Thứ Bảy, 7 tháng 10, 2017

“Tiền đã lo xong đất cắm rồi”, thư của một Nhà nghiên cứu gửi lãnh đạo toàn cầu


“Tiền đã lo xong đất cắm rồi”, thư của một Nhà nghiên cứu gửi lãnh đạo toàn cầu

NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG
(GDVN) - Sau hơn 20 năm cải cách giáo dục và tiêu hàng tỷ đô la, chúng tôi không biết bức tranh về giáo dục của chúng tôi… bởi có lẽ nó thuộc tài liệu mật?

LTS: Luật sư, nghiên cứu sinh về giáo dục quốc tế tại Mỹ, Nguyễn Thị Lan Hương chia sẻ lá thư của mình về những nguyên nhân căn bản dẫn đến khủng hoảng giáo dục ở cấp độ toàn cầu.
Trong đó, nêu bật những vấn đề nổi cộm trong giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả.
Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Lan Hương cho biết, thư của mình được gửi tới Ngài Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (World Bank); Ngài Giám đốc UNESCO; Ngài Tổng Giám đốc Diễn Đàn Kinh tế Thế giới; Quốc hội Hoa Kỳ; Quốc hội Việt Nam; Các Tổ chức Nhân quyền Quốc Tế và những bạn quan tâm đến giáo dục.
Nội dung bức thư như sau:
Tôi là Nguyễn Thị Lan Hương, một luật sư Việt Nam. Tên ở Mỹ của tôi là Ann.
Tôi hiện đang ở Mỹ để theo đuổi nghiên cứu chuyên sâu về quản trị giáo dục đại học và quốc tế hóa, và cũng là đi học cùng với con gái tôi, An Quỳnh Châu, để cháu có thể thực hiện được ước mơ học tập tại Mỹ.
Với hơn 25 năm kinh nghiệm làm tư vấn phát triển giáo dục tại Việt Nam và châu Á, trải qua 3 năm sống và học tại Mỹ (hệ thống công lập), và dựa trên trải nghiệm học tập của con gái tôi, ở Việt Nam, với các chương trình quốc tế của Anh - Singapore - Úc và chương trình Quốc tế IB ở cấp 3 của Mỹ, tôi xin mạn phép chia sẻ với các quý Ngài, các nhà lãnh đạo trên thế giới và các bạn, những ai quan tâm đến giáo dục về những nguyên do căn bản dẫn đến khủng hoảng giáo dục ở cấp độ toàn cầu, như Ngân hàng Thế giới đã tuyên bố (*).

Nguyên nhân 1:
Sự nhầm lẫn giữa việc dạy dỗ con trẻ là một người tử tế được chuyển sang giáo dục cạnh tranh về điểm số, trường giàu trường nghèo và vị trí xã hội đo lường thành đạt của con người
Tôi muốn gửi đến 2 ví dụ nhỏ cho nguyên nhân này.
Bà ngoại tôi – Đào Thị Lợi, sinh năm 1920 ở một làng nhỏ gần Hà Nội. Học hết cấp 1 thời Pháp, bố mất, bà tự phải lo cuộc đời của mình và các em phụ mẹ. 
Suốt hơn 70 năm cuộc đời, bà luôn dạy tôi, cháu bà, về cách sống làm người, chứ không dạy tôi học giỏi toán, mặc dù, bà là người phải đi buôn bán nhỏ để nuôi 7 người con ăn học đại học và sau đại học trong thời kỳ vô cùng khốn khó của Việt Nam. 
Một ví dụ bà dạy là tôi luôn không dám ăn nhiều, ăn bẩn, hay ăn vụng trộm, đó là chuyện những năm 1945 ở miền Bắc Việt Nam… đói kém và mất mùa, không có gạo ăn, người người chết như rạ và thậm chí, không kịp chôn.
Gia đình bà tôi cũng khá đói, nhưng sáng nào bà cũng cố nấu cháo pha loãng, để mang ra tìm người nào còn chút sức sống cho họ húp tạm. 
Điều mà người ta chết vì đói quá là chuyện hiển nhiên, nhưng theo bà tôi kể lại, số người chết do húp cháo vội, hay ăn cơm vội quá sau khi quá đói, cũng làm chết một số người không ít. 
Bà có dặn tôi là, “Con người ta, nếu không biết kiềm chế, đều sẽ hư hỏng, mà kiềm chế ăn là một điều không dễ, vì miếng ăn là miếng nhục ở đời. 
Cũng như, con cố gắng học để có tri thức, để trở nên hữu dụng cho con và mọi người, nhưng con cũng phải luôn nhớ là, người có giáo dục chưa chắc đã là người tử tế, cho họ và cho xã hội hoặc ngược lại”.

Tâm thư của "những nhà giáo già" gửi Hội đồng Quốc gia Giáo dục

Quay về với những tranh luận bầu cử Hoa Kỳ 2016 của ứng viên tổng thống (mà hiện giờ đã thắng cử), xét dưới góc độ của một người nghiên cứu về giáo dục, tôi thực sự thấy phản cảm với những cách tranh luận và hơn thế, không phải là tranh luận, mà là xỉ vả và thóa mạ đối phương, được trình diễn trên sân khấu chính trị cho toàn thế giới.   
Lời dạy của bà tôi, người phụ nữ ít học, sinh vào năm 1920 đã đúng. Chúng ta có thể có những nhà lãnh đạo có học, có giáo dục, nhưng họ không phải là những người tử tế.
Điều này dẫn đến nguy cơ cao cho những khủng hoảng xã hội trên toàn thế giới, khi chúng ta đang càng ngày được chứng kiến những thế hệ lãnh đạo, từ cấp toàn cầu đến quốc gia, đến địa phương và các tập đoàn, đã đi theo xu hướng không coi trọng đạo đức làm người, đạo đức tử tế của một xã hội mà phụng vụ con người là cơ bản. 
Chúng ta có quá nhiều người có học, nhưng lại quá thiếu những con người tử tế làm lãnh đạo và định hướng phát triển giáo dục!
Họ, những nhà lãnh đạo, trong vòng 20 năm qua, đã biến giáo dục con trẻ, từ xu hướng giáo dục làm người, trở thành một hệ thống giáo dục cạnh tranh để có được tri thức vượt trội, trong một bối cảnh bất bình đẳng về thu nhập/nguồn lực, về công việc, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, trong khi khủng hoảng kinh tế ngày càng xảy ra mạnh mẽ hơn và cũng lại do thiếu đạo đức xã hội gây nên.
Nếu ở Hoa Kỳ, trường học được dùng như một chỉ dấu cho giá bất động sản (trường tốt ở gần khu giá nhà cao), thì làm sao chúng ta có thể xây dựng được một xã hội thực sự bình đẳng và tự do?
Làm sao tôi có thể giải thích với con tôi về việc bạn nó không thể đến khu nhà tôi chơi, chỉ vì zip code khu vực này được liệt kê vào khu vực thu nhập thấp và nguy hiểm về an ninh?
Còn ở Việt Nam, nghịch lý không chỉ trong 20 năm, mà nhiều hơn nữa, là việc chúng tôi luôn tự hào với thành tích đi thi quốc tế, thậm chí là kết quả thi PISA của học sinh phổ thông Việt Nam cao hơn cả Mỹ, trong khi thu nhập bình quân đầu người thì chỉ bằng 1/25 người dân Mỹ…
Việc chạy theo học và thi sau nhiều năm đã biến hầu hết người Việt trở nên “háo danh” đến độ không thể biết phân biệt được đâu là giá trị của học thật và giả. 

"Khủng hoảng giáo dục Đại học Việt Nam"

Bệnh thành tích, bệnh gian dối, bệnh “làm thì láo báo cáo thì hay” đang giết dần tương lai của Việt Nam, bất chấp việc Ngân hàng Thế giới đã cấp vốn vay ODA cho giáo dục trong 20 năm qua có lẽ không hề ít. 
Để minh chứng rõ cho việc này, câu chuyện của VNEN [1] mà Ngân hàng Thế giới và Bộ Giáo dục thì thấy kết quả rất ổn, nhưng giáo viên, học sinh và phụ huynh ở các tỉnh thành có khó khăn (là đa phần ở Việt Nam) thì phản đối. 
Còn nếu ví dụ VNEN chưa đủ, có lẽ các dự án tài trợ phát triển giáo dục đại học cho Việt Nam trong gần 20 năm qua, nhưng hệ thống đại học Việt Nam; hay chương trình quốc gia về ngoại ngữ… rối như canh hẹ và chất lượng dạy và học sa sút với số người thất nghiệp có bằng đại học ngày càng tăng …sẽ bổ sung thêm vào bức tranh giáo dục của Việt Nam.
Vậy, đâu phải bây giờ mới có khủng hoảng giáo dục.   
Ở Mỹ, năm 1983, Quốc Hội Hoa Kỳ đã phải đọc một nghiên cứu với tiêu đề “Quốc gia lâm nguy – Những cải cách giáo dục đất nước chúng ta cần thực hiện” [2]. 
Chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục khủng hoảng, cả kinh tế, giáo dục và xã hội, vì sự sai lầm của giáo dục, sự nhầm lẫn giữa việc dạy dỗ con trẻ là một người tử tế được chuyển sang giáo dục cạnh tranh về điểm số, trường giàu trường nghèo và vị trí xã hội là thước đo thành đạt.
Nguyên nhân 2:
Con người nói chung và trẻ em nói riêng, đặc biệt là những tầng lớp thu nhập thấp, dân da màu (hoặc dân thiểu số), những người có hoàn cảnh đặc biệt hay những người yếu thế trong xã hội, có thực sự có quyền làm người của họ hay không?
Theo quan sát cá nhân của tôi, với hàng chục năm cuộc đời làm luật sư, tôi nghĩ là chúng ta đã không đảm bảo được quyền con người của những đối tượng kể trên, đặc biệt ở những khu vực đói nghèo hay những thị trường bị lũng đoạn bởi lợi ích nhóm, dù đấy là kinh tế-tài chính, khai thác khoáng sản, công nghệ thông tin, báo chí truyền thông, thương mại… và tiếc thay, cả trong giáo dục.
Hiến chương Liên Hợp Quốc, hiến pháp của các nước đều có quy định rõ về quyền con người, quyền của trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 18 tuổi. 
Nhưng cơ chế nào để thực thi và đảm bảo điều đó? 



Thư thỉnh cầu 9 điểm gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

Ai sẽ giám sát và cam kết tất cả các quyền hợp pháp của trẻ em, quyền được học, quyền được sống trong điều kiện tốt nhất, quyền được bảo vệ thân thể và thông tin cá nhân, vân vân và vân vân?
Tôi mong được dẫn ra 2 ví dụ cho những nguy cơ mà con trẻ của chúng ta rất có thể đang bước vào một thời kỳ nguy hiểm hơn bao giờ hết, thời kỳ của các tập đoàn công nghệ kiểm soát toàn bộ cuộc sống của chúng ta.
Ví dụ 1: ở Austin
Tháng 8 năm 2017, gia đình tôi đi tìm thuê phòng cho con gái đến học đại học ở Austin, Texas, Hoa Kỳ. 
Trong số 5 campuses xung quanh trường UT Austin (không thuộc trường quản lý), ở tất cả các hợp đồng thuê nhà, điều khoản về Từ bỏ Quyền nhân thân, bao gồm cả quyền về hình ảnh và giọng nói và điều khoản về Chính sách về Thông tin cá nhân của người thuê (tôi và con gái tôi, dưới 17 tuổi) (chi tiết xem ở copy điều khoản gốc dưới đây) [3], đã yêu cầu việc bên cho thuê có quyền sử dụng hình ảnh, ghi âm và ghi hình và tên tuổi của người thuê (học sinh sinh viên) ở bất kỳ thời điểm nào, cho bất kỳ mục đích quảng bá nào và không bị giới hạn về thời gian, dẫu cho hợp đồng thuê phòng chỉ có hiệu lực trong 1 năm.
Không có bất kỳ cách nào để thương lượng lại về điều khoản này.
Và theo luật của Texas, một học sinh sinh viên ở trường công có thể được chụp hình mà không vi phạm vào quyền riêng tư của họ, vì họ đang ở trên đất công, và nếu ai đó ghi âm cuộc nói chuyện bất kỳ thì họ toàn quyền sử dụng nội dung ghi âm đó mà không cần thông báo cho bên kia [4].  
Như vậy, việc chúng tôi đến thăm quan những cơ sở cho thuê phòng của sinh viên, và ở Texas, Mỹ, nơi coi quyền tự do cá nhân là quyền tự nhiên và không ai có quyền xâm phạm, nay, tất cả các chủ cho thuê đó đều có thể sử dụng hình ảnh và các cuộc nói chuyện với con gái tôi, một đứa trẻ dưới 18 tuổi và hầu hết những bạn trẻ thuê phòng ở đó là sinh viên UT và trong độ tuổi 18-22.
Tôi muốn hỏi, ai đã cho phép có luật hợp pháp để buộc con người tự do phải trao quyền nhân thân của mình, tên tuổi, hình ảnh và âm thanh, quyền riêng tư cho bên thứ 3, ở Texas?
Và giả sử, những người chủ chỗ thuê phòng đó, giờ này, họ sử dụng những hình ảnh và tên tuổi của tôi và con tôi, không chỉ ở Mỹ, mà ở toàn cầu để quảng bá cho hệ thống cho thuê phòng trọ cho sinh viên của họ, như một hoạt động đầu tư và kinh doanh toàn cầu, ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho tôi và con gái tôi?
Về việc này, tôi đã gửi thư chính thức đến:
- Trung tâm Vì sự tiến bộ của Người Mỹ
- Hillary Clinton
- Diễn Đàn Kinh tế Thế giới
- Các chủ sở hữu các campuses cho sinh viên thuê ở Austin
- NAFSA: Hiệp Hội các nhà giáo dục quốc tế
Nhưng trừ NAFSA thông báo về việc họ không có chức năng giúp cho sinh viên quốc tế trong vấn đề này, không có ai có phản hồi rằng họ nghĩ như thế nào về quyền con người, quyền của học sinh sinh viên sống tại campus đi thuê, quyền được sử dụng hình ảnh, ghi âm, tên tuổi của cá nhân người khác, trong các hoạt động kinh doanh bất động sản, kinh doanh campus quốc tế, và bao gồm cả trên các trang mạng xã hội quốc tế.

Giáo dục có dành cho tất cả?

Ví dụ 2: Ở Texas A&M, Corpus Christi
Tôi theo học lớp quản trị giáo dục đại học (tiến sỹ) từ 2014-2016. 
Sau hơn 1 năm học, tôi phát hiện ra, tôi được trở thành đối tượng nghiên cứu và (có thể) quảng bá chương trình cho trường. 
Chi tiết về câu chuyện này, xin được đọc tiếp ở đường link dưới đây [5].
Tôi, một người trưởng thành, đã trở thành đối tượng  nghiên cứu, ngay trong lớp học của mình và do giáo sư của mình thực hiện ghi hình lớp học mà không có bất kỳ thông báo nào hết cho sinh viên. 
Khi tôi lên hỏi Trung tâm Sinh viên, tôi được chia sẻ rằng, đây là trường công. 
Sau khi chấm dứt học vào hè 2016, vì không thể chịu được áp lực về việc tôi bị theo dõi ở nhà và trường, bởi những ai đó, vì những mục đích quảng bá, vì những mục tiêu hợp tác, vì những nghiên cứu để phát triển giáo dục toàn cầu ở châu Á, vân vân và vân vân…
Tôi nhận ra là, với giáo sư dạy tôi, với trường tôi đang học, tôi hoàn toàn không phải là CON NGƯỜI. 
Tôi chỉ là một con vật được dùng để họ thí nghiệm trong lớp và trong trường, trong những hoàn cảnh sinh hoạt của một đại học Mỹ.  
Tôi, một con người, nhưng thấp kém hơn nhiều con động vật, mà theo luật về chống sử dụng động vật làm thí nghiệm, chúng ta không được sử dụng chúng để làm thí nghiệm, nhưng chúng ta có quyền dùng học sinh sinh viên của mình để thí nghiệm, nghiên cứu mà bất chấp quyền con người của họ, như trong trường hợp của tôi ở A&M Corpus Christi.
Điều gì đã thúc đẩy họ, trường học và giáo viên làm những điều như vậy?
Tôi không thể biết được… chỉ biết là, tôi đã thấy rất sợ, và tôi căm ghét những người đã đẩy tôi vào hoàn cảnh này.
Cuối cùng, câu hỏi chúng ta, học sinh sinh viên, con cái chúng ta có là con người không?
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Lan Hương, chủ nhân bức thư. Ảnh tác giả cung cấp
Vì nếu là con người, ai đã tước mất những quyền tự nhiên thuộc về bản thân họ?
Hay chúng ta đang xây dựng nên một nền “giáo dục cho nô lệ” mới, dựa trên những hạn chế về quyền con người, trong thời đại số hóa?
Tôi mong Quốc hội Mỹ, các Tổ Chức Nhân quyền Quốc tế, Liên Hợp Quốc và tất cả các tổ chức, các cá nhân quan tâm đến con người, đến giáo dục, hãy cân nhắc kỹ vấn nạn này.
Chúng ta cần có những quy định pháp lý buộc các chủ sở hữu bất động sản, chủ sở hữu các trang mạng xã hội, các nhà cung cấp công nghệ và thiết bị đường truyền, tất cả những ai cung cấp dịch vụ cho con người, không được quyền sở hữu, cũng như không được có những ràng buộc những người tham gia trong hệ thống đó, phải “tự nguyện từ bỏ các quyền nhân thân cá nhân, bao gồm tên tuổi, hình ảnh, ghi âm ghi hình và quyền riêng tư…” trong các giao dịch. 
Lý do đơn giản, chúng ta là CON NGƯỜI, và vì là con người, chúng ta phản đối bất kỳ quy định nào, rào cản nào buộc chúng ta phải “bán” từng phần quyền này cho các bên thứ ba cung cấp dịch vụ. 
Họ đã kiếm ăn đủ từ dữ liệu người sử dụng dịch vụ, các quảng cáo họ bán cho bên khách hàng, và điều còn lại duy nhất, họ không có quyền bán thông tin cá nhân của khách hàng, và hình ảnh, âm thanh hay bất kỳ điều gì tương tự.
Nguyên nhân thứ 3:
Từ nguyên nhân 1 và 2 trên đây, chúng ta có nhiều biểu hiện không thể tự trung thực với những mục tiêu, định hướng và cách làm để đạt đến mục tiêu.
Do chúng ta tập trung vào cạnh tranh, và cạnh tranh bị lũng đoạn bởi lợi ích nhóm, và chúng ta coi thị trường là chiến trường, và để giành phần thắng vượt trội, chúng ta đã không coi trọng con người, trong đó có giáo viên, học sinh, phụ huynh và các khách hàng khác của chúng ta.
Hãy lấy Việt Nam làm ví dụ về việc này.
Ngân hàng Thế giới là một trong những nhà tài trợ cho Việt Nam tái kiến thiết kinh tế, cụ thể được ghi trong Báo cáo Việt Nam 2035 [6]. 
Điều rất đáng ngạc nhiên, cho cá nhân tôi, với tư cách là người nghiên cứu về giáo dục, là việc thiết kế dự báo phát triển kinh tế cho Việt Nam đến 2035, nhưng hầu như không có bất kỳ kế hoạch nào cho giáo dục liên cấp cải thiện chất lượng để hội nhập với quốc tế.

Việt Nam - giấc mơ 2035 (phần cuối): Con đường phía trước

Câu hỏi ở đây là: vậy giáo dục đóng vai trò như thế nào cho phát triển đất nước, mà kinh tế là một chỉ số?
Chúng tôi, người Việt Nam, sẽ phát triển kinh tế ra sao, khi hơn 80% học sinh phổ thông kém dưới trung bình tiếng Anh, các môn khoa học hầu như không ổn, phương pháp tư duy và sáng tạo gần như không có, chúng tôi thẹn thùng trong các tranh luận, chúng tôi không có ước mơ gì lớn ngoài trừ ước mơ có việc làm ở cơ quan nhà nước sau khi tốt nghiệp đại học hay cao đẳng…
Cho đến nay, sau hơn 20 năm cải cách giáo dục và tiêu hang tỷ USD, chúng tôi không biết bức tranh về giáo dục của chúng tôi nó ra làm sao cả… bởi có lẽ nó thuộc tài liệu mật?
Điều không ai có thể giải thích được, là tại sao Việt Nam vẫn đi vay được, Ngân hàng Thế giới vẫn cho vay, cho những dự án giáo dục, mà hiệu quả, nếu lấy ví dụ gần thì VNEN, mà ví dụ xa thì lấy chương trình cải cách đại học, đều không rõ hiệu quả với người học ở Việt Nam?
Chúng tôi biết lấy gì để hiểu là, tiền đi vay đấy, nó đã được sử dụng hợp lý cho các dự án giáo dục? Ai giám sát điều này?
Để khích lệ cho một tương lai xa hơn 2035, PWC còn ra một báo cáo rằng đến năm 2050, Việt Nam phát triển vượt qua các nước phát triển… tính theo sức mua tương đương [6]. 
Xin thật lòng nói rằng, trong số hơn 90 triệu dân Việt chúng tôi, có lẽ chưa đến một hay hai triệu người hiểu được chính xác sức mua tương đương là gì…
Nhưng với ước mơ vượt lên các nước phát triển được chia sẻ bởi những doanh nhân có uy tín trên truyền thông, nó đã đưa một liều thuốc ngủ thật dịu dàng cho dân chúng, trong khi thực tế về nợ công đang đạt đến đỉnh điểm gần 95 tỷ đô la thì không thấy quảng bá rầm rộ tương ứng.
Hiện tượng này nói lên điều gì? Chúng tôi đã mắc bệnh nặng quá, đến mức độ chỉ thích nghe điều hay, điều vĩ đại… và nó đã ngấm quá nặng vào hệ thống giáo dục, hệ thống con người, những người sẵn sàng “vẽ” tương lai như câu thơ:
“Anh cùng tôi bước trên đê nhỏ
Áo nâu bạc màu bay với gió
Anh giơ tay vẽ giữa đồng xanh
Vẽ cả ngày mai thành bức tranh
Kìa dòng mương chảy cầu đương bắc
Lò gạch xây cao, đường thẳng tắp
Nơi đây kho thóc nhà chăn nuôi
Tiền đã lo xong đất cắm rồi" [7]
Là người dân, là người mẹ có con đi học, tôi biết rõ một điều là, với số học sinh Việt ngày càng tăng đi du học, với đúng tình trạng “tiền đã lo xong đất cắm rồi”, giáo dục Việt thực sự đang đi đến điểm giới hạn mà cần phải xác định rõ chúng ta muốn “vẽ” [8] tiếp cái gì?
Tôi mong các tổ chức quốc tế, hãy giúp cho giáo dục Việt Nam phải trở thành một phần của Báo cáo Việt Nam 2035, bao gồm cả việc thiết kế và xây dựng một chương trình tổng thể cho K-12 và dạy nghề, đảm bảo chúng tôi có thể có được một tương lai tốt đẹp thật sự, với những giá trị của một xã hội tử tế cho tất cả mọi người.
Xin cảm ơn.
Tài liệu tham khảo:
(*)http://baochinhphu.vn/quocte/Ngân hàng Thế giới-canh-bao-cuoc-khung-hoang-giao-duc-toan-cau/317827.vgp
[2] https://en.wikipedia.org/wiki/A_Nation_at_Risk; http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Quoc-gia-lam-nguy--Yeu-cau-cap-bach-cai-cach-giao-duc-bai-hoc-My-nam-1983-post175442.gd
[3] 34. PHOTOGRAPH AND VIDEO RELEASE. I hereby grant permission to the rights of my image, likeness and sound of my voice as
recorded on audio or video tape without payment or any other consideration. I understand that my image may be edited, copied,
exhibited, published or distributed and waive the right to inspect or approve the finished product wherein my likeness appears.
Additionally, I waive any right to royalties or other compensation arising or related to the use of my image or recording. I also
understand that this material may be used in diverse educational settings within an unrestricted geographic area.
I understand this permission signifies that photographic or video recordings of me may be electronically displayed via the Internet or in
the public educational setting. I will be consulted about the use of the photographs or video recording for any purpose other than those
listed above. There is no time limit on the validity of this release nor is there any geographic limitation on where these materials may be
distributed. This release applies to photographic, audio or video recordings collected as part of the sessions listed on this document only.
I acknowledge that I have completely read and fully understand the above release and agree to be bound thereby. I hereby release any
and all claims against any person or organization utilizing this material for educational, training, and marketing purposes.
36. PRIVACY POLICY. The purpose of this policy is to outline some of our procedures relating to the confidentiality and security of
sensitive personal information, including social security numbers, disclosed to us by prospective and existing residents. For the
purposes of this policy, the term “sensitive personal information” shall mean an individual’s first name or first initial and last
name in combination with any one or more of the following items, if the name and the items are not encrypted: (i) social security
number; (ii) driver’s license number or government-issued identification number; or (iii) account number or credit or debit card number
in combination with any required security code, access code, or password that would permit access to an individual’s financial account.
This term does not include publicly available information that is lawfully made available to the general public from the federal
government or a state or local government.
• Collection and use of sensitive personal information. When you apply to rent a bed/bedroom in our community, we will ask you
to disclose certain sensitive personal information on your rental application and possibly other lease documentation. This sensitive
personal information will be used by us for business purposes including confirmation of your identity, determination of your
eligibility for rental and collection of amounts you owe.
• Protection and access to sensitive personal information. We will keep the sensitive personal information you provide to us in
our files. If you become a resident in our community, we will keep the sensitive personal information in a resident file. If you do not
become a resident, we will keep your sensitive personal information in a general file. Personnel with the owner and management
company, if applicable, will have access to our files. We also reserve the right to disclose sensitive personal information for
Version 13.12.11
business related reasons to others such as independent contractors, credit reporting agencies, collection agencies or prospective
purchasers or their agents in a manner allowed by law.
• Disposal of records containing sensitive personal information. It is our policy to dispose of records that contain sensitive
personal information by shredding, erasing, or by other means making the sensitive personal information unreadable or
undecipherable.
• Taking corrective action. In the event that you experience identity theft or we discover that there has been unauthorized
acquisition of computerized data that compromises the security, confidentiality, or integrity of sensitive personal
information, as defined above, we will comply with all applicable law with respect to taking appropriate corrective action.
This policy has been designed to meet the requirements of applicable law with respect to the adoption of a privacy policy. Nothing
contained in this policy shall constitute a representation or warranty of any type whatsoever that sensitive personal information
will not be misplaced, duplicated, or stolen. No liability is assumed with respect to any such occurrences.
[4] http://www.dmlp.org/legal-guide/texas-recording-law;  https://lifehacker.com/5912250/know-your-rights-photography-in-public
Nguyễn Thị Lan Hương

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét