Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

ST : VOV mời hiến kế chấn hưng GD

Mời hiến kế chấn hưng giáo dục

VOV.VN - VOV chào đón mọi ý kiến của độc giả, các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý... góp phần đổi mới nền giáo dục nước nhà
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh chú trọng giáo dục và xem công tác giáo dục là một khoa học. Người đã dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Người luôn chỉ đạo Đảng và Nhà nước ta về sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta luôn có dành nhiều sự quan tâm cho sự nghiệp giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI nêu rõ: "Phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực; phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức".

Trong nhiều thập kỷ qua, nền giáo dục Việt Nam có những bước phát triển, đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và đổi mới đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nền giáo dục nước nhà đã và đang bộc lộ nhiều tồn tại, bất cập, cần phải có giải pháp mạnh để khắc phục.
Tại Hội nghị bàn tròn do MTTQ Việt Nam tổ chức về “Các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay” vừa tổ chức với sự tham gia của gần 50 nhân sĩ, trí thức, chuyên gia hàng đầu của  Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của cả nước. 

Những trăn trở của Phó Chủ tịch nước về nhiều vấn đề còn tồn tại trong lĩnh vực giáo dục được sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Phó Chủ tịch nước đã chỉ rõ những khiếm khuyết, tồn tại đang xảy ra trong lĩnh vực giáo dục và gợi mở nhiều vấn đề cần sự bàn bạc, thảo luận rộng rãi, dân chủ, cởi mở.

Chính vì vậy, VOV mở diễn đàn “Hiến kế chấn hưng nền giáo dục”, VOV online đăng tải các bài viết, ý kiến tâm huyết của các chuyên gia, trí thức và cả của các độc giả góp ý đổi mới giáo dục.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của độc giả về nhiều vấn đề mà dư luận đang quan tâm trong lĩnh vực giáo dục hiện nay.

Bạn có thể đóng góp ý kiến về mọi chủ đề: Thi tốt nghiệp PTTH: Nên bỏ hay vẫn thi?: Việc dạy đạo đức trong trường phổ thông,; Chương trình học hiện nay nên đổi mới ra sao: Vấn đề đào tạo, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ nhà giáo; Vấn đề đổi mới cơ chế thi cử....

Các ý kiến của quí vị sẽ được Báo điện tử VOV chuyển các cơ quan chức năng của Đảng và Nhà nước cũng như Bộ Giáo dục và Đào tạo.../.

DANH SÁCH Ý KIẾN

Sắp xếp theo: 
  • Nguyễn Đình Thành
    Chất lượng không quản lý được mới cần kiểm tra thường xuyên và mãi mãi,chứ quản lý tốt rồi thì cần gì phải thi này cử nọ cho tốn kém.
  • Đặng Hồng Thái
    Giáo dục từ kinh nghiệm thực tiễn bản thân:
    Giáo dục làm nên con người, là chìa khóa cho mọi thành công. Có giáo dục tốt thì quốc gia hưng thịnh đời đời, đó là lẽ tất nhiên. Khi nói về giáo dục, tôi rất tâm đắc phải giáo dục toàn diện về đạo đức và tri thức.
    Hiện nay, giáo dục của chúng ta đang quá chạy theo thành tích, mang tính hình thức về bằng cấp quá nhiều. Xã hội đang dần hình thành một cách học trước, học tri thức là chính mà không coi trọng học lễ. Từ đó, đã dần hình thành một thế hệ trẻ mất đi phẩm chất đạo đức, hành động mang tính thành tích cá nhân, bất chấp đạo đức.
    Vậy, học trước hết phải trở về với cách giáo dục trước đây "Tiên học lễ, hậu học văn", có như thế mới đào tạo một thế hệ con người Việt Nam bền vững. Thế hệ của chúng tôi, những ai học hành tử tế đều thành đạt và luôn mang nặng tình cảm thầy tôn kính thầy cô, yêu thương bạn bè. Tôi cho đó là những điều tốt và đang lo ngại cho thế hệ con cháu chúng ta khi nhìn thấy chúng lớn nhanh về thể xác và tri thức nhưng lại thiếu tình yêu thương con người.
    Còn nói về học, tôi cho rằng đừng bắt trẻ chạy theo thành tích, đừng bắt trẻ học cách đối phó với thành tích, điều này sẽ làm trẻ dần hình thành tính lừa dối. Và chắc chắn những trẻ như thế sẽ nguy hại cho một xã hội tốt đẹp. Học là phải chú ý đến chất lượng, không chạy theo quá nhiều trào lưu, phải chú trọng năng khiếu của học sinh. Từ đó mới đào tọa được nhiều tài năng cho đất nước. Chúng ta có thể đa dạng ngành nghề học, các trường chuyên, nhưng lại không nên hình thành quá nhiều dạng học bán công, tại chức... làm mất đi tính tôn nghiêm của giáo dục. Thi là để sát hạch, là để đánh giá chất lượng, vì vậy cần phải duy trì, những không nên tổ chức quá nhiều kỳ thi sẽ gây tốn kém. chúng ta có thể bỏ kỳ thi tốt nghiệm phổ thông nhưng không nên bỏ kỳ thi vào đại học, cao đẳng. Chính thi vào các trường đại học cao đẳng sẽ đánh giá ai sẽ đủ trình độ, năng lực để là người quả lý và ai không đủ thì phải chấp nhận mức độ làm nghề (công nhân). Không nên cứ kiểu trượt nguyện vọng 1 thì xét vào nguyện vọng 2, làm cho xã hội quá nhiều đại học (tức là nhiều thầy ít thợ).Thi đại học hiện nay còn quá dễ dãi, dễ đến mức ra trường mà chẳng biết làm việc gì, nắm tấm bằng đại học mà không mấy vinh dự (vì chất lượng thực có trong tấm bằng ấy quá ít) đó là do chúng ta quá dễ dãi đầu vào và đầu ra, cần phải bó chặt hơn.
    Tóm lại, đã dạy thì phải ra dạy, đã học thì phải ra học. có như thế chúng ta mới có một chất lượng thật, mới có những con người tốt cho xã hội.
  • Giáo chức
    -Coi trọng hàng đầu khâu tuyển sinh :
    .sơ tuyển người có tài năng sư phạm, đạo đức tốt, hình thức được qua một vòng phỏng vấn.
    .Học lực từ khá trở lên, có kĩ năng sư phạm.
    .Khảo sát bằng một bài viết về nhận thức tầm quan trọng của giáo dục...để tìm ra thí sinh có tâm, có tầm...
    .Kết quả chuyên môn từ khá giỏi trở lên.
    .Khảo sát bằng thực tế...
    -Lương giáo viên cao nhất .
    -Bỏ triệt để bệnh thành tích, dối trá,bao biện.
    -Có chương trình phù hợp nhất .
    -Có chương trình đào tạo đặc biệt cho sinh viên sư phạm.
    -Kiểm soát chặt chẽ đầu ra :không để sinh viên không đủ tiêu chuẩn ra trường, đứng lớp, chỉ được đứng lớp sau đợt thực tập đạt chuẩn.
    -Đầu tư các trang thiết bị cần thiết cho việc dạy và học ...
  • Trần Thành Kiên
    Ở một gốc nhỏ GV
    Điều kiện cần
    1. Tiêu chuẩn về giáo viên - Chuẩn - ở từng cấp bậc.
    2. Phải có Tâm - đạo đức của người làm công tác giáo dục.
    3. Phải có tầm - biết học hỏi để nâng cao học tập.
    Điều kiện đủ :
    1. Lương thật cao - tâm huyết với nghề, PHẢI ĐƯỢC COI TRỌNG
  • Nguyễn Thiện Phúc
    Trong vòng 15p mình suy nghỉ ra được điều này và sẽ bổ sung sau ;
    Xét việc “giáo dục và đào tạo” là ươm mầm cho thế hệ tương lai và cũng là ngành “phụ trợ” cho giáo dục và đào tạo; thế nên; để chấn hưng thì cần xem việc gốc cần hơn việc ngọn; và là :
    -Khi nào giáo viên với thu nhập đủ sống để khỏi phải lo việc “dạy thêm”
    -Khi nào phụ huynh không phải suy nghỉ đến việc chạy trường như đang chạy cái ghế của họ.
    -Khi nào việc “tại vị “ thì việc bằng cấp bổ sung chỉ đóng vai trò sau vai trò của năng lực và tâm huyết…
    -Khi nào chạy chức thì năng lực và tâm huyết là đi trước, quan hệ và bằng cấp là đến sau…
    -Khi nào phụ huynh và học sinh mở sách ra xem môn giáo dục công dân và đạo đức làm người được xem là môn khoa học “Biện Chứng”, một từ ngữ quá khó hiểu hơn bằng việc được giáo dục là không được chạy xe moto vượt đèn đỏ và cần phải đội nón bảo hiểm…và tình đồng loại cần được để lên hàng đầu.

    Khi nào ….
    Khi nào ….
    Và đến khi nào
    ??????
    Thì sẽ chấn hưng được giáo dục tại Việt nam.
  • trinh ngọc hung
    tôi đồng ý với ý kiến bạn LƯU NGỮ ĐỨC
  • chí sỹ tâm
    Theo quan điểm cá nhân của tôi thì nên khôi phục tất cả các kỳ thi từ tiểu học đến đại học, vì không thi thì không ai học cả, việc tiêu cực là do quản lý yếu kém
    Thứ 2 là đề cao tư cách nhà giáo, nếu có sai phạm như gian dối về điểm số, không giữ đạo đức..vv thì phải ra khỏi ngành
    Thứ 3 là ai sử dụng quyền lực để làm sai lệch kết quả học tập của học sinh sẽ bọ cách chức hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Duy Quý
    Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nào cũng gần 100% chính là con số cơ bản nảy sinh ý tưởng bỏ thi tốt nghiệp. Tôi cho rằng đó là sai lầm lớn nếu thực hiện điều này vì các lý do:
    1/ Con số gần 100% đó không đi đôi với thực chất giáo dục phổ thông hiện nay.
    2/ Bệnh thành tích quá trầm trọng nhưng không có cách chữa.
    3/ Ảo tưởng về chất lượng giáo dục.
    4/ Đào tạo không gắn liền với thực tiễn.
    5/ Đội ngũ giáo viên chưa được coi trọng (thấp cả đời sống tinh thần lẫn vật chất).
    6/ Nặng về thi cử, bằng cấp.
    7/ Sai lầm trong tư duy quản lý.
    => Giáo dục kém phát triển.
  • Lưu Ngũ Đức
    Nếu là Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo thì tôi sẽ áp dụng những ý tưởng như sau:

    1) Chuyển 12 năm học phổ thông --> 10 năm = 4 năm Tiểu học + 3 năm THCS + 3 năm THPT.

    2) Giảm khối lượng kiến thức của tất cả các môn học xuống một nửa (cắt 50%) tập trung học những gì thiết thực, vừa đủ. Tiết kiệm được 50% thời gian để Học sinh kịp ... ngấm kiến thức đã học bằng cách thực hành thí nghiệm lý thuyết đã học, để tham gia hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng mềm, nhân cách.

    Tại sao? Vì CHẤT LƯỢNG hơn SỐ LƯỢNG. Học 10 thứ mà hiểu và dùng được 3 không bằng học 5 mà hiểu dùng được 4, mà lại tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền bạc và tránh những tổn thất về tinh thần.

    3) Bỏ các kỳ thi Tốt nghiệp chuyển cấp: Tiểu học, THCS, THPT. Năm cuối cấp vừa phải lo hoàn thành chương trình của năm vừa phải lo thi tốt nghiệp thì học sinh thật là bị "1 cổ 2 tròng". Chương trình học nên thiết kế làm sao kiến thức có sự liền mạch, kế thừa để vào năm cuối cấp thì điểm số của môn đó trong năm cuối cấp cũng đủ để phản ánh mức độ lĩnh hội môn đó của cả cấp.

    4) Tổng hợp các môn "Đạo đức", "Giáo dục công dân", hoạt động Đoàn đội, Lao động, thủ công, mỹ thuật, nhạc thành môn "Chân - Thiện - Mỹ" sẽ dạy Kỹ năng mềm, kỹ năng sống, tình yêu cái đẹp, lý tưởng, thái độ... bằng thực hành, ngoại khóa trải nghiệm thực tế đạt tiêu chí: vui - bổ ích - thiết thực. Thay vì 6 buổi học trong tuần sẽ phân đều cho tất cả các môn thì giờ bố trí nguyên 1 buổi cho môn này và 5 buổi cho các môn còn lại, và mỗi tháng 1 sự kiện vào dịp cuối tuần.

    5) Quy trình tuyển sinh ĐH, CĐ thay đổi lại như sau:

    1 năm định hướng cuộc đời: Sau khi hoàn thành 10 năm phổ thông và trước khi chinh thức nộp hồ sơ học ĐH, CĐ thì Học sinh sẽ có 1 năm để:
    + Trải nghiệm, tiếp xúc với những nghành nghề mình yêu thích hoặc đang phân vân: HS sẽ được đi tham quan nhiều trường ĐH, CĐ nghành nghề khác nhau, vào các nhà máy công ty, các tổ chức, hoạt động xã hội...
    + Xả stress, tận hưởng cuộc sống sau 10 năm học tập vất vả, ổn định lại tinh thần, sức khỏe cho chặng dường tiếp theo
    + Học ngoại ngữ cho thật giỏi (đặc biệt là tiếng Anh)

    Hồ sơ xin học tại các trường ĐH, CĐ, TC, TT Nghề sẽ gồm:

    + Bảng điểm THPT, xét duyệt thí sinh theo điểm từ cao xuống thấp, với trọng số như sau:
    - Môn "Chân - Thiện - Mỹ" nhân hệ số cao nhất (3)
    - Các môn liên quan đến chuyên nghành ĐH, CĐ thì nhân hệ số (2)
    - Các môn còn lại nhân hệ số (1)
    - Ngoài ra, còn cộng điểm đối với một số thành tích đặc biệt, con em nhà cách mạng, khó khăn, vùng sâu vùng xa,...

    + Bài luận viết tay của thí sinh với những nội dung cơ bản như sau:
    - Tại sao bạn chọn nghành học này? Ước mơ của bạn là gì? Ước mơ đó mang lại gì cho bạn? cho người thân? cho xã hội?
    - Bạn mong muốn nhà trường, thầy cô, Bộ GD&ĐT, chính phủ cần đáp ứng và hỗ trợ gì để bạn có thể học tập đạt hiệu quả cao nhất?
    - Một số nội dung khác

    6) Lương giảng viên cao hay thấp sẽ được trả theo "kết quả" mà thầy cô tạo ra. Theo công thức: Lương thầy cô = Lương cứng x Hệ số hiệu quả dạy học
    Trong đó: Hệ số hiệu quả dạy học sẽ do chính Sinh viên đánh giá (những người quan trọng nhất và chịu ảnh hưởng từ chất lượng dạy của thầy cô, tất nhiên là trừ những SV không đủ tiêu chuẩn để đánh giá). Hệ số dao động từ 0 (dạy mà như không dạy) đến 10 (giúp SV học 1 hiểu 10). Như vậy mới tạo ra động lực mạnh mẽ và tưởng thưởng cho những thầy cô thật sự tâm huyết và dạy tốt. Xóa bỏ tình trạng: "sống chết mặc bay".

    7) Đào tạo nâng cao trình độ giảng viên ĐH, CĐ không phải về chuyên môn mà về: kỹ năng sư phạm, tâm lý lứa tuổi SV, kỹ năng thuyết trình,... (Theo thống kê ở Mỹ thì việc tăng số lượng giảng viên ĐH đạt trình độ Tiến sĩ lên không nâng cao chất lượng đào tạo và sự cuốn hút SV, chuyên môn là một chuyện, dạy học là một chuyện khác)

    Viết lại toàn bộ sách dành cho ĐH, CĐ theo hướng: phù hợp với tâm lý SV + Trực quan + ứng dụng cao. Các môn "Đại cương" nên cắt giảm và chọn lọc cho phù hợp với từng chuyên nghành (hiện tại học nhồi nhét mà mấy ai hiểu hết và ứng dụng hết?). VD: Học Công nghệ thông tin thì lại ép học đại cương Hóa học, Vật lý "cao cấp"??? Xác xuất thống kê thì 1/2 cuốn sách là bổ ích, 1/2 còn lại là công thức "hàn lâm, bay bổng" nhưng học chỉ để "lắp ghép, xếp hình" công thức xong rồi không bao giờ gặp lại và ứng dụng thì thật ... mất thời gian!

    Trên đây chỉ là một số ý tưởng gợi mở, mời anh chị em và các bạn gần xa cùng thảo luận đóng góp thêm ý kiến: "Nếu bạn là Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thì bạn sẽ làm gì?"
  • Truong Hồng Quang
    Là người đứng 35 năm trên bục giảng , tôi thực sư đau đơn về thưc trạng GD hiện nay . Đa số sản phẩm của chúng ta tạo ra chỉ là những con người thiếu bản lĩnh , thụ động và khôn vặt ... Chính chúng ta những người thầy là những người có lỗi , người thầy là nhân tố quyết định của sự nghiêp GD , nhưng hiên nay họ đứng ở đâu trong xã hội ? Đồng lương phản ánh sự thừa nhận vai trò của họ .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét