GS Hoàng Chương- Tân Chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam
Văn hóa ngày nay, GS Hoang Chuong- Tan Chu tich Hoi tho Đuong luat Viet Nam | Tin tức 24h Vntimes
Chiều 26-4, tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, Ban chấp hành Hội thơ Đường luật Việt Nam đã họp kiện toàn tổ chức, nhất trí bầu Giáo sư Hoàng Chương, Tổng giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc làm Chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam.
Đồng chí Vũ Mão (ảnh trên), nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã đánh trống khai mạc Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X.
Tới dự có lãnh đạo Hội đồng Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh, huyên Yên Phong cùng hơn 1500 hội viên thơ Đường luật khắp cả nước.
Tân Chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam Giáo sư Hoàng Chương phát biểu tại Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X.
Cũng trong ngày hôm nay 26/4 và ngày mai 27/4, Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X được tổ chức trọng thể tại Đình đền Tướng Quốc, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nhằm tôn vinh thể loại văn học đặc biệt được kế thừa, bảo tồn từ hàng nghìn năm và đã trở thành tài sản quý trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Ngày hội góp phần cổ vũ phong trào sáng tác, nghiên cứu, quảng bá thơ Đường luật Việt Nam.
Phát biểu trong buổi ra mắt, Giáo sư Hoàng Chương, tân Chủ tịch Hội thơ Đường luật Việt Nam nêu rõ: Thơ Đường luật du nhập từ nước ngoài nhưng qua hàng ngàn năm tiếp biến đã "Việt Nam hóa", trở thành một mảng tâm hồn của người Việt Nam. Anh hùng Lý Thường Kiệt đã dùng thơ Đường để viết nên Tuyên ngôn độc lập:
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
....
Những nhà thơ dân tộc nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Đặng Trần Côn, ... đều có những áng thơ tuyệt mỹ mang âm hưởng Đường thi mà chúng ta đang kế thừa và phát huy. Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng là tác giả của nhiều bài thơ hay theo thể Đường luật và hầu hết những nhà thơ hiện đại thế kỷ 20 đều có làm thơ Đường cho đến thế kỷ 21 thơ Đường luật càng xuất hiện nhiều trong bất cứ đề tài nào mà tác giả muốn cổ vũ, ngợi ca. Đó là cơ sở ra đời Hội thơ Đường cách đây 10 năm. Đến hôm nay, đội ngũ làm thơ Đường luật đã lên tới hàng nghìn người rải khắp đất nước. Người làm thơ Đường luật cao tuổi nhất là GS Vũ Khiêu 100 tuổi, Nhà thơ Đường luật Vũ Mão gần 80 tuổi, người trẻ nhất là 20 tuổi. Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X được tổ chức trên đất Kinh Bắc được sự hỗ trợ của UBND tỉnh Bắc Ninh và Tập đoàn HANAKA được thể hiện trong câu thơ của hội viên Kiều Then:
Sân chùa dạo khúc Đường thi
Hoa thơ truyền thống khắc ghi tình người.
Các đại biểu tham dự khai mạc Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X tại Đình đền Tướng Quốc, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh tối 26/4/2015.
Tón tắt quá trình hoạt động 10 năm hoạt động tại khai mạc Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X, TS Chu Huy Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội thơ Đường luật Việt Nam nêu rõ: Tiền thân là Câu lạc bộ UNESCO thơ Đường Việt Nam, nay thuộc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn & phát huy văn hóa dân tộc, đến năm 2015, Hội thơ Đường luật Việt Nam đã có mười năm phát triển. Hiện, Hội đã có 86 chi hội với hơn 2.600 hội viên trên cả nước. Tuyệt đại đa số hội viên là giáo chức, công chức nghỉ hưu và đương nhiệm.
TS Chu Huy Sơn, Phó Chủ tịch thường trực Hội thơ Đường luật Việt Nam báo cáo tóm tắt quá trình hoạt động 10 năm của Hội thơ Đường luật Việt Nam.
Trong mười năm qua, Hội thơ Đường luật Việt Nam là một sân chơi văn hóa lành mạnh, trí tuệ mà tao nhã, đượm chất thi thư của truyền thống dân tộc. Từ bài thơ “Nam Quốc sơn hà” của danh tướng Lý Thường Kiệt đến sáng tác của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương… đều mang âm hưởng thơ Đường luật.Hội đã cho ra mắt cả trăm đầu sách của tập thể và cá nhân (hầu hết từ các nhà xuất bản có uy tín), trong đó có 10 tập thơ đồ sộ (trước đây, các tập ấy mang tên “Thắp sáng Đường thi”, sau đó tới nay là “Thơ Đường luật Việt Nam"). Cuốn Tổng tập Thơ Đường luật Việt Nam 10 năm đang chuẩn bị xuất bản. Các ấn phẩm đều mang nội dung yêu nước, tự hào dân tộc, yêu quý con người, trân trọng các giá trị văn hóa dân tộc và thế giới.
Hai ảnh trên: Múa lâm và hát quan họ mừng khai mạc Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X.
Một số chi hội đã có sáng kiến vận động sáng tác góp phần vào giáo dục truyền thống, như: Kỷ niệm lần thứ 100 Ngày sinh của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ, tại xã Phù Khê quê hương của ông, Chi hội thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) đã tổ chức dâng hương tri ân và giới thiệu hai tập thơ của hội viên hoặc chủ đề hướng về biển đảo quê hương được thể hiện khá rõ nét trong "Thơ Đường luật Việt Nam", tập 10, NXB Hội Nhà văn ấn hành vào mùa Xuân Ất Mùi 2015.Cũng như những năm trước, Hội thơ Đường luật Việt Nam năm 2012 tại Quảng Ninh, năm 2013 tại Thanh Hóa, năm 2014 tại Phú Thọ, năm nay, UBND tỉnh Bắc Ninh, các ban, ngành và nhân dân địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X, trong đó đặc biệt là sự tài trợ của Tập đoang HANAKA. Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ XI sẽ dược tổ chức tại Đà Nẵng.
Đình đền Tướng Quốc Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh), nơi sẽ diễn ra Ngày hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X.
Trong dịp này, các đại biểu dự Ngày Hội thơ Đường luật Việt Nam lần thứ X đã giao lưu, trao đổi kinh nghiệm sáng tác, hoạt động của các Chi hội thơ Đường luật, đi tham quan Đền Đô, chùa Phật Tích, Đền thờ Kinh Dương Vương, chung vui cắt băng khánh thành Đình đền Quốc tướng linh tự, dâng hương các danh nhân anh hùng dân tộc Việt Nam, tri ân những gia đình chính sách, quân nhân xã Văn Môn (Yên Phong), cung nghinh các đại lão Hòa thượng chư tôn thiền đức lãnh đạo Đảng, Nhà nước Quang lâm bảo tháp niệm phật gia trí đức đúc tượng đồng Bác Hồ và các vị tướng Việt Nam.
Theo Tin, ảnh: Vũ Xuân Bân
Vanhien.vn
Vanhien.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét