Giai thoại về ông Trạng khai khoa
Trạng khai khoa Lê Văn Thịnh-người làng Bảo Tháp, trang Đông Cứu, huyện Gia Định, lộ Bắc Giang, tức là thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.
Ông đỗ đầu khoa Minh kinh Bác học năm 1075, đóng góp rất nhiều công lao trong cuộc chiến tranh chống nhà Tống xâm lược và bằng con đường ngoại giao khôn khéo đòi lại những vùng đất quân Tống lấn chiếm. Ông làm quan tới chức Thái sư. Nhưng rồi, mâu thuẫn thời đại đã đẩy ông vào thảm án sau 21 năm tận trung với nước, với dân, với triều đình. Ông bị đầy lên Thao Giang - ngọn nguồn của dòng Nhĩ Hà xa xôi, hiểm trở. Chỉ khi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan - mà theo dân gian đồn đại là chị họ (thúc bá chi tôn) của ông qua đời, ông mới được xóa tội, về quê chịu tang. Năm ấy ông đã 68 tuổi, sức khỏe suy kiệt sau 21 năm bị lưu đầy canh cánh nỗi oan và đau đáu lo cho sự thịnh suy của quốc gia Đại Việt. Vì thế khi về tới chợ Điềng thuộc làng Điềng, phủ Siêu Loại (nay là thôn Đình Tổ, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) ông đã trút hơi thở cuối cùng để lại niềm tiếc thương và những giai thoại đi cùng năm tháng. Thi hài ông được thiên táng giữa dòng sông Dâu chảy về trung tâm Phật giáo Luy Lâu.
Người dân thôn Đình Tổ kể lại rằng:
Vào buổi chiều ngày 24 tháng chạp năm Đinh Dậu (1117), chợ Điềng sắp tan thì có một cụ già cao gầy, tóc trắng như cước, bộ râu được giấu kín trong chiếc túi gấm sờn rách, thất thểu bước vào. Lúc này chợ chỉ còn một bà lão bán bánh đúc. Cụ lảo đảo, loạng choạng ngồi xuống. Bà lão bán bánh đúc biết ngay là người nhịn đói lâu ngày nên bẻ cho cụ một miếng bánh đúc to, còn đẩy về phía cụ một đĩa muối ớt. Cụ già mệt mỏi xua tay, ra hiệu không có tiền. Bà lão phải nói mãi cụ mới chịu ăn. Ăn xong cụ tỉnh táo dần, da dẻ đã hồng hào trở lại. Cụ cám ơn bà lão rồi hỏi thăm tình hình dân thôn. Bà lão hồ hởi, có sao nói vậy, còn kể kỹ càng về nghề bán bánh đúc của mình. Nghe xong, cụ bảo:
- Cám ơn bà đã bố thí bánh đúc cho tôi. Bánh đúc bà quậy ngon lắm. Nhưng bánh đúc mà chấm muối ớt là không phải vị. Bà nên làm một thứ nước chấm mà mẹ tôi ngày xưa vẫn làm nuôi anh em tôi.
Người dân thôn Đình Tổ kể lại rằng:
Vào buổi chiều ngày 24 tháng chạp năm Đinh Dậu (1117), chợ Điềng sắp tan thì có một cụ già cao gầy, tóc trắng như cước, bộ râu được giấu kín trong chiếc túi gấm sờn rách, thất thểu bước vào. Lúc này chợ chỉ còn một bà lão bán bánh đúc. Cụ lảo đảo, loạng choạng ngồi xuống. Bà lão bán bánh đúc biết ngay là người nhịn đói lâu ngày nên bẻ cho cụ một miếng bánh đúc to, còn đẩy về phía cụ một đĩa muối ớt. Cụ già mệt mỏi xua tay, ra hiệu không có tiền. Bà lão phải nói mãi cụ mới chịu ăn. Ăn xong cụ tỉnh táo dần, da dẻ đã hồng hào trở lại. Cụ cám ơn bà lão rồi hỏi thăm tình hình dân thôn. Bà lão hồ hởi, có sao nói vậy, còn kể kỹ càng về nghề bán bánh đúc của mình. Nghe xong, cụ bảo:
- Cám ơn bà đã bố thí bánh đúc cho tôi. Bánh đúc bà quậy ngon lắm. Nhưng bánh đúc mà chấm muối ớt là không phải vị. Bà nên làm một thứ nước chấm mà mẹ tôi ngày xưa vẫn làm nuôi anh em tôi.
Đền thờ Thái sư Lê Văn Thịnh, thôn Bảo Tháp, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh: V.T
Bà lão hỏi nước chấm đó gọi là gì, ở đâu bán, liệu bà có thể làm được không.
Cụ già thong thả nói:
- Mẹ tôi gọi nước chấm đó là tương. Quê tôi nhà nào cũng làm để ăn chứ không làm bán. Cách làm thì cũng dễ nhưng phải thật sạch sẽ, cẩn thận.
Rồi cụ chỉ cho bà lão cách làm tương bằng đỗ tương và ngô. Đỗ tương phải chọn những hạt thật đều, rang nhỏ lửa cho hạt chín vàng, xát (hoặc xay) cho vỡ đôi, vỡ ba rồi cho vào nồi nấu chín, để nguội đổ ra vại sành, ngâm. Vại sành phải thật già, được kỳ cọ thật sạch. Khi ngâm có bọt nổi lên là phải hớt thật hết để nước đỗ trong vắt có thể soi gương, có màu vàng hổ phách. Ngô xay (hoặc gạo tẻ) thổi thành cơm, để nguội cho vào thúng đã lót lá nhãn, lèn thật chặt. Khoảng sáu, bẩy đêm nước đỗ được thì bốc cơm lúc đó đã nhừ ngọt như đường, cho vào. Ước lượng khoảng chín bát tương cho hai bát muối, ngâm khoảng một tháng thì đem ra cối đá xay, sẽ được một thứ nước chấm đặc xệt, thơm, ngọt, ăn rất ngon nhất là chấm bánh đúc. Bà lão bán bánh đúc chăm chú nghe, vừa gật gật đầu, vừa luôn mồm bảo “Thế thì làm được, làm được”.
Trong lúc cụ già chỉ cho bà lão bán bánh đúc cách làm tương thì có hai người đánh cá, rét quá, tạt vào. Họ nổi lửa, đem những con cá mè còn đang rẫy đành đạch, xâu que vào miệng cá rồi nướng. Mùi cá tỏa ra thơm nức, khiến quán như ấm áp thêm. Nướng xong họ trịnh trọng đặt ba con cá vào một cái đĩa bưng tới mời cụ già. Đúng lúc ấy cô con gái bà lão bán bánh xách một âu cháo thái (đặc sản của làng Điềng) ra. Mẹ con bà lão và những người đánh cá tha thiết mời cụ già xơi cháo, ăn cá nướng nóng cho mau lại sức. Từ chối mãi không tiện, cụ già đành cám ơn rồi ăn rất ngon lành. Ăn xong, cụ đứng dậy vươn vai hỏi đường về Bảo Tháp. Mọi người ra sức can ngăn, nhưng cụ cứ nhất quyết ra đi. Được một đoạn cụ loạng choạng ngã xuống rồi mất. Người ta khăng khăng nói rằng lúc đó trời đã xâm xẩm tối, nhưng khi cụ ngã xuống thì bầu trời bỗng bừng lên, sáng rực. Sau này dân làng Bảo Tháp còn kể cây đa cổ thụ trước cổng làng chiều hôm ấy bỗng dưng héo úa, chẳng mưa gió mà bật gốc đổ kềnh. Người đời sau chẳng biết thực hư thế nào cứ vậy mà truyền cho con cháu. Còn lúc ấy dân làng Điềng-nhất là những người có mặt ở quán lo sợ quan về bắt vạ, bèn bàn nhau đưa cụ ra doi đất giữa sông Dâu, lấy chiếc thuyền đánh cá úp lên thi thể, chờ qua tết sẽ tính sau.
Mồng 6 Tết, dân làng nhớ tới cụ bèn chèo thuyền ra xem thì vô cùng ngạc nhiên thấy doi đất bị mối đùn cao vọt lên, thi thể cụ già và cả chiếc thuyền đều biến mất. Họ vội lên phủ báo quan. Khi quan phủ tới thì từ trong đống mối lòi ra chiếc kim bài Thái sư. Lúc ấy mọi người mới biết cụ chính là Thái sư Lê Văn Thịnh. Dân làng bèn xin với quan phủ cho lập nghè để thờ phụng đức Ngài. Sau này làng Điềng được triều đình cho lập đình thờ Ngài làm Thành Hoàng. Triều đình xét thấy ngày Thành Hoàng mất giáp tết Nguyên đán quá, mà ngày Ngài sinh thì dân Bảo Tháp đã xin được mở hội Thập đình, nên quyết cho làng Điềng lấy ngày 12 tháng tám là ngày Ngài vinh quy bái tổ để mở hội làng, dâng kính đức Thành Hoàng, rồi cho đổi tên làng Điềng thành làng Đình Tổ, tức là làng thờ ông tổ của nền khoa bảng Việt Nam.
Từ đó cứ đến ngày 12-8 Âm lịch dân Đình Tổ lại tưng bừng mở hội, dâng cúng Đức Thành Hoàng. Cỗ dâng Ngài to nhỏ tùy tình hình kinh tế hàng năm, nhưng nhất thiết không được thiếu ba món: Cá Mè nướng, cháo thái và bánh đúc chấm tương-là những món mà Quan Trạng ăn trước lúc về trời. Đặc sản nổi bật nhất của Đình Tổ là tương. Từ xưa đã có câu ca dao: “Đình Tổ có lịch, có lề/Có sông, có chợ, có nghề làm tương”. Tương Đình Tổ đặc, vừa thơm, vừa ngọt, ngon nổi tiếng. Không biết họ có bí quyết gì mà làng tôi với làng họ cách nhau có vài thửa ruộng mà tương làng tôi làm ra không bao giờ ngon như tương làng họ. Họ tự hào truyền nhau câu “Tương Đình Tổ - Cỗ Mão Điền”.
Còn ngày hội làng thì riêng món cá nướng có những quy định hết sức ngặt nghèo: Cá phải là cá mè ta đều nhau, nặng chừng cân rưỡi, không được đánh vẩy, mổ moi, nhét đầy lá chuối khô vào bụng, dùng thanh tre đực tươi xóc từ miệng lên đuôi cá, đem nướng. Một đống than củi duối, củi xoan đỏ rực, xung quanh cắm những xâu cá. Một người vừa quạt than, vừa xoay cá. Một người dùng lông gà phết nước mắm hảo hạng, nêm hạt tiêu đến khi cá chín, vàng rộm thì rút que, đặt cá vào đĩa dâng lên Đức Ngài. Thôn Đình Tổ có bốn xóm, chia thành tám giáp. Mỗi giáp thay nhau dâng một đĩa ba con cá vào các buổi trưa từ ngày 12 đến ngày 19.
Cùng với cá, mỗi giáp phải có một nồi cháo thái. Cháo thái nấu từ bột gạo tẻ không dính (ngày xưa thường dùng gạo hiên trắng). Bột xay cối đá, được lọc qua tro bếp, nắm thành từng nắm to bằng nắm tay. Nước nấu cháo là nước luộc gà, luộc thịt lợn. Thịt gà, thịt lợn xé nhỏ, tơi cùng nước mắm hảo hạng cho vào nồi, đun sôi kỹ rồi mới thái bột. Cũng như nướng cá, nấu cháo nhất thiết phải có hai người. Một người, một tay cầm nắm bột, một tay cầm dao bài thật mỏng, thật sắc, bập vào nắm bột khéo léo hất ra sao cho miếng bột cong lại giống như con tép mại. Một người vừa đun bếp bằng củi sao cho ngọn lửa thật đều, đủ để nồi cháo sôi lăn tăn, vừa luôn tay khuấy cháo bằng chiếc đũa cả to bản. Khi nào bột thật trong là cháo đã chín. Cháo được múc ra bát, rắc hành, hạt tiêu… tỏa mùi thơm ngào ngạt, ai ngửi cũng chảy nước miếng. Ngày nay món cháo thái không chỉ dâng Đức Thành Hoàng vào ngày lễ hội mà những ngày vui, liên hoan, tết nhất nhà nào cũng nấu, vì đó là món ăn vừa ngon, vừa bổ, rất dễ tiêu, hợp khẩu vị mọi người…
Cụ già thong thả nói:
- Mẹ tôi gọi nước chấm đó là tương. Quê tôi nhà nào cũng làm để ăn chứ không làm bán. Cách làm thì cũng dễ nhưng phải thật sạch sẽ, cẩn thận.
Rồi cụ chỉ cho bà lão cách làm tương bằng đỗ tương và ngô. Đỗ tương phải chọn những hạt thật đều, rang nhỏ lửa cho hạt chín vàng, xát (hoặc xay) cho vỡ đôi, vỡ ba rồi cho vào nồi nấu chín, để nguội đổ ra vại sành, ngâm. Vại sành phải thật già, được kỳ cọ thật sạch. Khi ngâm có bọt nổi lên là phải hớt thật hết để nước đỗ trong vắt có thể soi gương, có màu vàng hổ phách. Ngô xay (hoặc gạo tẻ) thổi thành cơm, để nguội cho vào thúng đã lót lá nhãn, lèn thật chặt. Khoảng sáu, bẩy đêm nước đỗ được thì bốc cơm lúc đó đã nhừ ngọt như đường, cho vào. Ước lượng khoảng chín bát tương cho hai bát muối, ngâm khoảng một tháng thì đem ra cối đá xay, sẽ được một thứ nước chấm đặc xệt, thơm, ngọt, ăn rất ngon nhất là chấm bánh đúc. Bà lão bán bánh đúc chăm chú nghe, vừa gật gật đầu, vừa luôn mồm bảo “Thế thì làm được, làm được”.
Trong lúc cụ già chỉ cho bà lão bán bánh đúc cách làm tương thì có hai người đánh cá, rét quá, tạt vào. Họ nổi lửa, đem những con cá mè còn đang rẫy đành đạch, xâu que vào miệng cá rồi nướng. Mùi cá tỏa ra thơm nức, khiến quán như ấm áp thêm. Nướng xong họ trịnh trọng đặt ba con cá vào một cái đĩa bưng tới mời cụ già. Đúng lúc ấy cô con gái bà lão bán bánh xách một âu cháo thái (đặc sản của làng Điềng) ra. Mẹ con bà lão và những người đánh cá tha thiết mời cụ già xơi cháo, ăn cá nướng nóng cho mau lại sức. Từ chối mãi không tiện, cụ già đành cám ơn rồi ăn rất ngon lành. Ăn xong, cụ đứng dậy vươn vai hỏi đường về Bảo Tháp. Mọi người ra sức can ngăn, nhưng cụ cứ nhất quyết ra đi. Được một đoạn cụ loạng choạng ngã xuống rồi mất. Người ta khăng khăng nói rằng lúc đó trời đã xâm xẩm tối, nhưng khi cụ ngã xuống thì bầu trời bỗng bừng lên, sáng rực. Sau này dân làng Bảo Tháp còn kể cây đa cổ thụ trước cổng làng chiều hôm ấy bỗng dưng héo úa, chẳng mưa gió mà bật gốc đổ kềnh. Người đời sau chẳng biết thực hư thế nào cứ vậy mà truyền cho con cháu. Còn lúc ấy dân làng Điềng-nhất là những người có mặt ở quán lo sợ quan về bắt vạ, bèn bàn nhau đưa cụ ra doi đất giữa sông Dâu, lấy chiếc thuyền đánh cá úp lên thi thể, chờ qua tết sẽ tính sau.
Mồng 6 Tết, dân làng nhớ tới cụ bèn chèo thuyền ra xem thì vô cùng ngạc nhiên thấy doi đất bị mối đùn cao vọt lên, thi thể cụ già và cả chiếc thuyền đều biến mất. Họ vội lên phủ báo quan. Khi quan phủ tới thì từ trong đống mối lòi ra chiếc kim bài Thái sư. Lúc ấy mọi người mới biết cụ chính là Thái sư Lê Văn Thịnh. Dân làng bèn xin với quan phủ cho lập nghè để thờ phụng đức Ngài. Sau này làng Điềng được triều đình cho lập đình thờ Ngài làm Thành Hoàng. Triều đình xét thấy ngày Thành Hoàng mất giáp tết Nguyên đán quá, mà ngày Ngài sinh thì dân Bảo Tháp đã xin được mở hội Thập đình, nên quyết cho làng Điềng lấy ngày 12 tháng tám là ngày Ngài vinh quy bái tổ để mở hội làng, dâng kính đức Thành Hoàng, rồi cho đổi tên làng Điềng thành làng Đình Tổ, tức là làng thờ ông tổ của nền khoa bảng Việt Nam.
Từ đó cứ đến ngày 12-8 Âm lịch dân Đình Tổ lại tưng bừng mở hội, dâng cúng Đức Thành Hoàng. Cỗ dâng Ngài to nhỏ tùy tình hình kinh tế hàng năm, nhưng nhất thiết không được thiếu ba món: Cá Mè nướng, cháo thái và bánh đúc chấm tương-là những món mà Quan Trạng ăn trước lúc về trời. Đặc sản nổi bật nhất của Đình Tổ là tương. Từ xưa đã có câu ca dao: “Đình Tổ có lịch, có lề/Có sông, có chợ, có nghề làm tương”. Tương Đình Tổ đặc, vừa thơm, vừa ngọt, ngon nổi tiếng. Không biết họ có bí quyết gì mà làng tôi với làng họ cách nhau có vài thửa ruộng mà tương làng tôi làm ra không bao giờ ngon như tương làng họ. Họ tự hào truyền nhau câu “Tương Đình Tổ - Cỗ Mão Điền”.
Còn ngày hội làng thì riêng món cá nướng có những quy định hết sức ngặt nghèo: Cá phải là cá mè ta đều nhau, nặng chừng cân rưỡi, không được đánh vẩy, mổ moi, nhét đầy lá chuối khô vào bụng, dùng thanh tre đực tươi xóc từ miệng lên đuôi cá, đem nướng. Một đống than củi duối, củi xoan đỏ rực, xung quanh cắm những xâu cá. Một người vừa quạt than, vừa xoay cá. Một người dùng lông gà phết nước mắm hảo hạng, nêm hạt tiêu đến khi cá chín, vàng rộm thì rút que, đặt cá vào đĩa dâng lên Đức Ngài. Thôn Đình Tổ có bốn xóm, chia thành tám giáp. Mỗi giáp thay nhau dâng một đĩa ba con cá vào các buổi trưa từ ngày 12 đến ngày 19.
Cùng với cá, mỗi giáp phải có một nồi cháo thái. Cháo thái nấu từ bột gạo tẻ không dính (ngày xưa thường dùng gạo hiên trắng). Bột xay cối đá, được lọc qua tro bếp, nắm thành từng nắm to bằng nắm tay. Nước nấu cháo là nước luộc gà, luộc thịt lợn. Thịt gà, thịt lợn xé nhỏ, tơi cùng nước mắm hảo hạng cho vào nồi, đun sôi kỹ rồi mới thái bột. Cũng như nướng cá, nấu cháo nhất thiết phải có hai người. Một người, một tay cầm nắm bột, một tay cầm dao bài thật mỏng, thật sắc, bập vào nắm bột khéo léo hất ra sao cho miếng bột cong lại giống như con tép mại. Một người vừa đun bếp bằng củi sao cho ngọn lửa thật đều, đủ để nồi cháo sôi lăn tăn, vừa luôn tay khuấy cháo bằng chiếc đũa cả to bản. Khi nào bột thật trong là cháo đã chín. Cháo được múc ra bát, rắc hành, hạt tiêu… tỏa mùi thơm ngào ngạt, ai ngửi cũng chảy nước miếng. Ngày nay món cháo thái không chỉ dâng Đức Thành Hoàng vào ngày lễ hội mà những ngày vui, liên hoan, tết nhất nhà nào cũng nấu, vì đó là món ăn vừa ngon, vừa bổ, rất dễ tiêu, hợp khẩu vị mọi người…