MỘT
BÀI THƠ ẮP ĐẦY KỶ NIỆM
(Thân tặng các em khóa 72-75 bài viết
này)
Đó là bài thơ của Cô giáo - bây giờ nếu gọi đúng phải gọi là Cụ
hay Bà giáo Vũ Thị Vinh Hương – nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông cấp III Hàn
Thuyên Thị xã Bắc Ninh - mà tôi vừa được đọc mấy hôm nay.
Bài thơ Cô tặng cho các trò là học
sinh của Cô học tại trường khóa 1972-1975, được viết ngày 27 tháng 10 năm 2015
nhân ngày hội ngộ gặp lại một số trò cũ tại thành phố Bắc Ninh. Khóa học sinh
ấy cũng gắn bó với tôi những năm đầu ra trường, với tôi cũng có biết bao là kỷ
niệm.
Tháng 10 năm 1972, khác với nhiều bạn bè vào bộ đội đang trực
tiếp cầm súng đánh giặc, hoặc nếu là sinh viên sư phạm mới ra trường được phân công đi dạy khắp nơi :
vùng núi, vùng xa, hải đảo…; tôi được phân công về công tác tại trường của Cô Vinh Hương – một
trường ở vùng Thị xã.
Tiếng là thị xã, nhưng là một thị xã nhỏ bé lại phải sơ
tán thời chiến tranh; chẳng kể lúc ấy, mãi sau này mới có điện dùng. Đạp xe về
nhận công tác tại Trường, tôi được hướng dẫn về khu trường sơ tán.
Trường Hàn Thuyên lúc đó là nơi học
cấp III của toàn bộ học sinh Thị xã Bắc
Ninh, và một số em ở các xã 3, 4 huyện vùng ven, thế nhưng cũng chỉ có hơn 10
lớp, mỗi khối 3 hoặc 4 lớp sơ tán tại vùng Ba Huyện, núi Hòn. Mỗi quả đồi có
một vài lớp học lợp lá cọ, giao thông hào ngay ở dưới chân.
Được
về Hàn Thuyên, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì trường cũng gần quê, cách khoảng
20 cây số, đi lại cũng thuận tiện. Nhưng lo cũng nhiều.Vì tôi có vóc người bé
nhỏ, chẳng có năng khiếu gì, lúc bé tính tình lại nhút nhát. Về đây, sợ học
sinh thành phố thị xã nghịch ngợm không trị nổi. Nhất là lại dạy cùng các thầy
cô một trường nổi tiếng, mà trong các thầy giáo nhiều thầy đã từng là thầy giáo
của thầy giáo mình như cô Hương, thầy
Bách, thầy Quý, thầy Hà, thầy Định, thầy Thăng, thầy Xuân Anh, cô Hy, cô Hợi… liệu có theo được không? Rồi phụ huynh nữa, toàn
những người có trình độ, tôi rất sợ chủ
trì buổi họp PHHS đầu tiên…
Thế
mà, được sự giúp đỡ của các thầy cô cũ của trường, tôi đã nhanh chóng vượt qua
nỗi sợ hãi ban đầu. Được cô Vinh Hương tiếp nhận buổi đầu, và với buổi gặp gỡ
cùng một vài sinh viên mới ra trường, được cô giới thiệu về lịch sử trường Hàn
Thuyên cũng như bài Hàn Thuyên ca…, được khích lệ, động viên, chúng tôi bắt tay
vào việc.
Trường
sơ tán gần khu Mả Tây, một nghĩa địa của những người Pháp đã chết trong quá
trình xâm lược Việt Nam ở vùng Ba Huyện, giáp ranh Thị xã, huyện Tiên Du và Quế
Võ. Như câu thơ cô đã mô tả:
Bao kỷ niệm nằm
sâu ký ức
Máy bay, rốc két
vút ngang trời.
Núi Hòn bạt vách
xây hầm lớp,
Ba Huyện cuốc đồi
cắm sắn khoai.
Học
sinh thị xã học cấp III hồi đó đa phần đi bộ, quần áo dù đẹp cũng không thể
bằng học sinh nông thôn bây giờ. Còn thầy cô giáo, trong nhiều việc có một việc
phải thường xuyên làm : kiểm tra, nhắc nhở học sinh mang mũ rơm khi đi học.
Thầy
cô giáo lúc đó, là cán bộ nhà nước được
mua cung cấp 13 kg gạo hàng tháng, được phân phối một ít hàng hóa mỗi tháng hoặc mỗi kỳ. Như tôi, được nhận lương 51 đồng (và trừ khoảng 2 đến 4
đồng tiền phí đoàn thể … ) chia 2 kỳ / tháng trong 3 năm tập sự; mỗi năm được
mua 4 mét vải may quần áo... Đến nỗi gia đình nhắc nhở ( không giúp được gì! ),
tôi chỉ cười: Cứ coi như con đi bộ đội. Học sinh thì dĩ nhiên còn khổ hơn.
Dẫu vậy, thầy trò
bền chí khí
Học nghiêm, dạy
tốt, quyết thành Người.
Một nhóm HS lớp 8D (1972-1973) và các thầy giáo ĐHSP Thái Nguyên về thực tập tại trường |
Quả
thực lúc đó, dù ở thị xã hậu phương nhưng trong khí thế cả nước Chống Mỹ cứu
nước, thầy trò say mê dạy, học, luyện rèn. Năm đầu tôi về, tổ Lý của tôi có 3
người: thầy Hà, thầy Ý và tôi. Tôi được phân công dạy Lý khối 9, dạy Lý và chủ
nhiệm một lớp 8. Tôi nhớ, khi về nghỉ
tết năm 1975, tôi yêu cầu trong 1 tuần
nghỉ tết học sinh lớp 10 phải làm 15 bài
tập ôn tập mang tính tổng hợp. Thế mà sau tết các em làm và nộp đủ, mỗi em một
tập dày các bài tập riêng một bộ môn của
tôi.
Niềm vui cuối khóa
bừng sông núi
Đại Thắng! Non
sông thống nhất rồi!
Khóa
học này của các em có một kỷ niệm không thể quên: Lúc tốt nghiệp cấp III cũng
là lúc đất nước hòa bình, cả nước ngập tràn niềm vui chiến thắng. Một thời kỳ
mới mở, non sông thu về một mối. Các em rời
trường phổ thông đi khắp ngả, trong khi đất nước vừa qua chiến tranh còn
bao khó khăn chồng chất. Nhưng, đúng như cô Vinh Hương tổng kết:
Bước vào đời, gian
nan chồng chất
Khóa 72-75 luyện
vững đức – tài..
Lập nghiệp giỏi,
hưng nhà ích nước,
Tự hào biết mấy
các em ơi!
***
Thoắt cái đã
40 năm.
Những cô cậu học sinh bé nhỏ đáng yêu ngày nào đã trở thành cán bộ chính trị, quân sự, công an, doanh nhân, văn nghệ sĩ… Nhiều người trở thành thầy cô giáo. Cả một tập thể thế hệ ấy đã đóng góp cho đất nước nhiều cán bộ, nhiều người lao động đáng tự hào. Lớp học sinh ấy,cùng với nhân dân đã góp phần không nhỏ trong công cuộc tái thiết đất nước nói chung cũng như xây dựng kinh tế, văn hóa và đặc biệt là giáo dục của thị xã Bắc Ninh nhỏ bé ngày nào trở thành một thành phố ngày càng to đẹp, văn minh hiện đại.
Tại buổi gặp mặt năm 2015 |
Một số thầy cô cùng đại biểu HS Trương Nhuận trong dịp các em tổ chức gặp mặt . |
Những cô cậu học sinh bé nhỏ đáng yêu ngày nào đã trở thành cán bộ chính trị, quân sự, công an, doanh nhân, văn nghệ sĩ… Nhiều người trở thành thầy cô giáo. Cả một tập thể thế hệ ấy đã đóng góp cho đất nước nhiều cán bộ, nhiều người lao động đáng tự hào. Lớp học sinh ấy,cùng với nhân dân đã góp phần không nhỏ trong công cuộc tái thiết đất nước nói chung cũng như xây dựng kinh tế, văn hóa và đặc biệt là giáo dục của thị xã Bắc Ninh nhỏ bé ngày nào trở thành một thành phố ngày càng to đẹp, văn minh hiện đại.
Nay mai nghỉ hưu,
trí tâm không nghỉ
Thể lực, tinh thần
gắng kiện minh dư.
Vững cột trụ cho
gia đình xã hội
Ta còn hội ngộ…,
nghĩa tình thắm tươi!
Các cô, các cậu học trò ngày nào, nay nhiều
người đã thành ông, thành bà của các cháu nội, ngoại. Cũng có những cô nay đã
nghỉ hưu rồi. Thế mà vẫn được nghe lời vừa động viên, nhắn nhủ: cần “ gắng” của
cô Hiệu trưởng xưa. Thật hạnh phúc biết
bao!
Cô Hương, cô Quý cùng các em học sinh |
***
Dẫu đi trăm nẻo đường đời
Lòng ta vẫn nhớ gốc NGƯỜI HÀN THUYÊN
Mỗi người ở mọi nơi đều có những quê hương, mái trường “của
mình” để yêu mến, tự hào. Những người đã từng là giáo viên, học sinh Hàn Thuyên
cũng có quyền nhớ, tự hào như thế và có thể còn hơn thế!
Ngày 01 tháng 11 năm 2015
LÊ ĐÌNH NGẠN
Tôi là học sinh Hàn Thuyên năm 1953 học lớp 5, trường tản cư ở Đình Cả, Xuân La, Phú Bình, Thái NGuyên, lúc đó cô Vinh Hương dạy văn lớp tôi. Thày Huyền Trang dạy Toán lầm chủ nhiệm. Lớp học diễn ra vào tối để tránh máy bay địch. Năm 1954, sau hòa bình lập lại, trường chuyển về Bắc Ninh, đong tạm mấy năm ở Đồi Nắc ( Văn Miếu0 mấy năm sau xây dựng trường ở nơi hiện nay. Chúng tôi vinh đự được tham gia lao động xây dựng trường. Cách đây mấy năm khi nghe tin Tướng Văn Cương, chồng cô Vinh Hương mất, mấy anh em chúng tôi về Thị Cầu chia buồn với cô và gia đình, cô cảm động lắm.. Bây giừo không biết cô ở đâu và tình hình thế nào? Mong các bạn cho biết nhé.
Trả lờiXóaChào bác Nguyễn Văn Thọ, cựu HS Hàn Thuyên!
XóaNăm 1952, 1953 anh tôi cũng học ở trường Hàn Thuyên tại Thái Nguyên, sau hòa bình về Đồi Nác học, trọ học tại thôn Bồ Sơn. Hết cấp 2 không có đk học cấp III, đi dạy học, đi bộ đội rồi hy sinh tại miền Nam, nếu còn nay 76,77 tuổi.Không biết bác có học cùng với ai ở Thuận Thành không?
Bà Vinh Hương hiện ở Hà Nội.