“Bằng Cử nhân ở thành phố chỉ giống như xóa nạn mù chữ”
(GDVN) - TS. Lê Thẩm Dương quan niệm: “Nghiến răng ăn mì tôm 4 năm để ra trường ăn yến còn hơn bây giờ mỗi tháng có thêm 1 triệu ăn cơm mà sau này mãi mãi chỉ ăn cơm”.
Tại cuộc hội thảo giữa TS. Lê Thẩm Dương (Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh) và các bạn sinh viên về chủ đề “Sinh viên có nên đi làm thêm hay không?” diễn ra vào tối ngày 18/9 đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia đặc biệt là sinh viên năm nhất.
Hiện nay sinh viên Việt Nam đang có trào lưu “rủ nhau đi làm thêm” đặc biệt là các anh chị năm 3, năm 4 có thói rủ rê và đập vào đầu các em năm nhất lối tư duy: “Học Đại học toàn lý thuyết suông, học chả giúp ích gì đâu...”.
Theo Tiến sỹ “làm thêm chỉ là một cách ngụy biện”, ngụy biện vì cho rằng thực tế khác với những gì mình đang học, ở trường toàn lý thuyết suông, ngụy biện rằng đi làm thêm để lấy kinh nghiệm, để giúp đỡ bố mẹ.
Thầy giải thích: “Lý thuyết và thực tế mà giống nhau thì học Đại học làm gì? Học Đại học để giải quyết câu hỏi “Tại sao?” chứ không phải học chỉ để lấy cái bằng Cử nhân. Bằng cử nhân ở thành phố chỉ giống như xóa nạn mù chữ”.
Trong buổi hội thảo, TS. Lê Thẩm Dương chỉ ra những mặt được và mặt mất khi đi làm thêm để các bạn sinh viên có định hướng rõ ràng cho bản thân. Để giải thích rằng: Tại sao trong Qúy I, II của năm 2015, số lượng cử nhân thất nghiệplên tới 178.000 trong khi đó hệ Trung cấp không một ai?
Khi đi làm thêm, bạn được gì?
Theo Tiến sỹ, đi làm thêm sinh viên có thêm thu nhập, tăng kỹ năng giao tiếp, thêm mối quan hệ. Và đặc biệt đi làm thêm giúp ích cho các bạn va chạm với “khốn nạn” của xã hội sớm nên sau này khi bị rơi sẽ bớt đau hơn.
Tại sao các bạn luôn nghĩ sinh viên ra trường không có kinh nghiệm? Bạn là lớp trưởng, Bí thư, tham gia các hoạt động của trường bạn ra trường sẽ có kinh nghiệm trong quản trị một đám đông, bạn viết một bài báo cáo khoa học, bạn phải lăn lộn với thực tế để đi tìm kiếm tài liệu, số liệu.
"Các bạn sinh viên năm nhất tuyệt đối không nên đi làm thêm. Vì các bạn chỉ giống như con thỏ mà đời thì toàn cáo” (Ảnh: Thùy Linh) |
Tất cả những cái đó đều là kinh nghiệm chứ không phải cứ người phải đi làm mới có kinh nghiệm.
Môi trường làm thêm giúp các bạn nhận thức được chính mình để điều chỉnh bởi hiện nay “thói ngộ nhận đang tràn ngập trong sinh viên”. Ngoài ra, nó cũng tạo ra kinh nghiệm nghề nghiệp như ngoại ngữ, du lịch, ngân hàng…để các bạn bước vào nghề bớt bỡ ngỡ hơn.
Đặc biệt, đi làm thêm khiến sinh viên hiểu được giá trị của đồng tiền, mà những kẻ tiêu tiền của bố mẹ thì không bao giờ hiểu được.
Đi làm thêm, bạn sẽ mất gì?
Tuy nhiên, TS. Lê Thẩm Dương khuyên các bạn sinh viên: Quãng thời gian là sinh viên là quãng thời gian để tích lũy kiến thức vì vậy không nên đi làm thêm những công việc không liên quan đến ngành nghề mà mình đang học.
Là sinh viên, nếu có thời gian đi làm thêm thì nên tìm những công việc liên quan đến ngành mà mình đang học để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giúp ích cho mình sau này.
Khi đó vừa giải quyết kỹ năng ngành, vừa có kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần có sẽ làm mục tiêu của bạn đến nhanh hơn. Tuy nhiên, sinh viên cần giới hạn thời gian một cách có chủ động giữa hè và trong năm học.
“Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên năm nhất tuyệt đối không nên đi làm thêm. Vì các bạn chỉ giống như con thỏ mà đời thì toàn cáo”, Tiến sỹ nhấn mạnh.
Bởi lẽ các trường hiện nay đào tạo cải cách hướng tới đánh giá năng lực và Đại học Quốc gia Hà Nội đi tiên phong theo mô hình đó trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 vừa qua tuyển sinh bằng bài đánh giá năng lực.
Các bạn đừng ngụy biện rằng, nước ngoài họ đi làm thêm từ năm 15 tuổi. Thầy nhấn mạnh: “Xin thưa các bạn rằng học sinh, sinh viên của họ đi làm thêm nhưng bị khống chế về thời gian, nếu không tuân thủ sẽ bị đuổi học. Và không đi làm thêm thì họ sẽ đuối trong cuộc đua tới mục tiêu cuộc đời”.
Còn ở ta thì sao? Do luật pháp chưa khống chế nên mới có tình trạng sinh viên bị các trung tâm giới thiệu việc làm lừa, hoặc đi làm buổi đực, buổi cái…dẫn đến hiệu quả, hiệu suất công việc rất thấp.
Đi làm thêm thì hiệu quả bạn nhận được là gì? Theo Tiến sỹ: “Hiệu quả = kết quả /công sức bỏ ra. Ấy thế mà kết quả sinh viên Việt Nam đi làm thêm nhận được chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng + mệt mỏi + thi lại + cạm bẫy xã hội. Đó là nguyên nhân gây tệ nạn xã hội. Các bạn thấy hiệu quả có đáng sợ không?”.
Khẳng định lại một lần nữa, Tiến sỹ cho rằng: “Nếu các bạn ngụy biện rằng đi làm thêm để mở rộng mối quan hệ thì tôi cho rằng, quan hệ đó không cần mở rộng.
Môi trường làm thêm giúp các bạn nhận thức được chính mình để điều chỉnh bởi hiện nay “thói ngộ nhận đang tràn ngập trong sinh viên”. Ngoài ra, nó cũng tạo ra kinh nghiệm nghề nghiệp như ngoại ngữ, du lịch, ngân hàng…để các bạn bước vào nghề bớt bỡ ngỡ hơn.
Đặc biệt, đi làm thêm khiến sinh viên hiểu được giá trị của đồng tiền, mà những kẻ tiêu tiền của bố mẹ thì không bao giờ hiểu được.
Đi làm thêm, bạn sẽ mất gì?
Tuy nhiên, TS. Lê Thẩm Dương khuyên các bạn sinh viên: Quãng thời gian là sinh viên là quãng thời gian để tích lũy kiến thức vì vậy không nên đi làm thêm những công việc không liên quan đến ngành nghề mà mình đang học.
Là sinh viên, nếu có thời gian đi làm thêm thì nên tìm những công việc liên quan đến ngành mà mình đang học để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm giúp ích cho mình sau này.
Khi đó vừa giải quyết kỹ năng ngành, vừa có kinh nghiệm nhà tuyển dụng cần có sẽ làm mục tiêu của bạn đến nhanh hơn. Tuy nhiên, sinh viên cần giới hạn thời gian một cách có chủ động giữa hè và trong năm học.
“Đặc biệt, đối với các bạn sinh viên năm nhất tuyệt đối không nên đi làm thêm. Vì các bạn chỉ giống như con thỏ mà đời thì toàn cáo”, Tiến sỹ nhấn mạnh.
Bởi lẽ các trường hiện nay đào tạo cải cách hướng tới đánh giá năng lực và Đại học Quốc gia Hà Nội đi tiên phong theo mô hình đó trong kỳ thi THPT Quốc gia 2015 vừa qua tuyển sinh bằng bài đánh giá năng lực.
Các bạn đừng ngụy biện rằng, nước ngoài họ đi làm thêm từ năm 15 tuổi. Thầy nhấn mạnh: “Xin thưa các bạn rằng học sinh, sinh viên của họ đi làm thêm nhưng bị khống chế về thời gian, nếu không tuân thủ sẽ bị đuổi học. Và không đi làm thêm thì họ sẽ đuối trong cuộc đua tới mục tiêu cuộc đời”.
Còn ở ta thì sao? Do luật pháp chưa khống chế nên mới có tình trạng sinh viên bị các trung tâm giới thiệu việc làm lừa, hoặc đi làm buổi đực, buổi cái…dẫn đến hiệu quả, hiệu suất công việc rất thấp.
Đi làm thêm thì hiệu quả bạn nhận được là gì? Theo Tiến sỹ: “Hiệu quả = kết quả /công sức bỏ ra. Ấy thế mà kết quả sinh viên Việt Nam đi làm thêm nhận được chỉ vỏn vẹn 1 triệu đồng + mệt mỏi + thi lại + cạm bẫy xã hội. Đó là nguyên nhân gây tệ nạn xã hội. Các bạn thấy hiệu quả có đáng sợ không?”.
Khẳng định lại một lần nữa, Tiến sỹ cho rằng: “Nếu các bạn ngụy biện rằng đi làm thêm để mở rộng mối quan hệ thì tôi cho rằng, quan hệ đó không cần mở rộng.
Kỹ năng mà đi làm thêm cho bạn là những mặt trái xã hội, kinh nghiệm có được khi đi làm thêm lại là cái mà nhà tuyển dụng không cần. Điều đáng sợ hơn là đi làm thêm là đưa mình vào với những cạm bẫy”.
Bạn chỉ đi làm thêm khi làm chủ được bản thân có nghĩa là tuyệt đối không được theo đám đông. Phải phân bổ được thời gian của chính mình thì hãy làm thêm.
Bạn chỉ đi làm thêm khi làm chủ được bản thân có nghĩa là tuyệt đối không được theo đám đông. Phải phân bổ được thời gian của chính mình thì hãy làm thêm.
Còn nếu gia đình bạn quá nghèo buộc phải đi làm thêm để chia sẻ với gia đình thì đòi hỏi bạn phải là người đầy ý chí và nghị lực.
Thùy Linh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét