NĂM ĐÔI CÂU ĐỐI
Ở CỔNG ĐÌNH LÀNG ĐẠI MÃO
Đình làng Đại Mão
thờ thần Thành Hoàng là một Thiên thần: LẠC THỊ ĐỆ NHỊ ĐẠI VƯƠNG – Hiển hiện từ thời Lạc Long
Quân, cùng với thôn Thụy Mão ( xã Mão Điền) thờ Đệ Nhất Đại Vương, thôn Đông Miếu thờ Đệ
Tam Đại Vương.
Đình còn thờ Tam Vị Đại Vương – từ xưa có đôi câu
đối :
·
Thiên
đãng Thánh Thần khai Bách Việt
·
Địa
xưng Văn Hiến ngưỡng Tam Linh
Nghĩa là: - Ngài Lạc Long Quân đã khai sinh ra các
dòng họ của dân tộc Việt Nam. /-
Đức Tam Vị đã độ trì cho làng Đại Mão
trở thành làng Văn Hiến.
Đại Mão
từ xưa đã là một làng có nhiều người hiểu sâu học rộng, có nhiều người tài. Ở cột đồng trụ của Đình làng,
từ xưa còn có một đôi câu đối khác, vế thứ hai hãnh diện nêu lên: “ Uất
nhiên anh tuấn vực, vi cơ, vi quan, vi đống lương trụ thạch, tự hương đảng lập
hồ Triều đình” (Đại Mão là một quê hương của các bậc anh tuấn, hiền tài rất
yên vui. Từ người làm quan cho đến người trực tiếp lao động trên các lĩnh vực,
góp phần xây dựng nên cơ quan các cấp của Nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định ).
***
Năm 2015, được sự quan tâm
của lãnh đạo các cấp, của các ban, ngành liên quan đến Di tích Lịch sử văn hóa Đình
Đại Mão, dưới sự lãnh đạo của Chi Bộ và Ban quản lý cơ sở thôn, toàn dân đã
đồng tâm tân tạo Cổng Đình, sửa sang sân Đình và một số hạng mục khác.
Mong nối tiếp những nét
đẹp truyền thống của quê hương, cùng những đôi câu đối đáng tự hào nói trên, tại cột Cổng Đình mới tân tạo cần có
những đôi câu đối mới.
Nhận trách nhiệm trước Đảng, trước Dân; Câu Lạc bộ Thơ ca Đại Mão mở cuộc thi sáng tác và đã góp ý, chỉnh
sửa, tuyển chọn được năm đôi câu đối. Có thể coi đây là công
trình tập thể của CLB Thơ ca Đại Mão đóng góp về mặt tinh thần với công trình văn hóa của
quê hương. Các câu đối
này đã được lãnh đạo và nhân dân cho
phép khắc lên Cổng Đình nhằm động viên mọi người con quê nhà kế thừa, phát huy
truyền thống ; giữ gìn bản sắc văn hóa của miền quê văn hiến .
Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu nội dung các câu đối nói trên:
1- Đôi
câu đối thứ nhất: khắc tại phía trước của cột chính:
·
Thiên
địa độ trì, Di tích hương đình linh hách trạc.
·
Thánh
Thần phù hộ, Trung Thôn văn hiến hiển thanh phương.
Dịch nghĩa: -Trời
đất hòa quyện khí thiêng liêng độ trì cho Di tích lịch sử Văn hóa đình làng Đại
Mão thờ Thành Hoàng rất linh thiêng.
- Thánh Thần linh thiêng đã phù hộ cho Trung Thôn, tức thôn Đại Mão, được các vùng xung quanh ca ngợi là một miềnVăn Hiến, tốt đẹp từ xưa tới nay.
2- Đôi câu đối thứ hai: Là một đôi câu đối nôm, khắc đối diện ở hai cột cổng chính, nội
dung nêu lên nhân dân Đại Mão thờ phụng rất chu tất để nhớ Thần Thành Hoàng. Ngoài Thành Hoàng có công “ hộ quốc tý dân”, ở Đình còn tôn
thờ, nhớ tới công lao của các Anh hùng Liệt Sỹ và những người con trung hiếu
của quê hương đã từ trần. Giống như trước đây làng và các dòng họ thường " lập hậu" cho 1 số các cụ; nay làng "lập hậu" cho các Liệt Sỹ
và những người dân của quê hương đã một lòng, một dạ vì nước vì dân , vì quê
hương yêu dấu:
* Uống
nước nhớ nguồn, hương khói muôn đời thờ Bách Noãn.
·
Tri
ân công đức, xóm làng một dạ nhớ tiền nhân.
3- Đôi câu đối thứ ba:
Tại hai cột ở trụ pháo,
tức hai cột ở ngay hai đầu của dãy cổng đình, được khắc với nội dung:
·
Đại
Mão trọng cương thường, truyền thống thi thư tiếp dẫn
·
Trung
Thôn lưu phúc địa, vĩnh thừa văn vũ ưu đa
Dịch nghĩa: -
Đại Mão là quê hương vốn trọng đạo lý cương thường, một quê hương có bề dày
về học tập.
- Quê hương Trung thôn được hưởng hồng phúc của Thần Thành Hoàng và của tiền nhân để lại, luôn có người tài giỏi.
Một quê hương như bài Mục dục của làng có câu:
“Hiền tài tể tể” “Văn học bân bân”. Cầu mong cho làng có nhiều người tài
giỏi, do có được học tập một cách hoàn hảo. Phải chăng, đây là mục tiêu, là
tuyên ngôn của làng đề ra, nên cứ từ đời nọ kế tiếp đời kia, ngày một nhân lên
trên con đường học vấn, phát triển tốt đẹp cả văn và võ.
4- Đôi câu đối thứ tư:
Để thường xuyên nhắc nhở mọi người dân trong
thôn thấy vị Thần Thành Hoàng làng thờ, cũng như khách thập phương đến tưởng
niệm, chiêm ngưỡng tại ngôi đình của quê hương biết Đình làng Đại Mão đã thờ vị thần có công gì
đối với nước, với dân? Tại cửa Đông hay còn gọi là hữu môn, tức đi vào đình là
cửa bên tay phải đọc đôi câu đối thấy được vị Thần đình làng thờ là:
·
Thánh
đức hữu công khai quốc Việt
·
Thần
uy linh quyết trấn sơn hà
Dịch nghĩa :
-
Đức
Thánh đã có công khai phá, mở mang bờ cõi, sinh ra cộng đồng người Việt.
-
Vị Thần đình
làng thờ rất linh thiêng, luôn luôn gìn giữ giang sơn, gấm vóc của dân tộc Việt
Nam .
5- Đôi câu đối thứ năm:
Khắc tại cửa bên Tây, hay còn gọi là tả môn,
thông thường là cửa ở trong đình nhìn thấy khi ra về. Để mọi người ra về luôn nhớ rằng: Đình
Đại Mão có từ xa xưa, to đẹp nhất vùng chứ không phải bây giờ mới có. Do hoàn cảnh lịch sử, Đình đã bị
tiêu hủy năm 1949 phục vụ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Năm 1995, sau
46 năm mới được tái tạo.
Từ đó, hàng năm Đình được tu bổ ngày càng khang trang, bề thế thêm. Thần Thành Hoàng đã phù hộ, độ trì
cho xóm làng cũng ngày một giàu đẹp, bền vững mãi mãi. Bởi vậy, hai cột ở cửa
bên Tây khắc đôi câu đối:
·
Đại
Mão đình, tái tạo khang trang lưu tích cổ
·
Trung
Thôn địa, kiến hưng tú lệ trụ thiên thu
Đôi câu đối trên nêu lên cảnh quan ở chốn đình trung
và nơi dân cư thôn Đại Mão sinh sống hàng ngày, hăng say học tập, hăng say lao
động cả chân tay cũng như lao động trí óc trên bước đường đổi mới, nhằm xây
dựng nông thôn mới; cùng cả nước xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp văn minh
như mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đã đề ra.
***
Vì các đôi câu đối trên đều được
trình bầy bằng chữ Hán - Nôm, xin được giới thiệu để các em, các cháu hiểu thêm
và tự hào với truyền thống quê nhà. Phải chăng để có được những truyền thống tốt đẹp, phải có sự cố gắng liên tục của nhiều thế hệ tham gia dựng xây nên?
Các em, các cháu hãy chung tay phát huy và đắp xây truyền thống ấy.
Tháng 12 năm 2015
NGUYỄN HỮU KIM
Chủ
nhiệm CLB Thơ Ca Đại Mão
Bác có thể chụp ảnh các câu đối ở đình làng và đưa lên được không? Cảm ơn bác.
Trả lờiXóa