Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

ST tại VNN về lợi ích số hóa truyền hình

Người dân chưa hiểu rõ về lợi ích số hóa truyền hình



 - Nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về lộ trình cũng như những lợi ích mà công cuộc số hóa truyền hình đem lại.
Ông Đỗ Văn T. (quận Từ Liêm, Hà Nội) những ngày gần đây đang băn khoăn và lo lắng vì sắp tới, ngoài khoản tiền truyền hình cáp, gia đình ông có thể sẽ phải mua một đầu thu chuyển đổi khoảng chừng 1 triệu sau khi nhà nước chuyển sang phát sóng truyền hình số mặt đất.
truyền hình số, mặt đất, truyền hình tương tự, analog, truyền hình cáp, lợi ích, chuyển đổi, lộ trình, đầu thu
Người dân vẫn đang quen thuộc với việc dùng antena thu sóng truyền hình analog.
Tuy nhiên, khi đem chuyện này trao đổi với người hàng xóm của mình – ông Nguyễn Văn L., ông T. lại càng băn khoăn hơn. Ông L. không đồng ý với ông T. và nói rằng, không thể có chuyện nhà nước không phát sóng các kênh chương trình truyền hình miễn phí cho dân xem như trước đây.
truyền hình số, mặt đất, truyền hình tương tự, analog, truyền hình cáp, lợi ích, chuyển đổi, lộ trình, đầu thu
Biểu trưng của số hóa truyền hình sẽ được dán vào các mẫu tivi có tích hợp đầu thu DVB-T2 kể từ 1/5.
Giống như ông T. và ông L., nhiều người dân ở Hà Nội vẫn chưa hiểu rõ về lộ trình cũng như những lợi ích mà công cuộc số hóa truyền hình đem lại.
Ông T. cho biết, gần đây, ông nghe trên báo đài nói rằng, trong thời gian sắp tới, nhà nước sẽ ngừng phát sóng các kênh truyền hình theo kiểu cũ mà chuyển sang truyền hình kỹ thuật số. Người dùng nếu muốn tiếp tục xem các kênh truyền hình thì phải mua tivi mới có tích hợp đầu thu hoặc mua đầu thu rời. Tuy nhiên, nhà ông hiện nay đang dùng truyền hình cáp và ông cũng không biết là liệu sắp tới khi chuyển đổi thì ông có cần đổi tivi hay mua đầu thu hay không.
Tuy nhiên, ông L. thì vẫn cho rằng, dù nhà nước phát sóng theo tiêu chuẩn công nghệ nào thì cũng không thể không cho dân xem chương trình truyền hình được. Bằng chứng là nhà ông không dùng truyền hình cáp, chỉ dùng ăn-ten nhưng vẫn xem được các kênh truyền hình quốc gia như bình thường.
Trên thực tế, sự mơ hồ của những người như ông T. và ông L. về lộ trình số hóa truyền hình không phải là điều khó hiểu.
Theo lộ trình số hóa truyền hình mặt đất đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì từ 2011 tới nay, khu vực nhóm I (gồm 5 tỉnh thành phố Hà Nội (cũ), thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và Hải Phòng) đã phủ sóng truyền hình số mặt đất theo chuẩn DVB-T2 mới.
Tuy vậy, để người dân có thời gian chuyển đổi, các đài truyền hình trung ương và địa phương tại các tỉnh thành phố này vẫn phát song song cả truyền hình số lẫn truyền hình tương tự (analog). Điều này có nghĩa, những hộ gia đình như ông L. vẫn có thể thu được các kênh truyền hình phát bằng tín hiệu tương tự (analog) như trước đây.
Tuy nhiên, cũng theo lộ trình số hóa thì kể từ đầu năm 2016, 5 tỉnh thành phố nói trên sẽ tắt hoàn toàn sóng truyền hình tương tự (analog). Tới thời điểm này, những hộ gia đình như ông L. không thể tiếp tục thu các kênh truyền hình tương tự nữa. Tới lúc này, để tiếp tục thu và xem các kênh truyền hình, ông L. buộc phải mua tivi có tích hợp sẵn đầu thu chuẩn DVB-T2 hoặc mua đầu thu chuẩn DVB-T2 rời. Tuy nhiên, những hộ gia đình sử dụng truyền hình trả tiền (truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh) như ông T. sẽ không bị ảnh hưởng.
Theo thông tư của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kể từ 1/4 vừa qua, các mẫu tivi nhập khẩu hoặc sản xuất tại Việt Nam có kích cỡ trên 32 inch đều phải được tích hợp đầu thu theo chuẩn DVB-T2 mới để người dùng có thể thu các kênh truyền hình số mặt đất theo chuẩn mới. Các mẫu tivi này đều sẽ được dán dấu hợp quy, nhãn hàng hóa và biểu trưng số hóa truyền hình để người dùng có thể nhận biết. Hiện tại, có khoảng gần 100 loại tivi khác nhau của các hãng sản xuất đã được tích hợp sẵn đầu thu DVB-T2.
Trong trường hợp người dân không đổi tivi có hỗ trợ chuẩn DVB-T2, thì buộc phải mua đầu thu độc lập. Tuy nhiên, hiện tại, có lẽ do công cuộc số hóa truyền hình mới chỉ bắt đầu, người dân tại các tỉnh thành phố thuộc nhóm I cũng có tỉ lệ sử dụng truyền hình trả tiền cao nên trên thị trường vẫn chưa có nhiều đơn vị cung cấp đầu thu chuẩn DVB-T2.
Theo một thành viên Ban chỉ đạo Đề án số hóa truyền hình, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có công ty nào bán sản phẩm đầu thu truyền hình kỹ thuật số tiêu chuẩn DVB-T2 đại trà ra thị trường Việt Nam. Những đầu thu được rao bán chủ yếu là nhập từ Trung Quốc, chưa được chứng nhận hợp quy hoặc công bố hợp chuẩn. Vị này cũng khuyến cáo người dân không nên mua để sử dụng những loại đầu thu này.
Nhiều lợi ích
truyền hình số, mặt đất, truyền hình tương tự, analog, truyền hình cáp, lợi ích, chuyển đổi, lộ trình, đầu thu
Truyền hình số mặt đất cho hình ảnh sắc nét và số lượng kênh chương trình phong phú hơn.
Theo một số chuyên gia, mặc dù trong giai đoạn chuyển giao, người dùng vẫn nên mua và sử dụng tivi có tích hợp đầu thu DVB-T2 hoặc đầu thu để chuyển sang xem truyền hình số mặt đất thay vì truyền hình tương tự.
So với truyền hình tương tự, truyền hình số mặt đất có ưu điểm rõ rệt với số lượng kênh chương trình nhiều hơn và chất lượng hình ảnh cũng tăng lên. Chẳng hạn, hiện tại, nếu như sử dụng tivi có tích hợp đầu thu DVB-T2 người dân có thể xem được kênh VTV3 tiêu chuẩn HD của VTV và rất nhiều kênh của VTC, AVG.
Trong tương lai, theo lộ trình số hóa, khi các nhà cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất khu vực được thành lập và tham gia vào thị trường truyền dẫn phát sóng, người dân sẽ còn được thu xem thêm nhiều kênh truyền hình nữa. Khi đó, người dân ở một tỉnh không chỉ thu xem được kênh truyền hình của riêng tỉnh đấy mà còn có thể xem được các kênh truyền hình của các tỉnh khác trong cùng khu vực. chẳng hạn, người dân ở tỉnh Nam Định có thể xem được 14 kênh chương trình truyền hình địa phương của các tỉnh trong khu vực Bắc Bộ,...
Đối với Nhà nước, số hóa truyền hình mang lại lợi ích to lớn trong phát triển kinh tế xã hội khi giải phóng được một đoạn băng tần lớn, có giá trị cao để triển khai các nghiệp vụ thông tin di động thế hệ mới, thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông.
  • Lê Văn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét