Xã hội » Bản in E-mail
Ngọc xá lợi dưới góc nhìn khoa học
(PetroTimes) - Ngọc xá lợi là phần di thể của các vị cao tăng Phật giáo sau hỏa táng. Đó là những hạt kích thước nhỏ, có dạng tròn hoặc các dạng khác. Một số hạt nhỏ có thể trông giống ngọc trai hoặc pha lê, với màu sắc khác nhau.
Đó là bảo vật của Phật giáo toàn thế giới. Cần lưu ý rằng, tất cả những gì thuộc về Phật tổ và các vị Thánh tăng như y bát, tóc, móng tay... cũng được xem là xá lợi.
Dân gian vẫn thường đồn thổi về ngọc xá lợi với thực hư lẫn lộn. Chẳng hạn một vị chân tu 64 tuổi đã ngồi thiền 49 ngày rồi viên tịch tại chùa Vĩnh Bình thuộc huyện Kim Sơn, Ninh Bình nên có nhiều xá lợi. Còn ngọc xá lợi của Phật tổ thì có công năng kỳ diệu như phát quang, tự di chuyển hoặc có thể phân ra thành các viên ngọc khác.
Nguyên nhân hình thành xá lợi
Hiện có ba giả thuyết chính về xá lợi là sức mạnh tinh thần và lòng đại từ, đại bi của các vị cao tăng kết thành xá lợi; do thói quen ăn chay, ngồi thiền và do tình trạng bệnh lý (sỏi).
Đầu tiên là giả thuyết sức mạnh tinh thần của các vị cao tăng biến thành xá lợi. Nói cách khác, đó là quá trình tinh thần biến thành vật chất. Đây là cách giải thích thường thấy khoảng vài ngàn năm trước, khi hiểu biết của loài người còn rất hạn chế. Tuy nhiên, theo khoa học, điều đó không đúng. Nếu như thế thì các vị cao tăng ai cũng có xá lợi, và đạo đức càng cao thì càng nhiều xá lợi, nhưng chúng ta không thấy điều đó trong thực tế.
Nguyên nhân hình thành xá lợi
Hiện có ba giả thuyết chính về xá lợi là sức mạnh tinh thần và lòng đại từ, đại bi của các vị cao tăng kết thành xá lợi; do thói quen ăn chay, ngồi thiền và do tình trạng bệnh lý (sỏi).
Đầu tiên là giả thuyết sức mạnh tinh thần của các vị cao tăng biến thành xá lợi. Nói cách khác, đó là quá trình tinh thần biến thành vật chất. Đây là cách giải thích thường thấy khoảng vài ngàn năm trước, khi hiểu biết của loài người còn rất hạn chế. Tuy nhiên, theo khoa học, điều đó không đúng. Nếu như thế thì các vị cao tăng ai cũng có xá lợi, và đạo đức càng cao thì càng nhiều xá lợi, nhưng chúng ta không thấy điều đó trong thực tế.
Ngọc xá lợi của Đại lão Hòa thượng Thích Từ Nhơn, nguyên Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Theo giả thuyết ăn chay, các cao tăng thường xuyên sử dụng nhiều chất xơ và chất khoáng, nên quá trình tiêu hóa và hấp thu dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate. Những tinh thể muối đó tích lũy trong cơ thể và dần biến thành xá lợi. Nhiều người không đồng ý với giả thuyết này, cho rằng nhiều người ăn chay nhưng không có xá lợi khi hỏa táng.
Tuy nhiên nếu thêm yếu tố ngồi thiền thì giả thuyết này cũng có một phần sự thật. Ngồi thiền nhiều (như các cao tăng) sẽ làm tăng khả năng hình thành tinh thể muối trong cơ thể. Người ăn chay hoặc Phật tử bình thường không có nguy cơ đó, vì thời gian ngồi thiền không nhiều.
Nhiều người không đồng ý với giả thuyết bệnh lý (xá lợi là sỏi bệnh lý), do hỏa táng người bị bệnh không thấy xá lợi, và các cao tăng thường khỏe mạnh, ít bệnh tật. Tuy nhiên, chỉ có thể công nhận hay bác bỏ giả thuyết này khi tiến hành thử nghiệm hỏa táng trên rất nhiều người bệnh. Riêng tôi thì cho rằng, nếu có thì đây cũng chỉ là một nguyên nhân thứ yếu.
Nhiều người không đồng ý với giả thuyết bệnh lý (xá lợi là sỏi bệnh lý), do hỏa táng người bị bệnh không thấy xá lợi, và các cao tăng thường khỏe mạnh, ít bệnh tật. Tuy nhiên, chỉ có thể công nhận hay bác bỏ giả thuyết này khi tiến hành thử nghiệm hỏa táng trên rất nhiều người bệnh. Riêng tôi thì cho rằng, nếu có thì đây cũng chỉ là một nguyên nhân thứ yếu.
Sự thật về xá lợi
Sự thật về ngọc xá lợi đã được hé lộ khi theo ba nhà vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc Đại học Monash, bang Victoria, Úc, thấy rằng trong quá trình tinh thể hóa xương do hỏa táng, các tinh thể hình dạng khác nhau sẽ được hình thành nếu quá trình hỏa táng ở nhiệt độ thích hợp. Trên tạp chí Khoa học pháp y quốc tế số tháng 6-1995, họ cho biết đã dùng kính hiển vi điện tử quét để theo dõi quá trình tinh thể hóa xương đùi của những người từ 1 tới 97 tuổi trong dải nhiệt độ 200 - 1.600oC trong khoảng thời gian 2, 12, 18 và 24 giờ.
Kết quả là sự tinh thể hóa các khoáng trong xương (chiếm 2/3 trọng lượng xương) bắt đầu xuất hiện từ nhiệt độ 600oC với nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều. Các hạt nhỏ đó có thể kết tinh thành các khối lớn hơn trong khoảng 1.000 - 1.400oC. Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600oC, các khối tinh thể bắt đầu tan rã. Như vậy, nếu điều kiện hỏa táng thích hợp, xá lợi có thể xuất hiện do quá trình tinh thể hóa các khoáng vốn có rất nhiều trong xương người.
Vậy tại sao người bình thường không có xá lợi? Chúng ta có thể trả lời bằng cách hỏi ngược lại: Vậy tại sao không phải cao tăng nào cũng có xá lợi? Câu trả lời là nếu nhiệt độ hỏa táng ban đầu khoảng 600oC, sau đó tăng lên 1.000oC, nhiều khả năng các khối tinh thể sẽ xuất hiện, miễn là nhiệt độ không quá cao. Hiện các lò hỏa táng thường có giới hạn nhiệt độ khoảng 1.200oC, khá thích hợp để xương được tinh thể hóa.
Tôi xin cung cấp thêm thông tin về việc phân tích thành phần hóa học của xá lợi. Theo Quỹ Forshang thế giới thuộc Trung tâm Phật giáo Forshang thế giới tại Đài Loan (hiện đã có cơ sở tại Mỹ, Canada và Hồng Kông), xá lợi chứa các yếu tố hóa học của cả xương và sỏi.
Như vậy việc hình thành xá lợi có thể là sự kết hợp của cả ba giả thuyết: ăn chay và ngồi thiền; sỏi bệnh lý; và sự tinh thể hóa xương khi điều kiện hỏa táng phù hợp. Theo tôi, đây là giả thuyết thuyết phục nhất mà chúng ta có hiện nay. Tuy nhiên cần nhấn mạnh tính “may rủi” của sự kết hợp này: Đó là một quá trình ngẫu nhiên mà sự xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố đôi khi không kiểm soát được. Có lẽ vì thế mà không phải vị cao tăng nào cũng có xá lợi.
(Đây chỉ là một trong những quan điểm khoa học giải thích về việc hình thành xá lợi để bạn đọc tham khảo).
Sự thật về ngọc xá lợi đã được hé lộ khi theo ba nhà vật lý Holden, Phakey và Clement thuộc Đại học Monash, bang Victoria, Úc, thấy rằng trong quá trình tinh thể hóa xương do hỏa táng, các tinh thể hình dạng khác nhau sẽ được hình thành nếu quá trình hỏa táng ở nhiệt độ thích hợp. Trên tạp chí Khoa học pháp y quốc tế số tháng 6-1995, họ cho biết đã dùng kính hiển vi điện tử quét để theo dõi quá trình tinh thể hóa xương đùi của những người từ 1 tới 97 tuổi trong dải nhiệt độ 200 - 1.600oC trong khoảng thời gian 2, 12, 18 và 24 giờ.
Kết quả là sự tinh thể hóa các khoáng trong xương (chiếm 2/3 trọng lượng xương) bắt đầu xuất hiện từ nhiệt độ 600oC với nhiều hình dạng khác nhau: hình cầu, lục giác, hạt nhỏ và hình dạng không đều. Các hạt nhỏ đó có thể kết tinh thành các khối lớn hơn trong khoảng 1.000 - 1.400oC. Và khi nhiệt độ đạt tới 1.600oC, các khối tinh thể bắt đầu tan rã. Như vậy, nếu điều kiện hỏa táng thích hợp, xá lợi có thể xuất hiện do quá trình tinh thể hóa các khoáng vốn có rất nhiều trong xương người.
Vậy tại sao người bình thường không có xá lợi? Chúng ta có thể trả lời bằng cách hỏi ngược lại: Vậy tại sao không phải cao tăng nào cũng có xá lợi? Câu trả lời là nếu nhiệt độ hỏa táng ban đầu khoảng 600oC, sau đó tăng lên 1.000oC, nhiều khả năng các khối tinh thể sẽ xuất hiện, miễn là nhiệt độ không quá cao. Hiện các lò hỏa táng thường có giới hạn nhiệt độ khoảng 1.200oC, khá thích hợp để xương được tinh thể hóa.
Tôi xin cung cấp thêm thông tin về việc phân tích thành phần hóa học của xá lợi. Theo Quỹ Forshang thế giới thuộc Trung tâm Phật giáo Forshang thế giới tại Đài Loan (hiện đã có cơ sở tại Mỹ, Canada và Hồng Kông), xá lợi chứa các yếu tố hóa học của cả xương và sỏi.
Như vậy việc hình thành xá lợi có thể là sự kết hợp của cả ba giả thuyết: ăn chay và ngồi thiền; sỏi bệnh lý; và sự tinh thể hóa xương khi điều kiện hỏa táng phù hợp. Theo tôi, đây là giả thuyết thuyết phục nhất mà chúng ta có hiện nay. Tuy nhiên cần nhấn mạnh tính “may rủi” của sự kết hợp này: Đó là một quá trình ngẫu nhiên mà sự xuất hiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố đôi khi không kiểm soát được. Có lẽ vì thế mà không phải vị cao tăng nào cũng có xá lợi.
(Đây chỉ là một trong những quan điểm khoa học giải thích về việc hình thành xá lợi để bạn đọc tham khảo).
Theo Công an TP HCM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét