Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

ĐỨC MIÊNG, NHẠC SỸ TÀI TOA CỦA MIỀN QUAN HỌ ( Hồng Minh)


                ĐỨC MIÊNG, 
             NHẠC SỸ TÀI HOA 
                   CỦA MIỀN QUAN HỌ.
Tôi biết nhạc sĩ (NS) Đức Miêng từ những ngày anh là nhạc công Đoàn dân ca Quan họ Bắc Ninh. Mỗi lần trò chuyện với tác giả của khoảng 200 sáng tác, chủ yếu là ca khúc mang âm hưởng dân ca Quan họ, nghe anh tâm sự chân thành và say sưa về Quan họ, tôi càng hiểu sâu sắc tâm huyết và ân tình của người nghệ sĩ dành cho một miền đất cổ trầm lắng nhiều tầng văn hóa.
NS Đức Miêng quê gốc tỉnh Thái Bình, cùng gia đình chạy loạn lên Bắc Ninh từ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và gắn bó với miền Quan họ hơn 60 năm qua. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống hoạt động nghệ thuật: Ông nội học Trường Bách nghệ Đông Dương có năng khiếu điêu khắc và hội họa. Bố anh cũng là một họa sĩ. 3 anh em ruột đều là nghệ sĩ thuộc các ngành nghệ thuật biểu diễn khác nhau. Riêng Đức Miêng gắn bó cả cuộc đời với dân ca Quan họ, vừa làm nhạc công, vừa sáng tác, vừa nghiên cứu âm nhạc.
Từ nhiều năm nay, vào các ngày mồng mười, mười một tháng giêng hằng năm, những người yêu dân ca Quan họ Bắc Ninh trong tỉnh và vùng lân cận đều thấy anh xuất hiện với tư cách là Trưởng Ban giám khảo cuộc thi hát đối đáp Quan họ cổ (không có nhạc đệm) - một hình thức giới thiệu, bảo tồn và phát huy giá trị Quan họ trong cộng đồng được đông đảo công chúng đón chờ. Những nhận xét vừa thẳng thắn vừa sâu sắc và tinh tế không những giúp cho thí sinh nhận ra cái duyên Quan họ của mình mà còn mang đến công chúng những hiểu biết mới về âm sắc “vang, rền, nền, nẩy” của một di sản văn hóa phi vật thể đại diện có một không hai của dân tộc và của nhân loại.
NS Hoàng Vân nhận xét: Đức Miêng là cây bút đầu tiên trên quê hương Quan họ đã góp vào nền ca khúc mới một tiếng nói khiêm nhường và say đắm... nhưng tôi cũng như nhiều người Bắc Ninh đều nể trọng tài hoa của anh về sáng tác ca khúc mang âm hưởng Quan họ. Với tài năng và cả sự táo bạo nghề nghiệp trong sáng tác, anh sớm được giới âm nhạc chú ý và dần dần khẳng định được “thương hiệu”. Nhiều bài hát, tiết mục đã được giới thiệu trên sóng của Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam với đồng bào cả nước, bè bạn trên thế giới; các chương trình biểu diễn giới thiệu của Đoàn dân ca Quan Họ Bắc Ninh trước đây (nay là Nhà hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh) và trên các sân khấu ca nhạc chuyên nghiệp và không chuyên ở mảng dân ca như một hiện tượng đặc biệt, tiêu biểu như: Lời thương ta ngỏ cùng nhau, Chung một chiến công, Mùa xuân qua sông Đuống, Về Hội Lim, Hẹn nhau ở sông Đà, Quan họ nơi đảo xa… Với bài Gửi về Quan họ, anh nhận giải thưởng lớn về sáng tác tại Hội diễn Ca múa nhạc toàn quốc năm 1985 và bài Mùa xuân qua sông Đuống được nhận giải thưởng 1 trong 10 bài hát hay nhất năm 1993 của Đài Tiếng nói Việt Nam. Một số ca khúc của anh luôn được bình chọn đứng đầu bảng về dân ca Quan họ như Lời thương ta ngỏ cùng nhau, Gửi về Quan họ, Chiếc nón ba tầm...
NS Đức Miêng tâm đắc với những nét đẹp trong dân ca Quan họ, điển hình như: Nón ba tầm, Trầu cau Quan họ với phần lời ca thắm thiết, sâu nặng như khơi, như gợi tưởng sức mạnh tiềm ẩn của đời sống tâm hồn nơi thôn dã. Ca khúc Chiều biên giới là tác phẩm đầu tiên được sáng tác khi anh tròn 27 tuổi trong đợt cùng 3 đồng nghiệp, trong đó có NS Phó Đức Phương đi điền dã, một ca khúc mang giai điệu và ca từ dễ nhập tâm, lại được đặt lời theo làn điệu Mười nhớ - một bài dân ca Quan họ Bắc Ninh quen thuộc. Giữa tiếng bom đạn ầm ào, xe tăng rầm rập rung chuyển đất trời thì bài hát thiết tha và ngọt ngào tình cảm ấy đã như một lời động viên, khích lệ chân thành từ hậu phương đến với những chiến sĩ và đồng bào đang làm nhiệm vụ giữ gìn từng tấc đất trên biên cương Tổ quốc. NS Đức Miêng cho biết: “Một tháng sau, tôi nhận được 400 lá thư phản hồi cùng với một yêu cầu duy nhất: Mong muốn được nghe lại bài hát”. Trong một chuyến xe lửa cùng Đoàn Dân ca Quan họ vào Nam biểu diễn, khi con tàu đang vào khúc quanh lượn qua đèo Hải Vân thì tất cả như lặng đi khi cha con người hát xẩm cất giọng “Chiều biên giới anh thầm nhớ về, bao lo lắng bộn bề...”. Hình ảnh người cha mù loà thổi hồn vào từng câu chữ, cô con gái sáng mắt tay cầm chiếc thìa kim loại gõ theo lời hát của cha cứ ám ảnh mãi người nhạc sĩ tài hoa ấy. Anh tâm sự: “Hình như ông giời cũng thật công bằng với người hát xẩm mù, để cho những cảm nhận cuộc đời thẩm thấu bằng đôi tai và dội lại cuộc sống qua thính giác của người nghe”.
Ca khúc Gửi về Quan họ, với nhịp hát vừa phải mang phong cách dân ca vừa duyên dáng, đằm thắm lại lúng liếng, đong đưa của người Quan họ, mang đậm hơi thở thời đại, đến nay vẫn được nhiều người yêu thích. Vì đó là tâm sự của chàng trai yêu mến đất và người miền Quan họ mà chưa một lần đặt chân đến làng Quan họ để “Trọn tình nghe canh hát trao duyên”, “Chưa biết dòng sông Cầu ngàn đời vui sóng nước lơ thơ”, cũng “Chẳng biết đến bao giờ ngồi tựa mạn thuyền nghe câu hát đợi chờ...”. Những e ấp của người Quan họ đã lấp lánh trong mắt người đang cầm súng nơi biên giới xa xôi, trào dâng xúc cảm lạ kỳ khi nghe khúc hát dân ca dù “Chưa đội chiếc nón và hỏi xem đây đã mấy hẹn mấy hò, mà sao người Quan họ cứ giấu nụ cười thầm trong vành nón ba tầm và trong tà áo tứ thân đi hội mùa xuân...”.
Những năm gần đây, ca khúc Dịu dàng của NS Đức Miêng chính là sự tiếp nối nhất quán tư tưởng tình cảm ấy của tác giả suốt mấy chục năm ôm đàn, cầm bút. Trong bối cảnh “nỗi đau thân thế” trước hiện thực xã hội còn xô bồ, nét dịu dàng trong cuộc sống cứ ngày một vơi đi thì ca khúc Dịu dàng mang đến cho người nghe một trạng thái man mác như thoảng, như mơ đầy sức thuyết phục và năng lực neo giữ con người trước những phong ba bão táp của cuộc đời: “Dịu dàng là cánh chim câu. Bay lên mà chẳng làm đau khung trời. Dịu dàng là áng mây trôi. Lững lờ mà chẳng hẹn người về đâu...”.
Cuộc sống riêng tư của NS Đức Miêng không suôn sẻ, đường tình duyên của anh không may mắn. Nhưng anh thầm cảm ơn số phận, cảm ơn những trắc trở, sóng gió trên đường đời để anh đứng vững hơn sau mỗi lần vấp ngã. Anh chưa hiểu “Bắc Ninh có tự bao giờ mà người và đất hóa nên thơ”, “bây giờ đẹp như cô gái dáng tươi xinh, mạnh như Sơn Tinh…” nên dù là người con của vùng quê lúa Thái Bình nhưng hơn một hoa giáp đắm mình trong văn hóa Quan họ, anh đã mê say “ánh mắt em cười lúng liếng”, “ngọt khúc dân ca”, “và tình yêu non nước dâng đầy”. Nếp cảm, nếp nghĩ của người Quan họ đã bồi đắp trong anh Yêu một Bắc Ninh nồng nàn, mê đắm như chính quê mình; thành quả về sáng tác và nghiên cứu dân ca Quan họ là tấm lòng tri ân với vùng đất Kinh Bắc đã vun đắp nên một Đức Miêng tài hoa lung linh như những làn Quan họ.
Trước khi nghỉ hưu, anh là Trưởng phòng Văn hóa Nghệ thuật (Trung tâm Văn hóa tỉnh Bắc Ninh) nhưng tài năng và tâm huyết của anh đã khắc sâu trong tâm khảm các liền anh, liền chị và những người yêu mến quan họ trong và ngoài tỉnh. NS Đức Miêng đã được UBND tỉnh Bắc Ninh, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tặng Bằng khen, được nhận Huy chương Vì sự nghiệp Văn hóa Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Giải thưởng của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho tập khảo cứu dân ca Quan họ Yêu một Bắc Ninh... Trong những ngày đất nước chuẩn bị bước vào mùa xuân mới Ất Mùi 2015, anh vinh dự được đón nhận Quyết định của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.
HỒNG MINH

Giang Ngô Thanh đang  cảm thấy sốc cùng với Nguyen Ba Hoe và 36 người khác.
VĨNH BIỆT NHẠC SỸ ĐỨC MIÊNG NGƯỜI NHẠC SỸ TÀI HOA
Kính tặng hương hồn Anh, người nhạc sỹ tài hoa. Chúc Anh an giấc ngàn thu.
Nhận được tin lòng đau quặn thắt
Giọt lệ sầu nước mắt tuôn rơi
Từ nay cách biệt nhau rồi
Cửu tuyền chín suối là nơi Anh về
Dẫu biết rằng đời là cõi tạm
Mà sao Anh sớm "Giã bạn" vội đi
Chia xa Anh chẳng nói gì
Chỉ ánh mắt ấy khắc ghi trong lòng
Vẳng câu ca "Gửi về Quan họ"
Đợi "Lời thương ta ngỏ cùng nhau"
Còn đâu "Quan họ - trầu cau"
Chỉ còn đọng lại nỗi đau nhân tình
"Chiếc nón ba tầm" giao duyên còn đó
"Nơi đảo xa" bỏ ngỏ duyên tình
Mượt mà "Yêu một Bắc Ninh"
"Quà xuân Quan họ" mối tình sắt son
Thôi thế là trời nghiêng bóng xế
Sóng cuộn dâng đất phủ mầu tang
Anh về yên giấc bình an
Bồng lai tiên cảnh cao sang niết bàn
"Duyên Quan họ" bấy lâu gắn bó
Bao ấp ủ bỏ ngỏ cùng ai ?
Còn đâu tình Trúc nghĩa Mai
Âm dương cách biệt hỏi ai sánh cùng ?
Câu ca tương ngộ tương phùng
Danh thơm còn mãi trùng phùng dài lâu...N
Xin thành kính gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình nhạc sỹ, cầu mong Linh hồn Anh sớm được siêu thoát Cõi vĩnh hằng.
Vĩnh biệt Anh !
Thuận Thành ngày 20/9/2018
Ngô Thanh Giang.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Truy tìm xuất xứ mấy câu ca dao

Truy tìm xuất xứ mấy câu ca dao



Đó là hai câu:
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Con bế con dắt, con bồng con mang”
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông,
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”…
Lâu nay, khi viết về giai đoạn Hậu Lê (1428-1527), người ta cho rằng hai câu ca dao trên đây nội dung ca ngợi các triều vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) và vua Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long) ở thời Lê Sơ. Tuy nhiên, tôi cho rằng đấy chẳng qua cũng chỉ là một sự ngộ nhận chưa đủ chứng lý, hoàn toàn không sát với thực tế lịch sử, bởi những lý do sau đây:
1.
Lê Lợi khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược ở Lam Sơn (Thanh Hóa) khoảng năm 1418. Trước đó, nhân dân ta đã phải sống dưới ách đô hộ của giặc Minh vô cùng tàn bạo. Chúng tàn sát dân ta, vơ vét, cướp bóc, đốt phá sạch, đằng đẵng hàng hai chục năm trời, khiến nước ta kiệt quệ, dân ta vô cùng điêu đứng lầm than. Chúng“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” (Nguyễn Trãi). Hơn thế nữa, chúng còn chủ trương tiêu diệt nền văn hóa của ta. Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi kéo dài hàng chục năm và kết thúc thắng lợi vào năm 1427. Năm 1428, Lê Lợi (1385-1433) lên làm vua (Lê Thái Tổ), xây dựng nhà nước phong kiến quân chủ chuyên chế.
            Ở thời vua Lê Thái Tổ trị vì, đất nước ta vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, lâu dài, tất nhiên việc khôi phục nền kinh tế suy kiệt như vậy, không thể một sớm một chiều mà xong được, chưa nói là phục hưng đất nước điêu tàn sau nhiều năm chiến tranh. Thêm nữa, nền chính trị nước ta thời Lê Thái Tổ vẫn chưa được hoàn toàn ổn định. Một số thủ lĩnh các dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa vẫn chưa chịu phục tùng chính quyền trung ương. Lê Lợi phải sai con trưởng Tư Tề, thậm chí có lần còn phải thân chinh đi đánh dẹp (như vụ đi đánh dẹp thủ lĩnh người Thái ở châu Ninh Viễn-Lai Châu là Đèo Cát Hãn năm 1432), phí tổn không phải là ít. Trong khi đó, ở triều đình, bọn gian thần tiểu nhân bất tài xu thời nổi lên thao túng chính sự, làm xã tắc nghiêng ngả. Lê Lợi đã nghe theo bọn xiểm nịnh ra tay giết hại các đại công thần khai quốc như Phạm Văn Xảo, Trần Nguyên Hãn… Nguyễn Trãi cũng bị bắt giam, sau đó lại may mắn được tha, rồi thất sủng. Trong tình hình ấy, cuộc truy sát còn kéo dài khiến trăm họ bất an, làm sao có thể yên ổn làm ăn được, làm sao có thể thúc đẩy nền kinh tế đến thịnh vượng được. Sáu năm ngồi trên ngai vàng, Lê Thái Tổ chỉ củng cố quyền lực chứ chưa có thành tựu đáng kể về kinh tế.
            Lê Thái Tổ mất năm 1433, khi mới 49 tuổi. Con trưởng Tư Tề đã sớm bị gạt khỏi ngôi Thái tử. Lê Nguyên Long (Thái Tông) lên làm vua khi ấy mới 11 tuổi. Mọi quyền bính đều nằm trong tay một số vị công thần xuất thân võ tướng, không biết chữ, nay trở thành quyền thần, lộng thần như Lê Vấn, Lê Sát… Đến tuổi trưởng thành, Lê Thái Tông bắt đầu thâu tóm quyền lực, giết Lê Sát, Lê Ngân và nhiều kẻ gian thần, lộng thần. Ông muốn cùng Nguyễn Trãi thực hiện kế sách phục hưng đất nước, nhưng lại bị “nhóm lợi ích”, đứng đầu là hoàng hậu Nguyễn Thị Anh và bọn hoạn quan thao túng quyền lực, bày mưu mô tàn độc, giết hại cả ba họ đại công thần khai quốc Nguyễn Trãi. Cuộc truy sát còn kéo dài cả mấy năm sau, khiến nhiều gia đình ly tán, khiến đất nước đau thương không dứt. Vua Lê Thái Tông (1423-1442) cũng chết trong vụ âm mưu thâm độc này. Ở thời vua Lê Thái Tông, vẫn còn diễn ra nhiều cuộc hành binh đánh dẹp các cuộc xâm lấn của Chiêm Thành, đồng thời chống lại các cuộc nổi loạn của một số thủ lĩnh chưa chịu quy phục nhà Lê, cho nên việc cung cấp quân lương cho quân đội, tốn phí không thể nói là ít. Sự nghiệp của vua Lê Thái Tông chủ yếu còn ở mức chuẩn bị cho một chiến lược phục hưng, chứ chưa thể tạo ra một xã hội thịnh vượng như ở thời vua Lê Thánh Tông (1442-1497) sau này.
            Thế nên hai câu ca dao trên đây không phải được dân gian sáng tác để ca ngợi các triều vua Lê Thái Tổ và vua Lê Thái Tông!

2.
Triều Mạc (1527-1592) thay thế triều Hậu Lê đã suy tàn, như một sự tất yếu của lịch sử. Sau 66 năm tồn tại, Nhà Mạc phải đương đầu với thế lực mới nổi lên từ Thanh Hóa, chiến tranh giành giật đất đai với lực lượng lấy danh nghĩa phù Lê của Nguyễn Kim, sau đó là của Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim). Đó chính là giai đoạn Lê trung hưng, quyền bính thuộc về chúa Trịnh, vua Lê chỉ là hư danh, tồn tại như một biểu tượng mà thôi. Thêm nữa, anh em Vũ Văn Mật, Vũ Văn Uyên (Chúa Bầu) cát cứ ở phía Tây đất nước, trung tâm là tỉnh Yên Bái ngày nay, chống đối họ Mạc quyết liệt, sau lại theo về với nhà Lê trung hưng. Trong khi đó, nhà Minh vẫn chờ thời cơ đục nước béo cò. Một lúc phải đối phó với ba thế lực mạnh cả trong lẫn ngoài, nhà Mạc ở vào thế bất lợi về chính trị và quân sự. Năm 1592, Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) đánh bại quân Mạc. Nhà Mạc theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chạy lên miền núi phía Bắc tiếp tục chiến đấu. Triều Mạc còn kéo dài đến khoảng năm 1677 mới chính thức kết thúc. Con cháu họ Mạc phần nhiều đổi sang họ khác, trà trộn trong dân gian, hoặc nương náu ở vùng biên cương phía Bắc.
             ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ, gọi tắt là TOÀN THƯ là bộ chính sử nước ta (trùng tên với bộ ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ do nhóm Ngô Sĩ Liên biên soạn ở thời vua Lê Thánh Tông) viết dưới thời Lê-Trịnh, hầu hết đều chép về nhà Mạc như một triều đại tiếm quyền, gọi là “Ngụy Mạc” và cũng chỉ được chép phụ vào kỷ nhà Lê trung hưng. Các cuốn sách như ĐẠI VIỆT THÔNG SỬ của Lê Quý Đôn, LỊCH TRIÊU HIẾN CHƯƠNG LOẠI CHÍ của Phan Huy Chú, KHÂM ĐỊNH VIỆT SỬ THÔNG GIÁM CƯƠNG MỤC của Quốc sử quán triều Nguyễn, khi viết về nhà Mạc, cũng chỉ thấy các sách ấy dùng những ngôn từ không mấy thiện cảm. Điều này cũng không mấy khó hiểu, bởi các sử gia Lê-Trịnh, hoặc các sử gia nhà Nguyễn đương nhiên là những người “ăn cây nào rào cây ấy”. Tuy nhiên đọc kỹ, chúng ta cũng sẽ thấy các bộ sử nói trên, dù có thể không muốn, nhưng cũng phải ghi nhận những đóng góp hiển nhiên, rất tốt đẹp cho lịch sử phát triển dân tộc của nhà Mạc…
Thế nhưng hầu hết những cuốn sử trước đó đều viết bằng chữ Hán; cuốn ĐẠI NAM QUỐC SỬ DIỄN CA được viết bằng chữ Nôm, nên ít giá trị. Chỉ riêng cuốn VIỆT NAM SỬ LƯỢC của Trần Trọng Kim được viết bằng chữ Quốc ngữ, nên tính phổ cập của nó rất cao, lại còn được trích đưa vào sách giáo khoa bộ môn lịch sử, nên ảnh hưởng của nó trong dân chúng nhiều thế hệ khá nặng nề. Chính vì vậy, việc hiểu đúng về nhà Mạc, chiêu tuyết cho Mạc Thái Tổ Đăng Dung, quả là rất khó khăn.
Tuy vậy, “hữu xạ tự nhiên hương”, nhà Mạc trong thời gian đầu ở thời Mạc Thái Tổ (Đăng Dung) và Mạc Thái Tông (Đăng Doanh) đã có những chính sách rất tiến bộ, do vậy đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của đất nước lúc bấy giờ.
Trước hết, phải kể đến CHÍNH SÁCH MỞ CỬA, xóa bỏ việc ngăn sông cấm chợ, khuyến khích giao thương, mở rộng ngoại thương. Chợ búa và việc buôn bán được tự do, nông nghiệp, tiểu thương và đồng thời là nghề thủ công rất phát triển. Khách buôn nước ngoài cũng được khuyến khích vào giao thương với nước ta. Văn hóa, giáo dục đều phát triển rực rỡ. Các kiến trúc văn hóa như đình chùa được xây dựng khang trang, điêu khắc chạm trổ hoa văn vô cùng tinh xảo. Khoa cử chọn ra người tài ở thời nhà Mạc rất đáng được ghi nhận. Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng ra thi ở thời Mạc Thái Tông (Đăng Doanh) và đỗ Trạng nguyên, khi ông đã 45 tuổi. Dù không ưa nhà Mạc, nhưng ĐẠI VIỆT SỬ KÝ TOÀN THƯ cũng không thể bỏ qua những thành tựu mọi mặt của xã hội nước ta thời nhà Mạc: “Họ Mạc ra lệnh cấm người các xứ trong ngoài cầm giáo mác và dao nhọn. Ai vi phạm thì cho phép ty (lực lượng bảo vệ pháp luật - VBL) bắt giữ. Từ đấy, người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc của nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên”
Một xã hội tốt đẹp như vậy, thử hỏi trong lịch sử nước ta, có triều đại phong kiến nào đạt được? Chẳng phải đấy là hình ảnh của xã hội thời Nghiêu Thuấn trong truyền thuyết bên Tàu hay sao? Chỉ có điều đáng tiếc là đến đời cháu chắt nhà Mạc cũng chẳng khác gì cháu chắt của vua Lê Thánh Tông, chỉ biết hưởng lộc cha ông, đắm chìm trong váy lĩnh quần hồng, tha hóa, rồi chết yểu, khiến đất nước suy yếu…
Việc các quan chép sử ở triều Lê-Trịnh và Nguyễn có những thiên kiến sai lệch, cục bộ về triều nhà Mạc, âu cũng là điều dễ hiểu. Ngày nay, chúng ta có thêm những cứ liệu mới, cùng với tư duy và phương pháp luận nghiên cứu lịch sử khoa học, nên có cái nhìn rộng rãi công bằng hơn, đủ để chứng minh vai trò to lớn của nhà Mạc, đặc biệt là ở triều Thái Tổ và Thái Tông trong lịch sử phát triển của dân tộc. Dưới hai triều vua Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông, đất nước phồn vinh thịnh vượng, an sinh xã hội đạt đến mức lý tưởng như thế, hoàn toàn phù hợp với nội dung hai câu ca dao trên.
Vậy nên theo thiển ý của chúng tôi hai câu ca dao“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/ Con bế con dắt, con bồng con mang” và “Đời vua Thái Tổ Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn” là nói về sự ngợi ca của nhân dân đối với các triều vua Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) và vua Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) ở giai đoạn đầu, cực thịnh. Liên quan đến câu chuyện này, trước đây, đi tìm xuất xứ câu ca dao “Con cò lặn lội bờ sông / Gánh gạo đưa chồng, tiếng khóc nỉ non / Nàng về nuôi cái cùng con / Để cho anh chẩy nước non Cao bằng”, chúng tôi cũng cho rằng câu ca dao này được ra đời trong thời kỳ nhà Mạc mất quyền lãnh đạo, phải rút lui lên vùng núi Cao Bằng xây dựng thành lũy tiếp tục chiến đấu. Cảnh người vợ tiễn chồng là binh lính theo nhà Mạc lên vùng núi biên cương phía bắc, và cuộc chia tay đầy nước mắt của họ, còn day dứt mãi trong tâm khảm những người hôm nay, trong lời ru trẻ thơ ngân lên cùng tiếng guốc võng mài mòn bóng trăng đêm, thật não nùng khôn xiết!
Nguồn Văn nghệ số 37/2018

Sưu tầm câu chuyện về GS Trần văn Khê

Kimanh Pham
Sưu tầm:  Câu chuyện về GS Trần văn Khê


GS Trần văn Khê: Ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước Việt ?
GỬI CẢ LÀNG ĐỌC LẠI BÀI NÀY CHO DỊU LẠI "THẦN KINH
GS . TRẦN VĂN KHÊ , KHÔNG PHẢI MỘT NHÀ NGHIÊN CỨU VỀ NGÔN NGỮ và CHỮ NGHĨA ... VẬY MÀ MỘT KHI BỊ ĐỤNG CHẠM TỚI " CHỮ NGHĨA VĂN CHƯƠNG " CỦA HỒN VIỆT - BẰNG VÀI CÂU VĂN THƠ TỈ DỤ , ÔNG ĐÃ LÀM CHO TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐỌC ĐƯỢC " THOẠI" NÀY THẤY ĐƯỢC GIÁ TRỊ CỦA CHỮ NGHĨA , CỦA TRÍ HUỆ MÀ TIÊN TỔ ĐÃ ĐỂ LẠI ...
CŨNG " MẨU THOẠI " NÀY THÔI - MỌI NGƯỜI KHỎI LĂN TĂN NHẮC TỚI , SỰ MẤT THỜI GIỜ "ĐIÊN GIỒ" của TS
B.. HIỂN đã có tới ...mấy chục năm " CỐNG HIẾN " ...
ĐÚNG NHƯ CÂU NÓI của NHÀ VĂN , HOA SI HỒNG HƯNG
Hoang mang vì chưa biết tình hình , biết được tình hình , " TÌNH HÌNH RẤT HOANG MANG"...
Đoc lại vẫn thấy TUYỆT VỜI


Giáo sư Trần Văn Khê được mời dự buổi sinh hoạt của Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản, tổ chức tại Paris (Pháp). Tham dự hầu hết là người Nhật và người Pháp, duy chỉ mình ông là người Việt. Diễn giả hôm đó là một cựu Thủy sư Đề đốc người Pháp đã mở đầu bài thuyết trình bằng câu:
“Thưa quý vị, tôi là thủy sư đề đốc đã sống ở Việt Nam 20 năm mà không thấy một áng văn nào đáng kể.. Nhưng khi sang nước Nhật, chỉ trong vòng một, hai năm mà tôi đã thấy một rừng văn học, trong đó Tanka là một đóa hoa tuyệt đẹp, chỉ cần nói một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm với chỉ 31 âm tiết. Chỉ hai điều này thôi, các nước khác không dễ có được…’".
GS Trần văn Khê: ngài chơi với ai mà không biết một áng văn nào của nước việt ? Lời phát biểu đã chạm đến lòng tự trọng dân tộc của Giáo sư Trần Văn Khê. Khi đến phần giao lưu, ông xin phép đuợc bày tỏ:
“Thưa Ông Thủy sư Đề đốc, ông nói rằng ông đã ở Việt Nam cả 20 năm mà không thấy áng văn nào đáng kể.. Tôi là người Việt, khi nghe câu đó tôi đã rất ngạc nhiên. Chẳng biết khi ngài qua Việt Nam, ngài chơi với ai mà chẳng biết một áng văn nào của nước Việt?
Có lẽ ngài chỉ chơi với những người quan tâm đến chuyện ăn uống, chơi bời, hút xách… Phải chi ngài chơi với giáo sư Emile Gaspardone thì ngài sẽ biết đến một thư mục gồm 1300 sách báo về văn chương Việt Nam mà giáo sư đã in trên Tạp chí Viễn Đông Bác cổ của Pháp. Hay nếu ngài gặp ông Maurice Durand thì sẽ có dịp đọc qua hàng ngàn câu ca dao Việt Nam mà ông ấy đã cất công sưu tập…Nếu ngài làm bạn với những người như thế, ngài sẽ biết rằng nước tôi không chỉ có một, mà có đến hàng vạn áng văn kiệt tác…
Ngài nói trong thơ Tanka, chỉ cần một ngọn núi, một con sông mà tả được bao nhiêu tình cảm. Tôi chỉ là nhà nghiên cứu âm nhạc nhưng với kiến thức văn chương học thời trung học cũng đủ để trả lời ngài: Việt Nam có câu: “Đêm qua mận mới hỏi đào/Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?”. Trai gái thường mượn hoa lá để bày tỏ tình cảm. Còn về số âm tiết, tôi nhớ sử Việt Nam chép rằng ông Mạc Đĩnh Chi thời nhà Trần đi sứ sang nhà Nguyên (Trung Quốc) gặp lúc bà phi của vua Nguyên vừa từ trần. Nhà Nguyên muốn thử tài sứ giả nước Việt nên mời đọc điếu văn. Mở bài điếu văn ra chỉ có 4 chữ “nhất”. Mạc Đĩnh Chi không hốt hoảng mà ứng tác đọc liền:
...
“Thanh thiên nhất đóa vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!”
(Nghĩa là:
Một đám mây giữa trời xanh
Một bông tuyết trong lò lửa
Một bông hoa giữa vườn thượng uyển
Một vầng trăng trên mặt nước ao
Than ôi! Mây tán, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!)
- tất cả chỉ 29 âm chứ không cần đến 31 âm”.
...
Khi giáo sư Khê dịch và giải nghĩa những câu thơ này thì khán giả vỗ tay nhiệt liệt.
Ông thủy sư đề đốc đỏ mặt: “Tôi chỉ biết ông là một nhà âm nhạc nhưng khi nghe ông dẫn giải, tôi biết mình đã sai khi vô tình làm tổn thương giá trị văn chương của dân tộc Việt Nam, tôi xin thành thật xin lỗi ông và xin lỗi cả dân tộc Việt Nam".
Kết thúc buổi nói chuyện, ông Thủy sư lại đến gặp riêng Giáo sư và ngỏ ý mời ông đến nhà dùng cơm để được nghe nhiều hơn về văn hóa Việt Nam. Giáo sư tế nhị từ chối, còn nói người Việt không mạo muội đến dùng cơm ở nhà người lạ. Vị Thủy sư Đề đốc nói: "Vậy là ông chưa tha thứ cho tôi". Giáo sư lại nói: "Có một câu mà tôi không thể dùng tiếng Pháp mà phải dùng tiếng Anh. Đó là: I forgive, but I cannot yet forget (Tạm dịch: Tôi tha thứ, nhưng tôi chưa thể quên)".
*Hồi ký Hội Truyền bá Tanka Nhật Bản tại Paris vào năm 1964

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại

Sách Công nghệ giáo dục: Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại

 - “Tôi hoàn toàn ủng hộ cách dạy tiếng Việt một cách khoa học, đi vào bản chất, dạy ngữ âm trước, dạy ngữ nghĩa, ghép vần, ngữ pháp, văn phạm sau. Nhưng có 4 vấn đề tôi chưa rõ, rất mong Giáo sư chỉ bảo để tôi có thể hiểu rõ, từ đó toàn tâm, toàn ý ủng hộ chương trình Công nghệ giáo dục của Giáo sư.”
LTS:Ngay sau cuộc trò chuyện trực tuyến của Giáo sư Hồ Ngọc Đại với chuyên mục Góc nhìn thẳng/Báo VietnamNet về những tranh cãi liên quan tới sách Công nghệ giáo dục, chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả. Tôn trọng tính đa chiều của truyền thông, Tuần Việt Nam xin đăng tải ý kiến của độc giả Đoàn Văn Báu. Mời quý vị cùng theo dõi và tranh luận thêm.
Thư gửi Giáo sư Hồ Ngọc Đại
Giáo sư Hồ Ngọc Đại kính mến!

Lời đầu tiên, kính chúc Giáo sư luôn mạnh khỏe, tràn đầy nhiệt huyết, năng lượng tiếp tục cống hiến cho khoa học và nền giáo dục nước nhà.
Là người nghiên cứu về lĩnh vực Tâm lý học, tôi đã được nghe danh Giáo sư từ lâu và rất ngưỡng mộ Giáo sư về phẩm chất và năng lực, đặc biệt trên lĩnh vực khoa học, giáo dục… Giáo sư là Thầy của các thầy trên lĩnh vực Tâm lý học ở Việt Nam, trong số đó rất nhiều người là Thầy dạy tôi.
Trước đây, tôi đã từng nghe nói đến chương trình thực nghiệm, trường thực nghiệm với nhiều lời khen từ phụ huynh, học sinh, giới trí thức… nhưng chưa có dịp tìm hiểu kỹ. Vừa rồi, qua các phương tiện truyền thông, mạng xã hội… rất nhiều người quan tâm đến triết lý giáo dục, công nghệ giáo dục, sách Tiếng Việt công nghệ giáo dục… của Giáo sư. Tôi cũng cố gắng không để bị chi phối bởi những quan điểm, đánh giá của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào mà luôn tâm niệm phải đứng trên một quan điểm khách quan nhất để nhìn nhận nghiêm túc về vấn đề này. Và, cho dù có cố gắng đến đâu tôi vẫn luôn dành sự thiện cảm, trân quí, ngưỡng mộ dành cho Giáo sư nên cũng bị chi phối nhất định theo hướng tìm ra những điểm tích cực trong triết lý giáo dục, sách Tiếng Việt theo công nghệ giáo dục, qua các bài trả lời phỏng vấn mới nhất của Giáo sư.
Tối nay, tôi đã dành hơn 1 giờ để xem trọn bài phỏng vấn của Nhà báo Phạm Huyền với Giáo sư trên chương trình “Góc nhìn thẳng” của báo Vietnamnet. Trước đó tôi cũng xem nhiều bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, bản thân đã đi tìm kiếm, nhờ bạn bè tìm kiếm để có được cuốn sách “Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục” nhưng thực sự không thể tìm ra vì không có nhà sách nào ở Tp HCM bán, phải nhờ bạn bè ở 50 tỉnh đã triển khai chương trình công nghệ giáo dục kiếm hộ may ra mới có.
Sách Công nghệ giáo dục: Câu hỏi thẳng gửi giáo sư Hồ Ngọc Đại
GS Hồ Ngọc Đại. Ảnh: Đ.T
Mặc dù đã cố gắng tìm hiểu nhưng có lẽ do hạn chế về năng lực, trình độ nên cho đến nay mặc dù đã nắm được, thông suốt một số vấn đề cơ bản nhưng bên cạnh đó cũng còn một số vấn đề còn chưa rõ, cần Giáo sư giải đáp.
Trước hết, tôi khẳng định, tôi hoàn toàn ủng hộ cách dạy tiếng Việt một cách khoa học, đi vào bản chất, dạy ngữ âm trước, dạy ngữ nghĩa, ghép vần, ngữ pháp, văn phạm sau. Đây là cách học ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất và hầu hết các nước có nền giáo dục phát triển trên thế giới đều làm như vậy và đã làm như vậy có khi trước cả khi Giáo sư dạy học theo công nghệ giáo dục.
Tôi cũng hoàn toàn ủng hộ triết lý giáo dục của Giáo sư với mục tiêu “Giáo dục để học sinh trở thành chính mình” và càng ủng hộ hơn với khẩu hiệu “Học tập là hạnh phúc. Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”. Và, đặc biệt, tôi rất ủng hộ Giáo sư về việc đánh giá kết quả học tập của học sinh, không chạy theo thành tích, bằng cấp như hiện nay.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu về nội dung sách “Tiếng Việt lớp 1 - Công nghệ giáo dục” và các bài trả lời phỏng vấn của Giáo sư, tôi thực sự chưa rõ một số vấn đề sau, rất mong giáo sư giải đáp.
1. Chương trình “Công nghệ giáo dục” của giáo sư có phải là chương trình thực nghiệm hay dạy đại trà?
Thực tế, có nhiều công trình khoa học trên thế giới thực hiện thực nghiệm khoa học trong một thời gian dài, có khi trên 40 năm. Tuy nhiên, để tiến hành thực nghiệm một giải pháp mới, nhà khoa học cần phải đo chuẩn đầu vào, đánh giá đầu ra để kiểm nghiệm xem giải pháp có tính khả thi hay không. Nếu thực sự giải pháp khả thi mới được triển khai, nhân rộng.
Vậy, xin hỏi Giáo sư, trong số 800.000 học sinh đã học qua công nghệ giáo dục, đã tiến hành kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào, đầu ra chưa để khẳng định hiệu quả vượt trội của giải pháp dạy theo công nghệ giáo dục của giáo sư. Về việc này, Bộ Giáo dục cũng đã thông tin đã đánh giá và có nhiều kết quả tích cực nhưng vẫn cần hoàn thiện, nhưng cụ thể như thế nào có lẽ cần phải công bố rõ.
Mặt khác, chương trình Công nghệ giáo dục đã dạy cho 800.000 học sinh suốt 40 năm qua ở 49 tỉnh thành như vậy có còn mang tính thực nghiệm hay là dạy đại trà. Phụ huynh có được quyền lựa chọn chương trình học, sách giáo khoa cho con mình hay không hay bị áp đặt. Nếu cần mua sách công nghệ giáo dục mua ở nhà sách nào hay phải đăng ký theo chương trình. Như vậy có phải là độc quyền, áp đặt không?
Và, nếu người đề xuất chương trình này không phải là Giáo sư mà là người khác, cho dù chương trình đó thực sự khoa học, hiệu quả, liệu có được tiến hành thực nghiệm trong 40 năm không. Phải chăng đó là sự ưu ái dành cho Giáo sư hay là vì lý do “các nhóm lợi ích” cản trở….
2. Giáo sư có thực hiện đúng triết lý giáo dục của Công nghệ giáo dục hay không?
Mục tiêu giáo dục của Công nghệ giáo dục là “Giáo dục để học sinh trở thành chính mình”, cũng có nghĩa là khuyến khích sự sáng tạo, hứng thú của học sinh. Nhưng trong nhiều bài phỏng vấn, giáo sư luôn phát biểu “Chương trình công nghệ giáo dục sẽ tồn tại vĩnh viễn”. Theo quan điểm duy vật biện chứng, không có gì là tuyệt đối, sự vật, hiện tượng luân vận động, biến đổi. Chương trình giáo dục cũng vậy, làm sao Giáo sư có thể biết chắc tương lai của thế giới sẽ như thế nào để cho rằng chương trình của mình tồn tại vĩnh viễn.
Giáo sư cũng cho rằng, mỗi người một việc, phụ huynh không được can thiệp vào việc học của học sinh, việc học của học sinh là do thầy cô lo. Giáo sư còn nhấn mạnh: “Học sinh học theo thầy cô, thầy cô học theo tôi, từ tôi mà ra”. Như vậy, thầy cô học theo Giáo sư có tư duy sáng tạo không nếu chỉ nghe theo thầy mình? Học sinh học theo thầy cô đó của Giáo sư liệu có sáng tạo được không?
Trẻ đến trường không chỉ học tri thức, phương pháp, kỹ năng mà còn học nhiều điều khác nữa, trong đó có học từ gia đình, xã hội, sáng tạo cũng từ đó mà ra. Vậy, cứ phó mặc việc học của trẻ cho thầy cô, tương lai các em trở thành chính mình như thế nào, ai là người chịu trách nhiệm.
Giáo sư cũng nhấn mạnh nếu với những con người hiện tại (trừ Giáo sư) cho dù có biên soạn chương trình, sách giáo khoa mới cũng vẫn theo lối cũ, vẫn là nền giáo dục “Ảo tưởng”. Có lẽ Giáo sư đã cạn kiệt niềm tin vào đội ngũ các nhà khoa học giáo dục ở Việt Nam nên mới có suy nghĩ như vậy. Tuy nhiên, theo tôi cho dù đó là ai, kể cả là người bảo thủ nhất vẫn có khả năng sáng tạo nếu chúng ta khơi dậy khả năng này ở họ. Nhận định như vậy, có lẽ sẽ làm cho nhiều người buồn lòng.
Giáo sư là cha đẻ của “Công nghệ giáo dục” nhưng trong tư duy, lời nói đều thể hiện sản phẩm của mình là bất biến. Điều này làm cho tôi nghi ngờ về tính sáng tạo của Công nghệ dạy học.
3. So với chương trình giáo dục Tiểu học hiện hành, chương trình “Công nghệ giáo dục” của Giáo sư hiệu quả như thế nào?
Giáo sư nhiều lần cho rằng, học sinh học theo công nghệ giáo dục chỉ cần 1 năm biết viết tiếng Việt, 2 năm viết chuẩn, 3 năm viết hay, tuyệt đối không tái mù, trong khi học sinh học theo chương trình hiện hành đang học đánh vần, các em học theo công nghệ giáo dục đã biết làm thơ lục bát…
Trong 800.000 học sinh của giáo sư hiện nay, có ai viết sai chính tả, văn phạm, ngữ pháp, viết hay như thế nào? Giáo sư đã khảo sát chưa? Đã đánh giá, so sánh giữa học theo chương trình hiện hành và công nghệ giáo dục chưa? Trong số những người viết chưa đúng, chưa hay tiếng Việt có bao nhiêu người là học sinh học công nghệ giáo dục và học theo chương trình hiện hành?
Thậm chí, nếu Giáo sư đồng ý, giáo sư có thể cho tôi đọc bất kỳ một công trình nào của mình mà Giáo sư hài lòng nhất để tôi tìm ra lỗi chính tả, câu, đoạn văn chưa hay… tôi dám cam đoan sẽ có những lỗi đó. “Văn mình, vợ người” nên ai chả khen mình viết hay. Thực ra, văn bản nào hầu như cũng có lỗi, như vậy mới cần hoàn thiện, đó là nguyên lý của sự phát triển, chắc Giáo sư là người rõ điều này hơn tôi.
Một học sinh có trở thành chính mình hay không, giai đoạn học tiểu học là rất quan trọng, là nền tảng như lời Giáo sư nói. Tuy nhiên, để “trở thành chính mình” còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa, mà giáo dục (trong đó có giáo dục ở nhà trường, gia đình và xã hội) chỉ đóng vai trò chủ đạo. Vì vậy, theo tôi, cần phải khảo sát, đánh giá hiệu quả của 2 chương trình song song này mới có thể nhận định, đánh giá chính xác, không nên võ đoán, vội vàng phê phán. Và, càng không nên phủ định sạch trơn những thành quả của chương trình cũ mặc dù rõ ràng cách dạy học, chương trình học tiểu học hiện nay còn nhiều điểm hạn chế.
4. Nội dung sách “Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục” có những điểm bất cập, hạn chế nào?
Thực tế, nhiều người phê phán nội dung sách “Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục” dùng nhiều từ địa phương, ít sử dụng các tác phẩm văn học học kinh điển, sử dụng các câu chuyện dân gian, tiếu lâm, châm biếm, thậm chí xúc phạm đến địa phương (Câu chuyện Cá Gỗ)…
Trong chương trình của Vietnamnet, nhà báo đã nhắc lại câu hỏi đến 2 lần xoáy sâu vào vấn đề hạn chế về nội dung của sách “Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục” theo phản ánh của đọc giả. Lần đầu tiên, Giáo sư trả lời không đúng trọng tâm, lần thứ 2 Giáo sư trả lời qua loa rằng “Năm nào tôi cũng điều chỉnh. Việc người lớn phản ánh nội dung hạn chế, dạy trẻ tật xấu là do người lớn nghĩ ra, trẻ không nghĩ như vậy”.
Thiết nghĩ, các từ, câu, tác phẩm văn học… dùng trong sách này chỉ nhằm mục đích minh họa cho việc học tiếng Việt. Tuy nhiên, ở đây không đơn thuần chỉ là dạy tiếng Việt mà cần phải để trẻ cảm thụ các tác phẩm hay, câu chuyện hay, đặc biệt không phổ biến các nội dung có ý châm biếm vùng miền, từ ngữ địa phương. Tôi có cảm giác, tác giả do muốn “đạp đổ” cả chương trình cũ, nên không muốn sử dụng những nội dung của chương trình cũ và quá lạm dụng các câu chuyện tiếu lâm nhằm mục đích gây cười.
Trên đây là 4 vấn đề tôi chưa rõ, rất mong Giáo sư chỉ bảo để tôi có thể hiểu rõ, từ đó toàn tâm, toàn ý ủng hộ chương trình Công nghệ giáo dục của Giáo sư. Do tôi học theo chương trình giáo dục hiện hành, chưa được học qua Công nghệ giáo dục nên chắc chắn văn phong, ngữ pháp, chính tả, câu cú còn hạn chế, chưa đúng, chưa hay, rất mong Giáo sư thông cảm.
Xin chân thành cảm ơn Giáo sư. Một lần nữa kính chúc Giáo sư mạnh khỏe, an vui, tràn đầy nhiệt huyết, tiếp tục công hiến cho khoa học, giáo dục nước nhà.
Đoàn Văn Báu(độc giả)
Sao cứ thản nhiên ném đá vào tương lai?

Sao cứ thản nhiên ném đá vào tương lai?

Khi đánh giá một công nghệ, một phương pháp, xem nó là hữu ích hay vô bổ, thành công hay thất bại, nên nhìn vào đâu, nếu không nhìn vào sản phẩm mà nó tác động?    
Sách Tiếng Việt 1 CNGD có xuất hiện trong chương trình phổ thông mới?

Sách Tiếng Việt 1 CNGD có xuất hiện trong chương trình phổ thông mới?

Sau 2 vòng thẩm định, hội đồng thẩm định đã đánh giá: Tài liệu TV1-CNGD cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong chương trình hiện hành. 
"Học sách của GS Hồ Ngọc Đại, các em nhớ rất tốt"

"Học sách của GS Hồ Ngọc Đại, các em nhớ rất tốt"

"Học sách của thầy Đại, các em nhớ rất là tốt. Đó là một thực tế", TS Phạm Tất Thắng, PCN UBVH giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nhìn nhận.
GS Hồ Ngọc Đại: Tôi dạy học sinh trở thành người bình thường

GS Hồ Ngọc Đại: Tôi dạy học sinh trở thành người bình thường

GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ chương trình Công nghệ giáo dục là dạy học sinh trở thành người bình thường chứ không khác biệt như GS. Ngô Bảo Châu.
Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại

Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại

Trao đổi với báo chí sáng 11/9, Thứ trưởng  Nguyễn Hữu Độ cho hay tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục vẫn ổn định ở 48 tỉnh, thành với 771.588 học sinh của 8.000 trường tiểu học.
Mấy điều trao đổi về phát biểu của GS Hồ Ngọc Đại trong buổi thuyết trình

Mấy điều trao đổi về phát biểu của GS Hồ Ngọc Đại trong buổi thuyết trình

“Lĩnh vực giáo dục nói riêng và xã hội nói chung chỉ phát triển khi sự khác biệt được tôn trọng”, PGS Ngôn ngữ Bùi Mạnh Hùng cho biết khi trao đổi với GS Hồ Ngọc Đại sau “cơn bão sách tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục”.
BÌNH LUẬN (41)
  • THANH ĐỨC 14:49 Thứ sáu
    Tôi hoàn toàn đồng ý và tâm đắc với các vấn đề mà tác giả đưa ra và thỉnh ý GS H.N.Đại.
    • K VÂN 14:48 Thứ sáu
      Tôi ủng hộ 4 vấn đề tác giả bài viết đưa ra với chương trình thực nghiệm của GS HỒ Ngọc Đại và tôi cũng phân vân một chương trình thực nghiệm mà tiến hành ở 50 tỉnh thành trên 63 tỉnh thanfhcos rộng quá không?và đã đánh giá kết quả thực chất chưa? đừng để các cháu học đại đến lúc không thành lại sữa tội lắm thay.
      • NGUYỄN HỒNG LĨNH 14:44 Thứ sáu
        Đôc giả Đoàn Văn Báu thân mến ! Tôi hơn 70 tuổi - cho gọi nhau là bạn nhé. Bốn câu hỏi Bạn gửi GS.Hồ Ngọc Đại khá bao quát những bình luận cua hầu hết độc giả thời gian qua. Tôi không có cháu học lớp 1 nhưng đọc những ...
        • THAO 14:41 Thứ sáu
          Tôi nghĩ câu hỏi này không mang tính xây dựng nhiều mà nghiên về vạch lá tìm sâu đối với cá nhân
          • HOÀNG VŨ 14:33 Thứ sáu
            Hay quá bác Báu ơi! Mấy ngày nay tôi muốn hỏi nhưng không biết phải làm sao vì mình ít học, và cứ lo bị cho là à dua, ném đá vào tương lai. Tôi cảm ơn bác đã hỏi giúp!
            • M. KHA NGUYEN 14:14 Thứ sáu
              Tôi rất đồng tình với những câu hỏi phản biện của đọc giả Đ V Báu. Tôi mong chờ nhiều người quan tâm phản biện như vậy...và cuối cùng, tôi mong GS Đại giải trình chung thật thấu đáo!