Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

Ý nghĩa Ngày Phật Đản


            Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN

            Ngày 24 tháng 5 năm 2013 ( Rằm tháng Tư Quý Tỵ ), chùa Sùng Ân và Đại đức Thích Quảng Thắng trụ trì nhà chùa tổ chức Khóa tu niệm Phật và Kính mừng Phật Đản. Buổi sáng và buổi chiều tổ chức tụng Kinh Vô Lượng Thọ, 10 h 00: Phóng sinh - 16 h00 : Nghe Pháp. Từ 19 h 00 tổ chức nghi lễ Phật Đản.
            Nhà Chùa mời nhiều phật tử, nhiều quan khách  đến dự khóa tu niệm phật 1 ngày, mời cả các ông Thủ từ Đình Đại Mão ra dự.
            Các ông Thủ từ chưa hiểu nhiều lắm về Ý nghĩa ngày Phật đản. Sau khi làm lễ ở chùa xong, về nhà tìm hiểu, trao đổi thêm để biết ý nghĩa ngày lễ quan trọng này:


Các Tăng ni phật tử đang Tụng kinh tại Giảng đường Chùa Sùng Ân

                                 Lễ Phật Đản
Phật Đản
 (chữ Nho 佛誕 -nghĩa là ngày sinh của đức Phật-; hay là Vesak, Pali; tiếng Phạn: Vaiśākha, Devanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය -nghĩa là ngày lễ vào tháng vesākha theo lịch Ấn Độ giáo, tương ứng vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch) là ngày kỷ niệm Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thống Phật giáo Đông Á ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca; tuy nhiên, theo Phật giáo Nam truyền  Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn). Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch[1]. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích Lan, 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 nước là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch[2].
Lịch  sử: Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai truyền thống Nam tông  Bắc tông. Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak. Vesak  tiếng Sinhala có thể được đọc trại ra từ Vaishākhatrong tiếng Pali, là tên gọi của tháng Hai lịch pháp Ấn Độ giáo (tháng vesākha theo lịch Ấn Độ giáo, tương ứng vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch). Ở Ấn Độ, Bangladesh  Nepal, Vesak còn được gọi là Visakah Puja (lễ hội Visakah), Buddha Purnima (?) hay Buddha Jayanti (?); Thái Lan gọi là Visakha Bucha; Indonesia gọi là Waisak; Tây Tạng gọi là Saga Daw; Lào gọi là Vixakha Bouxa  Myanma gọi là Ka-sone-la-pyae (nghĩa là Ngày rằm tháng Kasone, cũng là tháng thứ hai trong lịch Myanma).
Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật, Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên Hiệp Quốc, những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 5 dương lịch. Thời gian tới, tương ứng với các ngày trong dương lịch:
·                    25 Tháng Năm 2013
·                    14 Tháng Năm 2014
·                    4 Tháng Năm 2015
·                    21 Tháng Năm 2016
Ý nghĩa và tầm quan trọng 
Phật Đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều quốc gia Châu Á như Thái Lan, Sri Lanka, Malaysia, Singapore, Indonesia, Hồng Kông, Miến Điện, Đài Loan, Campuchia,... Tại Việt Nam, ngày này không phải ngày nghỉ lễ được công nhận chính thức.
Tại Việt Nam 
Lễ Phật đản được công nhận là một ngày nghỉ lễ chính thức tại miền Nam Việt Nam bắt đầu từ năm 1958 do chính phủ Đệ nhất Cộng hòa của chính thể Việt Nam Cộng hòa thông qua.[3] Khi Việt Nam thống nhất sau khi chấm dứtchiến tranh Việt Nam năm 1975, thì ngày này không còn là ngày lễ quốc gia.
Năm 2008, Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Việt Nam, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia từ ngày 13 đến 17 tháng 5, tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch[4].

Đề tài của đại lễ Phật Đản VESAK 2008[5]: Tam Hợp trên cơ sở Tình Thương, Hòa Bình và Hòa Hợp
1.     Sự cống hiến của Phật giáo trong việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh
2.     Sự thay đổi khí hậu toàn cầu
3.     Những mâu thuẫn trong gia đình
4.     Chiến tranh và hàn gắn
5.     Những thay đổi của xã hội
6.     Giáo dục của Phật giáo
7.     Phật giáo nhập thế
8.     Phật giáo trong giai đoạn kỹ thuật số
Từ sau Đại lễ Phật Đản Vesak 2008, ngày lễ này ngày càng được Phật giáo Việt Nam tổ chức long trọng trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú như diễu hành, rước xe hoa, văn nghệ mừng sự ra đời của Đức Phật và các hoạt động từ thiện khác.
Những năm gần đây, ngày Phật Đản được coi là một ngày lễ hội quan trọng, thu hút sự tham gia không chỉ của Phật tử mà còn là của người dân trên mọi miền của Việt Nam.
Lịch 
Tương ứng với dương lịch: [6]
Năm dương lịch
Thái Lan
Lào
Miến Điện
Sri Lanka
15 tháng 4 âm lịch
Campuchia
Trung Hoa
8 tháng 4 âm lịch
2008
19 Tháng 5 2551PL
18 Tháng 5 2551PL
19 Tháng 5 2552PL
19 Tháng 5 2552PL
19 Tháng 5 2552PL
12 Tháng 5
2009
8 Tháng 5 2552PL
8 Tháng 5 2552PL
8 Tháng 5 2553PL
8 Tháng 5 2553PL
8 Tháng 5 2553PL
2 Tháng 5
2010
28 Tháng 5 2553PL
28 Tháng 5 2553PL
27 April 2554PL
27 Tháng 5 2554PL
28 Tháng 4 2554PL
21 Tháng 5
2011
17 Tháng 5 2554PL
17 Tháng 5 2554PL
17 Tháng 5 2555PL
17 Tháng 5 2555PL
17 Tháng 5 2555PL
10 Tháng 5
2012
4 Tháng 6 2555PL
5 Tháng 5 2555PL
5 Tháng 5 2556PL
5 Tháng 5 2556PL
5 Tháng 5 2556PL
28 April
2013
24 Tháng 5 2556PL


24 Tháng 5 2557PL

17 Tháng 5
2014
13 Tháng 5 2557PL


13 Tháng 5

6 Tháng 5
2015
1 Tháng 6 2558PL


1 Tháng 6

25 Tháng 5
2016
20 Tháng 5 2559PL


21 Tháng 5

14 Tháng 5
2017
10 Tháng 5 2560PL


10 Tháng 5

3 Tháng 5
PL = Phật lịch

Thủ từ Lê Đình Ngạn
Tại Srilanka, ngày Phật Đản được tổ chức đúng ngày 15 tháng 4 Âm lịch, tại Trung Hoa là ngày 8 tháng 4 âm lịch.

              Qua tìm hiểu , các ông Thủ từ được biết thêm:    Năm 2013 là năm 2557 tính theo Phật Lịch. Nhân ngày này, Đức Pháp chủ GHPG Việt Nam đã có Thông điệp; Thông điệp kêu gọi mọi người sống có trách nhiệm với đất nước; tăng ni, phật tử ở trong nước cũng như ở nước ngoài gương mẫu, phạm hạnh, dành thời gian và tập trung trí tuệ tham gia đợt sinh hoạt rộng rãi góp ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, xây dựng một bản Hiến pháp của dân, vì dân hướng tới một xã hội phát triển bền vững, công bằng, dân chủ, văn minh.


Thủ từ Nguyễn Viết Khoái

          Theo VOV :Ở Việt Nam, lễ Phật đản từ lâu đã trở thành lễ hội lớn của dân tộc, được Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức một cách trang trọng. Với hơn 2000 năm lịch sử Phật giáo Việt Nam, tiếp nối truyền thống hàng nghìn năm độ quốc an dân, đồng hành cùng dân tộc, hơn 32 năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã trưởng thành và không ngừng lớn mạnh, hoạt động theo phương châm đạo pháp dân tộc chủ nghĩa xã hội nhằm đưa ánh sáng giáo lý của đức Phật phục vụ cho cuộc sống nhân sinh, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, tạo dựng một cuộc sống hòa bình, thịnh vượng và an lạc.
Sự nghiệp xuyên suốt của Phật giáo Việt Nam là hoằng dương chính pháp, phát huy tinh thần nhập thế, gắn bó giữa đạo và đời.
Theo Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong mọi hoàn cảnh của đất nước, Phật giáo Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò, khẳng định được vị trí của mình trong lòng dân tộc. Giáo hội Phật giáo Việt Nam góp phần trong tiến trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Lịch sử 2000 năm của Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, gắn bó với dân tộc trong dựng nước và giữ nước. Đạo đức Phật giáo đã hòa quyện và trở thành quan trọng của đạo đức truyền thống dân tộc Việt Nam.
Tại buổi Đại lễ, các chư tăng và các vị khách quý, cùng hàng trăm tăng ni, phật tử tham gia niệm phật cầu gia định, dâng hoa chúc mừng Phật đản, tiến hành nghi lễ dâng hương cúng giường đức Phật kính mừng Phật đản, lễ tắm Phật truyền thống cầu quốc thái dân an và thả bóng bay hòa bình.

Việc tổ chức hàng năm Đại lễ Phật đản là cơ hội để phật tử phát huyết niềm tin vào giáo lý của Đức Thế Tôn, đồng thời phát huy tinh thần từ bi trí tuệ và hòa bình mà Phật tổ đã chuyển trao.


Cách tính Phật lịch và Phật đản năm 2013
Hỏi: Giữa Phật lịch và Phật đản khác nhau như thế nào?
Đáp: Hai danh từ này khác nhau rất xa. Phật lịch là nói Phật nhập Niết Bàn. Còn nói Phật đản là chỉ cho Phật ra đời. Căn cứ theo lịch sử, thì kể từ khi Phật ra đời cho đến khi Phật nhập diệt là 80 năm, tức ứng thân Phật sống được 80 tuổi. Do đó, nên mới có con số khác biệt giữa Phật đản và Phật lịch.

Nói Phật đản là người ta tính thời gian từ lúc Phật ra đời cho đến nay (2013) là 2637 năm. Lý do tại sao có ra con số 2637 nầy? Bởi vì Phật ra đời trước Tây lịch 624 năm (Theo tài liệu Phật học phổ thông Khóa thứ nhất, Bài thứ 2 nói về Lược sử Phật Thích Ca Mâu Ni, do cố Hòa thượng Thích Thiện Hoa biên soạn)

Năm nay tính theo Tây lịch là 2013. Đem con số 2013 này cộng với 624 thành ra là 2637 (2013 + 624 = 2637).


Phật lịch, thì người ta đem con số 624 (trước Tây lịch) trừ đi 80 năm Phật tại thế, thành ra còn lại là 544 năm, rồi đem con số 544 cộng với 2013 thành ra là 2557. (624 – 80 = 544 + 2013 = 2557). Như vậy, tính theo năm nay là 2013, thì Phật lịch là 2557 năm, còn Phật đản là 2637 năm.
                                                              ------------------------------------------------------------------------

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét