứ nước chấm mà mẹ tôi ngày xưa vẫn làm nuôi anh em tôi.
Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh.                         Ảnh: V.T
Bà lão hỏi nước chấm đó gọi là gì, ở đâu bán, liệu bà có thể làm được không.
Cụ già thong thả nói:
- Mẹ tôi gọi nước chấm đó là tương. Quê tôi nhà nào cũng làm để ăn chứ không làm bán. Cách làm thì cũng dễ nhưng phải thật sạch sẽ, cẩn thận.
Rồi cụ chỉ cho bà lão cách làm tương bằng đỗ tương và ngô. Đỗ tương phải chọn những hạt thật đều, rang nhỏ lửa cho hạt chín vàng, xát (hoặc xay) cho vỡ đôi, vỡ ba rồi cho vào nồi nấu chín, để nguội đổ ra vại sành, ngâm. Vại sành phải thật già, được kỳ cọ thật sạch. Khi ngâm có bọt nổi lên là phải hớt thật hết để nước đỗ trong vắt có thể soi gương, có màu vàng hổ phách. Ngô xay (hoặc gạo tẻ) thổi thành cơm, để nguội cho vào thúng đã lót lá nhãn, lèn thật chặt. Khoảng sáu, bẩy đêm nước đỗ được thì bốc cơm lúc đó đã nhừ ngọt như đường, cho vào. Ước lượng khoảng chín bát tương  cho hai bát muối, ngâm khoảng một tháng thì đem ra cối đá xay, sẽ được một thứ nước chấm đặc xệt, thơm, ngọt, ăn rất ngon nhất là chấm bánh đúc. Bà lão bán bánh đúc chăm chú nghe, vừa gật gật đầu, vừa luôn mồm bảo “Thế thì làm được, làm được”.
Trong lúc cụ già chỉ cho bà lão bán bánh đúc cách làm tương thì có hai người đánh cá, rét quá, tạt vào. Họ nổi lửa, đem những con cá mè còn đang rẫy đành đạch, xâu que vào miệng cá rồi nướng. Mùi cá tỏa ra thơm nức, khiến quán như ấm áp thêm. Nướng xong họ trịnh trọng đặt ba con cá vào một cái đĩa bưng tới mời cụ già. Đúng lúc ấy cô con gái bà lão bán bánh xách một âu cháo thái (đặc sản của làng Điềng) ra. Mẹ con bà lão và những người đánh cá tha thiết mời cụ già xơi cháo, ăn cá nướng nóng cho mau lại sức. Từ chối mãi không tiện, cụ già đành cám ơn rồi ăn rất ngon lành. Ăn xong, cụ đứng dậy vươn vai hỏi đường về Bảo Tháp. Mọi người ra sức can ngăn, nhưng cụ cứ nhất quyết ra đi. Được một đoạn cụ loạng choạng ngã xuống rồi mất. Người ta khăng khăng nói rằng lúc đó trời đã xâm xẩm tối, nhưng khi cụ ngã xuống thì bầu trời bỗng bừng lên, sáng rực. Sau này dân làng Bảo Tháp còn kể cây đa cổ thụ trước cổng làng chiều hôm ấy bỗng dưng héo úa, chẳng mưa gió mà bật gốc đổ kềnh. Người đời sau chẳng biết thực hư thế nào cứ vậy mà truyền cho con cháu. Còn lúc ấy dân làng Điềng-nhất là những người có mặt ở quán lo sợ quan về bắt vạ, bèn bàn nhau đưa cụ ra doi đất giữa sông Dâu, lấy chiếc thuyền đánh cá úp lên thi thể, chờ qua tết sẽ tính sau.
Mồng 6 Tết, dân làng nhớ tới cụ bèn chèo thuyền ra xem thì vô cùng ngạc nhiên thấy doi đất bị mối đùn cao vọt lên, thi thể cụ già và cả chiếc thuyền đều biến mất. Họ vội lên phủ báo quan. Khi quan phủ tới thì từ trong đống mối lòi ra chiếc kim bài Thái sư. Lúc ấy mọi người mới biết cụ chính là Thái sư Lê Văn Thịnh. Dân làng bèn xin với quan phủ cho lập nghè để thờ phụng đức Ngài. Sau này làng Điềng được triều đình cho lập đình thờ Ngài làm Thành Hoàng. Triều đình xét thấy ngày Thành Hoàng mất giáp tết Nguyên đán quá, mà ngày Ngài sinh thì dân Bảo Tháp đã xin được mở hội Thập đình, nên quyết cho làng Điềng lấy ngày 12 tháng tám là ngày Ngài vinh quy bái tổ để mở hội làng, dâng kính đức Thành Hoàng, rồi cho đổi tên làng Điềng thành làng Đình Tổ, tức là làng thờ ông tổ của nền khoa bảng Việt Nam.
Từ đó cứ đến ngày 12-8 Âm lịch dân Đình Tổ lại tưng bừng mở hội, dâng cúng Đức Thành Hoàng. Cỗ dâng Ngài to nhỏ tùy tình hình kinh tế hàng năm, nhưng nhất thiết không được thiếu ba món: Cá Mè nướng, cháo thái và bánh đúc chấm tương-là những món mà Quan Trạng ăn trước lúc về trời. Đặc sản nổi bật nhất của Đình Tổ là tương. Từ xưa đã có câu ca dao: “Đình Tổ có lịch, có lề/Có sông, có chợ, có nghề làm tương”. Tương Đình Tổ đặc, vừa thơm, vừa ngọt, ngon nổi tiếng. Không biết họ có bí quyết gì mà làng tôi với làng họ cách nhau có vài thửa ruộng mà tương làng tôi làm ra không bao giờ ngon như tương làng họ. Họ tự hào truyền nhau câu “Tương Đình Tổ - Cỗ Mão Điền”.
Còn ngày hội làng thì riêng món cá nướng có những quy định hết sức ngặt nghèo: Cá phải là cá mè ta đều nhau, nặng chừng cân rưỡi, không được đánh vẩy, mổ moi, nhét đầy lá chuối khô vào bụng, dùng thanh tre đực tươi xóc từ miệng lên đuôi cá, đem nướng. Một đống than củi duối, củi xoan đỏ rực, xung quanh cắm những xâu cá. Một người vừa quạt than, vừa xoay cá. Một người dùng lông gà phết nước mắm hảo hạng, nêm hạt tiêu đến khi cá chín, vàng rộm thì rút que, đặt cá vào đĩa dâng lên Đức Ngài. Thôn Đình Tổ có bốn xóm, chia thành tám giáp. Mỗi giáp thay nhau dâng một đĩa ba con cá vào các buổi trưa từ ngày 12 đến ngày 19.
Cùng với cá, mỗi giáp phải có một nồi cháo thái. Cháo thái nấu từ bột gạo tẻ không dính (ngày xưa thường dùng gạo hiên trắng). Bột xay cối đá, được lọc qua tro bếp, nắm thành từng nắm to bằng nắm tay. Nước nấu cháo là nước luộc gà, luộc thịt lợn. Thịt gà, thịt lợn xé nhỏ, tơi cùng nước mắm hảo hạng cho vào nồi, đun sôi kỹ rồi mới thái bột. Cũng như nướng cá, nấu cháo nhất thiết phải có hai người. Một người, một tay cầm nắm bột, một tay cầm dao bài thật mỏng, thật sắc, bập vào nắm bột khéo léo hất ra sao cho miếng bột cong lại giống như con tép mại. Một người vừa đun bếp bằng củi sao cho ngọn lửa thật đều, đủ để nồi cháo sôi lăn tăn, vừa luôn tay khuấy cháo bằng chiếc đũa cả to bản. Khi nào bột thật trong là cháo đã chín. Cháo được múc ra bát, rắc hành, hạt tiêu… tỏa mùi thơm ngào ngạt, ai ngửi cũng chảy nước miếng. Ngày nay món cháo thái không chỉ dâng Đức Thành Hoàng vào ngày lễ hội mà những ngày vui, liên hoan, tết nhất nhà nào cũng nấu, vì đó là món ăn vừa ngon, vừa bổ, rất dễ tiêu, hợp khẩu vị mọi người…
Hoàng Giá

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Loại chất độc gây ung thư trong bếp mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?

Loại chất độc gây ung thư trong bếp mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?

Bạn có biết rằng có một loại chất độc gây nguy hiểm chết người luôn ẩn nấp xung quanh chúng ta, đó chính là aflatoxin - đây được biết đến là chất gây ngộ độc và nhân tố gây ung thư mạnh nhất.

Aflatoxin là gì? ở những thực phẩm nào dễ sản sinh aflatoxin? Làm cách nào để phòng ngừa ngộ độc aflatoxin?
1. Aflatoxin là gì?
Aflatoxin lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1960 và là một chất gây nhiễm thực phẩm thường gặp trong điều kiện tự nhiên được sản sinh bởi nấm aspergillus (flavus, parasiticus và nomius) thông thường có Aflatoxins B1, B2, G1, G2, M1, M2, B2a, G2a, BM2a và GM2a...
Khi nhìn bằng mắt thường, nấm aspergillus thường biểu hiện là màu xanh lá cây, aspergillus sản sinh aflatoxin không mùi, không vị, không màu và có thể chịu được nhiệt độ bình thường (nhiệt độ để phá hủy được aflatoxin đạt tới 280°C), vì vậy phương pháp nấu và chế biến thông thường không thể tiêu diệt hoàn toàn độc tính của nó, một khi aflatoxin xuất hiện, gần như rất khó loại bỏ.
Loại chất độc gây ung thư trong bếp mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?
Aflatoxin là chất gây ung thư nguy hiểm
2. Aflatoxin gây hại đến mức độ nào?
Độc tính aflatoxin tương đương gấp 10 lần lượng kali xyanua và gấp 68 lần so với asen. Khi nhiễm độc aflatoxin có các đặc điểm lâm sàng như gây ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính và gây ung thư. Ngoài ra nó có thể gây dị dạng và gây đột biến.
3. Aflatoxin gây ung thư như thế nào?
Aflatoxin gây ung thư ở phạm vi rộng là chất đã được thí nghiệm trên các loại động vật như các loại cá, các loại chim, gia súc và các vật nuôi trong nhà. Aflatoxin ngoài việc dẫn đến ung thư gan, nó còn gây ung thư dạ dày, ung thư thận, ung thư trực tràng, ung thư vú, buồng trứng và ruột non, cũng có thể gây quái thai.
Loại chất độc gây ung thư trong bếp mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?
4. Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin là gì?
Các triệu chứng ngộ độc aflatoxin thường là sốt, nôn mửa, chán ăn, vàng da, bụng trướng nước, phù chi dưới và các triệu chứng khác, trong trường hợp nặng có thể gây suy gan và tử vong.
5. Aflatoxin thường phát triển ở nhiệt độ nào?
Nhiệt độ tối ưu cho sự phát triển của nấm aspergillus là 26°C - 28°C, nhiệt độ càng cao, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Một khi ở trong môi trường có nhiệt độ từ 28°C - 33°C và độ ẩm 80% - 90%, nấm aspergillus bài tiết độc tố rất nhanh.
6. Những loại thực phẩm nào dễ bị nhiễm aflatoxin?
Các loại hạt như: đậu phộng, quả óc chó, hạt dưa, hạt hướng dương, hạt dẻ, nhân hạt thông,… Nếu các hạt có màu hơi vàng hoặc thậm chí đen, có vị đắng, vỏ nhăn đổi màu, và có dấu hiệu của nấm mốc, rất có thể đã bị nhiễm aflatoxin cần phải loại bỏ. Đặc biệt là lạc - thuộc loại hạt có dầu - rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mốc aspergillus flavus và aspergillus parasiticus và sản sinh ra độc tố aflatoxin.
Loại chất độc gây ung thư trong bếp mọi gia đình, bạn có biết để loại bỏ?
Aflatoxin được chứng minh được phát triển nhanh hơn trong môi trường ẩm ướt, vì vậy với các loại hạt mọc mầm thì nguy cơ nhiễm độc tăng lên gấp nhiều lần.
Thực phẩm lên men tự chế biến: khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của thực phẩm lên men có thể xuất hiện nấm mốc thường có váng màu trắng, đen hoặc nhầy nhớt - dấu hiệu cơ bản của việc nhiễm độc aflatoxin.
7. Làm thế nào để ngăn ngừa ngộ độc aflatoxin?
Bạn nên mua thực phẩm tươi, bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ thấp, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời. Ngoài ra, phải bảo đảm thực phẩm khô, bởi vì ở môi trường ẩm ướt rất dễ sản sinh nấm aspergillus flavus.
Đối với thực phẩm khô như lạc, đậu hay gạo bị mốc, nhiều người thường chủ quan chà sạch mốc, vo rửa kỹ hoặc đem phơi, sấy khô để dùng lại tuy nhiên các chuyên gia lại cảnh báo đây là thói quen vô cùng nguy hiểm.
Các biện pháp vo rửa, chà sát hay phơi sấy chỉ giúp làm sạch nấm mốc, nhưng một khi độc tố aflatoxin từ nấm mốc đã ngấm vào thực phẩm thì những cách làm này không giúp loại bỏ nguy cơ nhiễm độc. Do vậy, cách tốt nhất là hãy loại bỏ những thực phẩm có dấu hiệu mốc và không sử dụng những thực phẩm đã biến đổi màu.
Hà Vũ (Dịch theo Sina) 

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

GS Nguyễn Đăng Hưng phát biểu:

PHÁT BIỂU NGÀY KHÁNH THÀNH BIA TRI ÂN
NGÀI ALEXANDRE DE RHODES, ISFHAN, BA TƯ, 5/11/2018
GS Nguyễn Đăng Hưng
Viện Trưởng Viện Vinh Danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn Tiếng Việt, Đại học Duy Tân Đà Nẵng
°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°°

Kính thưa các vị khách quý,
Basalame khanoomha va agkayan
Thưa các bạn
Vẫn biết lúc ban đầu các giáo sỹ cơ đốc chỉ muốn tạo dựng một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo, nhưng tính cách nghiêm túc và khoa học của công trình của họ đã cho ra đời một sản phẩm văn hóa tuyệt vời giúp cho người Việt có cơ hội nhanh chóng hòa nhập với thế giới văn minh, giúp các trẻ em Việt Nam có thể nhanh chóng biết đọc và biết viết, thoát ra những rối rắm của cách viết tượng hình vay mượn từ Trung Hoa.
Các chí sỹ yêu nước của các phong trào canh tân đất nước như Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đã sớm ý thức được lợi thế này và đã chọn chữ quốc ngữ làm phương tiện truyền bá những tư tưởng dân chủ tiến bộ, mưu cầu giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp.
Sự ra đời và phổ biến của chữ quốc có công sức của nhiều người: Các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Pháp, Ý, các cộng tác viên người Việt, các học giả người Việt: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục…, các chí sỹ của phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, Trần Cao Vân, Lương văn Can, Nguyễn Quyền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng… các thành viên chủ chốt của Hội Truyền Bá Chữ Quốc Ngữ: Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Bùi Kỷ, Vũ Đình Hòe, Nguyễn Hữu Đang…. Họ đã là những nhân tố tích cực cho việc mở mang dân trí, phổ biến các tư tưởng tiến bộ cho toàn dân dẫn đến độc lập dân tộc và thông nhất đất nước Việt Nam.
Nhưng công đầu có lẽ thuộc về cha Alexandre de Rhodes.
Năm 1651 sau khi bổ sung và hoàn thiện các công trình tiếng Việt khởi đầu từ các công trình của các giáo sỹ Bồ Đào Nha (Francisco De Pina , Gaspar De Amaral, Antonio Barbosa) ngài cho ra đời tại Roma, quyển tự điển Từ điển Việt–Bồ–La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum), công bố khoa học đầu tiên về Tiếng Việt và cách viết dùng ký tự La Tinh.
Đây là cả một nỗ lực, khổ luyện cá nhân hiếm có. Cha ADR đã ghi lại:
“Khi tôi vừa đến đàng trong VN và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và nhờ ơn Chúa giúp, chỉ trong vòng 4 tháng, tôi học biết đủ tiếng Việt để có thể giải tội và sau 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. ..”
Cha ADR đã góp phần to lớn, giúp cho dân tộc Việt Nam hòa nhập với thế giới văn minh trước hơn 350 năm so với các nước khác tại Á Châu!
Đây cũng là thành quả giao lưu văn hóa Âu-Á trong sáng và trường tồn vào bậc nhất của nhân loại. Có công trình giao lưu văn hóa nào ngay thế kỷ 17 mà đã có hợp tác của đông đảo các quốc tịch: Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha, Nhật, Trung Hoa, Pháp và Việt Nam… đế sáng tạo, hình thành và đạt kết quả mỹ mãn như Chữ Quốc Ngữ mà ta có ngày nay?
Hôm nay, chúng tôi, những phó thường dân từ Việt Nam xa xôi, là hướng dẫn viên du lịch, là chuyên gia nhiếp ảnh, là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà sử học, giáo sư đại học, đến từ Nam, Trung, Bắc, có người định cư ở nước ngoài hồi hương, chúng tôi vượt không gian trên 6000 km tụ tập về đây, nhân ngày giỗ thứ 358 của ngài.
Chúng tôi kính cẩn đặt bia tri ân, với tư cách là người Việt Nam, nói tiếng Việt và sử dụng mỗi ngày Chữ Quốc Ngữ.
Chúng tôi ghi rõ lòng biết ơn của chúng tôi lên bia đá:
“Tri ân Cha Alexandre de Rhodes đã đóng góp to lớn trong việc tạo tác Chữ Quốc Ngữ – chữ Việt viết theo ký tự Latinh” (We are very grateful to Father Alexandre de Rhodes who contributed greatly to the creation of Chữ Quốc Ngữ, Vietnamese script using the Latin alphabet).
Chúng tôi cũng mang sang đây một tấm bia ngắn, cho khắc in chân dung ngài và hình ảnh cuốn từ điển trứ danh của ngài.
Chúng tôi tin tưởng rằng từ nay, tấm bia đá lấy từ Quảng Nam này, nơi ngài lần dầu đặt chân đến học tiếng Việt, sẽ mãi mãi đứng dưới chân ngài, đem đến cho ngài hơi ấm của lòng biết ơn sâu sắc của người Việt chúng tôi!
Thật vậy, Chữ Quốc Ngữ đã quyện cùng tiếng Việt, thấm vào hồn người Việt và trong giai đoạn khó khăn đầy bất trắc hôm nay của đất nước, chúng tôi tin tưởng không gì có thể lay chuyển được được là
Vinh danh Chữ Quốc Ngữ chính là bảo tồn tiếng Việt, chính là bảo vệ đất nước Việt Nam!
Xin cám ơn quý vị…
Sepas gozaram
GS Nguyễn Đăng Hưng
Viện Trưởng Viện Vinh Danh Chữ Quốc Ngữ và Bảo tồn Tiếng Việt
Đại học Duy Tân Đà Nẵng
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, trẻ em, cây, ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, cây và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 7 người, bao gồm Hậu Kc Nguyễn và Thơ Mã Lam, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, cây, đám cưới, hoa, bộ vét và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 10 người, bao gồm Thơ Mã Lam và Tiet Hung Thai, mọi người đang đứng, cây, đám cưới, bộ vét và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng, hoa, cây và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang đứng, cây, bầu trời, ngoài trời và thiên nhiên
Trong hình ảnh có thể có: 5 người, mọi người đang cười, mọi người đang đứng, cây và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười, cây và ngoài trời
Trong hình ảnh có thể có: 6 người, bao gồm Nguyen Dang Hung, mọi người đang cười, mọi người đang đứng và ngoài trời

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2018

Nilon, hộp xốp đựng thức ăn nóng: Nguy cơ gây độc tố, vẫn ngó lơ

Nilon, hộp xốp đựng thức ăn nóng: Nguy cơ gây độc tố, vẫn ngó lơ

Với giá thành rẻ, tiện ích, nhưng túi nilon, hộp xốp, hộp nhựa đựng thức ăn nóng lại vô cùng nguy hiểm. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn vô tư sử dụng.
"Không có túi nilon, hộp xốp thì lấy gì mà dùng"?
Một vấn đề không mới, thậm chí được cơ quan truyền thông nói mãi, nói nhiều và lặp đi lặp lại các năm nhưng tình trạng người dân lạm dụng túi nilon, hộp xốp đựng thức ăn nóng vẫn không ý thức được mức độ độc hại của loại nhựa tái chế này. Trong khi đó, không nhiều loại túi nilon tái chế và hộp nhựa tái chế không đạt đủ tiêu chuẩn quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường hiện nay.
Tại các chợ, không khó để bắt gặp những hình ảnh thức ăn như cháo, cơm, nước đậu, canh nóng được các chủ hàng đựng trong các túi nilon tái chế. Nguyên nhân chính là do giá thành rẻ, tiện ích cho mọi nhà, mọi người.
Theo nhiều chuyên gia, túi nilon, hộp xốp đều là nhựa tái chế không đảm bảo sức khỏe.
Nhiều tiểu thương biện bạch, kinh doanh các mặt hàng giá vài nghìn đồng nếu không dùng loại túi nilon thì lời lãi chẳng bao nhiêu. Ngoài ra, chi phí rất rẻ, tiện lợi khi sử dụng…Nếu bỏ túi nilon đi thì biết đựng vào cái gì, chẳng nhẽ cầm tay.
Nilon, hộp xốp đựng thức ăn nóng: Nguy cơ gây độc tố, vẫn ngó lơ
Theo nhiều chuyên gia, túi nilon, hộp xốp đều là nhựa tái chế không đảm bảo sức khỏe. Ảnh minh họa
Không chỉ có các chợ, mà tại các quán vịt nướng, cháo, đồ ăn vặt vỉa hè, xôi nóng,... cũng sử dụng loại hộp nhựa, hộp xốp để đựng đồ ăn nóng. Nhiều chủ hàng biện minh, đồ ăn khi cho vào hộp sẽ không còn nóng tới 100 độ C nên không gây hại cho sức khỏe.
Tiện, rẻ nhưng độc hại khôn lường


Nhấn mạnh về tác hại của nolon, hộp xốp tái chế, Chất Lượng Việt Nam trước đó dẫn lời Kỹ sư Vũ Tân Cảnh, Phòng Vật liệu Polyme và Compozit, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho biết, về nguyên tắc, những vật dụng bằng nhựa chỉ dùng để đựng thức ăn nguội. Khi đựng đồ nóng, hàm lượng monostyren (một chất độc) trong loại nhựa này giải phóng ra càng nhiều gây tổn hại đến gan và nhiều bệnh khác. Không chỉ nhiệt độ cao, loại nhựa này khi gặp dầu mỡ, muối mặn, axít... sẽ gây độc tố hại cho con người.
Theo GS. TS. Nguyễn Văn Khôi, Viện Hóa học cho biết, chất lượng nhựa trên thị trường hiện nay không kiểm soát được. Những sản phẩm dùng để ăn uống được làm từ nhựa tái chế rất nguy hiểm. Dù chưa thể biết độ độc hại đến đâu, nhưng nếu sản phẩm từ nhựa rác thải thì người dùng có nhiều nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
Bàn về vấn đề nhựa tái sinh, cũng có nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nhựa chỉ tái chế 1 lần thôi cũng sinh ra nhiều hợp chất độc hại, tái chế nhiều lần sẽ càng độc hơn. Vì hàm lượng chất độc sinh ra rất thấp, nên người tiêu dùng chưa thấy được ngay tác động, nhưng sử dụng trong thời gian dài thì chất độc sẽ tích lũy dần trong cơ thể và sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến ung thư.
Nên sử dụng nhựa dẻo cao cấp
Đúng là tiện, lợi, rẻ, nhưng theo các chuyên gia, người tiêu dùng cần bỏ ngay thói quen sử dụng túi nilon tái chế và hộp nhựa tái chế để bảo quản sản phẩm, nhằm đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân và gia đình, thông tin mới nhất trên VTV.
PGS. TS. Nguyễn Duy Thịnh - nguyên Giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, không giống như những túi nilon làm từ loại nhựa cao cấp, nhiều loại túi nilon sản xuất từ nhựa tái chế không đảm bảo an toàn có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của người tiêu dùng nếu sử dụng trực tiếp với thức ăn đã chế biến sẵn.
Trong khi đó, nếu sử dụng màng chất dẻo, người tiêu dùng không chỉ ngăn mùi thực phẩm thoát ra ngoài mà còn ngăn không cho vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào thức ăn.
Cũng theo ông Thịnh, nhiều loại màng chất dẻo trên thị trường hiện nay được sản xuất đạt chuẩn về độ an toàn, do đó, người dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng màng chất dẻo để bảo quản thực phẩm, đặc biệt là thức ăn đã qua chế biến.
Đối với hộp nhựa bảo quản thực phẩm, hiện đang có rất nhiều loại hộp nhựa đựng thức ăn được sản xuất trên thị trường với mẫu mã đa dạng và độ tiện dụng cao. Tuy nhiên, theo lời khuyên của chuyên gia, người tiêu dùng không nên sử dụng những loại hộp gia công được sản xuất từ nhựa tái chế để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính bản thân và gia đình. Những loại hộp nhựa này chỉ nên dùng để đựng những thực phẩm chưa qua chế biến.
Cục An toàn thực phẩm cũng từng khuyến cáo, người dân không nên sử dụng hộp xốp đựng thức ăn, đồ uống nóng, nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, salad và đồ uống vừa nóng vừa chua như trà chanh, do nhiệt độ cao kết hợp với hàm lượng acid cao làm tăng nguy cơ thôi nhiễm styrene (hóa chất sử dụng để sản xuất vật liệu làm nên hộp xốp). Hộp xốp chỉ sử dụng một lần, nếu đựng thức ăn thì nên để nguội mới cho vào hộp.
(Theo VietQ)

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Bài thơ " Đừng tưởng"

ĐỪNG TƯỞNG
                                                                                                         BÁ VƯỢNG
         Bài thơ "Đừng tưởng" của tác giả Sỹ Liêm hay Bùi Giáng? Đây là vấn đề đang còn tranh cãi.
Trong cái đúng có thể lại ẩn chứa cái sai. Cái sai của hôm nay có thể lại là cái đúng của ngày mai. Trong cái dở hoàn toàn có thể có cái hay, điều tưởng xấu biết đâu lại là tốt… Chính điều đó tạo nên sự "vi diệu" bất ngờ của cuộc sống.
Bài thơ vui này được lưu truyền và gây sốt trên mạng được cho là của cụ Bùi Giáng?
"Năm 1992, tôi sáng tác bài thơ khi mới 29 tuổi và đang sống tại Pháp. Bài thơ được nhiều người đọc qua như các nhà văn Mai Thảo, Trần Vũ... và từng được một người bạn xin mượn tập bản thảo (cùng với 50 bài thơ khác) để phổ nhạc. Bẵng một thời gian sau đó, tôi có nhiều thay đổi trong công việc và đời sống gia đình... nên quên luôn việc đòi lại tập bản thảo thơ đó. Hậu quả cuối cùng là người cầm tập bản thảo ấy không biết đã ở đâu trên cõi đời này mà tôi chẳng có cách nào liên lạc được. Tôi buồn bã suốt thời gian dài vì tiếc đứa con tinh thần của mình bị mất tích oan uổng", tác giả Sỹ Liêm - người nhận là tác giả bài thơ "Đừng tưởng" dưới cái tên: "Suy ngẫm".
Nếu "Đừng tưởng" của Bùi Giáng:
Khi đương thời, người ta gọi Bùi Giáng là nhà thơ "điên". Mỗi khi ông say rượu "điên điên, khùng khùng" lúc đó ông làm thơ mới hay. Hơn nữa, thơ của ông rất nhiều bài "bất tuân" luật thơ mà đọc vẫn rất thơ.
Bùi Giáng quê ở Vĩnh Trinh - Duy Xuyên - Quảng Nam, sống ở Sài Gòn. Ông mất ngày 7/10/1998 (1926-1998).
Đọc bài thơ "Đừng tưởng" ta thấy ông còn tỉnh hơn nhiều người tỉnh. Hiện nay rất nhiều người điên mà cho mình đang tỉnh. Vốn bệnh điên là như vậy...
ĐỪNG TƯỞNG.....
Đừng tưởng cứ núi là cao
Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu
Cứ Trên là Sáng cứ Tu là Hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên
Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm
Không nghe là điếc không trông là mù
Đừng tưởng cứ Trọc là Sư
Cứ Vâng là Chịu cứ ừ là Ngoan
Đừng tưởng có của đã sang
Cứ Im lặng tưởng là Vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say
Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ
Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ Mới là Tân
Cứ Hứa là Chắc cứ Ân là Tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh
Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Cứ già là hết hồ đồ
Cứ trẻ là chẳng âu lo buồn phiền
Đừng tưởng cứ quyết là nên
Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Dưa vàng đừng tưởng đã chua
Sấm rền đừng tưởng sắp mưa ngập trời
Khi vui đừng tưởng chỉ cười
Lúc buồn đừng tưởng chỉ ngồi khóc than
Đừng tưởng cứ nốc là say
Cứ Hứa là Thật, cứ Tay là Cầm
Đừng tưởng cứ giặc – ngoại xâm
Cứ Bè là Bạn, cứ Dân là Lành
Đừng tưởng cứ trời là xanh
Cứ Đất và Nước là thành Quê Hương
Đừng tưởng cứ Lớn là Khôn
Cứ Bé là Dại, cứ Hôn… là Chồng
Đừng tưởng chẳng có thì không
Chẳng trai thì gái, chẳng ông thì bà
Đừng tưởng chẳng gần thì xa
Chẳng ta thì địch, chẳng ma thì người
Đừng tưởng chẳng khóc thì cười
Chẳng lên thì xuống, chẳng ngồi thì đi
Đừng tưởng sau nhất là nhì
Gần quan là tướng, gần suy là hèn
Đừng tưởng cứ sáng là đèn
Cứ đỏ là chín, cứ đen là thường
Đừng tưởng cứ đẹp là thương
Cứ Xấu là Ghét, cứ Vương là Tình
Đừng tưởng cứ ghế là vinh
Cứ tiền là mạnh, cứ dinh là bền
Đừng tưởng cứ cố là lên
Cứ lỳ là chắc, cứ Bên là Gần
Đừng tưởng cứ đều là cân
Cứ đông là đủ, cứ ân là nhờ
Đừng tưởng cứ vần là thơ
Cứ âm là nhạc, cứ tờ là tranh
Đừng tưởng cứ vội thì nhanh
Cứ Tranh là Được, cứ Giành thì Hơn
Đừng tưởng Giàu hết Cô đơn
Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ bến là neo
Cứ suối là lội, cứ đèo là qua
Đừng tưởng chồng mẹ là cha
Cứ khóc là khổ cứ la là phiền
Đừng tưởng cứ hét là điên
Cứ làm là sẽ có tiền đến ngay
Đừng tưởng cứ rượu là say
Cứ gió là sẽ tung bay cánh diều
Đừng tưởng tỏ tình là yêu
Cứ thơ ngọt nhạt là chiều tương tư
Đừng tưởng đi là sẽ chơi
Lang thang dạo phố vào nơi hư người
Đừng tưởng vui thì sẽ cười
Đôi hàng nước mắt lệ rơi đầm đìa
Đừng tưởng cứ mực là bia
Bút sa gà chết nhân chia cộng trừ…
Đừng tưởng cứ gió là mưa
Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve
Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu là lá tuôn
Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ Thích là Yêu
Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng tình chẳng lung lay
Chỉ một giấc ngủ, chẳng may … có bầu.
Đừng tưởng cứ cầu là hên,
Nhiều khi gặp hạn, ngồi rên một mình.
Đừng tưởng vua là anh minh,
Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng tìm bạn tri âm,
Là sẽ có kẻ mạn đàm suốt đêm.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm,
Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần,
Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường
Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười
Nhiều khi nói móc biết cười làm sao ?!!!
Đừng tưởng khó nhọc gian lao
Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay
Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng cứ quỳnh là thơm
Nhìn đi nhìn lại hóa ra cúc quỳ
Đừng tưởng mưa gió ầm ì
Ngày thì đã hết trời dần về đêm
Đừng tưởng nắng gió êm đềm
Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung
Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên
Cứ lui là xuống, cứ yên là mằn (mần, làm)
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng
Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu
Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nước là trong
Cứ than là hắc, cứ sao là vàng
Đừng tưởng cứ củi là than
Cứ Quan là Có, cứ Dân là Nghèo_
Đừng tưởng cứ khúc là eo
Cứ lúc là mạc, cứ Sang là Giàu
Đừng tưởng cứ thế là khôn!
Nhiều thằng khốn nạn còn hơn cả mình
Đừng tưởng lời nói là tiền
Có khi là những oán hờn chưa tan
Đừng tưởng dưới đất có vàng
Vàng đâu chả thấy phí tan cuộc đời
Đừng tưởng cứ Nghèo là Hèn
Cứ Sang là Trọng, cứ Tiền là Xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng,
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…
----------
Chân dung Nhà thơ Bùi Giáng