Cách Hà Nội 20 km về phía Đông, chùa Phật tích, thôn Phật Tích, xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh cửa mở ra hướng Tây, trước mặt là sông Đuống...
Bậc thang đá dẫn lên chùa
Bậc thang đá dẫn lên chùa
 Khuôn viên trước Tam Bảo
Khuôn viên trước Tam Bảo
Chùa Phật Tích, một công trình văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, cho đến nay vẫn còn giữ được nhiều di vật cổ quý giá. Ngôi chùa có kiến trúc của thời Lý, thể hiện qua ba bậc nền bạt vào sườn núi.
Đặc biệt tượng A Di Đà được đặt trên bệ tòa sen bằng đá. Tòa sen được đặt trên bệ đá hình bát giác với nghệ thuật chạm khắc rất tinh xảo. Bệ tòa sen được tạo hình các đóa sen đang nở với hai tầng cánh. Tầng trên chạm đôi rồng, bệ bát giác, các họa tiết trang trí được chạm khắc cả bề mặt. Mặt bên của cả hai tầng đều chạm hình đôi rồng đang vờn nhau, ẩn hiện trong mây. Mặt trên của tầng diềm được chạm những chùm hoa dây mềm mại. Cuống hoa có nhiều người leo trèo. Mặt dưới là hình sóng nước cách điệu. Tất cả đều rất tỷ mỷ, sống động.
Nhiều tác phẩm điêu khắc thời nhà Lý còn được giữ tại chùa cho đến nay. Ngay ở bậc thềm thứ hai, có mười linh thú gồm 5 đôi: sấu, ngựa, trâu, voi, sư tử trước sân chùa Phật Tích đều được tạc bằng đá nguyên khối (trừ con trâu). Riêng phần tai, sừng, đuôi được làm rời rồi lắp ghép vào thân linh thú bằng liên kết mộng. 
 
Các linh thú có chiều cao xấp xỉ 1,2m, đều được tạo ở tư thế nằm, dáng béo khỏe. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng 10 linh thú ở chùa Phật Tích là tác phẩm điêu khắc thời Lý.
 Sau sân nền có 32 ngọn tháp xây bằng gạch và đá là nơi cất giữ xá lị của các nhà sư từng trụ trì ở đây, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17.Ngọn tháp lớn nhất là Tháp Phổ Quang, cao 5,10 m gồm đế, khám thờ, hai tầng diềm và mái mui luyện với chóp tròn.
Đại Phật tượng làm bằng đá có chiều cao 27 mét, nặng 3.000 tấn trong sương mờ được đặt trên đỉnh núi Phật Tích
Đại Phật tượng làm bằng đá có chiều cao 27 mét, nặng 3.000 tấn trong sương mờ được đặt trên đỉnh núi Phật Tích
 Lễ hội Khán hoa mẫu đơn là một trong những lễ hội diễn ra với quy mô lớn, sớm nhất tỉnh Bắc Ninh, tồn tại và phát triển qua hàng nghìn năm theo ngôi chùa Phật Tích cùng với câu chuyện tình cảm động Từ Thức gặp tiên. Lễ hội chùa Phật Tích thường được tổ chức trong ba ngày, từ mồng 3 đến mồng 5 Tết Âm lịch hàng năm, trong đó ngày chính hội là mồng 4. Từ ngày khai hội (mồng 3 tết), rất đông du khách đã kéo về chùa Phật Tích để lễ Phật, cầu bình an.
Không gian phía sau Tam Bảo
Không gian phía sau Tam Bảo
Đường dẫn lên đại tượng Phật
Đường dẫn lên đại tượng Phật
 Hệ thống tượng La Hán trong chùa
Hệ thống tượng La Hán trong chùa
 Đường lên khu vườn tháp
Đường lên khu vườn tháp
Nhân ngày giỗ Tổ truyền thống tưởng niệm 371 năm ngày viên tịch của Thánh Tổ Chuyết Công Hòa thượng vị Sư Tổ chùa Phật Tích thế kỷ 17 là vị Tổ khai sáng Phái Thiền Lâm Tế tại Việt Nam. Ngày 02/02/Ất Mùi (21/3/2015) Chư tăng, phật tử và toàn thể nhân dân thôn Phật Tích tự hào và phấn khởi được tổ chức Lễ đón rước Bằng di tích Quốc gia Đặc biệt di tích lịch sử , kiến trúc, nghệ thuật chùa Phật Tích về tôn trí tại chùa