Thứ Tư, 29 tháng 7, 2015

Khi thắp hương nên thắp mấy nén?

Khi thắp hương nên thắp mấy nén?

22:22, Thứ Sáu, 23/01/2015 (GMT+7)

Việc thắp nhang (hương) trong gia đình, ở đền, chùa... là tập quán từ lâu đời của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, rất nhiều người băn khoăn mỗi lần thắp hương thì nên thắp mấy nén là vừa? Câu hỏi đơn giản song không ít người lúng túng khi trả lời.


Vào những ngày rằm, mồng một hằng tháng, các dịp giỗ, Tết, hầu hết các gia đình Việt Nam đều thắp hương (nhang) lên bàn thờ cúng Phật, gia tiên hoặc đến đền, chùa…cầu mong gia đạo yên vui, mạnh khỏe, may mắn…. Đây hoàn toàn không phải là hành động mê tín dị đoan, mà là một nét đẹp văn hóa, góp phần bảo tồn giá trị bản sắc văn hóa dân tộc.
Nén hương được đốt lên, gửi gắm nhiều thông điệp của trần gian đối với đất trời, tổ tiên, ông bà của mình, nó cũng làm gia đình ấm áp, lòng người được thanh thản hơn.
Việc thắp nhang như thế nào cho đúng, phù hợp với văn hóa và phong tục Việt Nam là điều cần biết đối với tất cả mọi người, nó cũng thể hiện văn hóa ứng xử của mỗi người.
Thực tế cho thấy, người Việt Nam ta khi thắp nhang thường chọn số lẻ (1, 3, 5, 7, 9) cho số nén hương dâng lên. Hoặc có thể người ta cũng đốt cả nắm hương chứ không chọn số chẵn (2, 4, 6, 8). Theo lý giải của nhà Phật, số lẻ mang nhiều ý nghĩa. Số lẻ là số âm và số chẵn là số dương. Số lẻ là âm nên nó phù hợp hơn với tổ tiên (người dương thắp cho người âm).
Nhà Phật chú trọng đến tâm hương là chính chứ không chú ý đến số nén hương được thắp lên bàn thờ. Ảnh minh họa
Lý giải việc người Việt Nam thường thắp ba nén hương, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Lê Quang Khang giải thích: Ba nén nhang thể hiện ý nghĩa là tâm nhang (lòng thành), giới nhang (theo lời răn dạy của Phật thánh tổ đường) và định nhang (tuyệt đối không thay lòng đổi dạ).
Ngoài ra, còn có nhiều quan niệm khác nhau về các con số nén hương:

- Số 1: thể hiện lòng thành
- Số 2: Khi viếng linh cữu người chết và trong thời gian để tang, người ta thường thắp 2 nén hương.
- Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau hơn. Đó có thể là : Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng); Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ – Hiện tại – Tương lai); Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ) của nhà Phật. Điều này lý giải vì sao ở sân chùa thường có 3 đỉnh hương to.
- Con số 5 là 5 phương trời đất, 5 hướng thần linh. Theo phong thủy thì là Ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
- Số 7 và số 9 được tượng trưng cho “vía” của con người, khi người ta muốn xin ơn cho cá nhân (nam thất nữ cửu).
Thực tế, 3, 5, 7, 9,... hay 1 nén hương là đều giống nhau, không khác nhau về ý nghĩa. "Việc các chùa hiện nay khuyến khích Phật tử chỉ nên thắp 1 nén nhang đó là nhằm tránh hỏa hoạn và ô nhiễm môi trường với những người xung quanh. Việc thắp nhiều hay ít nhang không quan trọng mà chủ yếu là ở tấm lòng của người hướng đến chư Phật".
Vì thế, chúng ta đi đền, chùa chỉ cần thắp 1 nén hương là đủ. Một nén hương gọi là tâm hương. Tuy chỉ một nén nhưng nén tâm hương lại bao gồm ý nghĩa năm sắc hương: giới hương (tự nhắc nhở mình hướng thiện để tâm luôn trong sáng); định hương (giữ cho lòng yên ổn không bị cái xấu); tuệ hương (làm cho trí não luôn sáng suốt để thu nhận được những điều tốt đẹp, thiện lương); tri kiến hương (giúp ta vững tin phát triển năng lực, trí tuệ); giải thoát hương ( giúp ta buông xả mọi ưu phiền cũng như những ham muốn tội lỗi).
Cũng theo nhà Phật, không nên dùng nhang giả (nhang điện) cắm vào lư hương.
Theo K.V
GĐ&X
H

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

“Họ đã chết cho tôi được sống”

“Họ đã chết cho tôi được sống”

27/07/2015 16:48 GMT+7
TTO - Trung tướng Khuất Duy Tiến, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Tư lệnh quân đoàn 3, đã nói như thế khi nhắc đến đồng đội của mình.
Trung tướng Khuất Duy Tiến
Trung tướng Khuất Duy Tiến
Trực tiếp tham gia chiến đấu từ kháng chiến chống Pháp tới chống Mỹ, trực tiếp chỉ huy trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, đã có những đồng đội hi sinh trên tay ông.
Ở tuổi 84, đôi chân không còn khỏe, ông trở lại chiến trường Vị Xuyên, nơi hơn 30 năm trước những người lính trẻ phơi phới một tình yêu khi cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Và nhiều người trong số họ đã ngã xuống, vĩnh viễn không trở về.
“Tôi nói với bản thân mình, nói với các con tôi rằng được sống đến ngày hôm nay, được khỏe mạnh thế này là hạnh phúc. Hạnh phúc nhất trên đời này là hằng ngày thức dậy trước khi mặt trời mọc, thấy người thân của mình khỏe mạnh và đất nước được yên bình. Tôi đã trải qua cả bốn cuộc chiến tranh nên hiểu hơn ai hết giá trị của hòa bình.
* Được biết ông vừa đi thăm chiến trường Vị Xuyên trở về, đây từng là chiến trường ông đã chỉ huy trong những năm chiến tranh biên giới phía Bắc, điều gì nhắc ông nhớ lại những tháng ngày ấy?
- Sau trận đánh của sư đoàn 356 ngày 12-7-1984, tôi trực tiếp chỉ huy sư đoàn 31 lên tiếp viện, khi đó tôi đang là thiếu tướng, tư lệnh quân đoàn 3.
Mặc dù thời gian sư đoàn 31 chiến đấu tại biên giới kéo dài từ cuối năm 1984 đến cuối năm 1985 nhưng cuộc chiến không khốc liệt như những tháng ngày trước đó.
Nhưng để giữ được mặt trận, giữ được từng tấc đất nơi biên cương trong khi phía bên kia thì quân giặc nổ súng, bên này sườn đồi những người lính của tôi vẫn phải giữ chặt từng hang đá không được chuyển dời. Có những hang đá thấp, những người lính ấy không bao giờ đứng được thẳng lưng, cứ hết một đợt trực đổi quân, anh em từ trên hang đá đi xuống, rất nhiều người bị đau xương, đau lưng, phần do khí núi đá lạnh, phần vì không thể nằm, ngồi, đứng thẳng lưng được.
Khi ấy thương anh em lắm. Tôi cứ nghĩ mãi bao nhiêu năm mới giành được độc lập, tưởng độc lập rồi, nào ngờ vẫn tiếp tục phải chinh chiến, tiếp tục chiến đấu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.
Trở lại chiến trường sau 30 năm, những vết tích của cuộc chiến tranh thì không còn, làng mạc cũng đã lên xanh, những nơi từng là chiến trường đã mọc lên những làng mạc, ruộng lúa, những nơi còn sót bom mìn thì cây cối đã xanh tươi.
Nhưng tôi biết dưới những lớp đất đó, hàng trăm liệt sĩ vẫn chưa được quy tập. Ở đó, thỉnh thoảng khi người dân canh tác hay xây dựng các công trình vẫn tìm thấy những bộ hài cốt được bọc trong vải dù hoặc nilông kèm những vật dụng như biđông nước hay khẩu súng trường. Đó là những người lính hi sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Điều tôi đau lòng nhất là đứng trước nghĩa trang Vị Xuyên, với những dãy dài ngôi mộ chưa biết tên của hàng trăm liệt sĩ đã ngã xuống. Khi tham gia chiến đấu họ đều là những người rất trẻ, nhưng khi chết được quy tập mộ mang về thì tên tuổi thất lạc không còn.
Nhắc đến việc này khiến tôi nhớ đến người bạn chiến đấu đầu tiên đã chết trên tay tôi khi tôi còn là một người lính rất trẻ thuộc tiểu đội 310. Đó là cuộc kháng chiến chống Pháp, tiểu đội của tôi đánh đồn ở Tiên Hưng, Thái Bình. Anh Bảo bị trúng đạn vào ngực. Trước khi chết, anh nhìn đồn bị cháy và nấc lên ôm chặt lấy tôi. Tôi biết chắc chắn anh sẽ được những người dân ở đó chôn cất, nhưng sau này có dịp đi tìm lại thì không tìm thấy mộ của anh Bảo đâu.
Vậy nên dù năm nay đã 84 tuổi nhưng chưa năm nào vào ngày thương binh liệt sĩ mà tôi không đi viếng những đồng đội. Đồng đội của tôi là những người đã ngã xuống từ những năm 1953 cho đến năm 1985. Đó là những người mãi mãi trẻ ở lứa tuổi 20.
* Sau khi đất nước vừa thống nhất chưa được bao ngày thì xảy ra cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, ông đã thấy cuộc chiến này như thế nào?
- Đó là những ngày đất nước chưa được bình yên bao lâu thì quân Pol Pot tràn sang các tỉnh biên giới. Tôi đã tham gia cuộc chiến đánh đuổi quân Pol Pot từ tháng 10-1977 cho đến năm 1979. Cuộc chiến ấy đã kết thúc gần 40 năm rồi nhưng hình ảnh khủng khiếp khi chúng tôi vào một ngôi làng ở Xa Mát (Tây Ninh) thì còn đọng mãi. Chẳng có cuộc chiến nào mà quân giặc lại tàn ác đến mức ra tay tàn sát những dân thường. Và để bảo vệ đất nước và tính mạng những người dân vô tội, chúng tôi lại ra chiến trường. Cuộc chiến nào cũng tàn khốc và để lại những hậu quả nặng nề.
Tôi tham gia cả bốn cuộc chiến và may mắn vẫn còn sống sót để trở về dù trên mình còn nhiều thương tích. Những đồng đội của tôi đã hi sinh để tôi được sống. Bởi vậy tôi vẫn nói với các con mình được sống là may mắn và hạnh phúc. Bởi bây giờ còn rất nhiều người đã hi sinh mà không còn bia mộ.
Dù Nhà nước có bù đắp thế nào, tôi có xót thương các đồng đội của tôi đến thế nào thì cũng không thể làm những người đã ngã xuống sống lại và quay trở về. Ở đời này, mạng sống của con người là đáng quý, và chiến tranh có thể tước đoạt mạng sống của bất kể ai. Đó là điều đáng sợ nhất.
* Ông vẫn theo dõi các chương trình thời sự hằng ngày chứ?
- Tôi biết phóng viên hỏi câu đó là liên quan đến tình hình biên giới phía Nam những ngày qua. Chúng ta đúng là đang gặp nhiều khó khăn từ việc bị quấy nhiễu trên Biển Đông đến vấn đề biên giới với Campuchia. Nhưng một dân tộc trong vòng chưa đầy 50 năm mà phải trải qua bốn cuộc chiến tranh khốc liệt thì không thể nào không có giải pháp đối với những rắc rối trên biển hay trên bờ.
Vấn đề là chúng ta yêu chuộng hòa bình, bản thân tôi cũng mong muốn hòa bình để nhân dân được yên ổn làm kinh tế. Hàng triệu người chết trong bốn cuộc chiến là quá đủ cho độc lập của một đất nước, vấn đề còn lại là ứng xử khéo léo để vừa giữ được sự toàn vẹn lãnh thổ trên đất liền và trên biển mà không phải hi sinh thêm bất kể một người nào.
Hòa bình là quý giá, sự sống là quý giá, chẳng điều gì có thể đánh đổi tốt hơn đối với hòa bình, và cũng chẳng có sự đánh đổi nào quý giá hơn mạng sống mỗi con người.
HOÀNG ĐIỆP

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2015

Chuyện về vị cứu tinh ẩn danh của người Do Thái trong Thế chiến II

Chuyện về vị cứu tinh ẩn danh của người Do Thái trong Thế chiến II

07:40 25/07/2015

Khi qua đời ở tuổi 96, Ho Feng Shan (Hà Phụng Sơn) mang theo bí mật của đời ông xuống mồ. Suốt cuộc đời mình, Ho không hề nhắc đến những hành động anh hùng của ông trong Thế chiến II với bất cứ ai, kể cả với vợ con hay bạn bè. Từ năm 1938 đến 1940, lúc là Tổng lãnh sự Trung Hoa Dân quốc ở thủ đô Vienna nước Áo, Ho chỉ bằng chữ ký của mình đã cứu mạng hàng chục ngàn người Do Thái khỏi bàn tay sát nhân của Đức Quốc xã.

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Cựu Thiếu tá tình báo kể chuyện 6 lần bị địch cưa chân

Cựu Thiếu tá tình báo kể chuyện 6 lần bị địch cưa chân

Dân trí : Mua chuộc bằng đô la, gái đẹp, biệt thự, xe hơi… không thành, quân đội Mỹ đã dùng những màn tra tấn cực kỳ dã man đối với ông Thương. Chỉ trong 3 tháng, 10 ngón chân của ông lần lượt bị bẻ gãy, hai chân bị cưa 6 lần, cụt đến qua đầu gối...

Chiến đấu đến viên đạn cuối cùng
Cựu Thiếu tá tình báo kể chuyện 6 lần bị địch cưa chân (bài để dành)
6 lần bị địch cưa chân, chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương đã vĩnh viễn mất đi cả hai chân.


Tìm đến nhà Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương (77 tuổi, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) tại con hẻm ở đường Bình Lợi (phường 13, quận Bình Thạnh), chúng tôi vô cùg xúc động khi chứng kiến ông với đôi chân bị cưa cụt, đi bằng hai tay ra mở cửa đón khách.
Bằng chất giọng trầm ấm, người chiếc sĩ tình báo Miền Nam năm xưa quay ngược dòng hồi ức. Cha ông vốn là một chiến sĩ quân báo, bị địch bắt và hy sinh trong nhà tù ở Tây Ninh năm 1959. Mẹ ông cũng là một nữ đảng viên, là giao liên hoạt động trong Hội Phụ nữ cứu quốc. Bà bị địch bắt, tra tấn, đày ra “chuồng cọp” Côn Đảo rồi hy sinh vào năm 1947.
Trong năm cha mất, ông Thương quyết định tham gia quân ngũ. Sau thời gian huấn luyện, năm 1961, ông được chuyển về đơn vị trinh sát và làm bảo vệ cho ông Võ Văn Kiệt (lúc đó là Bí thư Thành ủy T4 Sài Gòn - Gia Định). Một thời gian sau, Thương được giới thiệu sang hoạt động trong ngành tình báo, dưới sự huấn luyện trực tiếp của Đại tá Nguyễn Nho Quý (biệt danh Mười Nho) lúc đó là Trưởng ban tình báo khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
“Có bao nhiêu kiến thức, kinh nghiệm tao cho mày hết rồi đó. Chỉ có một điều phải luôn ghi nhớ trong tim: Tài liệu là điệp viên, mất tài liệu là mất điệp viên” – Đó là bài học đầu tiên mà ông Thương được cấp trên căn dặn.
Năm 1969, sau khi bị bại lộ thân phận do tên Chiến Cá chỉ điểm, lúc này, ông đang chuyển rất nhiều tài liệu mật từ căn cứ về Sài Gòn. Trên đường về, quân Mỹ phát hiện ra ông và cho trực thăng vây bắt. Đến cánh đồng ấp Mỹ Phước (Bình Dương), một số máy bay Mỹ hạ độ cao, cho quân đổ bộ quyết bắt bằng được người tình báo giao liên.
“Lúc này, tôi đã giấu xong tài liệu vào luống cày rồi nấp vào một chỗ kín đáo. Khẩu súng chỉ còn 21 viên đạn. Chờ địch tới gần 15 thước, tôi bắn 20 viên đạn tiêu diệt nhiều lính Mỹ. Viên cuối cùng tôi định tự sát, nhưng nghĩ lại lời thề Đảng viên không được tự sát, tôi quyết dụ chúng đến gần để tiêu diệt cướp súng.
Để đánh lừa lính Mỹ, tôi vờ đầu hàng, tiến về phía máy bay. Khi chúng hạ độ cao, hạ thang dây, tôi cướp súng của một tên địch và bắn liên tiếp vào ổ chia lửa của máy bay. Một chiếc bốc cháy, nhiều máy bay khác lao tới đổ quân bao vây. Lúc này tôi đã chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, tôi bị thương và bị chúng dùng báng súng đập gãy cánh tay, ngất lịm” - ông Thương kể.
Cũng kể từ đây, người chiến sĩ tình báo bắt đầu chuỗi ngày đấu tránh kiên cường, bất khuất cả về tinh thần và thể xác.
“Vượt ải” kim tiền
Chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương thời kỳ hoạt động cách mạng
Chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương thời kỳ hoạt động cách mạng
Bị bắt về Sài Gòn, ông Thương được lính Mỹ dẫn về ngôi biệt thự rất sang trọng có tên Hoa Hồng, ở đây có sẵn một “bóng hồng” xinh đẹp, dịu dàng, mang dáng dấp một thiếu nữ con nhà lành, có học thức chờ đón và chăm sóc ông. Tại phòng khách, một người lính Mỹ đeo quân hàm Đại tá chỉ cho ông xấp tiền 100.000 USD, chiếc xe hơi, ngôi biệt thự và nói “tất cả những thứ này là của ông, điều kiện duy nhất là thừa nhận ông chính là Nguyễn Văn Thương”.
Không chỉ vậy, nếu ông Thương chịu hợp tác thì chúng sẵn sàng trao cho một bộ quân phục hai bông mai cấp Trung tá trên vai áo.
“Khi học làm tình báo, tôi được dạy là bọn nữ tâm lý chiến thường dùng nhan sắc, mặc quần áo hở hang, khêu gợi xác thịt... nhưng cô gái mà tôi gặp lại đoan trang, thùy mị. Suốt 100 ngày cô chỉ có những lời êm ái hỏi thăm gia cảnh, chăm sóc sức khỏe và những tâm tình tưởng chừng như được rút ra từ trong sâu thẳm tâm hồn cô, rồi những lời nói về tình ái, những động tác thân xác đúng “bài” tình yêu lãng mạn, đánh vào tâm lý và bản năng con người hòng làm tôi lay chuyển, lơ là mà tiết lộ thông tin về tổ chức cách mạng của ta” – Cựu chiến sĩ tình báo miền Nam tâm sự.
Cô gái được quân Mỹ giao nhiệm vụ moi thông tin từ ông Thương được gọi với cái tên rất mỹ miều Thùy Dương. Dù cố tỏ ra thân thiện, rất ít nhắc đến cách mạng nhưng Thùy Dương phải làm đủ mọi cách để khiến người tình báo giao liên phải khai ra hết.
Nhiều lần, bằng cách ăn mặc khá khêu gợi cô vào phòng ngủ của ông để hy vọng Nguyễn Văn Thương có thể khai ra tên thật và tài liệu mật, nhưng đều không mua chuộc được ý chí của người tình báo. “Anh nghe em đi, nói ra hết chúng ta sẽ có 10.000 USD đi xứ anh đào. Nếu không nghe, Mỹ sẽ đập nát 2 bàn chân của anh bởi nó là bàn chân của giao liên tình báo” - Thùy Dương thủ thỉ trong một lần tìm cách gần gũi ông Thương.
Sau 100 ngày ở trong ngôi biệt thự, dù dùng tiền, nhà cửa và gái đẹp không thể mua chuộc được ông Thương, quân Mỹ bắt đầu áp dụng “giai đoạn 2” với những màn tra tấn tàn độc, khủng khiếp.
6 lần “chết đi, sống lại”!
Cựu Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương
Cựu Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương

Trong quá trình bị bắt giam, chúng dùng đủ mọi đòn tra tấn dã man để nhằm khai thác thông tin từ ông. “6 lần cưa chân của giặc Mỹ khiến tôi không thể nào quên được. Để bắt đầu cho việc hành hình tôi, chúng trói chặt tôi lên chiếc bàn rồi bẻ gãy hai ngón chân út khiến tôi đau đến tận tim” – Ông Thương nhớ lại.
Sau đó, chúng bắt đầu dụ dỗ tôi nhưng đáp trả lại những câu hỏi của chúng, tôi chỉ im lặng và nhận mình là Nguyễn Trường Hân, là lính đào ngũ chứ không phải Nguyễn Văn Thương - Tổ trưởng giao liên tình báo miền Nam như lời tên phản quốc Chiến Cá chỉ điểm. Tiếp đó, cứ cách mấy ngày chúng lại đến thẩm vấn tôi và lần lượt 10 ngón chân của tôi kêu “rắc”, đứt lìa, máu chảy đầm đìa. Khi bẻ xong 10 ngón chân chúng dùng gậy đập nát hai bàn chân để tôi không thể tiếp tục làm tình báo.
Dù nhiều lần chết đi sống lại, ngất lịm giữa vũng máu cả ngày trời nhưng ông Thương vẫn cắn răng chịu đựng vì một niềm tin vào Đảng. “Chỉ cần tôi khai ra nhiều cơ sở bí mật của quân ta sẽ bị bại lộ và việc đó hoàn toàn bất lợi. Tôi thà chết chứ nhất định không hợp tác với giặc, không bao giờ bán nước” – Ông Thương khẳng định.
Khi các vết thương ở bàn chân chưa lành, ông Thương tiếp tục bị quân Mỹ cưa chân. Mỗi lần, bọn chúng cưa một đoạn, chúng cưa bằng gang tay, khi thì chỉ vài cm, khi thì một đoạn.
“Trong nhiều ngày, chúng đã cưa chân tôi 6 lần và đây là quãng thời gian đau đớn khủng khiếp nhất. Mỗi lần chuẩn bị cưa, chúng lại áp dụng nhiều thủ đoạn tra tấn tâm lý kéo dài sự căng thẳng, kéo dài sự đau đớn. Hết đánh lại cưa, cưa xong lại chữa trị cho lành, gần lành chúng lại cưa. Có đợt, cưa xong chúng lại đưa tôi ra làm vật thí nghiệm cho bác sĩ Mỹ thực tập. Cứ như thế, chúng cưa nhiều lần, cưa nhiều đoạn và cho đến lần thứ 6 thì tôi đã vĩnh viễn mất đi đôi chân”
Lòng can đảm và sự anh dũng của Thiếu tá Nguyễn Văn Thương khiến cho những tên đầu sỏ, “đồ tể” của đế quốc Mỹ lúc đó cũng phải thốt lên: “Tao thua rồi, mày là sinh vật thép”.
Gia đình của chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương hôm nay
Gia đình của chiến sĩ tình báo Nguyễn Văn Thương hôm nay

Sau khi dùng đủ các chiêu trò từ tâm lý đến tra tấn không đạt được kết quả ông bị đưa về giam giữ tại trại giam Hố Nai. Trong tù, ông vẫn tiếp tục hoạt động, đấu tranh, viết truyền đơn nên bị chúng liệt vào dạng tù cấm cố, nhốt vào thùng sắt 3 tháng, nơi mà người tù bình thường khó chịu đựng nổi qua 15 ngày, rồi bị đày ra Côn Đảo. Đến năm 1973, sau hiệp định Paris, ông được thả tự do về đoàn tụ với gia đình với thân hình không còn lành lặn.
Dù đôi chân cụt gần hết cùng hàng trăm vết thương do địch tra tấn khiến ông đau nhức nhưng đôi mắt ông vẫn sáng ngời tình yêu Tổ quốc. Ông thường xuyên tham dự các buổi giao lưu, truyền ngọn lửa cách mạng cho thế hệ mầm non của đất nước. Ông mãi là tấm gương sáng về lòng yêu đất nước và ý chí bất khuất trong mọi nghịch cảnh.
Trung Kiên – Xuân Hinh

Thứ Năm, 23 tháng 7, 2015

Cách dạy con của người Nhật

                                              CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI NHẬT

Các bà mẹ nên xem và nghiên cứu để áp dụng cho phù hợp.
CÁCH NGƯỜI NHẬT DẠY CON
--------------------------------------------
1. Người Nhật luôn quan niệm
Rằng học giỏi, thông minh
Không bằng nhân cách tốt,
Trung thực và có tình.

2. Môi trường sống và học
Rất quan trọng - vì con,
Người Nhật luôn cố gắng
Dọn đến chỗ tốt hơn.

3. Họ thương con, hẳn thế,
Nhưng quyết không nuông chiều.
Biếng ăn thì cứ nhịn.
Muốn kêu thì cứ kêu.
Vì không biết tuyệt thực,
Đói, trẻ con sẽ ăn.
Tuyệt đối không bắt ép,
Không quát mắng, cằn nhằn.
Ăn là việc nghiêm túc.
Ngồi ghế, phải rửa tay.
Không bạ đâu ăn đấy,
Phải đúng giờ trong ngày.

4. Với con phải tôn trọng,
Tế nhị và thông minh.
Phải cho con tự quyết
Các “vấn đề” của mình.

5. Phải dạy con trung thực
Bằng cách chính mẹ cha
Không bao giờ nói dối,
Ngoài đời và trong nhà.

6. Con làm việc gì đấy,
Không ảnh hưởng người nào,
Vô hại, không nguy hiểm,
Thì kệ, đừng xen vào.

7. Khi con lên năm tuổi,
Hãy dạy cách tiêu tiền.
Hàng tuần cho tiền lẻ.
Có kiểm soát, tất nhiên.

8. Phải dạy con dũng cảm
Chịu trách nhiệm của mình.
Dạy con biết chờ đợi,
Dạy về nghĩa, về tình.
Phải dạy con: Cuộc sống
Cho và nhận hai chiều.
Và rằng người hạnh phúc
Thường nhận ít, cho nhiều.
Phải dạy: Ở trường học
Luôn ăn nói ôn tồn.
Không được đánh ai trước,
Nhưng người nào đánh con,
Thì phải cố đánh lại,
Không mách cô, kêu la.
Lúc về, nếu không muốn,
Không kể với cả nhà.

9. Phải dạy để con hiểu
Thất bại là bình thường.
Ngã thì tự đứng dậy,
Không chờ người ta thương.

10. Trẻ con hay ốm vặt.
Không đáng lo việc này.
Không đáng lo cả việc
Con chang nắng suốt ngày.
Cứ để chúng thoải mái
Tiếp xúc với thiên nhiên.
Nhờ thế chúng cứng cáp,
Dạn dày khi lớn lên.

11. Học không cứ nhất thiết
Cầm cuốn sách ê a.
Học là chơi, là nghịch,
Là la hét váng nhà.
Tạo cho chúng cơ hội
Tự khám phá bản thân,
Rồi khám phá thế giới.
Điều ấy rất, rất cần.

12. Về phần mình, bố mẹ
Phải bảo đảm hàng ngày
Chơi với con, dù bận,
Các trò chơi thơ ngây.
Mục đích các trò ấy
Là làm cho con cười.
Tiếng cười rất quan trọng,
Giúp đứng vững trong đời…

                                                                                                                                 Nguồn sưu tầm (Thầy Thái Bá Tân)