Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

ST : Nhận định về nhân cách học sinh hiện nay

Các Giáo sư: "Nhân cách" học đường rất đáng ngại!

VOV.VN - Trong 12 năm học, các trường chỉ làm được việc trang bị kiến thức cho học sinh, còn trang bị nhân cách con người hầu như bị bỏ ngỏ...
  • Đạo đức học đường hiện nay là vấn đề đáng lo ngại. Không phải ngẫu nhiên mà tại nhiều cuộc Hội thảo, hội nghị liên quan đến giáo dục có rất nhiều chuyên gia, học giả, nhà khoa học bày tỏ sự lo lắng về vấn đề này trong trường học hiện nay. Chia sẻ tại Hội nghị bàn tròn về giáo dục mới đây, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng bày tỏ sự lo ngại này và nhấn mạnh “việc đào tạo giáo dục đạo đức cho học sinh đang không được coi trọng”.
“Nhân cách” trong trường học đang bị coi nhẹ?
Cùng chung sự lo lắng đó, GS Hoàng Xuân Sính cho rằng, trong 12 năm học từ tiểu học đến hết THPT, các trường chỉ làm được việc trang bị kiến thức cho học sinh. Còn trang bị những đức tính con người hầu như bị bỏ ngỏ. “Đó là một lãng phí lớn. Có hai đức tính cần thiết cho mỗi con người và cộng đồng là chăm chỉ và tiết kiệm thì giáo dục chưa để lại dấu ấn nào. Khi nói đến người Đức và người Nhật, người ta nói ngay đến dân tộc chăm chỉ và tiết kiệm. Nước Việt Nam rất nghèo, những người Việt Nam lại không có hai đức tính này”.
GS Hoàng Xuân Sính 
GS Hoàng Xuân Sính cho biết, bà rất buồn vì hiện nay ở các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, một số quán ăn hay nơi công cộng có những bảng viết bằng tiếng Việt chứ không phải bằng tiếng Anh “Không ăn cắp vặt”, “Không để thừa thức ăn”, “Không xả rác”… Người Việt Nam nhiều khi ăn theo kiểu tự phục vụ, thường lấy nhiều thức ăn rồi để phí phạm trên bàn, một thói quen rất xấu không được giáo dục ở nhà trường.
Bà kể câu chuyện về đứa cháu học ở trường mầm non quốc tế, khi ăn bao giờ cháu cũng lấy thức ăn vừa đủ cho mình và ăn kỳ hết. Hỏi ra mới biết ở trường học dạy trẻ con rất kỹ về vấn đề này.
“Người mình cứ tò mò tại sao người Đức ăn bao giờ cũng lấy bánh mỳ vét sạch thức ăn trên đĩa. Một dân tộc nghèo mà không hiểu được điều đó chứng tỏ là sống rất phí phạm và khó có thể giàu được. Không chăm chỉ, không tiết kiệm, học sinh mang theo tính đó vào đại học. Chúng tôi khổ sở tìm mọi cách để sinh viên học tiếng Anh và học Toán. Muốn cho tiếng Anh tốt lên, phải chia nhỏ lớp, phải để thày tiếp xúc với trò, nghĩa là tăng giờ lên. Chúng tôi dạy ở đây là miễn phí, nhưng sinh viên không muốn tăng giờ mà đòi nếu tăng giờ thì phải bớt giờ chuyên môn. Còn với môn Toán, sinh viên cương quyết không học, kể cả sinh viên ngành Toán-Tin. Chúng tôi đã khám phá là sinh viên thích bỏ tiền để thuê sinh viên giỏi, ngay cả cùng trong lớp để học thêm, không thấy mặc cảm khi thầy là chính bạn. Và điều quan trọng và có người làm hộ, nghĩ hộ bài cho mình. Kiểu học này đang rất phổ biến”- GS Hoàng Xuân Sính nói.
Bà cũng phàn nàn về chuyện không tiết kiệm của đa số sinh viên. Đó là họ dùng các thiết bị, đồ dùng ở trường theo kiểu “cha chung không ai khóc”, không biết giữ gìn, tiết kiệm. “Có chuyện dùng xong vòi nước không khóa, vệ sinh xong không xả nước làm chúng tôi phải tung người đi tuần ở các nhà vệ sinh mà không giải quyết được vấn đề. Cuối cùng, chúng tôi phải thay một loạt thiết bị nhà vệ sinh, cái gì cũng phải tự động”.
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu lại bày tỏ sự lo ngại về môi trường xã hội hiện nay mà văn hóa, đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, ngay cả trong Nghị quyết Trung ương 4 cũng khẳng định điều này, thì không thể không ảnh hưởng đến toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Vì thế, không đơn thuần đổ lỗi cho ngành Giáo dục trong việc làm băng hoại đạo đức, văn hóa.
“Hiện tượng trong nhà trường nào đó có các thầy bán bằng, một bộ phận học trò học để có bằng, có một phần do lỗi của hệ thông quản lý giáo dục, nhưng lỗi này chỉ có thể phát sinh, nảy nở và phát triển trong môi trường xã hội có sự hiện diện của việc mua quan, bán chức, kiếm được việc làm hay thăng tiến không phải do năng lực bản thân. Trong hoàn cảnh như vậy, các học sinh ngay từ tiểu học đã nghĩ đến “mũ, áo” trạng nguyên, siêu nhân hay có được cái nhãn mác cho oai như làm đồ trang sức chứ không nghĩ đến học để có kiến thức thực sự”- GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu trăn trở.
 “Dạy chữ” và “dạy người” bằng chính nhân cách của thầy cô
Theo GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, để giải quyết những tồn tại này cần phải chú trọng nhiều hơn đến các giải pháp tổng thể nhằm đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên có tâm và có tầm, người học có động cơ đúng đắn, không phải chỉ để có “tấm bằng thật, chất lượng giả”.
Bà cũng bày tỏ lo ngại rằng, giáo viên ở tất cả các cấp ngày nay được đào tạo theo một hệ thống khá cơ bản, theo một chương trình khá tốt so với trước đây nhưng tỉ lệ người thầy có tâm huyết, trách nhiệm cao, hết lòng vì sự nghiệp dạy học không còn cao như trước. “Chúng ta cần có một đội ngũ thầy giáo có tâm và có tầm, các giải pháp nâng tầm giáo viên đã nêu trong Chiến lược phát triển Giáo dục đến năm 2020 là khá đầy đủ nhưng những giải pháp để làm cho người thầy tâm sáng hơn thì chưa được đề cập một cách cụ thể, trực diện. Mà hiện nay đó là vấn đề then chốt, không được xem nhẹ vì những tiêu cực trong xã hội đã xâm nhập vào một bộ phận không ít giáo viên, những người mà học trò noi gương theo. Do đó, các thói xấu này sẽ được phát tán và nhân lên một cách tự nhiên qua các thế hệ học trò”.
PGS.TS Trần Thị Tâm Đan
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu cho rằng, phải làm thế nào để người học có động cơ đúng đắn, không phải chỉ để có tấm bằng thật nhưng không có trình độ tương xứng. Vì thế cần có các quy định chặt chẽ để xã hội, trong đó có các bộ máy công quyền và mọi cơ sở sử dụng nhân lực chỉ chấp nhận những người có trình độ tương xứng với bằng cấp mà người đó sở hữu chứ không đơn thuần chỉ đòi hỏi bằng cấp. “Cách mà một số đơn vị tuyển dụng cán bộ chỉ quan tâm hay chú trọng đòi hỏi bằng cấp sẽ không thật phù hợp, không khuyến khích người học thật”.
Theo PGS.TS Trần Thị Tâm Đan, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa giáo dục Thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội, giáo dục phổ thông là giáo dục nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân với mục tiêu hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ.
Bà cho rằng, để đạt được hiệu quả trong phát triển giáo dục, về nguyên tắc phát triển quy mô gắn liền với đảm bảo chất lượng. Cần phải có đủ điều kiện để đảm bảo chất lượng và một trong những điều kiện đó là có chính sách chăm lo đời sống cho giáo viên và gia đình họ, để họ có điều kiện tự học, phát triển nghề nghiệp thực hiện được chức năng của một chuyên gia giáo dục thông qua “dạy chữ” và “dạy người” và bằng chính phẩm chất nhân cách của mình.
Còn theo GS Hoàng Xuân Sính, giá trị của con người biết chăm chỉ làm việc, biết tiết kiệm trong lối sống mang lại nhiều điều tốt đẹp cho xã hội. Vì thế, gia đình, nhà trường và xã hội cần phải hợp tác trong việc dạy nhân cách cho học sinh, trong đó có việc dạy các em biết tiết kiệm và chăm chỉ trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình và trong nhà trường. Có như vậy với mong có những thế hệ trẻ vừa có năng lực, lại vừa có nhân cách./.



DANH SÁCH Ý KIẾN

Sắp xếp theo: 
  • luu huy linh
    tôi cho rằng bậc tiểu học THCS học nặng quá thầy và trò đều vất vả quá mức- học sinh học không thuộc, thầy dạy không kịp thời gian nên dẫn đến tiêu cực - hình ảnh thầy cô không còn thần tượng trong mắt HS nữa nên trau dồi đạo đức, kỷ năng sống và trách nhiệm của HS với bạn bè, thầy cô và những người trong xã hội bị xem nhẹ, gần như vô cảm đạo đức, tình cảm bị giảm sút . để cứu nguy cho thế hệ trẻ đạt được như những năm 1977 trở về trước thì việc học ở cấp tiểu học và THCS phải ít bài đi, nhẹ hơn nhiều để có thời gian dạy làm người và chắc chắn tiêu cực trong học tập sẽ giảm hình ảnh thầy cô sẽ đẹp trong mắt HS và PH thì phẩm chất các em lại đẹp đẽ trong sáng hơn nhiều-và học phí cử tiểu học nên bỏ, THCS nên giảm nhẹ , tình thương của thầy cô với HS sẽ thực chất hơn, tốt đẹp hơn , cao cả hơn , ấn tượng hơn như ông NGuyễn Minh Thuyết, Nguyễn Lân Dũng và Văn như Cương đã nêu- có làm được hay không còn phụ thuộc vào sức ỳ của những người quản lý đất nước về giáo dục với tổ quốc- đảng đã có nghị quyết sao không làm được, tại sao ngoại giao, an ninh, quân đội làm được mà giáo dục kể từ năm 1980 đên bây giờ hô hào mãi không làm được , chính là ta kém không học hỏi, sức ì lớn và đè án, dự án nhiều nghìn tỷ cứ lẳng lặng mất đi, trôi đi chất lượng ngày càng kém mà không ai chịu trách nhiệm xin hãy nghe những tâm sự, góp ý của ba vị trên thì giáo dục đều phát triển- cấp THPT cần học đủ nhưng bài cũng vừa đủ thôi ngắn gọn đủ hiểu chỉ có lớp chuyên thì học tích phân,số phức hình cao cấp, sóng phản hồi , di truyền học măngđenmocgan.quang phổ năng lượng ,lượng tử khi điện tử, hạt nhân nhảy các lớp... lịch sử cho đến nay quá nhiều sự kiện chú ý các cuộc khởi nghĩa, các cuộc chống xâm lước thời nguyễn ánh trở về trước chỉ nêu các triều đại các trận điển hình và ý nghĩa của nó, sự mạnh yếu của từng thời kỳ của VN và thế giới thật đơn giản ,dể hiểu ,dễ nhớ , cấp 3 cần nêu lên từ khi đảng CSVN thành lập co đến ngày nay sự kiện đơn giản, ý nghĩa đầy đủ các chiến dịch vắn tắt ưu tiên cho các chiến dịch quyết định , nội dung gạch đầu dòng ....kế hoạch xây dựng đất nước, phát triển kinh tế... các ưu khuyết điểm từng thời kỳ lịch sử , nâng cao cái mạnh nhưng không nên xem nhẹ yếu điểm của đảng và nhà nước ,phương hướng. cà công tác tuyên truyền , mạng intenet.... địa lý số lượng các dân tộc khái quát văn hóa cư trú, biển đảo,rừng cây núi non ....môi trường gió bão mây mưa, các tầng khí môi trường kinh,vĩ độ.... nhưng vẫn gạch đầu dòng, cơ thể động vật, thực vật loài đặc điểm , sự tồn tại sự sống nêu đơn giản, phân bố, quặng, khoáng sản, diện tích, dân cư của cả nước , điện tích , dân số, thế mạnh các mặt chính của các nước a sean-đặc điểm đơn giản các khu vực thế giới....vì lên đại học học chuyên nghành nào thì học sâu chuyên lĩnh vực ấy thì chất lượng sẽ tốt hơn- vì khi chúng tôi học những năm 1960 10/10 tại sao địa lý thế giới, VN, lịch sử vn, ...địa lý , vật lý , toán, văn, ... cho đến nay đã 50 năm chúng tôi vẫn nhớ vì chúng tôi thuộc thực chất nên nhớ lâu hiểu sâu - cảm ơn ông NGuyễn minh Thuyết, Văn như Cương, Nguyễn lân dũng
  • Vũ Hà
    Một khi báo chí còn liên tục đưa tin: Sếp này sử dụng bằng Giả, Sếp kia sử dụng bằng tiến sĩ không được công nhạn ở Việt nam thì làm sao nói đến Nhân Cách Học đường? Giáo dục nhân cách cho con trẻ là từ khi trẻ bắt đầu biết nhận thức, bắt đầu tiếp xúc với cuộc sông xung quanh, từ ông, bà, cha, mẹ...chứ đâu phải chỉ từ khi đến trường CHỜ thầy cô dạy dỗ? Có làm giáo dục, có trực tiếp đứng lớp mới thấy hết nỗi khổ của các thầy, cô? Nghiêm khắc một chút, dù làm đúng quy chế vẫn bị lên án: Đẩy học sinh ra đường. Lơ mơ một chút là TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP ngay. Giáo viên bấy giờ KHỔ HẾT CHỖ NÓI, TRÊN ĐE DƯỚI BÚA!
  • Ngưu ý
    giáo dục nhân cách không đổ lổi tuyệt đối cho nhà trường , vì nhân cách của con người bị ảnh hưởng bởi lối sống , nề nếp , luân thường , dạo lý của gia đình và cộng dồng xã hội...
    Với truyền thống của ông bà ta " tiên học lễ , hậu học văn " thì ai không muốn con em chúng ta có nhân cách...Nhưng với lối sống thực dụng của xã hội hiện nay đã biến con người chỉ biết giành giật miếng ăn , việc làm , danh vọng...bất chấp thủ đoạn , bất kể huyết thống... miễn sao dạt dược mục dích là được !...
    Chúng ta cũng không xem thường môi trường pháp lý vì luật pháp ,kỹ cương được sự dồng thuận của toàn dân , mà luật pháp phải nghiêm minh , không thiên vị , không thay đổi... mới kết hợp đồng bộ với việc giáo dục để rèn luyện nhân cách cho con người !...
    XÃ HỘI KHÔNG LÀNH MẠNH , THÌ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC KHÔNG HOÀN THIỆN !
  • Vũ Lê
    Khi mà xã hội còn những vấn đề: "lợi ích nhóm", "con ông cháu cha", "chân dài óc ngắn", "thầy giáo là yêu râu xanh", học hành không đến nơi đến chốn mà làm Giám đốc này nọ hòng moi tiền công tiêu xài hoang phí... thì học sinh học "nhân cách" ở đâu?
  • Tran huu Phuc
    Hay lắm nhung vô phương cứu chữa, đất nước nghèo mà giáo dục thì làm thương mại nặng từ tiểu học
    học sinh không có thần tượng thầy cô đối với chúng chỉ là những bà bán rau thôi
    Không có nhưng tấm gương giáo dục mãi mãi là những nơi kinh doanh chữ mà thôi nên có đầy đủ những thủ đoạn của thương trường
  • Trần
    Tại sao người ta không dám nói là phần lớn hay đa phần mà cứ phải nói một bộ phận không nhỏ...?
    Né tránh để làm gì hỡi mọi người?
  • MInh Tiến
    Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu. Đừng để chúng ta tụt hậu quá xa, đừng để nhiều thế hệ tiếc nuối. GD là Quốc sách đầu tư cho GD là đầu tư cho tương tai, cho sư phat triển. Tôi rất đau lòng khi nghe các GS nói những điều cảnh báo bằng tiếng Viết rất sót xa ở nưới ngoài, tôi chưa từng được đi nươc ngoài bao giờ mà cảm thấy vô cùng xấu hổ. Nên chăng GD-ĐT của chúng ta cần co 1 cú HICH thực sự, chứ nếu "Cứ Từ Từ" thì chẳng làm được gì đâu. Nói nhiều mà ko làm là có Tội.
  • Suối Ngàn
    Bản thân tôi cũng là một nhà giáo,đứng trước những vẫn đề gần như " Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" của ngành làm tôi thật sự băn khoăn.Rất nhiều công văn đề cập đến " hai không" rất hay, nhưng đằng sau nó lại là " thi đua, khen thưởng" cuối năm (!). Nội dung kiến thức mỗi bài dạy rất nhiều trong khi thời gian chỉ có... 45 phút ( dành cho THCS ), trong 45 phút đó giải quyết các kiến thức cơ bản theo đúng " phương pháp mới " đã là cả vấn đề rồi ! Phản ánh đạo đức học sinh ngày một đi xuống trong khi môn GDCD chỉ được sắp xếp ở nhà trường 1t/tuần.Ở đây tôi không khẳng định giáo dục đạo đức chỉ dành riêng cho thầy dạy GDCD nhưng có nên chăng xem lại viêc này ? Nếu nói rằng làm sao để chấn hưng cả ngành giáo dục từ chất lượng thật, đạo đức nhà giáo, hạnh kiểm học sinh thì tôi thiết nghĩ các nhà quản lí giáo dục nên vận dụng tất cả trí tuệ của toàn xã hội, của bản thân mình và phải thực sự nhìn nhận, mạnh dạn chấn chỉnh những sai xót ngay từ bây giờ. ( Muộn còn hơn là quá muôn )
  • MInh Tiến
    Trách nhiệm thuộc về người đứng đầu. Đừng để chúng ta tụt hậu quá xa, đừng để nhiều thế hệ tiếc nuối. GD là Quốc sách đầu tư cho GD là đầu tư cho tương tai, cho sư phat triển. Tôi rất đau lòng khi nghe các GS nói những điều cảnh báo bằng tiếng Viết rất sót xa ở nưới ngoài, tôi chưa từng được đi nươc ngoài bao giờ mà cảm thấy vô cùng xấu hổ. Nên chăng GD-ĐT của chúng ta cần co 1 cú HICH thực sự, chứ nếu "Cứ Từ Từ" thì chẳng làm được gì đâu. Nói nhiều mà không làm là có Tội.
  • tran ngoc bao
    giáo dục nói trái chanh chua hhì học sinh chưa biết chua như thế nào,như vậy ta nói trái chanh nó chua thì học sinh phải biết nó chua như thế nào.đó là diều học sinh phổ thông trung học cần phải học
    Sắp xếp theo: 
  • lê văn vương
    Giáo dục đòi hỏi từ ba yếu tố chính;
    -Đảng lãnh đạo.
    -Nghành G D không những vừa có tâm,vừa có tầm mà là tiên phong.
    -Gia đình và xã hội.
    Ba yếu tố này kết hợp bền bỉ kiên trì nhiều thế hệ thì mới mong VN
    xuất khẩu chất xám số MỘT TG.
  • vo chi thinh
    tôi thấy buồn ví giáo dục nuớc nhà.1à:giáo dục không bám sát thực tiển,2la:giáo dục còn nói chung chung mơ hồ.3là:giáo dục đạo đức nhân cách không đươc thực hành ỡ nhà truơng.không định hướng đi đúng cho xã hợi.năng mang tin phòng thu. không lột xác đuoc nhân cách
  • Hoan
    Tôi rất đồng ý với các ý kiến của các giáo sư, nhưng hãy nhìn vào thực tế hiện tại bằng thật học thật nhưng có giá trị bằng học giả. Toàn tại chức nhưng làm sếp tất... Thi công chức thì 296:297:290/300 gần như tối đa, nếu không biết đề trước có ai làm được thế không? Các công chức này cho làm lại bài liệu có đảm bảo mình đạt đươc số điểm đó không?
  • ly hioang
    Vài năm lại đây thấy nhân cách người Việt Nam không giống một nơi nào trên thế giới, thói hư, ăn chơi ngông cuồng phát triển mạnh. Chưa thấy học được điều gì tốt của các nươc láng giềng, nhưng cái xấu lại học nhanh chong mặt. Chúng ta đặt ra câu hỏi rằng đang giáo dục nhân cách con người như thế nào?
  • Phạm Văn Hà
    Tôi rất tán đồng với ý kiến đóng góp của các nhà giáo có tâm huyết với ngành giáo dục nước nhà (Hoàng Xuân Sính, Trần Thị Tâm Đan, Phạm Thị Trân Châu). Thiết nghĩ qua những ý kiến tâm huyết của các nhà giáo, mong các nhà lãnh đạo và Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu tâm, cải cách ngay từ bây giờ để khỏi hối hận về sau. Và, đó cũng là hướng để cho những thế hệ trẻ mai sau làm chủ đất nước.
  • Vinh
    Không thể bắt các cháu phải có nhân cách khi cả xã hội người lớn không có nhân cách và đầy rẫy những tiêu cực, những chính sách ưu tiên lạc hậu không được thay đổi. Dạy nhân cách phải bắt đầu từ người quản lí giáo dục.
  • Dân BÌnh
    Không phải nhà trường không dậy nhân cách cho học sinh; cũng không phải gia đình không dậy nhân cách cho con em. Đến trường nào ta cũng thấy những khẩu hiệu đập vào mắt nào là "tiên học lễ, hậu học văn", nào là "thầy ra thầy, trò ra trò...", nào là 6 điều Bác Hồ dậy...Nhưng tại sao đạo đức, nhân cách học sinh lại xuống cấp như vậy? Đó chính là do môi trường các em đang sống và học tập đã ô nhiễm trầm trọng: Đa số các thầy, cô vẫn gương mẫu, trong sạch, nhưng cũng không ít thầy cô suy thoái biến chất, gây phản cảm trước những tâm hồn trong sáng của các em. Ngoài xã hội vô số những hiện tượng, những sự việc phản giáo dục đập vào mắt, dội vào tai các em như tham nhũng, dối trá, đạo đức giả, trộm cướp, đâm chém... Thậm chí có người mang trên mình đầy vết nhơ nhưng lại đi rao giảng đạo đức, nhân cách cho người khác. Điều đó không những không có tác dụng mà còn phản tác dụng. Chúng ta hãy đi tìm cái gốc của vấn đề thì mới giải quyết được. Chỉ trách nhà trường là không công bằng.
  • Hoàng anh
    GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu lại bày tỏ sự lo ngại về môi trường xã hội hiện nay mà văn hóa, đạo đức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức, ngay cả trong Nghị quyết Trung ương 4 cũng khẳng định điều này, thì không thể không ảnh hưởng đến toàn xã hội, trong đó có giáo dục. Vì thế, không đơn thuần đổ lỗi cho ngành Giáo dục trong việc làm băng hoại đạo đức, văn hóa.
  • Trúc Lam
    Giáo dục đang quá lúng túng
    Chương trình lỗi thời, nội dung phương pháp lạc hậu so với sự phát triển của xã hội. Sức ép từ xã hội vào Giáo dục rất mạnh, sự kì vọng vào Giáo dục rất cao. Giáo dục đang "lực bất tòng tâm". Các nhà quản lý cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt, thận trọng, bản lĩnh và quyết đoán, giám làm giám chiu trách nhiệm. Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước thì đã rõ rồi. Vấn đề ở đây là tầm nhìn chiến lược, kế hoạch xuyên suốt, giải pháp thực thi sáng tạo. Đã nhiều lần đổi mới và cải cách Giáo dục hầu như chưa thành công. Bây giờ "đổi mới căn bản, toàn diện" là một công việc rất to lớn. Cần phải tranh thủ tối đa sự đóng góp của các chuyên gia giỏi của các Bộ, Ngành và rất nhiều người tài giỏi thực sự đang ở cơ sở.
  • DANH SÁCH Ý KIẾN

    Sắp xếp theo: 
  • Mai Thị Hoa
    Các Thầy, Cô nói hay quá, đúng quá. Nhưng theo em, chúng ta phải dạy điều này đến các nhà quản lí giáo dục trước một bước. Vì điều này là rất cần thiết để cứu nguy cho nền giáo dục Việt Nam
  • Lê Tiến Công
    Ai truyền nhân cách cho các em?? Các em được học những điều không mấy tốt đẹp từ xã hội còn đầy tệ nạn, tỏng đó cso nạn tham nhũng này nên nhân.
  • pham van lưu
    theo tôi nên có hòm thư trên cổng nhà trường mà chìa khóa do bộ giáo dục nơi tỉnh đó giữ và thông báo cho phụ huynh học sinh biết và viết phản ánh thực khi bộ qua kiểm tra xem thư phản ánh giữ bí mật cho học sinh thực chất học sinh giáo dục cao hơn tệ nạn giảm 90% hòm thư do nhà trường giữ chìa khóa thì hòa cả làng

                             ----------------------------------------------------------------------

  • Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét