(Bạn đọc) - “Học tiếng Hán để cứu sự sụp đổ của Tiếng Việt” là phát biểu hay nhất trong năm, nhưng không thực tế và tào lao của các vị PGS, Tiến sĩ trong ngành KHXHNV. Tôi đã học tiếng Hán, Hàn và cả tiếng Nhật trong nhiều năm thì thấy thế này.
Thực chất chữ Hán là một loại chữ tượng hình và tượng thanh rất phức tạp, khó học, khó viết và rất dễ quên nếu không được học bài bản và không thường xuyên sử dụng.
Nếu học sinh chỉ học 1000-2000 chữ Hán thì cũng không thể không viết sai chính tả khi mà có đến 70% từ tiếng Việt vay mượn từ tiếng Hán. Việc thoát khỏi 70% tiếng Việt ra khỏi tiếng Hán là sự thành công của nhiều thế hệ truyền giáo người Pháp suốt hàng trăm năm nhằm đơn giản hóa tiếng Việt theo chữ Latin.
Vấn đề hiện nay của ngành giáo dục là hướng dẫn các em học sinh phân biệt từ ngữ và nội dung tiếng Việt cho đúng nội dung của từ ngữ thay vì phải học tiếng Hán. Ví dụ một từ như Philippines, tiếng Việt thì đọc là Phi-lip-pin nhưng tiếng Hán phải đọc là Phi Luật Tân và nếu viết từ này ra bằng tiếng Hán thì vô cùng phức tạp 菲律宾, tương tự từ Canada thì tiếng Việt là Ca-na-da nhưng theo tiếng Hán phải đọc là Gia Nã Đại, viết ra, từ Australia tiếng Việt thật đơn giản chỉ là nước Úc nhưng theo tiếng Hán phải đọc là Úc Đại Lợi và các từ trên phải viết ra bằng ba ký tự Hán là 澳大利亚 thì càng phức tạp hơn nữa.
Còn về thơ thì ví dụ tiếng Việt một bài thơ đơn giản dễ hiểu như sau:
Sông núi nước nam vua nam ở.
Rành rành đã định tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bơi.
Rành rành đã định tại sách trời.
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bơi.
Nhưng khi chuyển qua tiếng Hán Nôm thì thật là phức tạp và khó hiểu như sau:
Nam quốc sơn hà nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà ngỗ nghịch lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà ngỗ nghịch lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
Bài thơ viết theo tiếng Hán như sau:
南國山河南帝居,
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚
截然分定在天書。
如何逆虜來侵犯,
汝等行看取敗虚
Tuy nhiên, bài thơ phải được phiên âm ra phiên âm quốc tế tương đương ra tiếng Việt thì người học mới có thể đọc được:
Nản guo san hẻ nản ding gu.
Nếu lại đưa các em về lại với tiếng Hán thì lại đưa các em đến một sự rắc rối khác khi phải dịch nghĩa từ Việt, Hán, Anh, hoặc các ngôn ngữ tương tự khác ra Hán Nôm.
Còn tiếng Hàn hoặc tiếng Nhật thì họ chuyển ngữ trực tiếp tiếng Hán qua tiếng họ luôn chứ không thông qua hệ thống Hán Nôm kiểu như Việt Nam, từ nào khó giải thích thì họ viết thẳng ký tự Hán ra văn bản kèm với tiếng họ luôn, xem như họ sử dụng chính thức 3000 ký tự Hán làm văn bản chính thức chữ quốc ngữ luôn nên mọi người học, thấy các từ đó thì hiểu nghĩa liền, và viết được tiếng Hán liền. Đó là lí do tại sao Nhật và Hàn quốc tận dụng được triệt để tiếng Hán.
Ví dụ: 대한민국/ 大韓民國/ (Daehan Minguk)
Nước Đại Hàn Dân Quốc viết theo tiếng Hàn là 대한민국 viết theo tiếng Hán là 大韓民國, người Hàn chấp nhận cả hai cách viết này chính thức trên các văn bản quốc ngữ, do đó mà học sinh Hàn quốc, Nhật bản có thể đọc và viết tiếng Hán thông thạo, còn Việt Nam thì ngược lại khi sử dụng chữ Latin và chữ Hán một cách độc lập. Tôi chưa thấy quốc gia nào trên thế giới vừa sử dụng vừa chữ Latin vừa chữ Hán làm chữ quốc ngữ, nếu có thì Việt Nam là nước đầu tiên. Điều này nghe thật buồn cười và hài hước.
Không biết tôi giải thích thế này thì các vị có thể hiểu nổi không? Có lẽ các vị không biết và không hiểu cách người Nhật và người Hàn sử dụng tiếng Hán nên phát biểu linh tinh. Nếu Bộ trưởng Giáo dục mà cũng kém hiểu biết như các vị thì ngành giáo dục sẽ đổ vỡ.
Nếu Việt Nam chấp nhận 3000 ký tự Hán viết thẳng vào tiếng Việt thay cho tiếng Việt thành chữ quốc ngữ luôn thì hãy dạy chữ Hán cho học sinh, nếu không thì hãy quên chuyện này đi vì học chữ Hán mà không sử dụng thì cũng quên thôi và lãng phí thời gian.
Không hiểu là các nhà cải cách giáo dục suy nghĩ thế nào mà lại so sánh giữa Việt Nam, Hàn Quốc và Nhật Bản theo tiếng Hán Nôm một cách khập khiễng và phiến diện như vậy. Đề nghị các vị đi học tiếng Nhật và tiếng Hàn để hiểu trước khi phát biểu và áp đặt cho tiếng Việt.
Đây lại là sự thất bại chiến lược nữa của các chuyên gia đầu ngành khi họ được đào tạo bài bản lý thuyết song kém thực hành và hiểu biết thực tế. Đề nghị các báo nên đi tìm hiểu lại với các chuyên gia ngôn ngữ ở Nhật Bản, Hàn Quốc trước khi có những phỏng vấn với các vị này. Viết báo kiểu này gây hiểu lầm và làm phản ứng dư luận.
Phạm Anh Dũng (Cựu Phó Tổng Giám đốc Greystones Data Systems Việt Nam)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét