Những báu vật bí ẩn ở chùa Tam Chúc
TP - Quần thể, chùa Tam Chúc, Ba Sao, Hà Nam khi hoàn thiện sẽ trở thành ngôi chùa lớn nhất thế giới với diện tích quần thể lên tới 5.000ha. Ngoài ra, ngôi chùa này còn được tạc 1.200 bức tượng bằng dung nham núi lửa và sở hữu nhiều báu vật trên thế giới.
Ngôi chùa nhiều báu vật
Quần thể khu du lịch Tam Chúc được Thủ tướng công nhận là khu du lịch quốc gia năm 2013. Quần thể chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000ha, bao gồm hồ nước, núi đá rừng tự nhiên và các thung lũng.
Đây là ngôi chùa rất đặc biệt, với cảnh quan hùng vĩ, tiền lục nhạc, hậu thất tinh, mặt trước có 6 quả núi giữa lòng hồ. Tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống. Hậu thất tình nghĩa là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh trăng về đêm. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận chùa Tam Chúc có niên đại trên 1.000 năm.
Điều đáng lưu tâm, toàn bộ tường của chùa Tam Chúc được ráp bằng 12.000 bức tranh đá nham thạch miêu tả các sự tích của Đức Phật. Những phiến đá nham thạch được tạc thành tượng tại Indonesia, sau đó chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường. Ngoài ra khuôn viên của ngôi chùa thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12 m, nặng 200 tấn.
Hiện 3 bức tượng phật tổ được đúc bằng đồng đen, mỗi bức nặng hơn 200 tấn đang ngự tại ngôi chùa này.
Hiện 3 bức tượng phật tổ được đúc bằng đồng đen, mỗi bức nặng hơn 200 tấn đang ngự tại ngôi chùa này.
Ngày 22/7/2017, Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức lễ rước và trồng thành công cây bồ đề do Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka tặng tại chùa Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
Đây là cây bồ đề được chiết từ "Cây Bồ Đề Vĩ Đại Cát Tường" (Jaya Sri Maha Bodhi) ở Thánh tích Mahamegha, Cố đô Anuradhapura - Sri Lanka. Cây bồ đề này có tuổi thọ 2.250 tuổi và được coi là báu vật của đất nước Sri Lanka. Năm 247 (trước công nguyên), Vua A Dục đã cho chiết một nhánh phía nam của cây bồ đề thiêng ở Bodh Gaya - Ấn Độ (nơi đức Phật thành đạo) và phái Công chúa Sanghamitta đem sang tặng cho quốc đảo Sri Lanka.
Không những thế, ngôi chùa này còn sở hữu thiên thạch mặt trăng có trọng lượng 5,5kg được đặt tên là “The Moon Puzzle” trị giá trên 600.000 USD tương đương 14 tỷ đồng.
Được biết, thạch mặt trăng rơi từ không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017. Ngày 19/10/2018, tại Trung tâm đấu giá RR Auction, bang Boston (Mỹ), Doanh nghiệp Xuân Trường tại Ninh Bình đã trúng đấu giá khối đá này.
Mỗi lần PV Tiền Phong có dịp trò chuyện với Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Nguyễn Đình Khang, ông đều ca ngợi về vẻ đẹp thiên nhiên của khu vực chùa Tam Chúc. Ông Khang đánh giá khu vực Tam Chúc như Hạ Long trên cạn và Tỉnh uỷ Hà Nam có cả nghị quyết để “đánh thức” tiềm năng khu vực này.
Quan sát của phóng viên cho thấy, Tam Chúc là vùng núi đá vôi ngập nước rất độc đáo, với phong cảnh nước non hùng vỹ. Từ trên cao nhìn xuống, Tam Chúc đẹp như một bức tranh thủy mặc khổng lồ với những đường nét hoàn toàn tự nhiên do tạo hóa sắp đặt. Có lẽ vì thế, mà Tam Chúc còn được rất nhiều nhà phong thủy đánh giá là vùng đất địa linh bởi ở thế lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ. Hồ Tam Chúc có diện tích mặt nước rộng tới 600 ha, có 6 ngọn núi đá mọc lên từ mặt nước có tên là hồ Lục Nhạc.
Ngôi chùa đầy huyền bí
Trò chuyện với phóng viên, ông Trần Văn Độ ở Kim Bảng, Hà Nam kể, Ba Sao gắn với truyền thuyết “Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh”. Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Dân làng gọi đó là núi “Thất Tinh” và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa “Thất Tinh”.
Trên 7 ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng lung linh. Sau đó người đến núi Thất Tinh đục đẽo, chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày hòng lấy đi 7 ngôi sao đó. Chính vì 4 ngôi bị đốt nhiều nên bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao.
Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” thuộc thị trấn Ba Sao (Kim Bảng), ông Độ nói.
Vì thế, chùa “Thất Tinh” sau này được đổi thành chùa “Ba Sao” thuộc thị trấn Ba Sao (Kim Bảng), ông Độ nói.
Điều khiến du khách mê mẩn đó là Tam Chúc nằm trong vùng in đậm dấu ấn di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng như, động Vòng, động Cô Đôi, chùa Thiên Phúc, chùa Bà Đanh, đền Lý Thường Kiệt, chùa Thi, Động Thủy, động Lim, động Đề Yêm, đền Lê Chân, chùa Ông, chùa Tam Giáo, chùa Kiêu, chùa Vân Mộng...
Theo Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Nguyễn Đình Khang, quần thể chùa Tam Chúc là khu tâm linh được quy hoạch trên diện tích 147 ha với mặt bằng xây dựng chùa Ba Sao rộng 44 ha bao gồm các hạng mục: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, cổng
Tam Quan kết hợp các tòa tháp có địa thế cao trên 40m so với mặt hồ. Theo con đường mòn lên sườn núi Thất Tinh, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng một pho tượng Phật khổng lồ nặng 200 tấn và
là pho tượng bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á hiện nay. Khu bảo tồn di tích, rừng và cảnh quan thiên nhiên khu vực chùa Tam Chúc cũng đã được quy hoạch với diện tích 2.415 ha.
Trao đổi với Tiền Phong, đại diện Doanh nghiệp Xuân Trường cho biết, dù đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng quần thể chùa Tam Chúc được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là một trong những khu du lịch tâm linh đầy tiềm năng. Theo vị doanh nhân này, khi hoàn thiện chùa Tam Chúc trở thành trung tâm du lịch tâm linh kết nối khu du lịch chùa Hương (Hà Nội) và quần thể du lịch Vân Long - Hoa Lư - Tam Cốc - Bích động - Tràng An - Bái Đính (Ninh Bình). Chùa Tam Chúc cũng là nơi diễn ra đại lễ Vesak 2019.
MINH ĐỨC
Lớn nhất thế giới đây.
Thật TO thật NẶNG thật RỘNG LỚN ....và thật RỖNG TUYẾCH ở một ngôi CHÙA LỚN NHẤT THẾ GIỚI
1/
Nói về Di tích Kim Bảng (KB) Hà Nam đầu tiên phải là vùng Tiêu Tương bát cảnh - khu vực Đền Tiên Ông Tượng Lĩnh được mệnh danh từ thời Bắc thuộc. Nơi thiền sư làng Đại được phong Tiền Bồ tát hậu Thành hoàng từ thời vua Trần Dụ Tông...
Phải nói đến chùa Bà Đanh- Quế nói đến đền Đức Thánh Cả thời HBT đền Đinh ở Tân Sơn thời Đinh Bộ Lĩnh đền Trúc núi Cấm Thi Sơn nơi Lý Thương Kiệt mộ và huấn luyện quân sỹ...
Bên cạnh chùa Hương Tích mà Trịnh Sâm đề Nam thiên đệ nhất động và nửa cuối TK trước đã thấy phát lộ bia đề thơ Lê Thánh Tông...
Nói về Di tích Kim Bảng (KB) Hà Nam đầu tiên phải là vùng Tiêu Tương bát cảnh - khu vực Đền Tiên Ông Tượng Lĩnh được mệnh danh từ thời Bắc thuộc. Nơi thiền sư làng Đại được phong Tiền Bồ tát hậu Thành hoàng từ thời vua Trần Dụ Tông...
Phải nói đến chùa Bà Đanh- Quế nói đến đền Đức Thánh Cả thời HBT đền Đinh ở Tân Sơn thời Đinh Bộ Lĩnh đền Trúc núi Cấm Thi Sơn nơi Lý Thương Kiệt mộ và huấn luyện quân sỹ...
Bên cạnh chùa Hương Tích mà Trịnh Sâm đề Nam thiên đệ nhất động và nửa cuối TK trước đã thấy phát lộ bia đề thơ Lê Thánh Tông...
Nói đến danh nhân phải là Bùi Kỷ đất Kim Bình ng dịch Chư tỳ tướng sỹ hịch văn -THD; dịch Bình Ngô đại cáo - NT cùng Trần Trọng Kim dịch Truyện Kiều từ chữ Nôm sang Quóc ngữ...
2/
Công nghệ đúc đồng đen từ lâu đã thất truyền... Làng tôi có một bức tượng Phật bằng đồng đen ở chuà Tây kích thước cao khoảng 40 cm là một trong 4 bộ đồ thờ được truyền từ Ấn Độ sang khi di giáo Đông phương... khi Pháp phá chùa 1951 các cụ đã ném xuống giếng đồng để giấu đi sau HB mang thờ ở chùa Đông. Khoảng những năm 1980 bọn người đánh cắp đã đúc bức tượng giả thế vào...
Công nghệ đúc đồng đen từ lâu đã thất truyền... Làng tôi có một bức tượng Phật bằng đồng đen ở chuà Tây kích thước cao khoảng 40 cm là một trong 4 bộ đồ thờ được truyền từ Ấn Độ sang khi di giáo Đông phương... khi Pháp phá chùa 1951 các cụ đã ném xuống giếng đồng để giấu đi sau HB mang thờ ở chùa Đông. Khoảng những năm 1980 bọn người đánh cắp đã đúc bức tượng giả thế vào...
Bây giờ làm gì còn công nghệ đúc đồng đen trên TG để đúc tượng hàng trăm tấn ...???
3/
Nói đến Ba Sao nên hiểu câu Kiều: Nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời.
Nói đến Ba Sao nên hiểu câu Kiều: Nửa vầng trăng khuyết ba sao giữa trời.
Chớ đâu phải bảy ngọn núi Thất tình bị tiều phu đốt mất 4... còn lại 3 sao... Thật ngớ ngẩn
Thế kỉ trước Ba Sao là trại tù khét tiếng nơi bỏ mạng 626 tù nhân từ 1975 đến 1990 và 128 tù khác chuyển sang chôn ở cánh đồng Mễ cách đó 20 km...
4/
Tôi tin quê tôi chỉ có ngần ấy Di tích và Tự hào về quê hương núi non nước biếc... con người tuy nghèo nhưng thật thà chât phác cùng món bánh cuốn chả thơm phức đất huyện chợ Quế...
Tôi tin quê tôi chỉ có ngần ấy Di tích và Tự hào về quê hương núi non nước biếc... con người tuy nghèo nhưng thật thà chât phác cùng món bánh cuốn chả thơm phức đất huyện chợ Quế...
Tôi ghét sự giả dối ở bất kỳ cấp độ nào ... Đâu cứ phải ô TT hay TBT thắp hương cúi lạy và hàng triệu người đổ đến ... là linh thiêng ???
Sự linh thiêng luôn có lịch sử và nguồn gốc được tương truyền và lưu trong sử sách cổ.
Sự linh thiêng luôn có lịch sử và nguồn gốc được tương truyền và lưu trong sử sách cổ.
5/
Cũng có một lần nào đó tôi sẽ đến... là để xem sự bịa đặt thổi phồng các Kích thước vật lý lên thành Tâm linh. Cũng là xem bọn quan tham ăn cắp giang san đất nước mà bao thế hệ đổ máu xưong câu kết TB thành nhóm lợi ích buôn thần bán thánh... tàn phá đất nước như thế nào ???
Đừng tưởng cứ làm Công trình thật TO KHỦNG tượng thật Nặng... rồi mặc sức BỊA RA DI TÍCH là có thể lừa dối tất cả dân ngu chớ không lừa nổi Sỹ phu và Kiệt hiệt nha ...
Cũng có một lần nào đó tôi sẽ đến... là để xem sự bịa đặt thổi phồng các Kích thước vật lý lên thành Tâm linh. Cũng là xem bọn quan tham ăn cắp giang san đất nước mà bao thế hệ đổ máu xưong câu kết TB thành nhóm lợi ích buôn thần bán thánh... tàn phá đất nước như thế nào ???
Đừng tưởng cứ làm Công trình thật TO KHỦNG tượng thật Nặng... rồi mặc sức BỊA RA DI TÍCH là có thể lừa dối tất cả dân ngu chớ không lừa nổi Sỹ phu và Kiệt hiệt nha ...
(từ FB của Le Huy)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét