Thư viện làng Giữa ( Đại Mão- Trung Thôn) đã ra đời ngày 19 tháng 3 năm 2013.Đây là "Thư Viện cấp làng" thứ 2 của tỉnh Bắc Ninh.
Kính mong được sự quan tâm của tất cả mọi người (nhất là những người con của quê hương): đến đọc sách tại Thư viện; góp thêm sách bằng các hình thức, cho Thư viện mượn sách; viết bài hoặc sưu tầm các bài hay cho trang " Thư viện giữa làng Đại Mão -Trung Thôn" của Thư viện để mọi người cùng đọc. Hãy cùng nhau học hỏi và giúp đỡ mọi người hiểu biết thêm...
(Dân trí) - Không phải là quốc gia giàu có với nền kinh tế vững mạnh, thậm chí khá cô lập với thế giới, nhưng sự hạnh phúc mà người dân Bhutan có được không phải nơi nào cũng có.
Không giàu có, khá cô lập với thế giới, nhưng Bhutan vẫn là quốc gia hạnh phúc nhất
Đất nước đẹp như tranh nằm ở phía nam Trung Quốc từng đóng cửa với khách du lịch nước ngoài cho tới năm 1974. Đó là Bhutan, một trong những quốc gia bí ẩn, không có nền kinh tế vững mạnh thậm chí xếp hạng thấp nhất thế giới, nhưng người dân ở đây vẫn rất hạnh phúc.
Điều gì làm nên một Bhutan hạnh phúc đến như vậy?
Một quốc gia với chỉ số hạnh phúc cao
Tại Bhutan, chính phủ đưa ra Chi số hạnh phúc quốc gia (Gros National Happiness) để đo mức độ hài lòng với cuộc sống của người dân. Ủy ban Hạnh phúc quốc gia tại Bhutan được thành lập năm 2008.
Bhutan - quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao
Thậm chí, nhà Vua Bhutan từng nói rằng, Chỉ số hạnh phúc quốc gia còn quan trọng hơn cả GDP (Tổng sản phẩm quốc nội). Có thể thấy, chính phủ luôn ý thức việc mang lại sự hạnh phúc cho người dân trong cuộc sống hàng ngày.
Nơi không có người vô gia cư, y tế giáo dục miễn phí hoàn toàn và cấm thuốc lá
Người vô gia cư xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới, ngay cả những quốc gia có nền kinh tế hùng mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Đức..., nhưng ở Bhutan thì không.
Đến với quốc gia này, du khách sẽ không nhìn thấy cảnh những người lang thang ngủ vạ vật ngoài đường phố. Tại đây, nếu một người dân bị mất nhà, họ sẽ tới tìm gặp nhà Vua để xin cấp một mảnh đất - nơi có thể xây nhà, trồng trọt và bắt đầu lại cuộc sống.
Trẻ em được học hành miễn phí
Nói về câu chuyện giáo dục và y tế, đây cũng là quốc gia miễn phí hoàn toàn những dịch vụ này cho cư dân. Chính phủ Bhutan dành khoảng 18% ngân sách dành cho việc cung cấp giáo dục và chăm sóc y tế miễn phí cho tất cả người dân bản địa.
Và một điều lý tưởng khác, Bhutan cũng là quốc gia đầu tiên trên thế giới nói không với thuốc lá. Năm 2004, Bhutan cấm bán thuốc lá trên cả nước, cấm hút thuốc lá tại các địa điểm công cộng, thậm chí tụ điểm ăn chơi giải trí.
Quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm thuốc lá
Ban đầu, lệnh cấm được cho là không triệt để. Chính bởi vậy, vào năm 2010, chính phủ Bhutan tiếp tục thông qua Luật kiểm soát thuốc lá.
Cụ thể, hành vi hút và nhai thuốc lá bị quy thành tội, không được nộp tiền tại ngoại. Những đối tượng vi phạm có thể nhận phạt tù 3 năm. Nếu khách quốc tế tới đây muốn mang theo thuốc lá đều phải trả thêm chi phí rất đắt đỏ.
Quốc gia quan tâm đến bảo tồn tự nhiên, yêu động vật
Khó có nơi nào trên thế giới sở hữu 60 % diện tích lãnh thổ là rừng bao phủ, 1/4 diện tích là công viên quốc gia như ở Bhutan. Từ lâu, quốc gia này đã quan tâm tới hệ sinh thái và thiên nhiên.
Môi trường là vấn đề rất quan trọng với người dân. Hành vi như chặt cây đều bị cấm, trừ khi được cho phép đặc biệt. Người dân được khuyến khích tự trồng cây để lấy củi và gỗ phục vụ xây dựng.
Năm 2015, Bhutan đã lập kỷ lục thế giới khi người dân trồng thêm 50.000 cây xanh chỉ trong 1 giờ.
60% lãnh thổ đất nước là rừng xanh bao phủ
Đây cũng là quốc gia yêu động vật. Câu cá hay săn bắt động vật đều bị cấm, với mức phạt tương tự nhưng hành vi chặt phá cây xanh.
Vẻ đẹp của một cô gái Bhutan
Kết quả của một cuộc khảo sát thực hiện khách đây không lâu cho thấy, môi trường trong lành, cảnh quan yên bình, ý thức và lòng tự tôn dân tộc khiến người dân Bhutan hạnh phúc, thoải mái, cho dù có thể chưa giàu có như nhiều quốc gia khác.
Hôm nay,
ngày 25 tháng 12 năm 2019 (30 tháng 11 năm Kỷ Hợi) người dân quê làng Giữa lưu luyến
tiễn một người con của quê hương về cõi vĩnh hằng. Người đó là Cụ Vũ Thị Lạc -
thường gọi theo tên chồng là Bà Nhân ( Cụ ông là cụ Lê Doãn Nhân).
Những người từ trên 50 tuổi trở lên, khi nói
đến Bà Nhân, hay bà Vũ Thị Lạc hộ sinh, hiếm có người không biết.
Cụ Vũ Thị Lạc, sinh năm 1917 tại thôn Hán Đà
(xã Hán Quảng, Quế Võ, BN) trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Gia
đình cụ đã được Nhà nước trao tặng bằng “Có công với nước”. Lớn lên, cụ làm bạn đời với cụ ông Lê Doãn
Nhân, người thôn Đại Mão, Hoài Thượng, Thuận Thành.
Trong cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp, cụ cùng gia
đình tản cư theo kháng chiến tại thôn Giếng Mật (xã Tân Hòa, Phú Bình, Thái
Nguyên). Tại đây, cụ vừa làm nữ hộ sinh của xã, vừa tham gia kháng chiến trong
một đơn vị quân nhu, đồng thời hỗ trợ và cùng cụ ông làm cán bộ y tế kháng
chiến tại huyện Phú Bình (Thái Nguyên).
Sau khi hòa
bình lập lại trên miền Bắc, năm 1955 cụ cùng gia đình về quê tại thôn Đại Mão, xã Thượng Mão (nay là xã
Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh). Do mắc bệnh hiểm nghèo, cụ ông đã mất từ
năm cụ bà mới 43 tuổi. Một mình vượt qua bao khó khăn, cụ đã nuôi dạy 6 người
con trong thời chống Mỹ và bao cấp.
Trong hơn 50 năm
làm công tác trong ngành y tế, trong đó hơn 30 năm công tác tại xã Hoài Thượng,
với các trang thiết bị y tế nghèo nàn lạc hậu thời bấy giờ, cụ liên tục là nữ
hộ sinh của xã, trực tiếp đỡ đẻ chohàng nghìn lượt bà mẹ. Các ca sinh nở đều được “mẹ tròn, con vuông”. Nhiều ca đẻ khó, với kinh nghiệm tích lũy được cộng
với tấm lòng yêu người, yêu nghề cụ đã dùng thủ thuật để người sản phụ “vượt
cạn” thành công.
Tại xã Hoài
Thượng, nhiều gia đình có 2 thế hệ, cá biệt có gia đình cả 3 thế hệ cất tiếng
khóc chào đời trên hai bàn tay cụ, bà con nhân dân địa phương tôn vinh cụ là
"Nữ hộ sinh có đôi bàn tay vàng".
Sinh thời, cụ bằng lòng và tự hào khi
các con cháu đều ngoan ngoãn, học tập công tác, đều phấn đấu, trưởng thành. Anh
con trai đầu của cụ, Lê Doãn Thắng được du học tại Cộng hòa dân chủ Đức và
Trung Quốc, học nghề sản xuất chân tay giả. Thừa hưởng gien khéo tay của mẹ,
anh đã sản xuất nhiều bộ chân tay giả có chất lượng cao, đem lại niềm hạnh phúc
cho nhiều đồng chí thương binh. Anh thứ hai, Lê Doãn Tiến đi bộ đội, hoàn thành
nghĩa vụ về quê cũng khéo tay với nghề cơ khí. Con gái thứ ba, chị Lê Thị Thịnh
học xong đại học Dược Hà Nội, về công tác tại Quảng Ninh. Con gái thứ tư, chị
Lê Thị Bình, công tác trong ngành xây dựng tại Hà Nội. Người con trai thứ 5,
anh Lê Doãn Quang học xong phổ thông, nhập ngũ, học sĩ quan chính trị, sau
chuyển sang ngành Kiểm sát. Anh con trai út, Lê Doãn Đức công tác trong ngành
công an. Các con cụ đều có chuyên môn, tay nghề vững vàng, nay đã tới lúc nghỉ
hưu và yên bề gia thất. Các cháu của cụ đều ngoan ngoãn, học giỏi, đang công
tác trong nhiều lĩnh vực. Gia đình cụ là một gia đình tiêu biểu, toàn diện: “Mẹ
thì đôn hậu, gương mẫu; Con thì trai tài gái sắc, dâu hiền, rể thảo; Cháu thì
ngoãn ngoãn, học hành tiến bộ” được mọi người xung quanh kính nể,cảm phục.
Năm 1990, sau
khi nghỉ hưu, cụ rời quê ra sinh sống
với vợ chồng anh con trưởng tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, thành phố
Hà Nội. Tại đây cụ cũng rất tích cực tham gia các hoạt động của Hội Người Cao
tuổi và CLB Thơ của khu phố.
Xa quê, nhưng
cụ luôn hướng về quê hương, cùng gia đình tham gia đóng góp, ủng hộ công đức
xây dựng các công trình văn hóa, tâm linh, tín ngưỡng, phúc lợi của quê hương,
dòng họ.
Với những
đóng góp của cụ với Tổ quốc và nhân dân, 8 năm liền cụ đã được tăng danh hiệu
Chiến sỹ Thi đua, nhiều Bằng Khen, Giấy Khen của các cấp lãnh đạo chính quyền
và ngành Y tế. Cụ đã được Chủ tịch Nước
CHXHCN Việt Nam tặng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất. Năm
cụ được 100 tuổi, cụ đã vinh dự nhận thiếp chúc tết của Chủ tịch nước.
Sau một thời
gian lâm bệnh, mặc dù đã được các thày thuốc hết lòng cứu chữa, được các con
cháu hết lòng chăm sóc, cụ đã tạ thế hồi 20h46 ngày 22/12/2019, thọ 103 tuổi.
Hôm nay, gia đình đưa tro cốt cụ về an táng ở quê hương. Người dân làng Giữa
nói riêng, người Hoài Thượng nói chungxúc độngđón cụ vềyên tại Nghĩa trang nhân dân thôn
Đại Mão.
Nhớ một công dân cao tuổi đáng kính, có
nhiều công lao to lớn với đất nước và làng xã, quê hương, mọi người xin chia buồn cùng gia đình và chúc cụ mãi thanh thản nơi ngàn thu cực lạc.
Hội thảo khoa học “100 năm chữ Quốc ngữ” do Hội Ngôn ngữ học TPHCM tổ chức ngày 21/12.
Phát biểu tại hội thảo này, GS.TS Đinh Văn Đức - Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã có báo cáo “Vài tiểu khúc về chữ quốc ngữ nhìn lại 100 năm nay”. Ông Đức phân tích chữ Quốc ngữ ghi âm theo âm vị học là một phát minh kỹ thuật, một âm vị có thể được ghi bằng một con chữ hoặc hơn thế. Độ vênh này là tất yếu và bình thường bởi các hệ ngôn ngữ Roman, German hay Slavian đều có chuyện tương tự.
“Sửa chữ viết là động đến văn hóa. Mà văn hóa thì bền vững và có bộ lọc cực kỳ tinh tế”, GS Đức khẳng định.
Nhấn để phóng to ảnh
GS.TS Trần Ngọc Thêm phát biểu ý kiến
GS.TS Trần Ngọc Thêm - ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng tán đồng với GS Đinh Văn Đức ở điểm “không thích cải tiến chữ Quốc ngữ”. Ở góc độ nghiên cứu văn hóa, ông Thêm khẳng định những dân tộc nào có văn hóa ổn định trong thời gian dài thì sẽ rất linh hoạt trong thời gian ngắn. Ông lấy bài học ở Trung Quốc, đó là từ chữ Phồn thể cải tiến một bước tạo ra thêm chữ Giản thể theo mục tiêu có lợi cho người dân học chữ nhanh hơn. Nhưng cái giá phải trả là một người muốn học chữ Trung Quốc phải vừa biết chữ Phồn thể và Giản thể, vất vả sẽ tăng thêm gấp đôi. Do đó ông Thêm nhấn mạnh “với chữ Quốc ngữ không nên thỉnh thoảng lại hô hào cải tiến”.
Còn GS Nguyễn Văn Hiệp - Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học thì bổ sung, quá trình xây dựng chữ quốc ngữ ghi âm bằng các con chữ châu Âu là một quá trình rất lâu dài, với sự góp sức của nhiều người, trong đó có người Việt. Các tài liệu cho thấy vào thế kỷ 17, chữ quốc ngữ bắt đầu có diện mạo bước đầu ổn định, nhất là khi xuất bản cuốn Từ điển Việt - Bồ - La của Alexandre de Rhodes.
Nhấn để phóng to ảnh
Các đại biểu chia sẻ nhiều thông tin thú vị về lịch sử chữ Quốc ngữ
“Trong tình hình chữ Quốc ngữ đang vận hành hiệu quả như hiện nay, Viện Ngôn ngữ học cho rằng hoàn toàn không nên và không cần thiết có bất kỳ cải tiến nào đối với chữ Quốc ngữ”, ông Hiệp chia sẻ.
Phát biểu mang tính tổng kết hội thảo, nhà giáo Trần Chút, Chủ tịch danh dự Hội Ngôn ngữ học TP.HCM, cho rằng không nên thực hiện cải cách chữ Quốc ngữ.
Nhấn để phóng to ảnh
Nhà giáo Trần Chút, Chủ tịch danh dự Hội Ngôn ngữ học TP.HCM phát biểu
“Chữ Quốc ngữ là thành quả được khởi tạo từ công lao của các giáo sĩ phương Tây đầu thế kỷ 17 như Francisco de Pina, Gaspar de Amaral, Antonia Barbosa... Bằng việc hợp, chỉnh lý, bổ sung thành quả của lớp người đi trước qua các tác phẩm Từ điển Việt - Bồ Đào Nha - Latinh và Phép giảng tám ngày năm 1651, Alexandre de Rhodes là người có công tổng kết giai đoạn hình thành của chữ tiếng Việt bằng hệ thống chữ cái Latinh”, ông Trần Chút khẳng định.
Theo ông Chút, thực tế cho thấy từ tiến trình lịch sử, dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã tự nguyện lựa chọn chữ Quốc ngữ làm chữ viết tiếng Việt. Giá trị của chữ Quốc ngữ càng được nâng cao khi được dùng làm cơ sở để xây dựng hệ thống chữ viết cho nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta. Có thể khẳng định chữ Quốc ngữ là chữ viết quốc gia của Việt Nam.
“Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 xác định tiếng Việt là ngôn ngữ quốc gia. Chữ Quốc ngữ là chữ viết tiếng Việt. Điều đó có nghĩa là Hiến pháp cũng đã công nhận chữ Quốc ngữ là chữ viết quốc gia”, ông Chút nhấn mạnh.
Chủ tịch danh dự Hội Ngôn ngữ học TP.HCM cũng chia sẻ, mọi người đã biết Quốc hội có chủ trương xây dựng luật Ngôn ngữ. Có thể nghĩ rằng liên quan đến chữ Quốc ngữ, luật Ngôn ngữ tối thiểu có mấy nội dung chủ yếu như khẳng định chữ Quốc ngữ là chữ viết quốc gia, ghi rõ ràng chữ cái, các dấu thanh và tên gọi của chúng trong hệ thống chữ Quốc ngữ. Đồng thời xác định quy tắc cơ bản của chính tả tiếng Việt theo chữ Quốc ngữ.
Sĩ Đức Quang - Giáo sư toán học trẻ nhất 2019 xuất thân từ gia đình bán đậu
Dân trí Xuất thân trong một gia đình khó khăn, bố mẹ làm nghề làm đậu phụ, từ quê (Thuận Thành, Bắc Ninh) lên thành phố Hòa Bình để mưu sinh. Cả nhà sống trong một căn nhà thuê 15m2. Chính từ khó khăn đó đã thôi thúc cậu bé ham học Sĩ Đức Quang trở thành người được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư trẻ nhất Việt Nam năm 2019.
Nhấn để phóng to ảnh
Tân giáo sư toán học Sĩ Đức Quang
Phó Giáo sư Sĩ Đức Quang Khoa Toán – Tin, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (sinh năm 1981) vừa được Hội đồng giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn Giáo sư 2019 – anh là giáo sư trẻ nhất năm nay.
Xuất thân từ gia đình bán đậu phụ
PGS Sĩ Đức Quang xuất thân trong một gia đình khó khăn, bố mẹ làm nghề làm đậu phụ, từ quê (Thuận Thành, Bắc Ninh) lên thành phố Hòa Bình để mưu sinh. Cả nhà sống trong một căn nhà thuê 15m2.
Suốt tuổi hoa niên của mình trên đất Hòa Bình, Quang chưa bao giờ có một góc học tập riêng. Hàng ngày, anh học bài trên một cái bàn mà mẹ kê tạm cho anh ngoài lán. Là con út nên anh được hưởng sự ưu ái “đặc biệt” của cả gia đình dành cho mình là được học đến nơi đến chốn. Bốn người anh chị trên anh, chỉ có một chị lớn được học đến lớp 12, còn lại đều phải bỏ học giữa chừng.
Sĩ Đức Quang lúc ấy học giỏi đều các môn, trong đó có cả văn và toán, nên khi học ở Trường THCS Sông Đà (Hòa Bình), năm nào Quang cũng đi thi học giỏi văn. Khi thi vào cấp 3, Quang đỗ cả chuyên toán và chuyên sinh của Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ. Do yêu thích môn toán từ bé nên Quang chọn học chuyên toán mặc dù điểm đỗ không cao.
Trong lớp chuyên toán của Quang, hầu như ai cũng đều từ các lớp toán trường chuyên của huyện lên, có lẽ chỉ mình Quang là từ học sinh lớp thường trường thường, nên việc học toán của Quang khá chật vật trong học kỳ đầu tiên.
“Có nhiều kiến thức các bạn ai cũng biết hết rồi (do được học chuyên từ bé), mà tôi lại chưa hề biết gì, thầy giáo lại quen dạy cho học sinh chuyên nên lướt rất nhanh. Nên tôi lại phải tự học, tự đọc, sang học kỳ 2 năm lớp 10 thì đuổi kịp các bạn, đến lớp 11 thì mọi chuyện suôn sẻ hơn, lớp 12 thì được vào đội tuyển của tỉnh đi thi học sinh giỏi toán quốc gia và đạt giải nhì” – Quang chia sẻ.
Khi Quang học ĐH năm thứ 2 thì bố mẹ cùng anh trai rời Hòa Bình xuống thuê nhà ở Hà Nội để tiếp tục nghề làm đậu phụ, thời gian này gia đình Quang bắt đầu đỡ khó khăn (lúc đó 3 chị gái lớn đã lập gia đình). Quang ra trường được 1 năm thì bố mẹ về quê sinh sống.
Quang tâm sự: "Hồi đó tôi được học lớp chất lượng cao, nên có học bổng, khoảng 200.000 – 240.000 đồng/ tháng. Cơm căng tin thì chỉ 3.000 đồng/ suất, được ở KTX miễn phí. Mà hồi đó nhu cầu của tôi cũng chỉ đủ ăn với có thời gian để học, nên 4 năm đại học của tôi trôi qua êm đềm. Thậm chí hè về quê, tôi còn thỉnh thoảng biếu bố mẹ được khoảng trăm nghìn đồng".
Nhấn để phóng to ảnh
Thầy giáo Sĩ Đức Quang trao đổi với sinh viên
Được đi học đã là một hạnh phúc
Chia sẻ về con đường học tập của mình, tân giáo sư Sĩ Đức Quang tâm sự: “vì hoàn cảnh gia đình mà từ bé tôi đã ý thức được rằng, được đi học thôi cũng là hạnh phúc. Vì thế mà trong thời kỳ đi học tôi đã tận hưởng được niềm vui của việc học, một cách vô thức”.
Nhưng một trong những cái mốc khiến cho Quang cảm thấy yêu thích toán hơn, đó là một lời khen của cô giáo dạy toán khi Quang mới vào học lớp 6.
“Lớp tôi là lớp 6A, lớp tốt nhất của trường, nên trong lớp có nhiều bạn giỏi lắm, mà tôi thì thuộc loại làng nhàng. Nhưng hôm đó có một bài tính nhẩm, tôi nhanh nhất lớp, được cô khen. Thế là thấy phấn chấn, có động lực học, mà vì thế mà ngày càng học toán tốt hơn”.
Do hoàn cảnh gia đình nghèo khó của mình, Sĩ Đức Quang xác định chọn thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự để được “nhà nước nuôi”, ra trường không phải lo đi xin việc. Với lại trong con mắt của Quang thì hình ảnh người lính bảo vệ Tổ quốc là một hình ảnh đẹp. Do vậy, Quang chỉ nộp 1 hồ sơ duy nhất vào Học viện Kỹ thuật quân sự.
Sau khi được giải quốc gia về toán nên Quang được quyền vào thẳng vào đại học. Tuy nhiên, khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, Quang bị rơi vào một cảm giác rất bần thần, nuối tiếc những năm tháng êm đềm được say sưa học toán. Rồi cảm giác như mình sắp có một mất mát lớn sau khi rời trường phổ thông để vào học ở đại học và không còn được học toán nữa.
Rồi một hôm có người bạn cho biết là từ vài năm nay nhà nước có chính sách miễn học phí cho SV vào học sư phạm. Quang bắt đầu tìm hiểu và quyết định tiếp tục học toán nên đã đăng ký xét tuyển thẳng vào Khoa Toán – Tin Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
Niềm đam mê học toán đã được toại nguyện và mở ra nhiều lựa chọn cho Quang. Vào đại học, Quang nghĩ rằng mình sẽ trở thành một nhà nghiên cứu toán học và phải học thật tốt, phải có học bổng ra nước ngoài học để học sau ĐH.
Nhiều người học toán, nghiên cứu toán, tâm lý chung là “ngại” học hình, nhất là hình vi phân, vì khó quá, trừu tượng quá nhưng Quang lại thấy rất thích, rất hứng thú. Sau khi tốt nghiệp đại học với kết quả học tập xuất sắc, Quang được giữ lại trường làm giảng viên.
Lúc đó, lương của giảng viên mới rất thấp được khoảng 500.000 đồng/tháng, Quang phải trả tiền thuê nhà 200.000 đồng/tháng nên Quang đã phải đi dạy thêm, đi gia sư để trang trải thêm cuộc sống và dành thời gian nghiên cứu toán.
Vì đã chọn hướng nghiên cứu vào loại “khó nhằn” của toán học nên khi học lên cao học, Quang được học với thầy Đỗ Đức Thái. Quý mến cậu học trò nhiều nghị lực này, thầy Thái đã giới thiệu Quang với GS Noguchi Junjiro (lúc đó là chuyên gia hàng đầu thế giới về lý thuyết phân bố giá trị) ở ĐH Tokyo, Nhật Bản. Thời điểm đó, đã có một số bài báo để chứng tỏ được khả năng của bản thân, nên GS Noguchi đồng ý nhận Quang làm nghiên cứu sinh.
Nhấn để phóng to ảnh
Sĩ Đức Quang - một thầy giáo trẻ giản dị và nhiệt huyết với học trò
Người đầu tiên gây dựng nhóm nghiên cứu về lĩnh vực lý thuyết phân bố giá trị
Ở Việt Nam có một người nghiên cứu về lý thuyết phân bố giá trị là GS Hà Huy Khoái, và học trò của thầy là PGS Tạ Thị Hoài An. Nhưng GS Khoái và PGS Hoài An nghiên cứu chủ yếu trên trường P-adic, còn nhóm của Quang làm trên trường số phức (hướng nghiên cứu này ở VN có một người đã từng làm là GS Lê Văn Thiêm nhưng không có học trò nào kế tiếp).
Như vậy có thể nói nhóm nghiên cứu của Quang ở trường ĐH Sư phạm Hà Nội là nhóm đầu tiên “nối nghiệp” thầy Thiêm và Quang là một trong những người đầu tiên gây dựng nhóm đầu tiên đó.
Trong con đường nghiên cứu toán học của mình, Quang mơ ước có bài đăng tạp chí quốc tế tốp 4 thế giới trong lĩnh vực toán học, trong khi đó từ xưa đến nay Việt Nam mới chỉ có vài ba nhà toán học nghiên cứu trong nước làm được điều này.
Quang tâm sự: “Bất kỳ người làm toán nghiêm túc nào cũng có ước mơ đó chứ không chỉ riêng tôi. Với ngành toán, việc công bố nhiều hay ít không còn quan trọng nữa, vì việc công bố là một chuẩn mực rồi. Nên nhà toán học nào cũng mong muốn làm được những công trình có chất lượng nhất trong khả năng của mình”.
Mình phải tự làm thì mới dạy người khác được
Sĩ Đức Quang đã được Hội đồng Giáo sư nhà nước công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư. Thời gian tới, sẽ được Trường ĐH Sư phạm Hà Nội bổ nhiệm chức danh GS, nghĩa là người dẫn đầu cho một lĩnh vực nghiên cứu của trường.
Tân giáo sư Sĩ Đức Quang tâm sự: “Sau khi trở thành giáo sư thì tôi sẽ phải có ý thức hơn về sự đóng góp của mình với cộng đồng khoa học, với việc nâng cao chất lượng đào tạo các thế hệ kế cận như thế nào”.
Nói về việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay, tân giáo sư Sĩ Đức Quang cho rằng, để thay đổi nâng cao chất lượng giáo dục, yếu tố quan trọng nhất là vai trò của người thầy. Người thầy phải làm sao cho học sinh hiểu được ý nghĩa của việc học, phải làm sao để các em xem việc học là chiếm lĩnh tri thức chứ không phải học đối phó. Tức là việc học làm thay đổi con người về mặt tư duy, chứ không phải cố gắng nhớ để đi thi.
“Khi dạy sinh viên, chúng tôi rèn sinh viên theo hướng yêu cầu các em cố gắng tự mình tư duy mỗi khi được giao bài tập, không nên đưa ra lý do là vì dạng bài này thầy chưa chữa nên bọn em không làm được. Để làm thầy thì các em phải cố gắng tự tư duy thì sau này mới dạy cho học trò phương pháp tư duy. Mình phải tự làm thì mới dạy người khác được” – tân giáo sư chia sẻ.