Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

ST: Để biết thêm về một nhà thơ hiện đại

             Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệthành phố Thanh Hóa), tỉnh Thanh Hóa. Năm 1965, từng làm tiểu đội trưởngtiểu đội dân quân trực chiến tại khu vực cầu Hàm Rồng, một trọng điểm đánh phá ác liệt của không quân Mỹ trong những năm chiến tranh Việt Nam. Năm 1966 ông nhập ngũ, trở thành lính đường dây của bộ đội thông tin, tham gia chiến đấu nhiều năm trên các chiến trường đường 9 - Khe SanhĐường 9 - Nam Lào, Nam Lào, chiến trường miền Nambiên giới phía Bắc (năm 1979). Sau đó ông giải ngũ, làm việc tại Tuần báo Văn nghệ Hội Nhà văn Việt Nam và là Trưởng Đại diện của báo này tại phía Nam.
Nguyễn Duy làm thơ rất sớm, khi đang còn là học sinh trường cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa. Năm 1973, ông đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ với chùm thơ: Hơi ấm ổ rơm, Bầu trời vuông, Tre Việt nam trong tập Cát trắng. Ngoài thơ, ông cũng viết tiểu thuyết, bút ký. Năm 1997 ông tuyên bố "gác bút" để chiêm nghiệm lại bản thân rồi tập trung vào làm lịch thơ, in thơ lên các chất liệu tranhtrenứa, thậm chí bao tải. Từ năm 2001, ông in nhiều thơ trêngiấy dó. Ông đã biên tập và năm 2005 cho ra mắt tập thơ thiền in trên giấy dó (gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc) khổ 81 cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hánphiên âmdịch nghĩa và dịch thơ tiếng Việt, dịch nghĩa và dịch thơ tiếng Anh với ảnh nền và ảnh minh họa của ông.
Nguyễn Duy được tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2007.
Thơ Nguyễn Duy nhiều bài có cái ngang tàng nhưng vẫn trầm tĩnh và giàu chiêm nghiệm vì thế cứ ngấm vào người đọc và trong cái đà ngấm ấy có lúc khiến người ta phải giật mình suy nghĩ, nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích: Tre Việt nam, Ánh trăng, Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa, Đò Lèn, Sông Thao,.... Ông được đánh giá cao trong thể thơ lục bát, một thể thơ có cảm giác dễ viết nhưng viết được hay thì lại rất khó. Thơ lục bát của Nguyễn Duy được viết theo phong cách hiện đại, câu thơ vừa phóng túng lại vừa uyển chuyển chặt chẽ. Nguyễn Duy được giới phê bình đánh giá là người đã góp phần làm mới thể thơ truyền thống này. Bài thơ Tre Việt nam của ông đã được đưa vào sách giáo khoa phổ thông của Việt nam.
Nguyễn Duy còn có bộ 3 bài thơ theo thể tự do nổi tiếng được công chúng biết tới viết về những trăn trở, suy nghĩ của ông về tương lai đất nước, tương lai của con người và môi sinh. Bài thơ đầu mang tên Đánh thức tiểm lực viết từ năm 1980 đến 1982 với những suy tư về tiềm lực và tương lai của đất nước. Bài thơ thứ hai được viết lúc ông đến thăm Liên Xô và đến năm 1988 mới hoàn thành mang tên "Nhìn từ xa...Tổ quốc". Bài thơ viết về những trì trệ, bất cập mà ông mắt thấy tai nghe trong thời kì bao cấp, với những câu thơ rất mạnh mẽ, "như những nhát dao cứa vào lòng người đọc" (Lê Xuân Quang). Bài thơ thứ 3 viết sau đó chục năm, mang tên Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ vẫn cùng thi pháp với 2 bài thơ trước nhưng chủ đề lại rộng hơn: những suy nghĩ về thiên nhiên, không gian và tương lai con người

          Nhà thơ Nguyễn Duy: Ngông với đời để chơi với thơ
(GD&TĐ) - Nguyễn Duy tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh ngày 7/12/1948, tại xã Đông Vệ, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa (nay là phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa). Nhưng ông lại lớn lên cùng bà ngoại ở một làng quê nghèo thuộc huyện Hà Trung. Ông là nhà thơ thuộc thế hệ đánh Mỹ. Thơ ông được nhiều tầng lớp bạn đọc trong nước và quốc tế yêu thích. Nhiều bài thơ của ông được tuyển chọn giảng dạy trong nhà trường từ phổ thông đến đại học. Đặc biệt, ông được đánh giá là người có công làm mới thơ lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc.

Có người bảo, một trăm phần trăm nhà thơ, anh nào cũng có một tí ngông trong máu. Đúng! Nhưng với nhà thơ Nguyễn Duy thì chưa đủ, bởi lẽ ông không chỉ ngông một tí, mà còn là nhiều tí. Chỉ khác là cái ngông của ông không giống như nhiều anh hùng hảo hán khác, ngông với đời cho bõ, để đời biết ta là ai, vậy thôi. Còn Nguyễn Duy ngông với đời là để chơi với thơ. Nói theo tiếng Thanh Hóa quê ông là chơi với thơ cho bõ hờn, còn ngông với đời chỉ là phương cách để đưa thơ đến gần đời hơn.
Trong làng văn, nhà thơ Nguyễn Duy là người mang đậm chất xứ Thanh nhất. Chẳng thế mà nhạc sĩ Trịnh Công Sơn khá chí lý khi nói rằng: “Hình hài Nguyễn Duy giống như đám đất hoang, còn thơ Nguyễn Duy là thứ cây quý mọc trên đám đất hoang đó”.
Trong suốt cả đời thơ gần nửa thế kỷ từ 1966 - 2013, Nguyễn Duy có ba bài thơ viết theo thể tự do được đánh giá cao. Phía sau một Nguyễn Duy ngông, đậm chất khôi hài là một Nguyễn Duy thơ đầy trăn trở, suy nghĩ về tương lai đất nước, tương lai của con người và môi sinh.
Nhà thơ Nguyễn Duy
Trong một cuộc tọa đàm về thơ và cuộc sống của Nguyễn Duy ngay sau khi nhà thơ vừa được Viện Hàn lâm Quốc tế Rumani trao Giải thưởng lớn về thơ năm 2010, ông tự nhận mình là “thảo dân” xịn từ lúc còn ở trong bụng mẹ. Quê hương và nhân dân luôn luôn là nỗi trăn trở đau đáu trong thơ ông. “Nhớ cái làng nghèo của tôi ở Hà Trung (Thanh Hóa) lắm, nhưng vì đường xa dặm thẳm nên cố lắm mỗi năm cũng chỉ về được một hai bận...”
Ngay mở đầu buổi tọa đàm Nguyễn Duy đọc bài thơ Về làng có những câu thơ khiến ai sinh ra từ làng đều thấy xót xa cho những làng quê nghèo Việt Nam ấy.
“Làng ta ở tận làng ta/ Mấy năm một bận con xa về làng/ Gốc cây hòn đá cũ càng/ Trâu bò đủng đỉnh như ngàn năm nay/ Cha ta cầm cuốc trên tay/ Nhà ta xơ xác hơn ngày xa xưa…”. Bài thơ Tặng người ăn mày, có những câu riết róng đến thế là cùng: “Bây giờ đồng trắng nước trôi/ Bàn tay xỉa mặt tôi gấp gáp?/ Hay là chính mẹ tôi từ dưới đất/ Dắt đất lên thử lòng tôi chăng...”.
Có lẽ, không ai ngông giống Nguyễn Duy, khi mới học lớp tám mà đã viết thơ tặng vợ với những câu thơ đậm chất ngông của Nguyễn, đúng như câu ca dao xứ Thanh: “Oai hùng Thanh Hóa ta đây, vua thì cũng lắm ăn mày cũng đông”. Trong Người vợ của tôi có những câu thật “ngông” hết chỗ nói, nhưng vẫn đáng yêu, vì cái anh chàng Nguyễn mới 14 tuổi đầu đã làm gì có vợ, nên anh ta cứ tưởng tượng  ra một người vợ rất khác người, theo cách riêng của Nguyễn: “Tôi hình dung người vợ của tôi/ Da thịt bằng gang, tim gan bằng chì và ruột bằng cứt sắt/ Cái mặt nửa đỏ nửa đen răng lợn lòi chìa ra nhọn hoắt/ Đôi mắt đèn pha phòng không sáng quắc/ Khi trợn lên mắt thiên hạ nhắm nghiền/ Nụ cười dịu hiền ngoác ra như hố bom/ Khi xuất hiện thì miệng đời méo xệ”.
Sau khi đã thành danh, mang nghệ hiệu nhà thơ Nguyễn Duy với chùm bài thơ được giải báo Văn nghệ 1972-1973: Tre Việt Nam, Bầu trời vuông, Giọt nước mắt và nụ cười, Hơi ấm ổ rơm và hàng chục cuốn sách, trong đó chủ yếu là thơ, rồi Giải thưởng Nhà nước đợt III (2007)... Nhưng ngay từ năm 1997, đùng một cái, ông tuyên bố xanh rờn: “Gác bút” để chiêm nghiệm lại bản thân và làm việc khác, khiến công chúng và thơ hữu hết ngạc nhiên đến ngỡ ngàng.
Sự thể là năm 1995, Nguyễn Duy phát hiện mình bị bệnh đường huyết, ông cố bằng được xây cho vợ con một ngôi nhà đàng hoàng, tử tế. Thế là xây xong, ông nợ đến 200 triệu đồng, lúc ấy là một khoản tiền lớn. Nguyễn nghĩ ra cách làm lịch thơ. Ông ngồi lục lại trong đống đồ cũ những thúng mủng, nong nia, xoong chậu và ông chụp ảnh rồi đề thơ lên những thứ ấy. Một công ty làm lịch đã mua với giá 30 triệu đồng. Phấn khởi, ông làm liên tiếp 5 mùa lịch và kiếm đủ tiền trả nợ.
Từ năm 2001, Nguyễn Duy in nhiều thơ trên giấy dó. Năm 2005, ông cho ra mắt tập thơ thiền đầu tiên in trên giấy dó. Tập thơ gồm 30 bài thơ thiền thời Lý, Trần do ông chọn lọc, in khổ 81cm x 111 cm có nguyên bản tiếng Hán, phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ ra tiếng Việt và tiếng Anh. ông tự làm nền và minh họa cho cuốn sách.
Chưa chán ngông, mới đây Nguyễn Duy còn làm chuyến đi xuyên Việt  bằng ôtô trong gần một tháng với một vài người bạn. Ông cho hay, đi để khảo sát, tìm hiểu về văn hóa, ẩm thực, lễ hội khắp ba miền đất nước. Ông tâm sự: “Tôi đã nhiều lần đi từ Bắc vào Nam, cả đường bộ và đường không. Thế nhưng, làm tài xế xuyên Việt thì là lần đầu. Không thể tả được cái thú là muốn dừng lại ở đâu, muốn ghé chỗ nào tùy thích. Quá nhiều ấn tượng... Tôi nghĩ, ẩm thực của dân tộc mình xứng đáng được đề xuất công nhận di sản văn hóa, nhưng không biết là xếp vào loại nào: Vật thể hay phi vật thể, bởi vì cái ăn không chỉ thể hiện qua vật chất cụ thể mà còn thể hiện cái phong cách, cái nết của con người. Nếu không bảo tồn văn hóa ẩm thực thì với tác động của thời cuộc, văn hóa ẩm thực sẽ bị mai một dần bản sắc...”.
Kể ra đời văn nhân mà ngông như Nguyễn Duy, chắc chẳng mấy ai không thèm khát. Ngông vì thơ cũng là một thú chơi của người có văn. Thú chơi ấy trước đây chỉ thấy có Cao Bá Quát và hiện nay là Nguyễn Duy là đáng mặt anh hào.
Thu Giang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét