Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

ST: LỖI TẠI AI ?

Trẻ “lơ mơ” về giá trị sống

28/06/2013 06:38 (GMT + 7)
 
TT - Vừa rồi, mấy người bạn chia sẻ qua Facebook cho tôi vài tấm hình nói về tuổi thơ của trẻ con nông thôn như: trẻ con trần truồng tắm suối, đi chăn trâu, cắt cỏ... Đặc biệt, trong đó có bức ảnh một cậu bé khoảng 6-7 tuổi vừa gánh lúa vừa khóc.



Thấy những bức ảnh có vẻ cảm động, tôi bèn gọi các cháu trong khu tập thể đến xem. Không ngờ sau khi xem xong, cậu học trò đang học lớp 8 “phán” ngay hai từ “nhảm nhí”, trong khi cậu học sinh lớp 6 cho rằng “chẳng có gì đáng xem” và mấy đứa trẻ còn lại thì “bình thường, có gì đâu”. Thấy các cháu như vậy, tôi hỏi: “Các con không cảm thấy thương em/anh đó sao?”. Gần như đồng thanh, các cháu trả lời: “Có gì đâu mà thương!”. Tôi vẫn tiếp tục: “Vậy các cháu nghĩ các cháu có thể làm được như em/anh trong tấm hình đó không?” và cũng không nằm ngoài dự đoán của tôi, tất cả các cháu đều thừa nhận là “cháu không biết”.
Sẵn đang cầm tờ Tuổi Trẻ trên tay, tôi đưa cho các cháu đọc bài “Cho đi là hạnh phúc” mà trong bài có đề cập những việc làm vì những đứa trẻ nghèo đói của cậu bé 11 tuổi Joshua Williams, người Mỹ, rồi nói: “Các con thấy không, dù rất bé nhưng Williams đã làm được điều mà nhiều người lớn cũng không làm được”. Tưởng các cháu sẽ tỏ ra cảm động, thán phục trước việc làm của Williams, ai ngờ các cháu lại “có gì đâu”. Đến đây thì tôi đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: tại sao một thời gian dài người ta lên án nhiều hội chứng mackeno (mặc kệ nó) - vốn đã trở thành thói quen ở một số bạn trẻ?
Không phải chỉ chứng kiến nhóm trẻ hàng xóm mà tôi vội quy chụp cho một bộ phận trẻ em là vô cảm, không xác định được đâu là giá trị sống... Thật ra, trong quá trình làm việc, tham gia các hoạt động liên quan đến chuyên môn cũng như thông qua các mối quan hệ bè bạn, đồng nghiệp, tôi đã gặp, đã từng chứng kiến cảnh nhiều cháu dửng dưng trước một hoàn cảnh đáng thương, một việc làm tốt hay một tấm gương giàu nghị lực vươn lên...
Dẫu biết rằng xã hội càng phát triển thì chất lượng cuộc sống con người ngày càng được nâng lên, và trẻ em là những người đầu tiên sẽ được hưởng thụ thành quả của sự phát triển đó. Nếu như giá trị sống của trẻ em trước đây là biết học tốt, biết lao động, biết cảm thông, chia sẻ, thì trẻ em ngày nay, đặc biệt là trẻ ở thành thị, việc học được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu, trong khi kỹ năng lao động, chia sẻ, cảm thông thường ít được lưu ý hơn, bởi thực tế môi trường và lối sống “cổng cao rào kín” ở đô thị cũng ít cho các em cơ hội trui rèn kỹ năng lao động, chia sẻ.
Để khắc phục tình trạng trẻ em “lơ mơ” về giá trị sống, trước hết cần nâng cao nhận thức cho trẻ về giá trị sống. Các bậc cha mẹ cần quan tâm, tạo điều kiện, trang bị cho trẻ các kỹ năng, kiến thức về giá trị sống, sự cảm thông, chia sẻ... Bên cạnh đó, cần lồng ghép thêm các buổi giáo dục về giá trị sống thông qua các tấm gương người tốt, việc tốt, khắc phục mọi khó khăn vươn lên trong học tập và lao động... vào chương trình giáo dục tại nhà trường nhằm hướng trẻ vào mục tiêu tốt đẹp của cuộc sống. Và điều quan trọng không kém là cả gia đình và nhà trường hãy tạo mọi điều kiện để trẻ có thể có được những trải nghiệm thực tế.
NGUYỄN DIỆU

1 nhận xét:

  1. uong collagen co tot khongcác bạn nào biết thì chỉ cho mình với đi nào ạ, mình cần gấp lắm đấy ạ
    cho con bú có được uống collagenThắc mắc của rất nhiều chị em vẫn chưa được giải đáp, các bạn hãy theo dõi để giải quyết vấn đề thắc mắc này nhé!
    uống collagen hãng nào tốtco ai mua rồi thì chỉ em với ạ
    uong collagen khi nao tot nhatcoó chị em nào có kinh nghiệm thì chỉ em với ạ
    dấu hiệu mang thai tháng đầu tiênlà những gì vậy
    cho con bú có được nhuộm tócem đang cần dc tư vấn
    thai mấy tuần thì biết trai hay gáicó cách nào để biết chính xác không
    dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

    Trả lờiXóa