LÀNG GIỮA KHÁNH THÀNH TU BỔ ĐÌNH
Đại Mão ( Làng Giữa hoặc
Trung Thôn) vốn có lịch sử lâu đời từ
nhiều trăm năm, từ xa xưa đã được nhân
dân các vùng xung quanh tôn vinh là một miền quê văn hiến.
Trước đây, làng Giữa có nhiều công
trình kiến trúc mang đậm nét văn hóa - tâm linh. Một trong những công trình có
giá trị là Đình Làng do các bậc tiền nhân tạo dựng, có kiến trúc độc đáo, đặt
trên địa thế cao đẹp trước làng, đã là
một công trình văn hóa - tín ngưỡng, góp phần giáo dục kỷ cương, luân thường,
đạo lý, động viên nhân dân cần cù lao
động, chăm chỉ học hành. Năm Kỷ Sửu 1949, Đình Làng đã bị đốt để tiêu thổ kháng chiến, góp phần làm cho cuộc
kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và xây dựng nông thôn mới, năm
1995 Chi bộ Đảng và nhân dân trong thôn đã quyết định xây dựng khu Trung tâm
Văn hóa Đình Làng gồm nhiều hạng mục, trong đó có hạng mục Đình Làng đã được
xây dựng trên nền móng của Đình xưa.
Với ý nghĩa lịch sử, văn hóa của Đình
Đại Mão, ngày 05 tháng 10 năm 2009, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết
định số 1489 QĐ- UBND, theo Quyết định đó Đình Làng Đại Mão đã được xếp hạng là
một Di tích Lịch Sử - Văn hóa cấp tỉnh.
Trải qua 20 năm, do nhiều nguyên nhân,
tòa thượng điện và hậu cung đã xuống cấp nghiêm trọng, cần phải tu bổ, tôn tạo
lại theo hướng kiên cố nhưng vẫn phải
giữ được nét cũ. Căn cứ vào đề nghị của Ban quản lý di tích lịch sử Đình
Làng Đại Mão, Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh đã kiểm tra, xem xét thực tế và
đã lập hồ sơ thiết kế dự toán thi công. Sở Văn hóa - Thể thao du lịch tỉnh Bắc
Ninh, Ban quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh đã phê chuẩn và ra Quyết định
tiến hành thi công tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Đình Làng Đại Mão. Ban
Chỉ đạo, Ban xây dựng tu bổ Đình được thành lập. Sau ngày Hội Làng, ngày 26
tháng 2 năm Giáp Ngọ (26 tháng Ba năm 2014), Lễ Khởi công tu bổ, tôn tạo Đình
được tổ chức. Đến ngày 12 tháng 8 năm 2014 ( 19 tháng Bảy Giáp Ngọ), địa phương
tiến hành sơ kết, tạm tổ chức hoàn thành công trình.
***
Được sự nhất trí của Đảng ủy, UBND xã Hoài
Thượng, ngày 2 tháng 9 năm 2014- đúng ngày mở cửa Đình trong dịp Đình Đám -
theo tục lệ Xuân Thu nhị kỳ; cơ sở thôn
Đại Mão, BQL di tích Lịch sử Văn hóa Đình Đại Mão tổ chức Lễ Khánh Thành tu bổ tôn tạo xây dựng
Đình làng Đại Mão (hạng mục Tòa Thượng điện - Hậu cung).
Ban tổ chức đã mời Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Tỉnh Bắc
Ninh, Lãnh đạo UBND Huyện, Lãnh đạo
phòng văn hóa Huyện, Ban thường vụ Đảng ủy, Thường trực HĐND,UBND,UBMTTQ xã
Hoài Thượng; Các cơ quan, công ty đóng trên địa bàn thôn Đại Mão; Ban chi ủy,
Ban quản lý thôn, Ban Nghi lễ và thủ từ Đình Đại Mão; Đại biểu các thôn Thụy
Mão, Đông Miếu; Các đồng chí trong cán
bộ thôn, ban công tác mặt trận, ban chấp hành các đoàn thể thôn Đại Mão; Các
ban xây dựng đình làng; Các dòng họ
trong làng; Nhà sư trụ trì chùa , thủ nhang, khánh tiết chùa Sùng Ân, các cụ
bà; Đội múa lân, đội trống, múa quạt; Cán bộ xã cư trú tại thôn và nhân dân
thôn Đại Mão. Đông đủ các thành phần trên đã đến dự Lễ.
Đúng 7h 30 phút, Lễ Khánh thành được
tiến hành tại Sân đình.
Sau khi 2 ông
trong Ban Nghi lễ Đình làng đánh 3 hồi 9 tiếng chống chiêng , một loạt pháo hoa
giấy nở tung giữa kỳ đài.
Màn múa lân do các anh thanh niên của Đội Lân
Ngõ Dừa ( xóm 1) biểu diễn các tiết mục đặc sắc.
Sau khi chào cờ, ông Phó trưởng thôn Nguyễn Hữu Hy
tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu
Vào nội dung chính, ông Nguyễn Đình Quế,
trưởng thôn, Trưởng Ban Chỉ đạo Tu bổ xây dựng Đình đọc Báo cáo tổng kết công tác xây dựng tu bổ tôn
tạo đình làng.

Ông Nguyễn Hữu Chế, Phó Bí thư Chi bộ Đại Mão, Trưởng ban Công
tác mặt trận thôn đọc Báo cáo kết quả
cuộc vận động nhân dân và các tổ chức tham gia góp tiền, góp của Tu bổ
Đình. Từ ngày phát động hảo tâm, Ban chỉ đạo đã nhận được sự ủng hộ của nhiều tập thể, cá nhân tham gia
hảo tâm công đức để có kinh phí xây dựng Đình. Đến khi khánh thành, đã có 984
lượt tập thể, cá nhân tham gia, trong đó UBND xã hỗ trợ 20 triệu đồng, BQL thôn
trích quỹ hỗ trợ 30 triệu đồng. Ban Nghi Lễ Đình trích tiền lễ hàng năm của dân
30 triệu để góp phần tu bổ. Nhiều cá nhân tích cực công đức với mức tương
đối khá như Ông Lê Đình Đạt 10 triệu, ông Lê Đình Thanh 5 triệu và một ban thờ
giá trị 9,5 triệu đồng; ông Lê Nho Dương, Lê Đình Chuyền 3 triệu; các ông Nguyễn
Hữu Thịnh, Lê Doãn Vĩnh, Lê nho Cù, Nguyễn Đình Luyện, Nguyễn Đăng Khanh, Đỗ
Tuấn Anh, Đỗ Trọng Hà, Đỗ Thắng Hải, Nguyễn Đình Ba, Lê Nho Ích… 2 triệu đồng.
Nhiều tập thể cá nhân ủng hộ từ 1 triệu đồng trở lên. Tất cả 17 cửa họ trong
thôn đều tham gia đóng góp. Tổng số tiền hảo tâm, hỗ trợ đến ngày 3 tháng 9 là
551.622.000 đồng và nhiều hiện vật có
giá trị 34.7000 đồng . Báo cáo cho biết
: Giá trị công trình tổng hợp chi đến ngày 31/8/2014 = 528.097.000 đồng.

Các đ/c lãnh đạo ở các cơ quan tỉnh, huyện xã đã phát biểu ý kiến, chúc mừng và động viên cán bộ, nhân dân địa phương
Ghi nhận sự đóng góp của mọi người dân trong
công việc tu bổ công trình Văn hóa – tâm linh - Di tích Lịch sử - Văn hóa của
địa phương, ông Nguyễn Đình Hoạch đã thay mặt lãnh đạo thôn trao tặng phẩm kỷ
niệm cho 14 cá nhân đại diện cho những
người có nhiều công sức đóng góp cho
công trình.
Bế mạc buổi Lễ, các đại
biểu vào tham quan Đình mới được tu bổ
xong.
Đội múa trống, múa quạt, đội Lân tiếp tục trình diễn các tiết mục chào
mừng; Đội sinh tiền phục vụ lễ Tế Thành Hoàng của các cụ cao tuổi trong làng,
báo cáo Thành Hoàng về công trình đã làm xong; cầu cho quốc thái dân an, mùa
màng tươi tốt, nhân sinh vật thịnh.
Mọi người dân trong thôn, quý
khách xa gần đều phấn khởi tự hào vì mình đã ít nhiều tham gia đóng góp vào một
công trình biểu tượng của làng quê Việt Nam, biểu tượng của một Làng văn
Hiến miền Kinh Bắc.
Tin : Lê Đình Ngạn
- Ảnh : Nguyễn Thị Thúy
---------------------------------