Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Để hiểu thêm về hoa Nhất Chi Mai ( Nhị độ mai)

Nhất chi mai loài hoa mang quốc hồn quốc túy

Không giống như các loài hoa khác, nhất chi mai khi còn là nụ chúng có màu hồng đẹp dịu dàng. Trên mỗi ngọn chi chít nụ hoa đang e ấp chờ xuân sang cho đến khi lìa  cành sắc hoa chuyển đỏ rồi mới rụng nhưng vẫn đẹp lạ thường.

Đất nước ta trải qua hàng nghìn năm thăng trầm, cho đến nay mọi thứ đã thay đổi cho phù hợp với quy luật phát triển của tự nhiên. Nhưng có một điều dễ nhận thấy rằng, cái gì thuộc về hồn cốt, về nét đẹp cổ truyền vẫn luôn được gìn giữ trân trọng nhất là cách chơi, thưởng thức cái đẹp của hoa cây cảnh. Trong đó cây hoa Nhất chi mai là cây luôn được săn lùng khi  dịp Tết đến xuân sang.

Giới thiệu về hoa Nhất chi mai

Trên thế giới có tới hơn 20 loài mai thuộc họ mai. Ở Việt Nam hoa mai được biết đến và yêu chuộng phải kể đến là hoa mai vàng, và Nhất chi mai. Nhất chi mai còn có tên gọi khác là Nhị độ mai khác hoàn toàn với cây mai vàng. Cây có mặt ở hầu khăp các tỉnh thành của nước ta, đặc biệt là vùng đất kinh kì xưa và nay vào dịp Tết không thể thiếu loài hoa mai trắng này. Vậy loài hoa này có điều gì đặc biệt?
nhat chi mai
Không giống như các loài hoa khác, nhất chi mai khi còn là nụ chúng có màu hồng pha sắc trắng đẹp trong trẻo. Trên mỗi ngọn chi chít nụ hoa đang e ấp chờ xuân sang. Trong khi các loài hoa khác héo rũ, tàn tạ rồi mới rụng thì hoa mai lúc lìa cành sắc hoa chuyển đỏ rồi mới rụng nhưng vẫn đẹp lạ thường.
nhat chi mai
Là loài cây thân gỗ nên cành lâu năm gốc cây càng phình to, xù xì già nua và không có quả. Vẻ đẹp của những cây mai nhìn cứng cỏi, phong trần. Trải qua những ngày hè nắng nóng, nhất chi mai vẫn chẳng “sờn gan” để đến mùa đông tháng giá nhất chi mai nở rộ để chào đón một mùa xuân mới cùng thiên nhiên đất trời.

Những dáng thế của Nhất Chi mai

Càng vào dịp Tết nhất chi mai càng được săn lùng, đặc biệt là những cây mai có dáng thế độc đáo đầy ý nghĩa phong thủy. Chỉ những người sành về hoa mai mới hiểu được hết vẻ đẹp và giá trị của hoa. Họ thường chọn nhưng cây mai bonsai nhỏ nhắn có dáng, thế Tam đa, dáng Trực, dáng Xiêu, dáng Huyền…để trang trí trong nhà nhằm mục đích là mang lại may mắn, hạnh phúc, tài lộc và sức khỏe đến cho mọi người.
nhat chi mai dang truc
Trong đó dáng Trực là một trong những thế được yêu chuộng bởi mang ý nghĩa tôn kính bề trên, cách đối nhân xử thế hợp tình hợp lí mà còn là người ngay thẳng, thật thà mạnh mẽ và không nhu nhược như chính chủ nhân của nó.

Dáng Tam đa

Dáng tam đa hay còn gọi là tam tài – thiên, địa, nhân. Chỉ có một gốc, hoặc thân to có 3 tán tròn lớn xoay xung quanh trục. Dáng thế cây này mang ý nghĩa là làm ăn phát đạt, các thành viên trong gia đình luôn được may mắn hạnh phúc, đi lại hành thông, thiên thời – địa lợi – nhân hòa.

Dáng Huyền

Thế Huyền hay còn gọi là dáng thác đổ, được uốn, tạc phỏng theo những cây mọc trên sườn núi dôc đứng ngả về một bên.
nhat chi mai dang huyen
Những cây Nhất chi mai có dáng huyền thường đổ nghiêng về một hướng nhất định giống như nước chảy từ đỉnh núi xuống. Với những cây nhỏ xinh được đặt trên đôn, kỉ phòng khách có dáng huyền này đổ xuống chào đón bằng những bông hoa màu trắng trong quả thực rất quý hiếm.
nhat chi mai

Ngày nay do sự phát triển của xã hội nên kiểu dáng bonsai có thêm nhiều dáng mới nhưng tựu chung lại chúng vẫn phản ánh được tư tưởng, tình cảm của con người qua những tác phẩm bonsai giá trị.

 Ý nghĩa của Nhất chi mai

Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta ca ngợi Nhất chi mai là loài hoa mang quốc hồn quốc túy. Từng cánh hoa tinh khiết nở rộ báo hiệu một mùa xuân tươi mới, an lành. Vẻ đẹp của hoa đã đi làm thi ca văn học mà trong đó người Lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mỹ Sơn, một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỉ 19 trong văn học Việt Nam – Cao Bá Quát đã từng viết.
Thập tải luân giao cầu cổ kiến
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Tức là: Mười năm đi tìm gươm báu. Một đời chỉ biết cúi đầu trước hoa mai.
nhat chi mai
Nhất chi mai đã là biểu tượng của người quân tử trung tín, tiết tháo, ngoan cường chọc trời khuấy nước. Cao Bá Quát cúi đầu trước hoa mai là cúi đầu trước người quân tử, trung thành vì nghĩa lớn, cúi đầu trước vẻ đẹp quá đỗi thanh tao kiên cường của loài hoa này.
nhat chi mai

Đừng tưởng đông tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai.
Mai cheo leo vách núi, thống khổ cùng con người trong những năm tháng hào hùng. Mai làm đẹp từng ngôi nhà, góc phố. Nhìn thấy những cành mai là nhớ tới bạn hiền, nhớ tới Tràng an thanh lịch.
nhat chi mai
Mai chúc chưa quên tình bạn cũ
Giang hồ còn mấy mắt ai xanh
bonsai nhất chi mai tại Trang trại hoa cây cảnh Thăng Long
Bonsai nhất chi mai - món quà sang trọng và đầy ý nghĩa trong dịp năm mới
Bonsai nhất chi mai tại Trang trại hoa cây cảnh Thăng Long
Những chậu bonsai Nhất chi mai tại Trang trại hoa cây cảnh Thăng Long
Nhất chi mai bonsai
Chậu bonsai nhất chi mai được chăm sóc cẩn thận để nở trúng Tết (đêm giao thừa)
Một năm đã qua, bạn có nhiều trăn trở, lo toan không? Nếu có hãy khép lại phía sau của năm cũ để hòa mình vào một mùa xuân của đất trời để cho tâm hồn thêm tươi mới. Hãy để hoa mai chia sẻ niềm vui cùng bạn. Hoa mai trang trí cho ngôi nhà thêm sang trọng, độc đáo và quyến rũ hơn xưa.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2019

Đỉa ký sinh trong cơ thể người bằng cách nào?

Đỉa ký sinh trong cơ thể người bằng cách nào?

Uống nước lã, tắm khe suối, ao hồ... khiến đỉa dễ dàng vào cơ thể qua đường miệng, mũi.
Đỉa là phân lớp sinh vật sống dưới nước thuộc ngành Giun đốt (Annelida). Đặc trưng cơ bản nhất là tổ chức cơ thể đã xuất hiện xoang cơ thể chính thức, cơ thể có phân đốt, hô hấp bằng mang. Thức ăn của đỉa là máu các loại động vật. Miệng đỉa có giác hút để châm vào con mồi và hút máu. Đỉa tiết ra chất chống đông máu nên vết chích sẽ bị chảy máu liên tục.
Gần đây, phần lớn bệnh nhân bị đỉa ký sinh trong cơ thể đều là người miền núi. Nguyên nhân là người dân có thói quen uống nước lã, tắm từ các nguồn nước thiên nhiên như khe suối, ao hồ.
Bác sĩ Lê Thanh Huyền, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, đỉa nhỏ có thể chui vào miệng, bám vào niêm mạc hầu, xuống thực quản, lên mũi. Khi người hít sâu, đỉa có thể xuống tới phế quản sinh sống trong thời gian dài mà khó phát hiện. Chúng có kích thước bé nhưng khi vào cơ thể hút máu sẽ phát triển rất nhanh.
Thói quen uống nước lã, tắm từ các nguồn nước thiên nhiên như khe suối, ao hồ là nguyên nhân cihnhs khiến đỉa chui vào cơ thể. Ảnh: Asianews
Thói quen uống nước lã, tắm từ các nguồn nước thiên nhiên như khe suối, ao hồ là nguyên nhân cihnhs khiến đỉa chui vào cơ thể. Ảnh: Asianews
Triệu chứng thường gặp khi bị đỉa ký sinh là chảy máu liên tục, do đỉa tiết ra chất hirudine có tác dụng chống đông máu, bệnh nhân không cảm thấy đau đớn. Triệu chứng này thể hiện dưới các hình thức ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu.
Sinh vật chủ khi bị đỉa cắn khó cầm máu. Thường đỉa vào cơ thể bám vào thanh quản, hầu, mũi, họng, thực quản hoặc ở niệu đạo, bàng quang, bộ phận sinh dục của con người...
Đỉa ký sinh ở hầu, khí quản sẽ gây ngạt thở, có thể dẫn đến tử vong. Đỉa chui vào mắt gây chảy máu ở mắt, người bệnh sợ ánh sáng, chảy nhiều nước mắt. Đỉa ký sinh ở thực quản làm cho người nuốt khó, nôn oẹ. Đỉa cũng có thể chui vào âm hộ gây chảy máu kéo dài, chui vào đường sinh dục của nam giới làm chảy máu đường tiết niệu...
Theo các bác sĩ, điều trị đỉa ký sinh sẽ tùy theo từng trường hợp. Bệnh nhân cần đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện hoặc nghi ngờ đỉa xâm nhập vào cơ thể.
Đỉa xâm nhập vào các hốc tự nhiên nên súc miệng bằng nước muối mặn hoặc hít chất có mùi cay, mùi hăng. Nếu đỉa bám ở vùng nông, bác sĩ dùng ống soi để gắp đỉa ra. Đỉa bám vào ở sâu trong các bộ phận cơ thể, phải gây tê và dùng dụng cụ chuyên dùng để gắp đỉa ra. Nếu chúng chui ở quá sâu, bác sĩ buộc phải mổ bệnh nhân để bắt đỉa.
Thúy Quỳnh

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Trung Quốc âm mưu cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa qua nhiều thời kỳ

Trung Quốc âm mưu cưỡng chiếm trái phép Hoàng Sa qua nhiều thời kỳ

Đại Việt là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền này được thực thi liên tục.

45 năm trước, ngày 19/1/1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. VnExpress có cuộc trao đổi với tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nhân dịp này.
- Trung Quốc đã âm mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam như thế nào, thưa ông?
- Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đã được nhà nước Việt Nam xác lập và thực thi chủ quyền liên tục qua các thời kỳ.
Đại Việt là nhà nước đầu tiên trong lịch sử Biển Đông đã chiếm hữu các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong hơn ba thế kỷ dưới thời chúa Nguyễn (từ năm 1558 -1775), vương triều Tây Sơn (1788 - 1802), vương triều Nguyễn (từ năm 1802 đến Hoà ước Patenôtre 1884 xác lập quyền bảo hộ của Pháp), các nhà nước Việt Nam đã thực thi chủ quyền của Việt Nam  ở quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa trên Biển Đông. Chúng ta có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền đó là thực sự, rõ ràng, hoà bình và liên tục. 
Nhưng đã từ lâu, Trung Quốc có tham vọng tiến về phía Nam, độc chiếm Biển Đông để vươn lên thực hiện "giấc mộng Trung Hoa".
Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam là mục tiêu trong chiến lược ấy. Nên chính quyền Trung Quốc qua nhiều thời kỳ đã toan tính kỹ lưỡng, chờ thời cơ thuận lợi để cưỡng chiếm hai quần đảo này. 
[Ông Trần Công Trục. 
Ông Trần Công Trục. 
Hải đội Hoàng Sa đã được thành lập trước năm Tân Mùi (1631), dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) - vị chúa thứ hai của nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Ngoài đội Hoàng Sa còn có đội Bắc Hải (thành lập khoảng cuối thế kỷ XVII) hoạt động ở phía Nam của Biển Đông. Đội Hoàng Sa kiêm quản đội Bắc Hải, người chỉ huy là một chức quan lớn, có người được phong đến tước hầu, như các cai đội Thuyên Đức Hầu, Phú Nhuận Hầu. 
Năm 1909, Tổng đốc Lưỡng Quảng phái một số thuyền chiến ra quần đảo Hoàng Sa bắn mấy loạt đạn, đổ bộ lên một số đảo nhưng phải rút ngay vì khi đó người Pháp đang bảo hộ Đông Dương. Từ đó, chính quyền Trung Quốc luôn nuôi tham vọng đánh chiếm Hoàng Sa, Trường Sa. 
Năm 1925, chính quyền miền Nam Trung Quốc tuyên bố sáp nhập Hoàng Sa vào đảo Hải Nam khiến dư luận Việt Nam phản ứng dữ dội. Chính quyền thuộc địa Pháp ở Đông Dương quyết định cử tàu chiến đến Hoàng Sa cắm mốc, bia chủ quyền. 
Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, năm 1946, lợi dụng danh nghĩa giải giáp quân Nhật ở Việt Nam, Trung Hoa quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đã đem quân chiếm giữ đảo Phú Lâm (quần đảo Hoàng Sa) và đảo Ba Bình (quần đảo Trường Sa). Tuy nhiên sau đó, quân Tưởng phải rút về.
Năm 1956, hai năm sau khi hiệp định Geneve được ký kết, Việt Nam bước vào buổi giao thời với nhiều biến động. Pháp bắt đầu rút quân khỏi Đông Dương. Cả nước tạm thời phân chia thành hai miền quân quản từ vĩ tuyến 17. Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở dưới vỹ tuyến 17 nên thuộc quản lý của Quốc gia Việt Nam và sau này là Việt Nam Cộng hoà. Nhưng khi đó, lực lượng quân đồn trú bảo vệ đảo chưa có nhiều. Trung Quốc chớp thời cơ, đưa quân đánh chiếm nhóm An Vĩnh phía Đông Hoàng Sa. 
Năm 1959, Trung Quốc cho quân đóng giả ngư dân đánh cá tiến ra chiếm nhóm đảo Lưỡi Liềm phía Tây Hoàng Sa, nhưng bị quân đội Việt Nam Cộng hoà phát hiện, bắt hơn 80 người, đưa về Đà Nẵng giam giữ. 
Tuy nhiên chính quyền Trung Quốc không từ bỏ tham vọng chiếm đóng toàn bộ Hoàng Sa. Năm 1972, tổng thống Mỹ Nixon thăm Trung Quốc, hai nước đạt được nhiều thoả thuận. Sau hiệp định Paris năm 1973, chính quyền Việt Nam Cộng hoà bắt đầu suy yếu vì Mỹ cắt viện trợ, rút quân về nước. Từ ngày 17 đến 20/1/1974, Trung Quốc một lần nữa tận dụng thời cơ đưa quân chiếm đóng nhóm đảo phía Tây Hoàng Sa do chính quyền Việt Nam Cộng Hoà quản lý, chiếm đoạt toàn bộ quần đảo Hoàng Sa. 
- Hành động dùng vũ lực trái ngược với luật pháp quốc tế của Trung Quốc không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa. Lúc đó hành động cưỡng chiếm của Trung Quốc đã bị phản ứng như thế nào?
- Khi quân đội Trung Quốc có hành động cưỡng chiếm, Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hoà đã điều tàu chiến và binh lính ra bảo vệ Hoàng Sa. Những người lính ấy đã chiến đấu anh dũng đến giọt máu cuối cùng để bảo vệ đảo, là hình ảnh lay động tâm thức của nhiều người Việt suốt mấy chục năm qua. 
Chiến hạm Việt Nam Cộng hoà tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974.
Chiến hạm Việt Nam Cộng Hoà tham gia hải chiến Hoàng Sa 1974.
Sau trận hải chiến, Chính phủ Việt Nam Cộng hoà đã lập tức có nhiều hành động như loan tin cho toàn dân biết, xuống đường biểu tình, tổ chức họp báo, gửi thư đến Liên Hợp Quốc, kêu gọi các nước lên án hành động xâm lược bằng vũ lực của Trung Quốc. 
Ngày 19/1/1974, Bộ ngoại giao chính quyền Việt Nam Cộng Hoà ra tuyên cáo kêu gọi thế giới lên án hành động của Trung Quốc tại Hoàng Sa và buộc Trung Quốc chấm dứt ngay hành động đó. Chính quyền Sài Gòn cũng yêu cầu Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc xem xét hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam tại Hoàng Sa. Cũng trong thời gian này, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra tuyên bố khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề thiêng liêng và bất khả xâm phạm.  
Những hành động này một lần nữa chứng minh rằng, từ khi đất nước còn chia cắt đến khi thống nhất, nhà nước Việt Nam luôn thực thi liên tục chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. 
Những sự kiện này cần được ghi lại khách quan, chân thực trong sách sử để giáo dục thế hệ mai sau lòng yêu nước. Đặc biệt, những trận chiến bảo vệ biển đảo, lãnh thổ nên được đề cập đến trong sách giáo khoa các cấp từ tiểu học đến đại học. 
- Hiện nay Trung Quốc đang tính toán điều gì khi tăng cường quân sự hoá các đảo ở Biển Đông?
- Thời gian gần đây, Trung Quốc đang cố gắng cho các nước trong khu vực và thế giới thấy họ thiện chí hơn, đã xuống thang quân sự. Nhưng chúng ta không bao giờ được mơ hồ, vì thực tế nước này ngày càng tăng cường quân sự hoá, bố trí thêm khí tài quân sự trên các đảo ở Biển Đông, bất chấp mọi cam kết, thoả thuận, phớt lờ phản ứng của dư luận. 
Điều đó chứng minh rằng ý đồ độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không bao giờ thay đổi. Bởi đây là vị trí địa chiến lược mà Trung Quốc muốn dùng làm bàn đạp để vươn lên cạnh tranh vị trí siêu cường. 
Theo nhận định của tôi, trong bối cảnh hiện nay, khả năng Trung Quốc sử dụng vũ lực để cưỡng chiếm các thực thể địa lý trong Biển Đông là không nhiều. Trung Quốc tăng cường tuần tra, tập trận, tăng cường đưa máy bay, tàu chiến, bố trí tên lửa... nhằm tạo thế cân bằng trong tương quan lực lượng với Mỹ trên Biển Đông. Hành động này còn gây sức ép với các nước có quyền và lợi ích ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia... để buộc các nước phải chấp nhận yêu sách  "đường lưỡi bò". 
Mặt khác, Trung Quốc không ngừng tuyên bố lặp lại rằng họ có cơ sở pháp lý về "đường lưỡi bò" ở Biển Đông. Họ dùng tất cả phương tiện để tạo ra ấn tượng về tâm lý với dư luận trong nước và thế giới rằng, họ có chủ quyền trên Biển Đông được giới hạn bởi "đường lưỡi bò" cho dù thực tế hoàn toàn không phải như vậy. 
- Theo ông, trong bối cảnh khu vực và thế giới hiện nay, Việt Nam cần có sách lược và chiến lược ra sao để bảo vệ chủ quyền biển đảo?
- Một trong những nguyên nhân khiến tình hình Biển Đông căng thẳng như hiện nay là cuộc cạnh tranh chạy đua giành vị trí siêu cường khu vực châu Á – Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc. Việt Nam cần giữ chiến lược cân bằng giữa các siêu cường, tránh bị lôi cuốn vào xung đột vũ trang, trở thành quân cờ ở Biển Đông để phục vụ lợi ích của nước lớn. 
Với các hoạt động của Trung Quốc, điều gì Trung Quốc làm không đúng, thể hiện tham vọng bá quyền thì phải phân tích, chỉ rõ, lên án. Cuộc đấu tranh của Việt Nam cần dựa trên cơ sở công lý và luật pháp quốc tế. Đồng thời, phải có một chiến lược với cơ chế, phương án đấu tranh với Trung Quốc trong từng tình huống cụ thể, để không rơi vào thế bị động. Mặt khác, cần tuyên truyền để người dân biết, đồng hành cùng Đảng và Nhà nước trong công cuộc bảo vệ chủ quyền đất nước. 

Viết Tuân

Bi kịch tín ngưỡng

Bi kịch tín ngưỡng

Thứ bảy, 19/1/2019, 13:42 (GMT+7)  62 
Giáo sư Ngô Đức Thịnh, nguyên Viện trưởng Viện Văn hoá dân gian Việt Nam từng thốt lên với tôi: một trong những bi kịch lớn của người Việt đầu thế kỷ XXI chính là "bi kịch tín ngưỡng". 
Những tháng đầu năm cả miền Bắc như chìm trong không khí lễ hội đậm đặc ở nhiều vùng miền, với nhiều quy mô và cũng không ít khen chê, điều tiếng, gây tranh cãi. Một trong những nơi gây tranh cãi nhất, là lễ khai ấn và bán ấn đền Tức Mặc ở Nam Định. 
Buổi tối ngày rằm tháng Giêng năm nào cũng vậy, hàng nghìn người từ khắp nơi đổ về đây, với hi vọng sẽ cướp được một lá ấn, một cành lộc, hay ít nhất cũng được có mặt trong sân đền vào "giờ thiêng". 
Đêm phát ấn, nơi thờ tự các vua Trần được ngăn cách với hàng nghìn người ở phía ngoài bằng lớp lớp hàng rào sắt. Những chốt gác với cảnh sát cơ động, công an, dân phòng được dựng lên khắp nơi để đảm bảo an ninh. Nhưng trong đêm khuya, có những năm mặc trời mưa rét, một đám đông đen đặc vẫn kiên nhẫn chờ đợi. 
Để vào được phía trong khi ấy phải được ban tổ chức cấp thẻ đại biểu. Nhưng thẻ đại biểu cũng được phân thành nhiều loại vàng, đỏ, xanh theo thứ tự ưu tiên. Sân đền cũng có hàng rào sắt chắc chắn phân chia thành nhiều khu vực, cho những đối tượng khác nhau. Có năm, số đại biểu được cấp thẻ cũng đứng kín sân. 
Nhưng chính những người mang thẻ ưu tiên này lại là người ném những cơn mưa tiền lẻ rào rào vào đoàn rước kiệu từ đền Cố Trạch sang sân Thiên Trường. Sau khi kết thúc lễ khai ấn, cũng chính họ là người lao vào tranh cướp lộc trên ban thờ. Thậm chí có năm, thanh bảo kiếm của các vua Trần cũng bị giật xuống. 
Quá nửa đêm, khi kết thúc lễ khai ấn, những hàng rào sắt chắn trước cổng đền mới mở cho hàng nghìn người dân ùa vào phía trong. Khuôn viên của ngôi đền khi ấy trở lên quá nhỏ bé trước dòng người thập phương kín đặc. 
Những năm trước, khi ban tổ chức phát ấn luôn trong đêm cho khách thập phương thì sự hỗn loạn còn khủng khiếp hơn rất nhiều. Chen giữa những cánh tay đưa ra với lấy lá ấn, những tiếng hò hét là những tiếng kêu la. Có người bị ngất, phải đưa qua tường ra bên ngoài cấp cứu. 
Nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu và báo chí liên tục lên tiếng chứng minh việc khai ấn ở đền Trần hiện nay là xuyên tạc lịch sử. Việc xin ấn không có ý nghĩa giúp thăng quan, tiến chức như nhiều người lầm tưởng. Nhưng qua mỗi mùa lễ hội, hiện tượng hãi hùng này vẫn không hề thuyên giảm. Có năm, lễ hội đền Trần bán được hàng chục nghìn lá ấn, thu về hàng chục tỷ đồng. 
Lễ khai ấn và bán ấn ở đền Trần Nam Định là hình ảnh tiêu biểu cho những lễ hội ở miền Bắc hiện nay. Bên cạnh hội làng ở quy mô nhỏ, còn giữ được sự thuần khiết, chỉ có những hoạt động tín ngưỡng, vui chơi lành mạnh thì đa phần các lễ hội đã nhuốm màu sắc trục lợi. 
Nhìn thấy sự "phát đạt" của đền Trần Nam Định, mấy năm gần đây, "đại dịch khai ấn" tràn ra nhiều địa phương dưới nhiều hình thức khác nhau. Thậm chí, Hoàng thành Thăng Long cũng nhiều lần rậm rịch tổ chức khai ấn, phát ấn. Nhưng vì vấp phải quá nhiều ý kiến phản biện của các nhà khoa học nên chưa thực hiện được. 
Một hoạt động khác, mang về sự nhộn nhịp không kém gì phát ấn, đó là dâng sao giải hạn. Vậy nên mấy năm qua, hàng loạt các chùa lớn ở miền Bắc đều có hoạt động dâng sớ cúng sao, bất chấp các nhà nghiên cứu, chức sắc trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam không ít lần khẳng định việc này không có trong giáo lý đạo Phật. 
Giáo sư Thịnh cắt nghĩa, nguồn gốc của thực trạng lễ hội tại Việt Nam có nguyên nhân quan trọng do lịch sử để lại. Một quãng thời gian dài sau khi giành được độc lập, nhà nước không thừa nhận tín ngưỡng, phá chùa chiền, đền miếu, xoá sạch mọi lề lối trong đời sống tín ngưỡng xưa mà ông cha đã bao đời để lại. Người Việt một giai đoạn rơi vào trạng thái "mồ côi" về mặt tâm linh.
Sự đứt gãy trong lịch sử tín ngưỡng người Việt để lại hậu quả đến tận bây giờ là nhiều người thiếu kiến thức, tham gia lễ hội với tâm thế trục lợi, gây ra hỗn loạn, xung đột. Nhưng bi kịch hơn là nhiều quan chức hiện nay không có kiến thức về tín ngưỡng nhưng lại thường tham dự các lễ hội dễ khuếch trương sự cuồng tín. 
Một nhà nghiên cứu văn hoá khác thốt lên xót xa, nếu đi từ ngoài Bắc vào Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình... thì sẽ thấy rõ thực trạng mồ côi tâm linh của người Việt Nam. Nguyên nhân sâu xa cũng bởi chính sách triệt phá các cơ sở thờ tự và nhu cầu thực hành tín ngưỡng của chính quyền trong quá khứ. 
Vậy nên đến khi đất nước đổi mới, mở cửa thì người dân chỉ phục dựng lại lễ hội trên những tư liệu còn sót lại, mạnh ai người ấy làm, thành ra hỗn loạn như hiện nay. 
Để giải quyết bài toán này, Giáo sư Thịnh từng nhiều lần đề nghị Bộ Văn hoá xây dựng chiến lược lâu dài, có thể 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa để tuyên truyền, giáo dục quan chức và người dân những kiến thức cơ bản về tín ngưỡng.
Nhưng thay vì làm như vậy, suốt nhiều năm, nhà chức trách vẫn loay hoay đi tìm lời giải để dịp đầu năm, lễ hội được yên bình. Năm nào cũng có rất nhiều văn bản, chỉ thị được ban hành từ cấp cao đến các địa phương nhằm "chấn chỉnh lễ hội". Nhà quản lý thay vì đưa ra những chiến lược dài lâu thì lại cố gắng tìm cách can thiệp vào những nghi lễ truyền thống của người dân địa phương.
Bằng nhiều biện pháp hành chính, thương thuyết với người dân, các cấp ngành văn hoá cố gắng gọt dũa lễ hội cho tròn trịa, đảm bảo không gây tranh cãi, phản ứng trên báo chí và dư luận. Đó được coi là thước đo của sự thành công trong quản lý lễ hội. Tại cuộc họp về công tác chuẩn bị lễ hội năm 2019, nhiều địa phương vui mừng thông báo, hội Gióng (Hà Nội) đã không còn tranh cướp lộc, hội Đúc Bụt (Vĩnh Phúc) sẽ phát lộc thay vì cướp chiếu. Lễ hội cướp phết Hiền Quan, Bàn Giản có thể sẽ không còn tranh cướp phết...
Sau khi nghe về những cuộc "gọt giũa" trên, PGS Nguyễn Phương Châm, Viện trưởng Văn hóa phải thẳng thắn bày tỏ lo ngại, những chủ trương trên quá nặng về hành chính và là sự thất bại bởi đang làm mất bản sắc văn hoá đất nước. 
Vậy nên, lễ hội mấy năm qua có vẻ đã bình yên, những đứt gãy về tín ngưỡng của người dân chưa được khoả lấp. Sự cuồng tín của nhiều người vẫn còn nguyên vẹn, chỉ trực cờ thời điểm để bùng phát. 
Minh chứng rõ nhất là câu chuyện dở khóc dở cười ở Nghệ An cách đây một năm, khi hàng trăm người dân ra xem, thắp nhang cúng bái một con cá nổi lên rồi lặn xuống dưới mương nước vì tin đó là "cá thần".
Muốn giải quyết gốc rễ bài toán bi kịch tín ngưỡng hiện nay, trước mắt, chính quyền cần trả lễ hội về để người dân tự tổ chức, quản lý, thay vì hành chính hoá các lễ hội như hiện nay. Bởi người dân chính là chủ thể văn hoá có quyền quyết định đến việc duy trì hay xoá bỏ bất kỳ nghi thức nào. Về lâu dài, những đứt gãy về tín ngưỡng cần được khoả lấp.
Vũ Viết Tuân

Những bài học về tiền bạc trẻ nên được dạy trước năm 10 tuổi

Những bài học về tiền bạc trẻ nên được dạy trước năm 10 tuổi

Trẻ dưới 10 tuổi cần hiểu tiền không mọc từ cây và không phải chỉ dùng để mua sắm, không nên tiêu tiền ngay khi có.
Từ câu nói của con trai 3 tuổi "Chỉ cần đến ngân hàng và bố mẹ sẽ được cho tiền", Jayne Pearl, đồng tác giả cuốn "Kids, Wealth and Consequences" cho rằng bố mẹ cần sớm giải thích cho con tiền đến từ đâu và dạy chúng những thói quen tài chính thông minh. Dưới đây là những bài học về tiền bạc Pearl đưa ra, được đăng tải trên tạp chí Parents.
1. "Tiền không mọc trên cây"
Khi những đứa trẻ nhìn thấy tiền "chui ra" từ cây ATM lúc bạn rút bằng thẻ, chúng không nhận thức được rằng tiền là thứ tài nguyên hữu hạn và không phải tự nhiên mà có. Vì vậy, hãy giải thích để con hiểu bạn đã phải làm việc để kiếm ra tiền và ngân hàng chỉ là nơi cất giữ một cách an toàn.
2. Chi tiêu bằng số tiền con có
Cách tốt nhất để dạy trẻ quản lý tiền là cho chúng một chút. Nếu con dùng số tiền đó mua mô hình nhân vật siêu anh hùng mới và không còn đủ tiền cho một chú gấu bông hay quyển truyện yêu thích thì thực sự là điều tốt. "Khi đó, con sẽ nhận được bài học trực tiếp về hậu quả của việc chi tiêu quá mức", Pearl nói.
Ảnh: Kid101
Ảnh: Kid101
3. Những điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết chờ đợi
Dạy trẻ trì hoãn sự thích thú sẽ giúp chúng chống lại tâm lý "mua ngay, trả tiền sau" bởi điều này có thể khiến chúng trở thành "con nợ". Bạn nên thường xuyên đưa ra ví dụ và nhắc nhở trẻ thấm nhuần tư tưởng chờ đợi sẽ được đền đáp.
4. Lập kế hoạch thay vì tiêu tiền ngay khi có
Trẻ thường khó kiềm lòng khi có tiền. Trong đầu chúng sẽ nghĩ đến một món đồ chơi yêu thích nào đó. Tuy nhiên, bạn không thể ngay lập tức đưa con đến cửa hàng để đáp ứng mong muốn.
Hãy ngồi xuống cùng con, giải thích và phác thảo những thứ con muốn với số tiền hiện có, cùng thảo luận tầm quan trọng của từng món đồ và sắp xếp thứ hạng ưu tiên khi mua sắm, so sánh giá cả, tìm cửa hàng cần đến, phạm vi giá cho từng mặt hàng. Từ đó, trẻ sẽ dần hình thành thói quen lên kế hoạch trước khi mua sắm.
Ngoài việc giúp con phác thảo, lên kế hoạch, chính bạn cũng nên làm điều tương tự trước khi đi mua sắm bởi trẻ thường bắt chước và lấy người lớn làm gương. Bạn cũng nên cho con giữ số tiền còn lại sau khi đã mua sắm để chúng thấy rằng việc xem xét giá cả trước khi mua đồ là cần thiết.
5. Tiết kiệm rất thú vị
Con gái muốn có búp bê mới mà không đủ tiền. Khi đó, bạn hãy đến và cho con biết cần tiết kiệm nhiều hơn. Khi con đã dành dụm đủ số tiền, hãy đưa cô bé đi mua sắm và để bé tự trả tiền cho nhân viên thu ngân. Chắc chắn con sẽ không bao giờ quên cảm giác tuyệt vời khi đạt được mục tiêu sau nhiều ngày nỗ lực.
Đôi khi bạn cũng có thể dạy con những cách để có thể kiếm lời từ số tiền tiết kiệm. Điều này giúp chúng cảm thấy thú vị và có động lực hơn.
6. Thường xuyên theo dõi
Bạn hãy hướng dẫn con sử dụng sổ ghi chép hoặc lưu lại trên máy tính mỗi lần tiêu hay nhận được tiền để theo dõi. Bạn cũng có thể giúp chúng chuẩn bị một tệp tài liệu hay một chiếc túi nhỏ để lưu trữ những hóa đơn mua sắm. Làm như vậy, con sẽ dần học được kỹ năng quản lý tiền bạc.
7. Hoài nghi một chút
Sự hoài nghi lành mạnh là rất quan trọng. Nó giúp trẻ không bị sức hấp dẫn của các quảng cáo trên TV cuốn đi.
8. Chia sẻ
Bạn hãy giải thích về ý nghĩa của việc quyên góp, làm từ thiện và cho con thực hiện điều đó. Việc làm này sẽ dạy trẻ hiểu rằng tiền không phải chỉ dùng để mua sắm mà còn được sử dụng để giúp đỡ mọi người. Hãy nhắc nhở con cách cân đối giữa việc chi tiêu, tiết kiệm và làm từ thiện.
Dương Tâm

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh

Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh

Để làm được phỗng đất, người thợ phải trải qua 7 công đoạn thủ công từ chuẩn bị đất sét cho đến tô màu.
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Ông Phùng Đình Giáp, 67 tuổi ở thôn Đông Khê, xã Song Hồ, Thuận Thành (Bắc Ninh) cùng với vợ là bà Nguyễn Thị Điểu, hơn nửa thế kỷ nay theo nghề nặn phỗng đất.
"Kỹ thuật nặn phỗng đơn giản nhưng quá trình chuẩn bị nguyên liệu cho đến khi thành phẩm lại đòi hỏi nhiều công đoạn tỉ mẩn", ông Giáp nói.
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Một bộ phỗng đất truyền thống gồm 5 hình tượng là chim, rùa, người già, em bé và đức Phật được đặt ở giữa với ý nghĩa tâm linh. Ngoài ra, người thợ có thể nặn các loại phỗng đất khác theo yêu cầu của khách hàng.
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Ông Giáp cho hay để làm được phỗng đất phải trải qua 7 công đoạn, trong đó việc ngâm giấy thó là kỳ công nhất vì phải ngâm nước 7 ngày giấy nhão ra mới dùng được.
"Từ nhỏ tôi đã được làm quen và bắt đầu nặn những con vật đơn giản. Lúc đó phỗng đất thường xuất hiện trong những dịp Trung thu để làm đồ chơi cho trẻ em. Nghề này tưởng mai một dần khi bọn trẻ chỉ thích đồ chơi hiện đại, nhưng hai năm gần đây cứ đến gần tết thì người dân lại tìm đến đặt hình các con giáp và phỗng đất", ông Giáp cho biết.
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Đất dùng để nặn phỗng là đất sét đào ở độ sâu 2,5 mét để có độ mịn và sạch.
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Bà Nguyễn Thị Điểu đang sàng đất để lấy được những hạt đất mịn tạo phỗng. "Đất sau khi phơi khô đem đập, giã nhỏ và sàng. Những hạt đất khi sờ vào có độ mịn mát tay, hơi có màu xám nghĩa là đạt chất lượng để đem đi nhào nặn", bà Điểu nói. 
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Bột đất được người thợ nhào trộn nhuyễn với bột giấy để tạo thành chất liệu nặn phỗng. 
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Các con phỗng đều được nặn thủ công bằng tay. Những ngày giáp Tết Kỷ hợi 2019, nhiều người đặt hàng ông Giáp làm những con lợn bằng đất nguyên khối để mộc hoặc vẽ màu.
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Gia đình phỗng lợn để mộc có 6 thành viên gồm lợn mẹ và 5 lợn con quây quần. Dù không nung qua lửa nhưng các sản phẩm phỗng đều có độ bền tốt, dai chắc.
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Người thợ phủ lớp bột điệp trắng lên thân phỗng trước khi vẽ màu.
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
Để hoàn thiện một bộ phỗng 6 con, người thợ mất gần một tuần từ khâu chuẩn bị nguyên liệu cho đến vẽ màu. 
Người thợ hơn nửa thế kỷ theo nghề phỗng đất ở Bắc Ninh
"Nghề nặn phỗng không đòi hỏi chi tiết cầu kỳ phức tạp mà điều quan trọng là tạo được dáng vẻ thanh thoát, dân dã và nét văn hoá truyền thống", ông Giáp chia sẻ.
Một bộ phỗng đất hiện có giá 300.000 đồng, phỗng nhỏ bán lẻ khoảng vài chục nghìn đồng tuỳ theo kiểu dáng.
Ngọc Thành