BỀ DÀY LỊCH SỬVÀ TRUYỀN THỐNG KHOA BẢNG
Ở THÔN ĐẠI MÃO
Thôn Đại Mão (xã Hoài Thượng
huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh) nằm trên bờ sông Đuống, cách Lăng Kinh Dương
Vương độ 5 km về phía đông.
Giáo sư sử học Trần Quốc Vượng về Thuận Thành nghiên cứu DI tích Luy Lâu
đã nói Thuận Thành có thôn Đại Mão cổ thời là đại bản doanh của vương triều Hai
Bà Trưng.
Vâng. Sau khi Hai Bà bị quân Hán đánh bại, nước ta lại bị người Tầu đô hộ, nơi đây chỉ còn là một vùng hoang dã. Sau này có những gia binh của nghĩa quân Hai Bà về đây trú ngụ, làm ăn sinh sống để tránh sự truy sát của quân Hán họ vẫn giữ nguyên trạng thái của một doanh trại cũ với chiều dài độ 1500m theo chiều đông - tây rộng độ 500m, xung quanh có luỹ cao hào sâu bao bọc, có một con đường thẳng ở phía trước dài độ 1200m có 6 trạm canh, trạm nọ cách trạm kia độ 200m.
Vâng. Sau khi Hai Bà bị quân Hán đánh bại, nước ta lại bị người Tầu đô hộ, nơi đây chỉ còn là một vùng hoang dã. Sau này có những gia binh của nghĩa quân Hai Bà về đây trú ngụ, làm ăn sinh sống để tránh sự truy sát của quân Hán họ vẫn giữ nguyên trạng thái của một doanh trại cũ với chiều dài độ 1500m theo chiều đông - tây rộng độ 500m, xung quanh có luỹ cao hào sâu bao bọc, có một con đường thẳng ở phía trước dài độ 1200m có 6 trạm canh, trạm nọ cách trạm kia độ 200m.
Ở đây nghĩa quân còn đào một cái
giếng ( Giếng Ngọc ở xóm 3 ngày nay), họ đặt tên giếng là Giếng Diệc ý nói: “
loạn diệc tiến, trị diệc tiến, diệc lợi ngô quốc hồ” nghiã là : “ loạn cũng tiến, trị cũng tiến
cũng lợi cho nước ta vậy”. Sau này, những gia binh nghĩa binh của Hai bà có
dựng một cái bia làm di tích lịch sử và đến năm Quý Sửu (1913) noi đây bị một
trận hồng thuỷ bia bị bồi lấp không biết ở đâu nữa,nhưng những người già trong
làng trước kia còn biết.
Trải qua ngàn năm bắc thuộc,
sau khi nước nhà giành được độc
lập, các sĩ phu Bắc Hà về đây an cư, độc thư canh điền, họ lập thành làng đặt tên làng là Đại Mão để chỉ ngôi sao lớn trong nhị thập bát tú. Họ lại khôi phục tất cả các địa danh từ thời Hai Bà đã bị hoang hóa, họ cũng cho dựng lại tất cả 6 cái điếm phục vụ cho việc canh gác, bảo vệ trật tự trị an của thôn, hiện nay vẫn còn ở ngay trên đường dọc làng. Mỗi cái điếm có một cái mõ dùng làm hiệu lệnh. Mỗi khi có giặc giã cướp bóc hay hoả hoạn , thì mõ đánh liên hoàn để dân làng biết đến ứng cứu. Họ cũng xây một cái cổng to ở đầu làng nối với đại lộ, trên đề 6 chữ “ Cao Đại Khả Dong Tứ Mã” ( có nghĩa là cổng cao đường rộng có thể dong bốn con ngựa cùng đi song song một lúc ) đây còn có thế đất :” minh đường dong vạn mã ,thuỷ thế dong nhất chu” , có nghĩa là : khi cổng thành mở ra có thể trăm con ngựa chiến cùng xông ra một lúc. Lại có con lạch nhỏ khi bị bao vây cũng đủ cho một con thuyền tiếp tế lương thực cho binh lính trong thành .Đấy chính là nơi đóng quân mà binh pháp đã dạy.
Để tưởng nhớ Hai Bà họ đã viết đôi câu đối, nay còn lưu trong đình làng: “Tráng tai đế vương cư ,hữu kỳ ,hữu cổ hữu mã bái long chiều diệc thiên địa hảo để phong thuỷ -Uất nhiên anh tuấn vực vi ki ,vi quan vi lương đống thạch trụ tự hương đảng lập hồ triều đình”
lập, các sĩ phu Bắc Hà về đây an cư, độc thư canh điền, họ lập thành làng đặt tên làng là Đại Mão để chỉ ngôi sao lớn trong nhị thập bát tú. Họ lại khôi phục tất cả các địa danh từ thời Hai Bà đã bị hoang hóa, họ cũng cho dựng lại tất cả 6 cái điếm phục vụ cho việc canh gác, bảo vệ trật tự trị an của thôn, hiện nay vẫn còn ở ngay trên đường dọc làng. Mỗi cái điếm có một cái mõ dùng làm hiệu lệnh. Mỗi khi có giặc giã cướp bóc hay hoả hoạn , thì mõ đánh liên hoàn để dân làng biết đến ứng cứu. Họ cũng xây một cái cổng to ở đầu làng nối với đại lộ, trên đề 6 chữ “ Cao Đại Khả Dong Tứ Mã” ( có nghĩa là cổng cao đường rộng có thể dong bốn con ngựa cùng đi song song một lúc ) đây còn có thế đất :” minh đường dong vạn mã ,thuỷ thế dong nhất chu” , có nghĩa là : khi cổng thành mở ra có thể trăm con ngựa chiến cùng xông ra một lúc. Lại có con lạch nhỏ khi bị bao vây cũng đủ cho một con thuyền tiếp tế lương thực cho binh lính trong thành .Đấy chính là nơi đóng quân mà binh pháp đã dạy.
Để tưởng nhớ Hai Bà họ đã viết đôi câu đối, nay còn lưu trong đình làng: “Tráng tai đế vương cư ,hữu kỳ ,hữu cổ hữu mã bái long chiều diệc thiên địa hảo để phong thuỷ -Uất nhiên anh tuấn vực vi ki ,vi quan vi lương đống thạch trụ tự hương đảng lập hồ triều đình”
Trải qua những cuộc biến thiên của lịch sử, các vương triều thay đổi những
người mang tên họ nhà vua, hoặc những trung thần của các triều đại lại phải thay
tên đổi họ rồi bỏ đi nơi khác, không rõ họ đi đâu, nên các dòng họ đa phần đều
bị thất lạc gia phả.
Đến
cuối đời Trần có cụ Trịnh Đức Mại làm quan tới chức Đại tư đồ trấn quốc công,
khi cụ mất vua Trần cho người về làm lễ an táng cụ ,văn tế có đoạn viết: “ Duy ! Tướng quân, Thiết thạch anh tư ,Can
thành lĩnh khí Hậu liên bôn tẩu ,Tố giản dư chi ,Nguyên hiệu trì khu ,Bất cô
quốc khánh ,Thiên sương khái tử ,Trẫm thập niên tiền ,Định vị thù ,Đại thụ chi
doanh hỗ ,Nhi thiên nhất lão ,Tính ghi cự đáo ,Chương thành chi ảnh ,Ô HÔ !
Sương thiên ba hàn ,Thần kiếm khứ hi ,Giang san chi viễn mộ ,Vân phi trù trướng
,Văn chung chi cảm” !
Đến đời nhà Mạc có cụ Nguyễn Đình Khuê đỗ tiến sỹ, tất nhiên trước đó còn nhiều người thi đỗ cử nhân, tú tài, nhưng gia phả thất truyền không rõ họ tên. Đến đời hậu Lê : khoa bảng ở thôn Đại Mão nổi lên như cồn ; cụ Trịnh Đức Vận, cụ Lê Doãn Giản đỗ tiến sĩ, cụ lê Doãn Thân đỗ tiến sĩ. Sách dư địa chí Bắc Ninh chép cụ Lê Nho Thạc có nhiều học trò thành danh nhất ,18 người đỗ tiến sĩ hàng trăm người đỗ cử nhân tú tài . Cụ Lê nho Khoa ba ông cháu đều đỗ thủ khoa, hai cụ Phấn Năng, Phấn Dong đều đỗ cử nhân năm 15 tuổi . Trong nhà thờ cụ Lê Nho Thạc có đôi câu đối của các quan tiến sĩ mừng thọ cụ năm cụ thọ 60 tuổi:
Đến đời nhà Mạc có cụ Nguyễn Đình Khuê đỗ tiến sỹ, tất nhiên trước đó còn nhiều người thi đỗ cử nhân, tú tài, nhưng gia phả thất truyền không rõ họ tên. Đến đời hậu Lê : khoa bảng ở thôn Đại Mão nổi lên như cồn ; cụ Trịnh Đức Vận, cụ Lê Doãn Giản đỗ tiến sĩ, cụ lê Doãn Thân đỗ tiến sĩ. Sách dư địa chí Bắc Ninh chép cụ Lê Nho Thạc có nhiều học trò thành danh nhất ,18 người đỗ tiến sĩ hàng trăm người đỗ cử nhân tú tài . Cụ Lê nho Khoa ba ông cháu đều đỗ thủ khoa, hai cụ Phấn Năng, Phấn Dong đều đỗ cử nhân năm 15 tuổi . Trong nhà thờ cụ Lê Nho Thạc có đôi câu đối của các quan tiến sĩ mừng thọ cụ năm cụ thọ 60 tuổi:
Thuỳ thế giáo vô cùng Thu Dương Giang Hán
Tại nhân tâm bất dẫn Bắc Đẩu Thái Sơn
Truyện truyền rằng : ở làng Có một cây gạo năm nào ra nhiều hoa thì nhiều người đỗ, năm nào ra ít hoa thì ít người đỗ ,có một khoá thi mà nguyên họ Đỗ thi đậu đến 4 người ,còn các dòng họ không đỗ khoa này thì cũng đỗ khoa khác ,bởi thế mà trong làng có xóm quan ,đường quan, làng cũng được tôn vinh là làng văn hiến.
Tại nhân tâm bất dẫn Bắc Đẩu Thái Sơn
Truyện truyền rằng : ở làng Có một cây gạo năm nào ra nhiều hoa thì nhiều người đỗ, năm nào ra ít hoa thì ít người đỗ ,có một khoá thi mà nguyên họ Đỗ thi đậu đến 4 người ,còn các dòng họ không đỗ khoa này thì cũng đỗ khoa khác ,bởi thế mà trong làng có xóm quan ,đường quan, làng cũng được tôn vinh là làng văn hiến.
Sau cách mạng, làng vẫn giữ được truyền thống khoa bảng, nhiều người đã
là tiến sĩ, giáo sư giảng dậy ở trong và ngoài nước.
Ông Lê Minh Nghĩa tức Đỗ Nguyên Thành cán bộ tiền khởi nghĩa hàm bộ
trưởng, khi mất táng tại Mai Dịch. Hiện nay thứ trưởng có một người, Cục- vụ
viện trưởng có bốn người. Có hai người được phong quân hàm cấp tướng , cũng có người
là bí thư sứ quán ở nước ngoài, nhiều
người là lãnh đạo cấp tỉnh, huyện như : Tỉnh uỷ , Giám đốc sở , Bí thư - thường
vụ, Chủ tịch Phó chủ tịch cấp huyện. Trong quân đội, từ đại tá trở xuống không
thể thống kê , trưởng phó phòng ban không tính ,còn có hàng chục người đang làm
cán bộ quản lí như : giám đốc các ngành xây dựng ,giao thông ,y tế ,kho bạc
,ngân hàng ,may mặc v.v…
Đúng
như một thày địa lí đã nói : “ Đất này không làm quan cũng làm thày thiên hạ
". Chỉ nguyên lĩnh vực giáo dục,
làng Đại Mão đã có hai người từng là giám đốc sở , có hơn mười người là giám
đốc : học viện, trung học chuyên nghiệp và trung học phổ thông, cũng có hàng
chục người là hiệu trưởng các trường từ mầm non đến trung học cơ sở. Chi hội
cựu giáo chức thôn Đại Mão hiện có hơn 70 người đang sinh hoạt ở địa phương. Số
người đang đi dạy học cũng gấp vài lần con số đó, cũng có nhiều thày giáo nổi
tiếng như thày giáo Lê Nho Tỳ ( đạt giải toán quốc gia), Trịnh Đức Khanh…
Nói
đến người có học hàm, học vị ở Đại Mão so với các nơi khác thì vẫn còn khiêm
tốn ; nhưng cái tên “ làng văn hiến “ thì không dễ mấy nơi có được Người Đại
Mão còn có nét văn hoá riêng là : “ Nam hành bất động thổ, ngôn bất chấn nhĩ “ có
nghĩa là người đàn ông ở làng Đại Mão đi không có tiếng động ở đất, nói không
để người nghe phải bịt tai ( tác phong đi đứng, ăn nói khiêm nhường, lễ độ).
Đây chỉ là sơ bộ tóm tắt những nét riêng của làng Đại Mão chứ không có
gì thêm thắt cả.Xin cảm ơn độc giả.
Đại Mão 4/10/2019
LÊ NHO LÃNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét