Gỗ hoá thạch triệu năm tuổi gần 8 tấn ở Gia Lai
Những cánh rừng cổ thụ ở Gia Lai qua hàng triệu năm bị chôn vùi dưới dòng nham thạch núi lửa tạo nên loại gỗ hóa thạch tuyệt đẹp.
Bên trong làng dệt chiếu cói trăm năm ở Phú Yên / Nghề sơn mài kiếm gần chục triệu đồng mỗi sản phẩm ở Bình Dương
Các nhà khoa học đã chứng minh khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là tỉnh Gia Lai vốn tồn tại hàng chục ngọn núi lửa. Cùng với quá trình biến đổi địa chất hàng triệu năm, gỗ hóa thạch được tạo nên từ sự phân hủy của các chất hữu cơ trong thân gỗ diễn ra suốt một thời gian dài đó.
Ngày nay, người ta tìm thấy nhiều gỗ hóa thạch ở trong các lớp bùn đỏ. Sau mỗi trận mưa hoặc lũ, thỉnh thoảng lại trồi ra vài khúc gỗ hóa thạch này. Loại gỗ này được tìm thấy nhiều nhất ở vùng đất thuộc dãy núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện. Trong hình là gỗ hóa thạch nặng 7,8 tấn đặt ngay trung tâm thành phố Pleiku.
Trong hình là gốc cây cổ thụ hóa thạch lớn nhất Việt Nam với hàng triệu năm tuổi được tìm thấy ở miệng núi lửa Chư A Thai.
Thân gỗ hóa thạch lớn như chiếc linga đặt bên cạnh mái nhà rông, biểu tượng văn hóa Tây Nguyên tại Công viên Đồng Xanh, xã An Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Trong thành phần dung nham của núi lửa có chứa dung dịch silic (SiO2). Một số cây không bị đốt cháy mà được tẩm dung nham nên biến thành gỗ hóa thạch (còn gọi là gỗ đá). Theo người phương Đông, gỗ hóa thạch là một loại trang sức được ưa chuộng. Do có nguồn gốc từ gỗ bị chôn vùi trong nham thạch suốt hàng triệu năm và được kết cấu lại thành một dạng như thạch anh, gỗ hóa thạch rất cứng, có thể sử dụng làm đồ mỹ nghệ.
Nhiều người còn quan niệm gỗ hóa thạch mang đến may mắn bình an, sức khỏe và trường thọ cho người sử dụng.
Các nhà thần học phương Tây lại cho rằng, gỗ hoá thạch nguyên bản là một khúc gỗ, sau khi trải qua quá trình thạch anh, hóa nó đã biến thành loại đá quý. Do vậy, gỗ hoá thạch có đặc tính vĩnh cửu.
Loại đá đặc biệt này được trưng bày ở nhiều địa điểm du lịch, văn hóa để du khách có cơ hội chiêm ngưỡng và mua về làm đồ kỷ niệm. Gỗ hóa thạch có giá từ vài trăm nghìn đến hàng chục triệu đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét