Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Sưu tầm trên TIN NHANH

8.000 lễ hội mỗi năm khiến người Việt tụt hậu

Người người trẩy hội, tệ nạn hoành hành, công sở vắng hoe, các xí nghiệp chỉ lo mất lao động…

Mùa xuân là mùa của lễ hội ở Việt Nam. Cả nước tưng mừng mở hội khiến cho không khí làm việc những ngày đầu năm vốn đã trầm lắng do trải qua một kỳ nghỉ Tết dài lại càng trở nên uể oải.
Chưa kể, số tiền bỏ ra để tổ chức các lễ hội là không hề nhỏ, trong khi đó rất nhiều hành động không đẹp vẫn lặp đi lặp lại tại các lễ hội qua nhiều năm.
Tuong-phat-Lim-2-5189-13924382-5804-5877
Người tham gia hội Lim nhét tiền lẻ vào tay tượng Phật.
8.000 lễ hội là một con số khổng lồ, nếu chia trung bình mỗi ngày nước ta có đến hơn 20 lễ hội. Con người nếu chỉ ăn rồi đi chơi hội cũng không đủ thời gian chứ đừng nói đến việc đi làm.
Việt Nam là một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử, cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, nước ta có một nền văn hóa mang bản sắc riêng. Và bản sắc chính của chúng ta có lẽ thể hiện qua con số khổng lồ 8.000 lễ hội ấ. 
Các cụ xưa có câu: “Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc, tháng Ba rượu chè”… Trong xã hội nông nghiệp ngày xưa, người nông dân hoàn toàn nghỉ ngơi trong mùa xuân, dành thời gian cho việc “ăn chơi”.  Nhưng giờ đây trong xã hội hiện đại, câu nói đó vẫn còn "nguyên giá trị". Với những dòng người tấp nập đổ đến các lễ hội, những công sở vắng hoe, các xí nghiệp chỉ lo mất lao động…
Đây là một lực cản lớn cho phát triển kinh tế, là thứ ghìm chân, khiến tác phong lao động người Việt không thể chuyên nghiệp. Trong lúc thế giới đang cạnh tranh rất mạnh mẽ mà chúng ta cứ mãi bám theo hội hè, cúng bái thì sẽ bị tụt hậu.
Có thờ có thiêng, có kiêng có lành, đi đền chùa hay lễ hội ngày đầu năm là phong tục đẹp của nhân dân ta nhưng phải làm thế nào để điều đó không được ảnh hưởng tới công việc.
Bên cạnh việc gây lãng phí lớn, việc có quá nhiều lễ hội cũng là điều kiện cho những việc làm biến tướng, những hành động rất phi văn hóa nảy sinh. Du khách chen chúc nhau, thậm chí giẫm đạp, hàng quán thì nhếch nhác, người bán chèo kéo người mua… Tất cả tạo nên một bầu không khí hỗn độn, mất trật tự thay cho sự linh thiêng và yên bình của những lễ hội đầu xuân. Đó là bức tranh hiện thực nhất về tình hình lễ hội nước ta.
Đã lâu lắm rồi không còn những hình ảnh đẹp của mùa lễ hội đầu năm, đã lâu lắm rồi không còn xuất hiện cảnh người người nô nức trong trật tự. Giờ đây, khi trẩy hội, người ta thường phải mang cảm giác bực bội và mệt mỏi nhiều hơn là vui vẻ và hạnh phúc.
Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để "đánh bóng" cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn làm rất "nhiệt tình".
Ở chùa Bái Đính, ngôi chùa to, đẹp thuộc hàng nhất Việt Nam, năm nào người ta cũng bắt gặp hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật. Còn ởlễ hội chùa Hương, việc chen lấn, xô đẩy, cò mồi,… trở nên quá quen thuộc. Những việc này đã  tồn tại qua nhiều năm nhưng đến giờ vẫn chưa được giải quyết triệt để.
Trong lễ khai ấn Đền Trần, ngoài cảnh “cướp ấn” quen thuộc thì chúng ta còn bắt gặp hình ảnh những người dân sẵn sàng trèo lên ban thờ để cầu may hay thi nhau dùng tiền để “đánh bóng” đồ thờ của đền. Chỉ cần đạt được mục đích của mình mà họ sẵn sàng làm những việc vô cùng phản cảm.
Chắc chắn những hình ảnh không mấy đẹp đẽ về lễ hội đầu xuân ở Việt Nam như vậy không hiếm gặp. Từ nguồn gốc là nơi hội tụ những phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Giúp con người nhớ về nguồn cội, hướng thiện và nhằm tạo dựng một cuộc sống tốt lành, yên vui, lễ hội đã và đang dần bị biến tướng. Liệu đã đến lúc chúng ta nên hạn chế bớt các lễ hội không cần thiết?
Chắc chắn trong số gần 8.000 lễ hội hàng năm, chúng ta hoàn toàn có thể loại bỏ bớt đi nhiều lễ hội không còn phù hợp. Số còn lại nếu có tổ chức thì cũng nên cân nhắc về quy mô và thời gian của lễ hội chứ có những hội kéo dài đến vài tháng trời, liệu có quá dài?
Lễ hội chính là sản phẩm của một nền văn hóa dân gian đa dạng, mà văn hóa thì vốn có tính tiếp biến, không bao giờ ngừng thay đổi. Việc loại bỏ bớt các lễ hội không còn phù hợp là việc hoàn toàn phù hợp với văn hóa và truyền thống của dân tộc.
Nguyễn Hoàng
Chia sẻ bài viết của bạn về các vấn đề đời sống, xã hội tại đây.
 
Ý kiến bạn đọc (56)
Lễ hội bây giờ biến tướng hết rồi. Đi đến đâu cũng chen lấn, xô đẩy, tiền vương vãi khắp nơi. Xã hội phát triển mà ý thức của một số người đang thụt lùi lại. Thiết nghĩ cuộc sống trong tay mình, có làm thì mới có ăn. May mắn chỉ đến với người biết phấn đấu.
minh khôi - 2 giờ trước
 
bài viết phiến diện quá, chả hiểu lễ hội ảnh hưởng tới công việc ở chỗ nào?. Người ta đã đi lễ hội được dĩ nhiên là phải sắp xếp được công việc, cứ cho như bận bù đầu thì ai dám bỏ việc đi chơi, rồi có thể bị ...  
Tôi cũng ko đồng ý với cách nhìn của tác giả. 8000 lễ hội mỗi năm, nhưng đâu phải ai cũng biết và cũng tham gia 8000 lễ hội này. Bản thân tôi, chỉ đi chùa vào dịp đầu năm và các dịp Rằm, còn lại thì chẳng tham gia ...  
Sơn - 2 giờ trước
Neu dung thoi gian di le hoi lam viec kiem tien thi cuoc song se tot dep hon rat nhieu. Ban noi dung nhung chi dung voi mot so it nguoi thoi. Nuoc My co le hoi nhu nuoc ta dau. Thanh than co giup ho dau ma nguoi la ...  
Van Do - 1 giờ trước
 
Bài viết rất hay
Hùng Vi - 2 giờ trước
hay gì nếu mất đi văn hoá truyền thống, hay gì khi khi HỌ nhìn VN họ nói Việt Nem?
 
Nhìn những cảnh bát nháo đó mà thấy buồn thực sự, người ta ngang nhiên hối lộ cả thánh thần, chà đạp đánh chửi nhau ngay tại chỗ linh thiêng nhất. Nếu các thánh thần có thực sự hiển linh không biết các Ngài có thấy buồn không nữa.
 
Đi lễ chùa thì chen lấn, tệ nạn, ăn cắp, bán thịt thú rừng thật chả ra làm sao. 1-2 tháng sau tết thì lễ chùa liên miên, bảo sao mà đất nước còn nghèo
Thang - 1 giờ trước
 
Chúng ta đang chìm trong văn hóa 4000 năm mà
Lo Viet Lac - 2 giờ trước
Văn hóa 4000 của nước Việt và sự tổ chức lễ hội nhí nhố để câu khách du lịch là 1 vấn đề khác nhau. Bạn hãy thận trọng lời comment nếu không muốn cho rằng bạn đã cố ý đánh đồng "văn hóa" và " thương mại " để hạ thấp bản sắc văn hóa Việt.
Hoàng - 1 giờ trước
 
Thật sự muốn vấn đề này chấm dứt rất dễ. Quan trọng là các cơ quan hành pháp, tư pháp vào cuộc hay không thôi. 
581140 - 2 giờ trước
 
cu nhu vay thi kg the co van hoa dc. chi la qua cuong tin ma thoi. can dep bo bot di le hoi thi moi co van hoa dc.
bano - 2 giờ trước
 
mình đồng tình với bài viết này, cứ suốt ngày hội hè thì kinh tế đất nước sao phát triển nổi
trung hậu - 1 giờ trước
 
TÔI RẤT ĐỒNG Ý VỚI BÀI VIẾT CỦA BAN: VỀ LỄ HỘI NÊN GIẢM BỚT, LỄ NÀO, HỘI NÀO ...KHÔNG MANG NHIỀU Ý THỨC VỀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC VÀ ĐỜI SỐNG... CHỈ MANG NHIỀU HÀNH VI VỤ LỢI .. . NHƯ TRÊN THÌ DẸP BỎ BỚT ĐỂ CHO DÂN ...  
 
Tác giả nói rất đúng, nước chúng ta nghèo một phần là do tổ chức quán nhiều lễ hội
Hoàng Thy - 1 giờ trước
 
Vấn đề chính là xem Việt Nam có việc làm không xuễ mà bỏ việc để tham gia lễ hội hay không. Chừng nào có việc mà không chịu làm hết sức thì hãy bàn!
Tuấn Anh - 2 giờ trước
 
những lễ hội ban nói ở đây toàn những lễ hội lớn không thể loại bỏ được, còn những lễ hội nhỏ cần loại bỏ thì rất ít người đi không ảnh hưởng gì, cái quan trọng ở đây là ý thức của người dân mà thôi.
tran vinh - 2 giờ trước
 
Trong tổng số 8000 lễ hội này mình nghĩ chắc miền Bắc chiếm khoảng 80%, quan niệm thật là lệch lạc, làm sao mà tiến bộ được....
Lucky Tran - 1 giờ trước
 
Các nước có lễ hội nhiều nhưng họ có tụt hậu đâu? Tụt hậu là do nguyên nhân cơ bản khác ?
Dân - 2 giờ trước
 
Tôi đang sống ở Bình Phước, Tỉnh này không có lễ hội gì , tôi thấy người dân đâu có sao, họ dùng tiền kiếm được để kiến thiết nhà cửa, kinh doanh và đi bãi biển du lịch... thật là văn minh và bổ ích thiết thực.
Mr Tài - 1 giờ trước
 
Các lễ hội đã trở thành các giá trị truyền thống của mỗi làng quê, có thể bây giờ nó đã một phần biến tướng không giữ lại được nét truyền thống trước đây nhưng không phải vì thế mà mọi người lên án, đòi xóa bỏ hoặc cắt bỏ ...  
Duong - 1 giờ trước
 
Vớ vẩn, chẳng ai bỏ việc để tham gia lễ hội cả, ai muốn tham gia lễ hội cũng đều sắp xếp được công việc của mình, bỏ việc để rồi nhịn đói à. Cứ cho mỗi năm có 8000 lễ hội, mỗi ngày có 20 lễ hội như tác ...  
 
đó là do lễ hội thì nhiều mà văn hóa thì ít. Giả sử chúng ta biết tận dụng cơ hội, biến những lễ hội này thì mùa du lịch thu hút du khách nước ngoài như nhiều nước đang làm thì thật tốt
mini - 1 giờ trước
 
Hoan toan nhat tri voi tac gia. Toi thay nhieu nguoi loi dung le hoi de lam nhung viec rat phan cam. Mong cac co quan quan ly xem xet trach nhiem cua minh khi to chuc le hoi.
 
tác giả nên xem lại ....8000 lễ hội tác giả có biết hết 8000 hay có tham gia hết 8000 lễ hội đó không...Nước ta có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có văn hóa và lễ hội riêng....8000 là con số tổng lại tất cả. Người dân tộc ...  
hoahocvui - 1 giờ trước
 
Nge thi co vẻ lãng phí.nhưng nhiêu khi lại khác con người còn bỏ tiền ra mua lại sự thoải mái huống chi đi hội
duonghoang - 1 giờ trước
 
Sao không có cái nhìn tích cực, coi đó là cơ sở làm nền móng để xây dựng và hoạch định phát triển nghành "công nghiệp không khói" -đó là kinh tế du lịch như Thái lan và các nước phát triển đã làm mà lại chỉ đưa ra những nhìn nhận phủ định ?
HDuong - 1 giờ trước
 
Vấn đề không phải nằm ở 8000 nghìn lễ hội, đừng có cái gì quản lý và làm không tốt thì cấm. Khi tôi là sinh viên, tôi là sinh viên nghèo, nên chỉ lo học hành, việc tham gia lễ hội chưa khi nào nghĩ tới. Khi tôi đi ...  
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét