Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2015

Việt Nam nên học

Ngôi làng kỳ lạ cứ sinh bé gái lại trồng 111 cây xanh

(MT&PLO) - Trong khi phần lớn văn hóa Ấn Độ thích sinh con trai thì một ngôi làng nhỏ thuộc bang Rajasthan của Ấn Độ lại có truyền thống cực kỳ độc đáo đó là trồng 111 cây ăn mừng khi con gái được sinh ra.
Từ năm 2006, cư dân làng Piplantri, huyện Rajsamand, miền nam tiểu bang Rajasthan đã bắt đầu nghi lễ kỳ lạ này. Mỗi một bé gái ra đời lại được đánh dấu bằng sự kiện cả làng cùng đi trồng 111 cây xanh.
 

Trồng cây xanh thể hiện rõ sự yêu quý, trân trọng các bé gái
 
Trung bình cứ mỗi năm, dân làng sinh ra khoảng 60 bé gái, gần đây khắp làng đã mọc thêm hơn 250,000 cây thuộc nhiều giống khác nhau như cây soan chịu hạn, cây hồng mộc Ấn Độ hoặc cây xoài .

Cộng đồng gồm 8000 dân cư này không chỉ trồng cây mà còn tâm huyết vun tưới để cây sống tốt và đơm hoa kết trái khi các cô gái nhỏ trưởng thành.

 
Truyền thống tốt đẹp này được khởi xướng bởi trưởng làng Shyam Sundar Paliwal, khi ông làm lễ tưởng niệm con gái Kiran đã mất vài năm trước của mình. Tại ngôi làng nơi ông đứng đầu, ngoài việc trồng cây xanh để chào mừng các bé gái, một hội đồng đặc biệt còn được thành lập. Hội đồng này nếu phát hiện ra gia đình nào cảm thấy bất mãn vì sinh con gái, sẽ thu 21000 rupi Ấn Độ (tương đương 7.300.000VNĐ) từ dân làng và 10000 rupi Ấn Độ ( tương đương 3.500.000VNĐ) từ ông bố. Số tiền này được đầu tư vào trái phiếu quốc gia trong vòng 20 năm để đảm bảo nguồn tài chính cho chính bé gái đó.
 

 
Hơn cả thế, ông Paliwal cho hay: “Chúng tôi còn yêu cầu phụ huynh ký vào một bản cam kết rằng sẽ không bắt con gái kết hôn trước tuổi hợp pháp, phải cho bé đến trường thường xuyên và chăm sóc cả những cây xanh được trồng theo tên của con gái họ”.

Cẩn thận hơn nữa, để đảm bảo hàng cây biểu tượng cho sự chào đời của các bé gái không bị mối đục khoét, dân xứ Piplantri trồng hơn 2,5 triệu cây nha đam xung quanh chúng. Hệ thống cây xanh đã trở thành nguồn kế sinh nhai của dân làng.

 

 
Người đứng đầu ngôi làng văn minh kể lại: “Dần dà chúng tôi nhận ra cây nha đam có thể được chế biến và đem bán dưới nhiều hình thức, vì vậy chúng tôi mời các chuyên gia đến tận làng hướng dẫn chị em phụ nữ chế biến các sản phẩm từ nha đam. Giờ đây làng tôi đã thành thạo việc sản xuất và buôn bán các mặt hàng như gel hay dung dịch nha đam”.
 
Lê Mai (TH theo Dân trí)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét