Thứ Ba, 15 tháng 5, 2018

Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ

Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ

Trước khi rời xa mái trường, để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ, học sinh lớp 12 cúi đầu quỳ gối nói lời tri ân đấng sinh thành.

Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Ngày 12/5, hơn 300 học sinh khối 12 trường THPT Thành Nhân (quận Tân Phú, TP HCM) làm lễ tri ân, trưởng thành trước khi rời xa mái trường. Buổi lễ bắt đầu với lời chúc sinh nhật và cắt bánh kem mừng các em bước vào tuổi 18 - mốc quan trọng bước vào đời.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Tham dự lễ tri ân trưởng thành, mỗi học sinh tự tay mua hoặc làm một món quà tặng cha mẹ. "Trong suốt một tuần, mỗi khi học xong bài em đều viết để nhớ lại kỷ niệm gia đình. Có những khi không nghe lời, cảm xúc khó nói thành lời đều được viết ra hết trong tập tri ân này. Hôm nay em sẽ gửi lại cho mẹ", Đinh Quốc Hải chia sẻ.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Những bức thư cảm động học sinh viết về đấng sinh thành được đọc vang khắp sân trường. Không giấu nổi xúc động, bà Nguyễn Thị Minh Khánh (Đồng Nai) chạy lên sân khấu ôm chặt lấy con trai.
"Hiếu là đứa con thứ hai, từ nhỏ cháu khó nuôi, có người khuyên nên cho đi nhưng tôi không nghe theo. Để dễ nuôi, tôi đành cho cháu gọi cha mẹ là cậu - mợ. Suốt 18 năm qua cháu chưa từng được gọi ba mẹ cho đến hôm nay...", bà Khánh bồi hồi.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
"Ba mẹ em vì cuộc sống khốn khó nên phải đi làm ăn xa, cứ mỗi dịp cuối tuần lại bắt xe đi 500 cây số đến trường thăm em rồi chiều chủ nhật lại lên xe về để đi làm. Chỉ điều đó thôi mà em thấy thương cha mẹ vô cùng", nữ sinh Trần Thị Hiếu Ngân xúc động kể.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Lần lượt từng học sinh xếp hàng ngang, quỳ gối trên sân khấu và gửi đến bậc sinh thành món quà cùng lời tri ân sâu sắc.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Gần 350 phụ huynh, có những người đến từ Hà Nội, Quảng Ngãi, Cà Mau... không quản ngại đường xa để gặp và chứng kiến giây phút trưởng thành của con.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Những món quà, tiếng nói cảm ơn, lời xin lỗi... tưởng chừng khó nói được học sinh gửi đến cha mẹ.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
"Đây là năm thứ 8 nhà trường tổ chức lễ tri ân bằng hành động con cái quỳ trước mặt cha mẹ. Nhờ đó các em thấm thía hơn về lòng biết ơn công sinh thành, dưỡng dục và có trách nhiệm, đề cao chữ lễ nghĩa hơn", thầy Nguyễn Đình Độ (Hiệu trưởng) chia sẻ.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
"Em biết mình có lỗi khiến cha mẹ buồn nhưng em chưa từng nghĩ đến việc sẽ quỳ xuống xin tha thứ. Điều này em khiến em không cầm được nước mắt", một nữ sinh bộc bạch.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Ông Trần Văn Hào (Đăk Nông) rơi nước mắt ôm chặt lấy cậu con trai. "Nhìn con quỳ trước mặt, nói lời cảm ơn, xin lỗi tôi rất hạnh phúc. Lúc trước con tôi ham chơi lắm nhưng hôm nay tôi thật sự tin nó đã lớn khôn", người cha chia sẻ.
Học sinh ở Sài Gòn quỳ gối nói lời tri ân cha mẹ
Sau buổi lễ này, các bậc phụ huynh lại về quê còn học sinh thì ở lại tiếp tục ôn luyện cho kỳ thi đại học quan trọng sắp tới.
"Món quà này thật ý nghĩa khi chính tay con trai tôi tự làm. Hy vọng, con sẽ có thêm sự tự lập, học hỏi được nhiều điều bổ ích cho hành trang vào đời, bên cạnh những tấm bằng", bà Võ Thanh Kiều (Tiền Giang) cho biết.
Quỳnh Trần

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018

Một người làng Giữa đáng kính: Cụ VŨ THỊ LẠC

                 Cụ VŨ THỊ LẠC năm nay 102 tuổi .  Ngày trước là hộ sinh giỏi của tỉnh. Cụ Nguyễn Hữu Thinh  năm 1966 có viết tặng cụ bài thơ như sau :

            TẶNG BÀ NHÂN Y TÁ Xà

                                                                                         (Bà tuổi Ngọ )

Hoa chào Binh Ngọ vừa sang
Bắc Nam tấp nập rộn ràng đón xuân. 
Xuân về vạn vật canh tân, 
Các ngành các giới chén xuân hứa mừng. 

Mừng tuổi mới, hứa lập công 
Lập công chống Mỹ, non sông giữ gìn .
Ngành y tế cũng tiến lên, 
Chúc bà công tác đứng trên hàng đầu !

Chim Bằng cất cánh bay cao,
Ngựa Ô nghìn dặm vượt mau thẳng đường .
Yêu nghề xá kể nắng sương 
"Lương y từ mẫu " tăng cường chuyên môn.


Góp phần chống Mỹ trừ gian,
Đấu tranh thống nhất Bắc Nam một nhà. 
Phấn son tô điểm sơn hà 
Nhân dân cả nước hoan ca thái bình .

                                                                     Xuân Bính Ngọ 1966
                                              Tác giả :  NGUYỄN HỮU THINH.

--------------------------------------------------

Ghi chú
1- Nguồn: FB Nguyễn Đình Hiệu.
 2- Cụ Vũ Thị Lạc nhiều năm là nữ hộ sinh tại Trạm xá xã Hoài Thượng, hiện sinh sống tại Hà Nội. Cụ là con dâu họ Lê Doãn, thôn Đại Mão.
3- Cụ Nguyễn Hữu Thinh : bố đẻ Nhà giáo  lão thành Nguyễn Hữu Kim ( hiện sống ở quê )

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
4 bình luận
Bình luận
Lê Đình Ngạn Cụ là người đã đỡ đẻ cho hàng ngàn người an toàn trong điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện y tế thời trước còn lạc hậu, khó khăn...Biết ơn Cụ!
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời9 giờ
Chân Tâm Cụ nhân hả em? lâu lắm rồi chị ko gặp cụ .nhờ có em nên mạng giờ chị mới nhìn thấy cụ .cụ khỏe ko em?
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời9 giờ
Ngô Thị Hướng Cụ đẹp lão thế đúng là cụ chuyên đi làm phúc giờ cụ được hưởng lộc
Quản lý
ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Trả lời8 giờ

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018

Rồi chúng ta quên lối về quá khứ...

Rồi chúng ta quên lối về quá khứ...

 - Phát triển, với tư duy phá bỏ hết cái cũ, e rằng rồi một ngày chúng ta ngẩn ngẩn ngơ ngơ giữa thời hiện đại, quên cả lối về quá khứ.
Đầu những năm 60 của thế kỷ trước quê tôi rùng rùng phong trào xoá bỏ mê tín dị đoan, mà thực chất là phá bỏ nơi thờ tự thần linh hình thành từ thời trước cuộc cách mạng tháng 8-1945, nó cũng đồng nghĩa với việc xoá bỏ cơ sở văn hoá tâm linh tàn dư thời phong kiến.
Làng tôi ngày ấy không có chùa, chỉ có đình và nghè, nơi thờ thành hoàng. Đình được dỡ xuống, cột lim mái ngói đưa về làm trường học, trạm y tế. Đồ thờ bằng gỗ vàng tâm được xẻ ra làm phao lưới. Rừng cây nguyên sinh rộng cả héc ta bao quanh ngôi nghè, phút chốc bị chặt phá trắng... Gia đình nào có sách chữ Nho đều đem ra đốt hoặc phất diều thả chơi. Ngay cả cái miếu nhỏ đầu làng cũng bị phá. Làng cơ bản thành làng vô thần vô thánh.
Sau này lớn lên, được đi đây đi đó, tôi biết, chuyện phá đình phá chùa thời đó là phong trào chung của cả miền Bắc, do ảnh hưởng từ cuộc “cách mạng văn hóa” bên Trung Quốc. “Xuất khẩu” cuộc cách mạng sang bên ta họ một công đôi ba việc, trong đó có cái việc, tôi nghĩ, rất thâm độc và nguy hiểm, là dưới cái mũ xoá bỏ tàn dư phong kiến, họ mượn tay chúng ta hòng xóa hết mọi dấu vết quá khứ của chính dân tộc chúng ta.
Cũng may, hồi đó không phải làng nào, xã nào trên miền Bắc cũng quá tả, quyết liệt, triệt để như ở làng tôi.
Cách đây mấy năm, có đôi lần sang Trung Quốc, qua mấy nơi, từ Quảng Tây, Vân Nam đến Tây An, Bắc Kinh, tôi nhận thấy các công trình kiến trúc văn hoá tâm linh, lâu đài, thành quách của họ vẫn đồ sộ, lung linh. Hoá ra họ chỉ xúi, ép ta phá, còn họ, hầu như không sứt mẻ.
Giữa năm ngoái, tôi được sang đất nước Cuba. Người dân Cuba có một tư duy rất thực tế mà đầy chất lãng mạn: Biến cái cũ thành cái cổ; biến cái cổ thành di sản. Không chỉ là tư duy, đó là hiện thực, hiển hiện trên khắp xứ sở “hòn đảo tự do”. Thử tưởng tượng, một loạt những xe hơi cũ, từ Lada, Volga, Moskvitch hay Ford, Dodge... có tuổi thọ 50, 60 năm, nếu ở Việt Nam, đã biến thành đồng nát, sắt vụn từ thuở nào. Nhưng ở Cuba, chính quyền khuyến khích người dân giữ lại, tân trang, thành phương tiện phục vụ khách du lịch rất bắt mắt và ăn khách.  
Dinh Thượng thơ,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bảo tồn và phát triển,Nhà thờ Thủ Thiêm,TP.HCM,Hòn ngọc Viễn Đông
Người dân Cuba có một tư duy rất thực tế mà đầy chất lãng mạn: Biến cái cũ thành cái cổ; biến cái cổ thành di sản. Ảnh: Uông Ngọc Dậu.
Cuộc cách mạng 1959 nhân dân Cuba đánh đổ chế độ độc tài Batista nhưng hầu hết cơ sở vật chất của chế độ cũ vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, trở thành di sản, phát huy giá trị, thành nguồn lợi phục vụ chính cuộc sống người dân. Những con phố lát đá, vườn hoa, lâu đài, tượng đài, quảng trường, khách sạn, bến cảng, pháo đài... có từ nhiều trăm năm trước vẫn tồn tại hài hoà bên những công trình kiến trúc của thời đại Fidel Castro và nhà nước Cuba Xã hội chủ nghĩa. 
Dinh Thượng thơ,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bảo tồn và phát triển,Nhà thờ Thủ Thiêm,TP.HCM,Hòn ngọc Viễn Đông
Hầu hết cơ sở vật chất của chế độ cũ vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, trở thành di sản, phát huy giá trị, thành nguồn lợi phục vụ chính cuộc sống người dân. Ảnh: Uông Ngọc Dậu.
Trong thủ đô La Havana còn nguyên vẹn những nghĩa trang từ thời thực dân Tây Ban Nha, đó là một phần thực thể sinh động của lịch sử, đó cũng là một dạng bảo tàng kiến trúc bia mộ, là địa chỉ cho khách tham quan và hậu duệ những người nằm dưới bia mộ kia tìm đến... Khách sạn Ambos Mundos được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20, có căn phòng nhà văn người Mỹ Hemingway từng ở và viết tác phẩm Chuông nguyện hồn ai (1939-1940) được giữ bền đẹp như xưa, trở nên thu hút du khách lạ kỳ. 
Dinh Thượng thơ,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bảo tồn và phát triển,Nhà thờ Thủ Thiêm,TP.HCM,Hòn ngọc Viễn Đông
Hầu hết cơ sở vật chất của chế độ cũ vẫn được giữ gìn nguyên vẹn, trở thành di sản, phát huy giá trị, thành nguồn lợi phục vụ chính cuộc sống người dân. Ảnh: Uông Ngọc Dậu.
Nói chuyện nước người, lại nói chuyện nước mình.
Hơn hai năm trước, những người làm nghề chài lưới ở thị xã Sầm Sơn, Thanh Hoá (khi ấy chưa nâng cấp lên thành phố) kéo lên UBND tỉnh phản đối chủ trương xoá bến chài của họ ở phía đông đường Hồ Xuân Hương...Trước đó, người dân làng chài các xã Quảng Cư, Quảng Tiến đã phải chấp nhận di dời khỏi nơi cư trú bao đời, nhường đất cho Tập đoàn FLC thực hiện dự án sân golf, biệt thự, nhà hàng, khách sạn. Tư duy của những nhà làm dự án còn đi xa hơn, họ không muốn những bến chài tồn tại trong không gian phát triển du lịch mở rộng của họ. Tập đoàn FLC muốn xoá sổ các bến chài, còn người dân thì đòi giữ lại. Xung đột chỉ được tháo ngồi nổ khi người lãnh đạo cao nhất của tỉnh Thanh Hoá-ông Bí thư Tỉnh ủy trực tiếp đối thoại với người dân và tuyên bố giữ nguyên trạng các bến chài như nó vốn tồn tại.
Ở đây có câu chuyện về tư duy giải quyết bài toán giữa phát triển và bảo tồn, kinh tế và văn hoá. Các bến chài phía đông con đường ven biển mang tên Hồ Xuân Hương của thành phố Sầm Sơn tồn tại đến bây giờ không làm tổn hại không gian du lịch, cũng không đến mức làm sụt giảm nguồn thu của nhà đầu tư. Thực tế nó đang là điểm nhấn cho không gian du lịch biển, là minh chứng cho hoạt động cư dân trong không gian sinh tồn truyền thống giữa một đô thị hiện đại có cái gốc là những làng chài. Hơn thế, nó giúp hoá giải xung đột giữa người dân với chính quyền, người dân và nhà đầu tư.
Mấy tuần nay, dư luận xã hội và báo chí lại rộ câu chuyện bảo tồn và phát triển ở thành phố mang tên Bác, nơi từng được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Một, là thành phố đang có ý định phá bỏ Dinh Thượng Thơ, nằm ở góc đường Đồng Khởi và Lý Tự Trọng thuộc quận 1, TP.HCM, ngay phía sau trụ sở UBND thành phố, để xây mới, cao hơn, to hơn, hiện đại hơn. Hai, là phá bỏ nhà thờ Thủ Thiêm và tu viện Dòng tu Mến thánh giá cũng như các chùa chiền nằm trong khu vực dự án khu đô thị Thủ Thiêm.
Thực tế những gì đang diễn ra trên đất nước ta, khi thực hiện các dự án phát triển, vẫn thường nghiêng về di dời, phá bỏ toàn bộ cái cũ để xây cái mới. Về kinh tế, đó có thể là cái lợi dễ thấy, trước mắt. Nhưng về văn hoá, thì đó là cái hại, cả trước mắt và lâu dài. Ngay cả về kinh tế, ai dám chắc phá bỏ Dinh Thượng Thơ để xây mới có lợi hơn là giữ nó lại, biến nó thành di sản, với công năng mới, thành “Ngôi nhà ký ức”, nơi lưu giữ hình ảnh, kỷ vật thành phố 300 năm chẳng hạn? Thành phố Hồ Chí Minh có thừa nguồn lực tài chính và quỹ đất để xây trụ sở mới bề thế, hoành tráng mà không cần phải phá bỏ Dinh Thượng Thơ. Dinh Thượng Thơ, một điểm nhấn kiến trúc với giá trị khác biệt, là một phần ký ức, một tín hiệu dẫn dắt con người trở về với quá khứ, phá bỏ nó đi, liệu có là quyết định khôn ngoan? 
Dinh Thượng thơ,Quy hoạch Thủ Thiêm,Bảo tồn và phát triển,Nhà thờ Thủ Thiêm,TP.HCM,Hòn ngọc Viễn Đông
Dinh Thượng Thơ Sài Gòn. Ảnh: Tim Doling sưu tầm/ Tuổi trẻ online
Tương tự, phá bỏ Nhà thờ Thủ Thiêm, Tu viện Mến thánh giá, hay các công trình kiến trúc chùa chiền có lịch sử hàng trăm năm trong vùng dự án khu đô thị Thủ Thiêm, sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy, lợi bất cập hại, là một quyết định thiếu thận trọng. Một kiến trúc sư bình thường cũng có thể giải bài toán bảo tồn nguyên trạng các công trình này trong khu đô thị mới.
Ông Võ Viết Thanh, cựu Chủ tịch UBND thành phố, người chủ trì lập dự án khu đô thị Thủ Thiêm, mới đây cho hay: “Chúng tôi đã đề xuất giữ lại ngôi chùa, nhà thờ, đình Thủ Thiêm, nâng cấp khu chợ Thủ Thiêm và đường Lương Định Của... Ưu tiên tái định cư tại chỗ để đảm bảo đời sống xã hội cho người dân, bao gồm các sinh kế lẫn đời sống tâm linh”. Vị cựu Chủ tịch thành phố cũng bày tỏ quan điểm: “Còn về các cơ sở tôn giáo, giữ những nơi đó rõ ràng có lợi cho đời sống tâm linh của người dân, văn hoá lịch sử của khu vực, nó đâu có hại gì cho các công trình công ích”.
Những nguyên tắc này rõ ràng là nhân văn, minh bạch, không lẽ những người kế nhiệm lại hoặc vô tình quên, hoặc phủ nhận?
Chính chúng ta, chứ không ai khác, tự tạo nên hội chứng đứt gãy văn hoá, và đang phải gánh chịu hậu quả.
Phát triển, với tư duy phá bỏ hết cái cũ, e rằng rồi một ngày chúng ta ngẩn ngẩn ngơ ngơ giữa thời hiện đại, quên cả lối về quá khứ!
Uông Ngọc Dậu