TÔI MỚI ĐƯỢC PHONG LÀ TIẾN SĨ
Nói thế nhưng các bạn đừng nghĩ rằng tôi được cấp Bằng Tiến sĩ (thật) theo
Luật Giáo dục hiện nay.
Chả là năm nay Quý Tỵ 2013, tới tuổi 65, tôi vinh
dự được dân làng cử ra vệ sinh quét dọn,
thắp hương tại Nghè của làng, cùng với ông Nguyễn Hữu Thủy trong thời gian một năm, ngày 2 lần. Vì vậy, có
người nói đùa, “ phong” cho tôi là “ ông Nghè” . Ông Nghè, như ngày xưa chẳng là Tiến sĩ ?
Đã
là “ ông Nghè”, ít nhiều phải có một chút hiểu biết về Văn hóa Đình, Nghè, miếu
phủ; lỡ có các em, các cháu hỏi thì mình
còn có một số kiến thức sơ đẳng mà trả lời.
Vậy
là tôi hỏi các cụ cao tuổi trong làng, hỏi những người xung quanh, đọc trên báo
chí, tài liệu, sách vở và tập hợp một số
bài viết sau đây, bạn nào quan tâm thì
tham khảo thêm.
Bài 1: Vị thế của đình làng trong đời sống của người Việt
Thiết chế văn hoá của người Việt (Kinh) được hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành kỷ cương, linh hồn và ngưỡng vọng của mỗi người dân. Một cơ sở vật chất của thiết chế văn hoá đó có đình làng là rất quan trọng, nó là ngôi nhà chung của cư dân mỗi làng xã người Việt, tương tự như nhà rông của đồng bào Tây Nguyên, hay nhà gơl của người Cà Tu (miền núi Trung bộ)...
Thông thường một tộc người, một đơn vị dân cư, một đơn vị hành chính cơ sở đều có một ngôi nhà chung để giải quyết những vấn đề luật tự, luật pháp, tín ngưỡng, tôn giáo và những nhu cầu văn hoá của cộng đồng. Buổi đầu có thể là ngôi nhà của thủ lĩnh, của tộc trưởng. Khi tín ngưỡng phát triển, luật pháp được đề cao, thì cơ sở vật chất của cộng đồng cư dân theo đơn vị hành chính thấp nhất (làng, bản, buôn, sóc...) dần tách khỏi sự ràng buộc của những cá nhân, để ngôi nhà chung hình thành. Đối với người Kinh đó là đình làng. Có thể nói, trong lịch sử, nơi nào có người Việt tụ cư thành làng xã, phố phường là ở đó có đình làng. Những thợ thủ công lên Thăng Long làm ăn đã xây đình tại phố, thờ vọng Thành hoàng làng, như thợ đóng giầy của Tam Lâm (gia tộc), thợ nhuộm Đan Loan, thợ Vàng bạc Châu Khê (Bình Giang)...
Làng, trước Cách mạng, trong văn bản pháp quy gọi là xã, đơn vị hành chính cơ sở. Dưới làng còn có thôn, xóm, trại ấp... Đây là những đơn vị dân cư phụ thuộc, không có tổ chức hành chính riêng. Sau Cách mạng tháng Tám. Nhà nước tổ chức lại đơn vị hành chính cơ sở, thực hiện liên xã, nghĩa là góp nhiều làng cũ thành một xã mới, trong đó có một số xã cũ khá lớn được giữ nguyên, không phải hợp nhất, hoặc được chia tách trong CCRĐ. Trường hợp này không nhiều. Phần lớn xã hiện nay gồm 2-3 làng xã cũ hợp lại.
Thông lệ, mỗi làng xưa có một đình, những làng lớn hoặc giầu có do nhiều lý do riêng mà có tới 2-3 đình. Làng Bồ Dương, Ninh Giang có hai đình lớn, gọi là đình Đông và đình Tây ở cùng một khuôn viên, nhưng cùng thờ một Thành Hoàng. Mỗi xã hiện nay có thể có từ 2-3 đình đã khá nhiều. Song qua chiến tranh mà phần lớn chỉ còn dưới phế tích hoặc mới khôi phục trong những năm gần đây.
Theo quốc sử thì đình được ghi nhận muộn hơn so với đền, miếu, chùa, quán. năm Tân Mão, Kiến Trung thứ 7 (1231) “Thượng hoàng (Trần Thái Tông) xuống chiếu rằng, trong nước hễ chỗ nào có đình trạm đều phải đắp tượng Phật để thờ.
Trước đây, tục nước ta vì nóng bức nên làm nhiều đình cho người đi đường nghỉ chân, thường quét vôi trắng, gọi là đình trạm. Thượng hoàng khi còn hàn vi từng nghỉ ở đó...” (Đại Việt sử ký toàn thư). Như vậy đình ban đầu là đình trạm, nơi dừng chân của những người đi đường (thượng chí vua, hạ chí dân). Đình có thời mang chức năng như một ngôi chùa, đôi khi như một hành cung của nhà vua. Có lẽ vì thế mà hậu cung các đình sau này thường có bức đại tự: Thánh cung vạn tuế- Thánh thể muôn năm (Chữ cung ở đây có nghĩa là thân thể).
Một dạng đình khác còn có nghĩa là nơi dừng chân để ngắm cảnh như: Vọng giang đình,
lương đình. Ở Côn Sơn xưa có Đình Thấu Ngọc, một chiếc cầu có mái kiểu thượng
gia hạ kiều, để người qua đó có thể dừng chân ngắm cảnh.
Thời nhà Hán ở
Trung Quốc, chia đất cứ 1 dặm vuông có một đình, 10 đình là một làng, người
trông coi việc làng gọi là đình trưởngmột dạng như lý trưởng của làng xã Việt
Nam. Đình ở đây còn là đơn vị hành chính, đơn vị dân cư.
Khoảng từ thế kỷ XV, Đình trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của làng xã người Việt. Ba yếu tố trên thường xuyên diễn ra ở đình làng, không dễ gì tách bạch ra từng yếu tố.
Khoảng từ thế kỷ XV, Đình trở thành trung tâm chính trị, văn hoá, xã hội của làng xã người Việt. Ba yếu tố trên thường xuyên diễn ra ở đình làng, không dễ gì tách bạch ra từng yếu tố.
Về mặt chính trị: Đình là trụ sở hành chính của làng xã, hầu hết công việc của
chính quyền cơ sở giải
quyết tại đây. Nó mang chức năng tương tự như trụ sở của
UBND xã hiện nay. Sau Cách mạng
Tháng Tám, phần lớn UBHC xã lập trụ sở tại
đình.
Về mặt văn hoá: Đình làng
là một trung tâm tín ngưỡng, hoạt động
văn hoá, văn nghệ, giáo dục truyền
thống, duy trì những thuần phong mỹ tục.
Khoảng từ thếkỷ XV, đình không còn chức năng thờ
Phật như trong những thế kỷ
trước, mà là nơi thờ Thành hoàng. Nó
không phụ thuộc một tôn giáo
nào. Thành hoàng có thể là những người có công với
nước, với dân... Thành
hoàng làng cũng có
thể là người có công đầu trong việc lập làng, hoặc khởi
xướng một ngành nghề, tức các vị tổ
nghề. Đôi khi Thành hoàng làng chỉ là những
nhân vật huyền thoại. Đình cũng có thể thờ
những anh hùng cái thế của dân tộc,
từ vua chúa đến các danh nhân, các vị tổ các dòng họ có
công lập làng và những
người có nhiều công đức với làng tuy không được tôn làm Thành
hoàng. Thành
hoàng làng có thể có từ 1 đến 7-8 vị. Thành hoàng làng được thờ đều có thần
tích hay thần phả ghi tiểu sử và các tiết lệ tế lễ hàng năm. Tiểu sử chủ yếu do Bộ Lễ biên soạn,
lưu ở
trung ương và có bản sao cho các nơi thờ phụng. Thảng hoặc có nhân vật được tôn
vinh làm
Thành hoàng làng, khi còn đang sống, gọi là sinh phong, như trường hợp
danh tướng Đinh Văn Tả ở
thế kỷ XVII, quê tại Hàn Giang, nay thuộc thành phố
Hải Dương. Dù là thiên thần hay nhân thần thì
Thành hoàng làng vẫn biểu trưng
cho thần quyền của cư dân của một làng xã. Các dòng họ, mọi
thành viên trong
làng đều phải phục tùng các hương ước, trong đó có việc tránh các tên huý và
thực
hiện một số luật tục hoặc lệ làng. Chính vì thế mà đình làng được xây dựng
ở nơi trung tâm, cao ráo,
thoáng đãng với quy mô bề thế nhất trong hệ thống cơ
sở thiết chế văn hoá của làng xã. Đình thường
được xây dựng ở vị trí trước chùa
hoặc nhà thờ để xác định vị thế của thần quyền cũng như chính
quyền ở làng xã
trong mối quan hệ với các tôn giáo tín ngưỡng.
Thành
hoàng làng đều có ngày sinh, ngày hoá, ngày khánh hạ. Đây là
những ngày lễ trọng. Đối với các tỉnh phía Bắc, dân chúng thường chọn một trong
ba ngày đó, vào thời gian nông nhàn và mát mẻ để mở hội làng, thông thường là
vào mùa xuân hoặc cuối thu sang đông. Trong những ngày hội, mọi trò diễn dân
gian được dịp thăng hoa, tạo nên niềm tin và hy vọng cho một cộng đồng làng xã
và cũng nhằm nuôi dưỡng và phát triển nền văn hoá truyền thống của dân tộc. Đêm
giao thừa, mọi nhà đều có người đến đình làng để thắp hương lễ Thành hoàng làng
hoặc ra chùa lễ Phật, khi về thường hái một cành lộc để lấy may. Các thành viên làng xã, từ nhỏ, đã được cha dẫn đến đình để học lễ
nghi, những thuần phong mỹ tục, cấm kỵ những việc làm thất đức, hỗn xược...
Những việc làm như thế có tác dụng giáo dục rất lớn, nó quy định hành vi, tình
cảm, nếp sống của cả cộng đồng.
Về mặt xã hội: Đình làng là nơi giải quyết những vấn đề xã hội của
làng xã. Giải quyết tốt các vấn đề về chính trị và văn hoá là đã giải quyết căn
bản vấn đề xã hội, không những thế, đình làng còn là nơi hội họp, giải quyết
mọi chuyện vui, buồn của xã thôn, hoà giải những bất đồng trong nội bộ cộng
đồng. Chính vì vị thế của đình làng như vậy mà mọi thành viên
trong làng đều có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ. Người ta giành cho đình làng
cơ sở vật chất tốt nhất, những tài năng siêu việt nhất trong quá trình xây
dựng, đồng thời cũng cung tiến cho đình những đồ tế tự quý báu nhất. đình Mộ
Trạch (Bình Giang) bị tàn phá, năm Tân Mùi, Cảnh Hưng thứ 12 (1751), bà Nhữ Thị
Nhuận, một phụ nữ tài danh đương thời đã cung tiến cho làng 3000 quan tiền để
làm lại đình, lại bỏ 200 quan và 10 mẫu ruộng cho làng để đèn hương và bảo
dưỡng ngôi đình lâu dài. Đây chỉ là một ví dụ trong muôn vàn trường hợp người
dân tự nguyện đóng góp xây dựng đình trong lịch sử. Buổi đầu đình làng có thể
còn là ngôi nhà giản dị, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo mới có những ngôi đình
to lớn mà một vài làng xã còn bảo tồn được đến nay. Có những ngôi đình được
nhân dân đóng góp, tích luỹ hàng chục năm mới tiến hành xây dựng, như Đình Bảng
(Bắc Ninh).
Có
thể nói, đình là công trình kiến trúc lớn nhất của làng xã. Nó là đặc điểm, là
một hiện thân văn hoá của người Việt, ở đó văn hoá vật chất và văn hoá tinh
thần (mà nay chúng ta gọi là văn hoá phi vật thể) cùng tồn tại và phát triển.
Tinh hoa văn hoá nơi thôn dã là một thứ văn hoá nền tảng, tạo nên bản sắc dân
tộc, không chỉ được diễn tả, nâng cao bằng các trò diễn dân gian qua mỗi mùa
hội làng mà nó còn kết tinh định hình ở các bức chạm trên các chi tiết của kiến
trúc.
Điêu khắc trang trí của đình làng phổ biến là: tứ linh, tứ
quý, hoặc tách ra từng cá thể: long, ly, quy, phượng; thông, mai, cúc, trúc;
đặc biệt là hình ảnh về hoạt cảnh dân gian, những hình ảnh thân thuộc ở làng
quê. Ngoài những đề tài kinh điển, mỗi người thợ còn tuỳ theo nhận thức và khả
năng diễn tả của mình mà chạm khắc những hình ảnh lấy ra từ hiện thực cuộc sống
đương thời. Cùng một đề tài, một chi tiết trang trí như nhau, mỗi hiệp thợ lại
có cách thể hiện riêng, tạo nên sự phong phú và đa dạng. Tài năng của nghệ nhân
kiến trúc cổ nói chung ở chỗ: biến các chi tiết, các thành phần kết cấu vốn
thực dụng chuyển sang mang dáng vẻ hấp dẫn, giảm đi cảm giác nặng nề, thô phác,
mà trở thành những tác phẩm nghệ thuật dân dã, hồn nhiên và ý nhị. Trong số đó
cũng không thiếu tác phẩm đạt tới trình độ điển hình của từng thời đại.
Trong khuôn viên của đình thường có: sân đình, hồ nước, hoặc bến sông và chợ
làng. Sân đình ngoài chức năng tạo sự bề thế thì còn là nơi diễn ra những trò
diễn dân gian cũng như những việc chung của cộng đồng. Cây cối tượng trưng cho
sự sung mãn và trường tồn, nó thu hút chim muông, tượng trưng cho sự phồn thịnh
của một vùng quê, chúng như một chiếc máy điều hoà không khí, tạo nên một tiểu
khí hậy mát mể. Nước là một nguồn sống quan trọng của cư dân. Hồ/giếng đặt ở
nơi thiêng liêng sẽ được giữ gìn trong sạch hơn. Bến sông là đầu mối giao
thông, một đặc điểm của vùng châu thổ, tạo nên mối giao lưu thuận tiện, đặc
biệt là vào dịp lễ hội. Chợ làng, nhất là chợ chiều là một thị trường không thể
thiếu trong sinh hoạt của cư dân làng xã. Cây đa, giếng nước, bến sông, sân
đình đã đi vào tâm khảm của biết bao thế hệ. Nó trở thành hoài niệm của những
người con xa xứ. Nó nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước của cộng đồng người
Việt. Những người xa quê dù một đời hay nhiều đời, khi trở về cố hương, đều có
thể đến đình thắp hương, tưởng nhớ các bậc tiền bối và đều có quyền tự hào về
đình làng của mình.
Đình làng giữ vai trò to lớn với người Việt, đến mức bất cứ một việc gì to lớn
đều ví với đình: việc lớn tầy đình, lớn bằng cột đình... Đình làng cũng đã đi
vào thơ ca:
Trúc xinh trúc mọc đầu đình,
Em xinh em đứng nơi nào cũng xinh.
Qua đình ngả nón trông đình,
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Những ngôi đình lớn và đẹp thường được xây dựng ở thế kỷ XVI - XVII - XVIII
Đình Tây Đằng, Hoàng Xá, Chu Quyến (Hà Tây), Đình Bảng (Bắc Ninh), Đình Hàng
Kênh (Hải Phòng), đình Trà Cổ (Quảng Ninh)... là những ngôi đình tiêu biểu của
đất nước. Đình Nhân lý (Nam
Sách), Thạch Lỗi (Cẩm Giàng), Bồ Dương (Ninh Giang) tuy không còn được nguyên
vẹn nhưng đều là những ngôi đình lớn và tiêu biểu về nghệ thuật kiến trúc ở Hải
Dương mang niên đại vào thế kỷ XVII - XVIII. Đình Huề Trì (Kinh Môn, Hải Dương)
có kiến trúc độc đáo, với bình diện vuông, nhìn bốn mặt đều thấy một mái dài
rộng bề thế, là một trong những ngôi đình có diện tích lớn bậc nhất của đất
nước, trên 620m2. Đình Chu Quyến (Hà Tây) với kiến trúc gỗ đồ sộ, đường kính
cột gần 80cm. Chúng ta biết rằng, cách đây 3-4 thế kỷ, dân còn thưa, đời sống
còn thấp kém mà mỗi làng xã đã tự dựng thành công một ngôi đình to lớn, xứng
đáng là những công trình văn hoá. Năm 1900 làng Nhân Lý có số dân mới xấp xỉ
900 khẩu, trước đó hơn 2 thế kỷ hẳn số dân còn thấp hơn nhiều, trong làng chỉ
có vài ba ngôi nhà ngói nhỏ và hẳn còn nhiều người đóng khố, cởi trần mà đã
dựng thành công một ngôi đình lớn với nhiều bức chạm xứng đáng là những tác
phẩm nghệ thuật tiêu biểu. Đây là một bằng chứng hùng hồn về ý chí và sức mạnh
của cộng đồng người Việt trong việc xây dựng làng xã, vươn tới những đỉnh cao
văn hoá trong hoàn cảnh biết mấy khó khăn. Thiếu vắng những công trình như vậy
lấy gì chứng minh cho nền văn minh của quá khứ tại các làng xã Việt.
Có nhu cầu làm đình, tất phải có thợ làm đình, một công trình văn hoá to lớn
như vậy, các làng xã khó có thể tự làm lấy được. Dựng một cái đình ít nhất phải
có hai hiệp thợ chính và một số thợ thủ công khác liên kết lại để thực hiện,
như: mộc, nề, ngoã, đá, chạm khảm, sơn... tham gia liên tục hàng năm mới có thể
hoàn thành, tuy vậy, phần chính vẫn thuộc về nghề mộc. Do đặc điểm và quy mô
của công trình thợ làm đình tách khỏi nghề mộc thông thường, lập thành từng
hiệp, như một tổ chức riêng, có khi thành làng nghề thủ công. ở đồng bằng Bắc
bộ nhu cầu làm đình rất lớn nên đã hình thành những hiệp thợ của làng chuyên
làm đình và sản phẩm là những công trình to lớn có bộ khung bằng gỗ từ những
thế kỷ trước, Cúc Bồ thuộc Ninh Giang, Hải Dương là một làng như thế.
Trải qua hai cuộc chiến tranh và những biến động xã hội, đình làng của chúng ta
còn lại không nhiều. Cái hiện còn thường không đồng bộ, cái mất hậu cung, cái
không còn tiền tế, cổ vật thì thưa vắng dần. Hơn 40 năm qua, thực hiện chủ
trương của Nhà nước, một số ngôi đình tiêu biểu đã được xếp hạng, từng bước
được trùng tu tôn tạo. Gần đây một số làng xã được nhân dân hưởng ứng đã làm
lại đình trên nền cũ. Tai xã Yết Kiêu (Gia Lộc) có gia đình cung tiến hơn 100
triệu đồng để xây lại đình làng, Thông Đại Điền, xã Hồng Lạc (Thanh Hà) chỉ
trong 5 tháng đã tái tạo một ngôi đình lớn bằng tiền công đức của nhân dân,
nhất là những người xa quê. Như vậy, không chỉ ngày xưa mà nay việc làm đình
nếu được chính quyền địa phương quan tâm vẫn được nhân daan hưởng ứng tích cực.
Thật hạnh phúc cho một dân tộc khi tiềm thức về cội nguồn, về truyền thống văn
hoá còn dạt dào trong mỗi người dân.
Do hoàn cảnh hiện nay mà chất liệu có khác, nhưng kiểu dáng vẫn giữ được nét
xưa. Hồ/giếng nước được tu bổ, dù không còn là nguồn nước ăn của làng thì cũng
là chiếc gương soi của cố hương muôn thuở. Nội dung tín ngưỡng và sinh hoạt
cũng phong phú và nhân văn hơn. Nhiều đình nay ngoài việc thờ Thành hoàng còn
thờ các anh hùng liệt sĩ của quê hương, đồng thời là nơi hội họp của các tổ
chức quần chúng. Xưa, phụ nữ không được vào hậu cung của đình làng, nay nam nữ
bình đẳng, các cô, các bà có thể tham gia lễ bái như nam giới. Thuần phong, mỹ
tục được phát huy những hủ tục từng bước bị loại bỏ.
Đình làng là một biểu trưng tinh thần của làng xã Việt, ở đây lưu giữ tinh hoa
văn hoá của nhân dân thuộc từng thời kỳ lịch sử, nhưng tiếc rằng số làng còn
lưu giữ được đình có không nhiều. Hiện nay nhà nước đang tạo điều kiện thuận
lợi cho việc dựng lại nhà rông, nhà gươl để duy trì sinh hoạt văn hoá của đồng
bào Tây Nguyên, qua đó mà góp phần bảo tồn bản sắc văn hoá từng tộc người. Tin
rằng ngôi đình làng của người Việt sẽ được quan tâm, phục hồi, phát huy và tồn
tại cùng cộng đồng Việt, để mỗi khi xuân về, đình làng lại là nơi hội tụ những
người con quê hương và của những người con xa xứ.
Tác giả : Tăng Bá Hoành
%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%
Bài 2: Đình Làng ( báo Dân Việt)
Bài 2: Đình Làng ( báo Dân Việt)
Không biết có quốc gia nào trên thế giới giống nước ta: Mỗi làng
cổ bao giờ cũng có một ngôi đình. Đình thờ thành hoàng, người có công lập ấp mở
mang nghề nghiệp chăm lo cho dân, hoặc có công đánh giặc giữ nước.
Đình làng còn là
cái "trụ sở" của thôn, là nơi để các cụ tiên chỉ và chức sắc của thôn
bàn việc, xử các rắc rối trong thôn theo hương ước. Rồi việc làng còn có cả
khoản... cỗ bàn đánh chén tại đình.
Thôn tôi dăm bảy
chục hộ cũng có một cái đình. Đình làng tôi thờ tướng Bạch Sam - bộ tướng của
Ông Gióng, có công đánh đuổi giặc Ân và được phong ấp, lập thôn...
Xét như vậy, đình
làng (chứ không phải chùa) chính là cuốn sử làng. Có thể coi từ khi có Thành
hoàng mới là có thôn ấp vậy.
Đến nhiều làng quê
Việt, hầu như các làng cổ đều có đình. Những Thành hoàng được thờ trong đình
cũng rất nhiều sắc thái công trạng, thông thường là tổ nghề: Nghề rèn đúc, nghề
vàng nghề bạc, nghề tằm tơ canh cửi, nghề may, nghề chài lưới... Mỗi vị thần
được thờ đều có ghi rõ công trạng ở ngọc phả được cất giữ cẩn thận trong hương
án hậu đình cùng với sắc phong của các triều vua. Mỗi ông vua lên là một lần hạ
sắc phong ghi nhận công quả các Thành hoàng như đời vua trước đã làm. Việc đó
có nghĩa là khẳng định lại một giá trị và cũng là thêm một lần tôn vinh thành
hoàng, vị thần cai quản thôn ấp đó.
Đó cũng chính là
văn hiến quốc gia.
Đình nào thì mỗi
năm cũng có hội đình, có ngày mở cửa đình cho dân làng sở tại dâng lễ thắp
hương cúng tế. Trong văn tế có lời kể lại công đức của Đức thành hoàng và thông
báo lễ vật dâng hàng năm.
Kháng chiến, có nơi
tiêu thổ cả đình. Ở Bắc Ninh, một làng kia có đình bị phá trong đợt tiêu thổ
rồi sau đó không được khơi dựng lại. Làng đó coi như đánh mất lịch sử làng.
Đình làng trong ký
ức dân gian là vậy nên cộng đồng dân cư của làng đi làm ăn xa khi đủ vật lực
thường đóng góp với nhau lập đình thờ vọng về quê để mong Thành hoàng tiếp tục
che chở cho mình dù sống trên đất khác. Uống nước nhớ nguồn, tập quán dân gian
đó thật đáng quý. Làng xóm bền vững thì quốc gia bền vững là như vậy.
Bài 3: Đình (Bách khoa toàn thư mở
Wikipedia)
Bài này nói về
một công trình kiến trúc đặc thù tại Việt Nam; về công trình kiến trúc Á Đông
cùng tên, xem Đình (Á Đông).
Đình là một công trình kiến trúc cổ
truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi
thờ Thành
hoàng và cũng là nơi hội họp của người dân.
Lịch sử
Trước kia theo tình hình chung của cả nước, đình của các làng mạc
Việt Nam
chỉ là quán để nghỉ. Năm 1231 Trần
Nhân Tông xuống chiếu cho đắp tượng Phật ở đình
quán.
Ngôi đình làng với chức năng
là nơi thờ thành
hoàng và là nơi hội họp của dân chúng có lẽ bắt đầu vào
thời Lê sơ và định
hình vào thời nhà Mạc.[1] Có lẽ sự
phát triển của Nho
giáo vào cuối thế 15 đã cấy dần Thành hoàng vào đình làng. Khởi
đầu là đình Quảng Văn (1489). Nhưng hiện nay dấu vết sớm nhất của đình làng thì
Thành hoàng chỉ gặp từ thế kỷ 16. Trước
đây đình thường chỉ có 3 gian và 2 trái. Gian giữa không có sạp, trong gian thờ
Thành hoàng. Cuối thế kỷ 17 từ
gian giữa và kéo dài về sau gọi là chuôi vồ, tạo cho đình làng mang kiểu chữ
Đinh. Cuối thế kỷ 17, nhất là thế kỷ 19, đình
làng được bổ sung tòa tiền tế.
Kiến trúc
Kiến
trúc truyền thống được xây dựng dựa trên những nguyên tắc của thuật phong thủy. Địa
điểm của đình khác đền chùa. Trong khi chùa và đền chuộng địa điểm
tĩnh mịch, có khi u tịch, khuất lối thì đình làng chủ yếu lấy địa điểm trung
tâm. Lý tưởng nhất là đình có địa điểm thoáng đãng nhìn ra sông nước. Nếu không
có được ao hồ thiên nhiên thì dân làng có khi
đào giếng khơi để có mặt nước phía trước đình cho đúng thế "tụ thủy"
vì họ cho đó là điềm thịnh mãn cho làng.[2] Kiểu
xây dựng bằng gỗ bao gồm các yếu tố nghiêng về trang trí và chạm khắc.
Đình làng thường là một ngôi nhà to, rộng được dựng bằng những cột
lim tròn to thẳng tắp đặt trên những hòn đá tảng lớn. Vì, kèo,
xà ngang, xà dọc của đình cũng làm toàn bằng gỗ lim. Tường đình xây
bằng gạch. Mái đình lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây bít đốc hoặc làm
bốn góc đầu đao cong. Trên nóc đình là hai con rồng chầu mặt
nguyệt, tục gọi là "lưỡng long triều nguyệt" hay "lưỡng long
tranh châu".
Sân đình được
lát gạch. Trước đình có hai cột trụ cao vút, trên đình được tạc hình con nghê.
Trong đình,
gian giữa có bàn thờ, thờ một vị thần của làng gọi là Thành hoàng. Một chiếc
trống cái cũng được để trong đình để đánh vang lên theo nhịp ngũ liên thúc giục dân làng về đình tụ họp
bàn tính công việc của làng.
Các ngôi đình tiêu biểu
·
Đình
Bát Tràng, thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
·
Đình
Thổ Tang, Khu Bắc, Thị Trấn Thổ Tang,
huyện Vĩnh
Tường, Vĩnh Phúc
·
Đình Phù Lão, Bắc Giang
·
Đình Hoành Sơn, Nam Đàn, Nghệ An.
-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-0-
Bài 4: Thái học sinh (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
Thái học sinh là học vị cấp cho
những thí sinh thi đỗ kỳ thi Hội, một trong
những kỳ thi Nho học do
triều đình phong
kiến tổ chức.
Học vị này xuất
hiện từ khoa thi Nhâm
Thìn (1232) đời Trần
Thái Tông cho đến khoa thi Canh Thìn (1400)
đời Hồ Quý
Ly, được xem là tương đương học vị Tiến sĩ, hay trong dân gian
gọi là ông Nghè, xuất hiện về sau này, từ khoa thi Nhâm Tuất (1442)
đời Lê
Thái Tông cho tới khoa thi Nho học cuối cùng ở Việt Nam vào
năm Kỷ Mùi (1919)
đời Khải
Định.
Thảo luận: Thái học sinh ( Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
·
Ông
Nghè là một tên gọi khá quen thuộc (nhưng mang nhiều sắc thái khẩu ngữ) của dân
gian ta, chỉ những ai đỗ tới bậc tiến sĩ trước đây. Đây là học vị cao nhất
trong hệ thống thi cử thời phong kiến.
·
Muốn
đạt được danh hiệu cao quý này, mọi sĩ tử phải đạt được 3 kì thi chính do triều
đình nhà nước thời đó quản lí : 1. Thi Hương (thi tuyển lấy tú tài, cử
nhân); 2. Thi Hội (thi chọn trong số người đỗ cử nhân để lấy một số người
giỏi); 3. Thi Đình (kì thi mở ngay tại sân điện rồng của nhà vua cho những
người vượt qua kì thi hội). Như vậy, thi Đình là kì thi cuối cùng, long trọng và khó khăn nhất đối
với mọi sĩ tử.
·
Từ
cuộc thi này, nhà vua sẽ trực tiếp chọn ra những tài năng ưu tú nhất của đất
nước. Ai đỗ sẽ được gọi là tiến sĩ (đầu bảng tiến sĩ được phong danh hiệu Trạng
nguyên). Và để tôn vinh công
trạng này, các vị tiến sĩ được triều đình sủng ái đặc biệt, như được dự yến
tiệc và nhận phẩm phục vua ban. Sau đó, địa phương nơi vị tiến sĩ sinh ra và
lớn lên sẽ tổ chức một lễ đón rước rất linh đình, rầm rộ, thường gọi là Lễ đón
tiến sĩ vinh quy (bái tổ).
·
Thế
nhưng tại sao lại có cái tên Ông Nghè để chỉ các vị tiến sĩ? Dân gian ta có
câu: “Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng” Và tại sao không gọi là Cụ Nghè, Bác
Nghè, hay Anh Nghè … ? Hơn nữa, điều đáng lưu ý là, cái tên Ông hiển nhiên
mang tiền giả định là phụ nữ bị loại ra khỏi đối tượng được nhận danh vị này
(Có lẽ vì xã hội phong kiến không cho phụ nữ tham gia học hành thi cử). Về thời
gian xuất hiện thì cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào nói rõ. Nhưng về nguồn
gốc thì hiện có 2 cách giải thích khác nhau:
·
1.Thứ
nhất, theo Từ điển Việt – Bồ – La của A de Rhodes (Dictionarium Annamiticum
Lusitanum et Latinum, Roma, 1651) định
nghĩa nghè là “chức vụ của các bậc văn nhân”. Việt Nam tự điển của Hội Khai
Trí tiến đức (Hà Nội, 1931) và Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (Sài Gòn, 1958)
đều định nghĩa nghè là “phòng làm việc
trong điện các của nhà vua.
·
Đời Lê
chỉ những người đỗ tiến sĩ mới được vào làm việc trong các, cho nên mới gọi
tiến sĩ là ông nghè. Đến triều Nguyễn, những người được vào trong các, dù không
đỗ tiến sĩ cũng gọi là nghè”. Các vị tiến sĩ trước khi vào chầu chính thức
thường được xếp đứng tại phòng nghè rồi lần lượt tiến vào triều nhận mũ áo vua
ban.
·
2. Còn
cách thứ hai thì giải thích là, nghè vốn
là một bộ phận kiến trúc của đình – vốn là nơi thờ Thành hoàng và đồng thời là
trung tâm hội họp tế lễ của cộng đồng làng xã thời trước. Đình là nơi vừa thân
quen, gắn bó, vừa tôn nghiêm, cổ kính. Nghè có thể ở vị trí gần sát đình hay xa
hơn một chút, nhưng nó là một bộ phận cấu thành trong quần thể kiến trúc của
đình. Nghè cũng có ban thờ, có thể có mái che hoặc có nơi đặt lộ thiên.
·
Theo quan niệm của nhiều nơi, nghè mới
chính là nơi trú ngụ thường ngày của Thành hoàng. Chỉ khi nào có đám người ta
mới làm lễ rước Thành hoàng vào đình, xong việc lại rước trở về nghè. Và nếu ở địa phương nào có ai đó đỗ đạt
tới bậc tiến sĩ, thì chính các vị tiến sĩ sẽ được vinh dự nhận trọng trách đón
rước Thành hoàng. Các vị tiến sĩ lúc này có sắc phục riêng và tuân thủ theo một
nghi thức rất long trọng. Vì vậy, họ được gọi là Ông Nghè, với chức trách đứng
tại nghè để thực thi công việc tế lễ. (Phải chăng vì vậy mà dân gian dùng đại
từ Ông với hàm ý trang trọng?).
----------------------------------------------------
Bài 5: Nghè
: (
Theo từ điển mở Wiktionary ):
Danh
từ nghè chỉ:
1- Người đậu tiến sĩ thời phong kiến.
Chưa đỗ ông nghè đã đe
hàng tổng. (tục ngữ)
2 - Thừa phái trong các bộ của triều
đình Huế.
---------------------------------------------
Bài 6 : MỪNG ÔNG NGHÈ MỚI ĐỖ
Nguyễn Khuyến
Anh mừng
cho chú đỗ ông Nghè,
Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe.
Ân tứ (1) dám đâu coi rẻ rúng,
Vinh quy ắt hẳn rước tùng xòe.
Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh, (2)
Hoãn (3) đẹp nàng này khó nhẽ che.
Hiển quí đến nay đà mới rõ,
Rõ từ những lúc tổng chưa đe. (4)
Chẳng đỗ thì trời cũng chẳng nghe.
Ân tứ (1) dám đâu coi rẻ rúng,
Vinh quy ắt hẳn rước tùng xòe.
Rượu ngon ả nọ khôn đường tránh, (2)
Hoãn (3) đẹp nàng này khó nhẽ che.
Hiển quí đến nay đà mới rõ,
Rõ từ những lúc tổng chưa đe. (4)
Chú giải:
1. Ân tứ: ơn vua ban.
2. Câu này rút ý câu ca dao: Em là con gái đồng trinh/ Em đi bán rượu qua
dinh ông Nghè.
Ông nghè sai lính ra ve,/ - Trăm lạy ông Nghè, tôi đã có con./- Có con thì mặc có con./Thắt lưng cho giòn mà lấy chồng quan.
3. Hoãn: một loại hoa tai vàng.
4. Câu này rút ý câu tục ngữ: Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng.
Ông nghè sai lính ra ve,/ - Trăm lạy ông Nghè, tôi đã có con./- Có con thì mặc có con./Thắt lưng cho giòn mà lấy chồng quan.
3. Hoãn: một loại hoa tai vàng.
4. Câu này rút ý câu tục ngữ: Chưa đỗ ông Nghè đã đe hàng tổng.
VIẾT THÊM VỀ KHÁI
NIỆM ĐÌNH VÀ NGHÈ
Đình là gì, có từ bao giờ, chức năng của Đình; Thành Hoàng là ai
các tác giả nêu trên đã giải thích cho
chúng ta tương đối rõ.
Còn Nghè, với khái niệm ở địa phương ta, nên hiểu như thế nào?
Một thầy giáo bạn tôi ( đã về hưu) có
lần nói với tôi : Làng Đại Mão có Nghè là vì ngày xưa có các cụ đã đỗ Tiến Sĩ;
không phải làng nào cũng có Nghè. Và để tôn vinh các Tiến sĩ này, triều đình
sủng ái đặc biệt, như được dự yến tiệc và nhận phẩm phục vua ban. Sau đó, địa
phương nơi vị tiến sĩ sinh ra và lớn lên sẽ tổ chức một lễ đón rước rất linh
đình, rầm rộ, thường gọi là Lễ đón tiến sĩ vinh quy (bái tổ).Trong Lễ đón Tiến
sĩ vinh quy, sau khi ở Triều đình về đến quê, Tiến sĩ dừng chân ở Nghè để chức
sắc và dân làng ra đón rước về Đình, làm lễ Thành Hoàng rồi mới được về làm lễ
báo cáo tổ tiên, khao mừng đỗ đạt… Như vậy đúng ra làng nào có Tiến sĩ mới được
lập Nghè. Nhưng sau này nhiều làng cũng lập Nghè, để thờ thần và mong con cháu
thành đạt…
Tôi nghe thấy hơi phân vân : Vậy Nghè
có trước hay Tiến sĩ có trước ? Hay là khi biết tin làng mình có người đỗ Tiến
Sĩ làng khẩn trương dựng Nghè để chuẩn bị đón Tiến sĩ vinh quy?
Nghe các cụ trong làng kể về Nghè cũ,
tôi nghiêng về cách giải thích Nghè ( cách
giải thích thứ 2- bài 4 nêu trên) : Nghè là một bộ phận kiến trúc của Đình – vốn là nơi
thờ Thành hoàng và đồng thời là trung tâm hội họp tế lễ của cộng đồng làng xã
thời trước. Đình là nơi tôn nghiêm, cổ
kính. Nghè có thể ở vị trí gần sát đình hay xa hơn một chút, là một bộ phận cấu thành trong quần thể kiến
trúc của Đình. Nghè cũng có ban thờ, có thể có mái che hoặc có nơi đặt lộ
thiên.Theo quan niệm của nhiều nơi, nghè mới chính là nơi trú ngụ thường
ngày của Thành Hoàng. Chỉ khi nào có đám
người ta mới làm lễ rước Thành hoàng vào đình, xong việc lại rước trở về nghè.
Và nếu ở địa phương nào có ai đó đỗ đạt
tới bậc tiến sĩ, thì chính các vị tiến sĩ sẽ được vinh dự nhận trọng trách đón
rước Thành hoàng. Các vị tiến sĩ lúc này có sắc phục riêng và tuân thủ theo một
nghi thức rất long trọng. Vì vậy, họ được gọi là Ông Nghè, với chức trách đứng
tại nghè để thực thi công việc tế lễ.
Cụ Lê Thị Tải ( năm nay 99 tuổi – bà mẹ
VNAH) kể về Nghè cũ: Năm tôi khoảng 8,9 tuổi, thường xuyên chăn trâu bò và
xuống chơi với bạn dưới Nghè. Trong các trò chơi, trẻ con lúc đó chơi nhiều trò dân gian, hay chơi trò có những
“ đồng tiền” đẽo bằng mảnh sành và
hay dấu trong Nghè ( để các bạn khỏi biết và lấy mất). Nghè thời đó có 2 ngôi
nhà. Phía trước là một ngôi nhà năm
gian, phía sau 3 gian lợp ngói , gian giữa có cửa, có bệ gạch ở gian giữa -
thường là không khóa để mọi người ra vào cúng lễ được tự do ; và ở vị trí Nghè hiện nay. Lúc đó đường đi từ đê về Đình
Chợ và vào trong làng gọi là Đường Nghinh Thần, uốn lượn ngoằn ngoèo, chứ thẳng
như bây giờ chỉ có từ thời có Hợp tác xã quy hoạch lại ruộng đồng và đường xá
đi lại trong thôn, ngoài đồng.
Một hôm tôi vào trong Nghè để lấy các đồng tiền sành ra chơi,
thì thấy một cụ ông, râu dài nằm trên
bệ, thẳng đầu vào trong và đã chết. Chúng tôi sợ quá hô hoán lên, lúc đó người
lớn mới biết. Các cụ nói rằng đó là một người ăn mày đi qua nghỉ chân và bị chết ( đói rét hoặc tật bệnh)
ở đấy. Người làng chôn cất cụ già, dán cáo thị và thông báo cho các nơi nhưng
sau này không thấy ai đến nhận cả.
Các cụ trong làng cho rằng cụ già chết ở Nghè làm ô uế Nghè
làng, vì vậy sau đó dỡ bệ gạch đằng trước, đào đất đổ đi… Rồi Nghè lợp mái bị dỡ đi, không nhớ rõ thời gian nào; sau đó Nghè được xây lại bằng một bệ cao, trở nên lộ thiên ; hai bên
trồng hai cây bàng.
Làng Đại Mão hàng năm tổ chức rước sắc phong thần ( do vua ban
cho Thành Hoàng làng) từ Đình xuống Nghè
để tế lễ trước khi vào đám. Những năm làng mở Hội ( Tý- Ngọ- Mão- Dậu ) cùng
với làng Đại Mão, các làng Thụy Mão và Đông Miếu cũng rước sắc phong thần xuống
đó để hội tế vì 3 làng cùng thờ Thành Hoàng Lạc Thị Đại Vương.
Năm 2010, làng Đại Mão tổ chức xây lại Nghè, mắc điện thắp sáng
hàng đêm, đi lại đêm hôm qua Nghè thấy
vui vì coi như về đến làng. Từ ngày xây lại Nghè, dân làng cử ông Vũ Quang
Tuyên ra trông coi trong 14 tháng, tiếp
đó là ông Nguyễn Đình Bốn và ông Trần Hữu Duệ, sau đó ông Bốn chuyển về Đình,
ông Lê Doãn Nhậm làm thay.
Đến nay, Nghè vẫn là một
kiến trúc độc đáo của làng Đại Mão, thờ Lạc Thị Đệ Nhị Đại Vương. Đến lễ ở Nghè,
mọi người tự do thoải mái, vô tư hơn đến Đình vì không cần nghi thức cẩn thận
như ở Đình. Nhà ai có việc lớn như làm nhà, cưới gả cho con, thậm chí đi làm ăn
buôn bán một chuyến xa, đi học hành thi cử…thường có lễ xuống Nghè cầu xin
Thành Hoàng và các vị bộ hạ thần quan
phù hộ độ trì cho công việc được suôn sẻ, thuận lợi.
Hoặc ngày rằm, mồng một đầu tháng, nhiều người cũng “xuống Nghè” để cầu bình an cho gia đình, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt…Nhiều người dân ở các nơi đi qua, cũng rẽ vào Nghè thắp hương, khẩn cầu; nghỉ ngơi chốc lát ngắm cảnh đồng ruộng làng mạc…cho thư thái trước khi vào trong làng. ( Ngày xưa ở gần Nghè có tấm biển “ Hạ Mã ”- xuống ngựa - dù là quan hay dân, đi qua Nghè cũng không được ngông nghênh. Ngày nay nhiều anh phóng xe máy bạt mạng qua Nghè đã bị nhiều cái không hay đến với mình… )
Hoặc ngày rằm, mồng một đầu tháng, nhiều người cũng “xuống Nghè” để cầu bình an cho gia đình, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt…Nhiều người dân ở các nơi đi qua, cũng rẽ vào Nghè thắp hương, khẩn cầu; nghỉ ngơi chốc lát ngắm cảnh đồng ruộng làng mạc…cho thư thái trước khi vào trong làng. ( Ngày xưa ở gần Nghè có tấm biển “ Hạ Mã ”- xuống ngựa - dù là quan hay dân, đi qua Nghè cũng không được ngông nghênh. Ngày nay nhiều anh phóng xe máy bạt mạng qua Nghè đã bị nhiều cái không hay đến với mình… )
Buổi sáng hàng ngày, nhiều người già có trẻ có, đi bộ xuống đê, qua
Nghè tập thể dục. Buổi chiều, nhiều cụ đạp xe, đi bộ xuống Nghè nghỉ ngơi, đàm
đạo chuyện nhà, chuyện sản xuất, chuyện quê hương. Có ông còn đèo cháu xuống Nghè
chơi hóng mát trốn nóng trong những ngày
nóng bức cao điểm…
Các cụ thường nhắc cháu con: Đình, Nghè là những nơi thờ phụng linh thiêng, có kiêng có lành;
là công trình văn hóa- tâm linh của làng quê, là công trình công cộng không phải làng nào cũng có. Các con, các cháu cần có trách nhiệm bảo vệ
và tham gia tôn tạo, nếu làm ngược lại sẽ bị thần linh và dân thôn quở phạt./.
-----------------------------------------------------
Một ban khảo cứu tuyệt hay! Cám ơn thật nhiều!
Trả lờiXóaTự nhiên nhớ quê!!?